Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Có một nền văn hóa Việt Nam (IV) Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Có một nền văn hóa Việt Nam (IV) Flags_1



    Có một nền văn hóa Việt Nam (IV)

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Có một nền văn hóa Việt Nam (IV) Empty Có một nền văn hóa Việt Nam (IV)

    Bài gửi by Admin 9/7/2018, 3:05 pm

    Bài của nhà văn Hoài Thanh do Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1946.

    Nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3213

    IV

    Song như thế chưa đủ. Trong một bữa tiếp kiến các đại biểu văn hóa, Hồ Chủ Tịch đã thừa nhận văn hóa Việt Nam sau này cần phải có tính chất dân tộc nữa, và Chủ tịch có nói thêm rằng:
    “Gốc của văn hóa mới, là dân tộc: nếu dân tộc hóa mà phát triển đến cực điểm thì tức là tới chỗ thế giới hóa đó; vì, lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình, phải làm bạn với văn hóa của mình, và văn hóa của mình sẽ chiếm được một địa vị ngang với các nền văn hóa thế giới. Mình có thể bắt chước những cái hay của bất kỳ nước nào ở Âu Mỹ, nhưng điều cốt yếu là sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì mình cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả”.
    Bằng vào những lời ấy, ta thấy rằng đối với Hồ Chủ tịch, tính chất dân tộc và tính chất quốc tế là một, vì cả hai đều do sáng tác mà ra, và Chủ tịch nhấn đi nhấn lại cào cái ý cần phải sáng tác, một hai khuyên ta phải sáng tác.
    Như vậy rất đúng. Trong khi hoạt động về văn hóa ta không cần băn khoăn tự hỏi công trình văn hóa ta đương xây có tính chất dân tộc hay không,. Nếu công trình kia quả thực xuất từ tâm trí ta, nếu nó là một công trình sáng tác, tự nhiên nó sẽ mang tất cả bản sắc của giống nòi và của ta. Một bà mẹ có cần gì phải tâm tâm niệm niệm rằng sẽ đẻ một đứa con cho giống mình. Nếu đứa con ấy do chính bà sáng tác ra, không phải con xin hàng xóm, ắt không nhiều thì ít thế nào nó cũng giống cái cốt cách, cái tâm tính của bà. Và cho dầu ngày thường bà chỉ ăn bánh mì,, pho mát, đứa con bà vẫn thế.
    Nói một cách khác, muốn dân tộc hóa nền văn hóa Việt Nam, tức là đặt ra vấn đề sáng tác. Trước là sáng tác những phương sách cấp thiết để giải quyết mọi vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong phạm vi đời sống Việt Nam. Nói sáng tác, chữ ấy hoặc có kẻ cho là lớn quá. Nhưng ít ra thì cũng phải cải tác. Bởi vì những điều kiện của đời sống Việt Nam, giống nòi, cảnh thổ, khí hậu, di sản tinh thần, chế độ kinh tế, tình hình chính trị v.v… đã là những điều kiện riêng thì những vấn đề Việt Nam cũng phải có những cách giải quyết riêng, không giống hẳn một phương sách nào đã được dùng trên thế giới.
    Thứ nữa là sáng tác những công trình thuộc về tình cảm. Về phương diện này xưa nay, dân tộc ta vẫn nhiều khả năng. Một ngày kia thế giới hiểu ta hơn và ta cũng hiểu ta hơn, thì chắc chắn những công trình sáng tác của ta về phương diện này sẽ là một sự cống hiến rất quý vào kho tàng chung của nhân loại. Giờ đây súng đạn ta ít, tha hồ cho thiên hạ nói xấu ta, chính ta cũng nói xấu ta. Nhưng trong thế giới ngày mai, một khi súng đạn không còn là thước đo giá trị con người, sứ mệnh chúng ta sẽ vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ đưa đến, trong thế giới ngày mai, không phải một tôn giáo hay một triết lý mà dần hau đến đâu cũng chẳng mấy ai theo; chúng ta sẽ đưa đến, bàng bạc và linh động trong những nét, những lời, cả trong khí huyết nữa, một cách sống, một nhịp sống, hơn nữa, một đạo sống riêng để thay cho cái hỗn loạn, cái điên rồ vẫn ngự trị trong nền văn minh cũ đang phá sản. Đến lúc đó, người ta mới thấy dân tộc Việt Nam là cần cho nhân loại. Nó mà mất thì, sẽ tiêu diệt với nó một giá trị tinh thần vào bậc nhất. Tôi biết vô số người đương bảo tôn điên. Nhưng mặc. Về phương diện này không thể không tin ở sức sáng tạo lạ lùng của nòi giống.
    Khó khăn hơn cả vẫn là sáng tác về học thuật tư tưởng. Ta phải thành thực nhận rằng xưa nay về học thuật tư tưởng ta rất kém. Nguyên do, như đã nói trên kia, là vì ta kém óc trừu tượng và khái quát. Không biết từ nay về sau ta có thể luyện thêm được cơ năng ấy không. Nhưng có một điều ta nghiệm thấy là ngôn ngữ phương Tây đều có tinh thần trừu tượng và khái quát đến một trình độ rất cao. Trừu tượng và khái quát có khi cơ hồ hóa ra quái dị. Người Pháp nói: “J’aime ce livre, j’aime vos paysants, j’aime ma patric, j’aime ma mère, j’aime mon chien. Bao nhiêu mối tình khác nhau, không nên lẫn lộn với nhau: yêu, thương, thích, mến, ưa mà cũng biểu diễn bằng một chữ! Thực nghèo nàn và khô khán quá lắm! Ai có ngờ chính chữ aimer mà cũng vô tình đến thế. Xét cho cùng chỉ vì trừu tượng và khái quát. Cái nguy của văn hóa phương Tây là ở đó; nhưng phương Tây mạnh cũng nhờ đó. Ta cần phải nắm cho được sức mạnh ấy. Cho nên, mặc dầu nước nhà độc lập, thanh niên trí thức Việt Nam vẫn cần phải biết cho đến nơi đến chốn một sinh ngữ phương Tây, không những để giao thiệp với người, để thâu thái kiến thức của người, mà còn để luyện thêm óc trừu tượng và khái quát cần cho mọi sự phát minh về khoa học, về triết học. Tôi không biết chắc ta sẽ thành công hay thất bại. Tôi lại nghĩ rằng thành công cũng có thể có một hai điều nguy hiểm về sau. Nhất là nếu vì lòng tự ái hẹp hòi, ta để cho những công trình sáng tác về tư tưởng ràng buộc ta, vương gót ta trên đường tiến hóa. Song những nhu yếu của thời đại, của dân tộc thôi thúc ta. Cả triều lưu của thế giới lôi cuốn ta. Dầu sao ta cũng phải cố gắng.


