Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Thần nông - biểu trưng văn hóa lúa nước phương nam (3). Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Thần nông - biểu trưng văn hóa lúa nước phương nam (3). Flags_1



    Thần nông - biểu trưng văn hóa lúa nước phương nam (3).

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Thần nông - biểu trưng văn hóa lúa nước phương nam (3). Empty Thần nông - biểu trưng văn hóa lúa nước phương nam (3).

    Bài gửi by Admin 11/11/2012, 11:13 am

    Thần nông - biểu trưng văn hóa lúa nước phương nam (3).

    Phan châu Hồng – nguồn http://phanchauhong.com/lich-su/than-nong-bieu-trung-van-hoa-lua-nuoc-phuong-nam-3/

    Ghi chú: Phần (3) này, chúng tôi dùng những dữ kiện di truyền học để giúp khẳng định lại về tông tích Thần Nông, mà chúng ta vừa bàn đến trong hai phần trước. V. Đông Nam Á là quê quán “DNA” của các tổ tiên người Đông Á và người Đa Đảo

    Để làm sáng tỏ điều khẳng định trên, chúng tôi xin lược dịch công trình khảo sát nhiễm sắc thể Y lấy từ 1.209 đàn ông sống ở khắp vùng Đông Nam Á, Oceania (=Hải Đảo), miền Nam Trung Quốc và Đài Loan, do nhóm chuyên viên và giáo sư của 6 trường đại học danh tiếng Anh, Ý, Hoa Kì và Đài Loan thực hiện, với những kết quả liên hệ như sau:

    1.Có khoảng 99% nhiễm sắc thể được khảo sát trong vùng Đông Á đều xuất phát từ nhóm C (= RPS4-711), hoặc nhóm M9 (= K). Các nhiễm sắc thể của nhóm C ở Phương Nam (tức Đông Nam Á và Mã Đảo) có sự đa dạng cao hơn ở Phương Bắc (tức Hoa Nam và Đài Loan). Còn sự đa dạng của nhóm C ở vùng Đa Đảo (Polynesia) lại thấp kém hơn nhiều so với các nhóm ở Đông Nam Á và Mã Đảo (Melanesia). Mặt khác, sự đa dạng của các nhóm ở Ấn Độ và Mông Cổ cũng được ghi nhận thấp hơn so với các nhóm ỏ Đông Nam Á và Mã Đảo.

    [Xin lưu ý: Nếu kể từ Adam, thì thế hệ hậu duệ của nhóm C là: Adam → M168 → M130 (= C); còn nhóm M9 là: Adam → M168 → M89 (= F) → M9 (= K).]

    2. Nhóm F phụ hệ này được tìm thấy rất hạn chế ở cư dân Phương Nam, chỉ có 2 mẫu so với 327 mẫu ở cư dân Phương Bắc (Đài Loan và Hoa Nam), nhưng lại có sự đa dạng lớn nhất và tần số cao nhất ở Mã Đảo. Tương tự như nhóm C, nhóm F dường như cũng có nguồn gốc ở Phương Nam—đặc biệt ở Mã Đảo. Nếu được kể chung, thì tỉ lệ đại diện của hai nhóm này là 26% (23%-56%) ở Đông Nam Á và 68% (58%-84%) ở Mã Đảo [Adam → M168 → M89 (= F).]

    3. Nhóm M9 (= K) xuất hiện trên tất cả lục địa thế giới, với những tần số biến dạng cao, hơn 70% ở châu Mĩ và Đông Á, nhưng chỉ có 4% ở Châu Phi. Riêng nhóm M9 Châu Á được ghi nhận có nguồn gốc bành trướng xuất phát từ Phương Nam, đặc biệt từ Mã Đảo.

    4. Hầu hết nhiễm sắc thể của các nhóm M122, M119, và M95 của các cư dân Phương Bắc đều có nguồn gốc di truyền thể của nhóm M175. Nhưng nhóm M175 chính nó dường như có nguồn gốc Đông Nam Á, vì nhóm M175 này là hậu duệ của nhóm M9 có nguồn gốc bành trướng từ Phương Nam. [Adam → M168 → M89→ M9 → M175; và M175 → M119, M122, và M95.]

    5. Còn hai nhóm L và H tạo thành nhiễm sắc thể đa số ở Phương Bắc. Nhóm L có sự đa dạng cao nhất ở Phương Bắc, nhưng đồng thời cũng có mặt ở Đông Dương. Điều này có thể giải thích, vì hậu