    ***

    Vấn đề dân tộc hóa đặt ra vấn đề sáng tác. Mà một điều kiện cần để sáng tác là đại chúng. Cho nên văn hóa Việt Nam sau này phải được đại chúng hóa. Đại chúng hóa không những có lợi cho dân chúng mà lại có lợi cho văn hóa. Ai cũng phải nhận rằng sáng tác không phải sự nghiệp riêng của một người. Đó là sự nghiệp chung của đoàn thể ký thác vào một người, người ấy cố nhiên ohair mang trong mình tất cả tâm tình hoặc tất cả trí năng của đoàn thể. Một ít nhà học giả sống một cuộc sống lẻ loi không thể có sự nghiệp gì về văn hóa. Hãy xem trong lịch sử ta biết bao nhiêu thế hệ nhà nho kế tiếp nhau mài miệt trong sách vở của thánh hiền mà nào có sáng tác được gì đâu. Ấy chỉ vì họ thiếu sự nâng đỡ, sự thôi thúc của quảng đại quần chúng. Đến nỗi ngay chuyện văn chương là chuyện suốt đời của họ mà họ cũng chẳng lưu lại được gì đáng gọi là văn chương. Trong khi ấy, người bình dân Việt Nam, không học và cũng không dụng ý làm văn, đã sáng tạo nên những công trình văn chương bất hủ. Và các nhà nho như Đoàn Thị Điểm, như Nguyễn Du, như Nguyễn Công Trứ sở dĩ sự nghiệp còn lưu lại đến ngày nay là cũng bởi đã biết thoát ly ra khỏi sách vở để sống cuộc sống thực bên ngoài. Xem thế đủ rõ những khả năng dị thường của đại chúng về văn hóa. Hiện giờ hơn chín mười phần trăm người trong nước hoàn toàn sống trong u tối. Biết bao tài năng bị hy sinh một cách vô lý và tàn nhẫn. Ngày mai đây, nếu bấy nhiêu con người đều biết đọc, biết viết, đều có những kiến thức phổ thông tì cái quang cảnh cả một dân tộc cùng đứng dậy vươn mình lên ánh sáng chẳng những sẽ khiến ai nấy đều hởi lòng hởi dạ mà đồng thời sẽ thêm rất nhiều sinh khí cho văn hóa Việt Nam, sẽ phá tan cái không khí lạnh lùng giờ đây vẫn bao trùm cõi học.
    Văn hóa phải khơi nguồn từ đại chúng: đó là một điều nhất định. Một khi văn hóa đi xa đại chúng ắt sẽ mất dần sức sáng tạo, sẽ khô héo dần đi. Văn hóa cũng như một cái cây, không thể sống lơ lửng giữa trời. Muốn cho nó đâm chồi nảy lộc, phải cho gốc rễ nó ăn sâu vào đất, nước. Các nhà nho ngày xưa đã không hiểu như thế, các nhà văn hóa sau này chớ rơi vào cái lầm của người trước. Nếu họ không phải từ trong đại chúng bước ra thì họ cũng phải đi sát với đại chúng, hơn nữa, phải đại chúng hóa mới hòng gây được sự nghiệp đáng ghi. Mà muốn đại chúng hóa trong tình thế bây giờ thì chỉ có một con đường: con đường cứu nước. Bởi vì giờ đây đại chúng đương lo giết giặc dựng nước để giành quyền sống. Muốn đại chúng hóa ắt phải lấy quyền sống của đại chúng làm quyền sống của mình, phải tranh đấu trong hàng ngũ đại chúng, phải hòa với đại chúng làm một. Cứu nước, đồng thời văn hóa sẽ cứu mình, vì sẽ được hưởng thụ mức sống mạnh mẽ và dồi dào của đại chúng.
    Nói tóm lại văn hóa Việt Nam sau này cần phải khoa học hóa vì ta cần phải học những cái hay của người, nhưng chỉ học không, không đủ, còn phải dân tộc hóa nghĩa là phải sáng tác, mà một điều kiện thiết yếu để sáng tác là đại chúng hóa.

      Hôm nay: 25/11/2024, 6:43 am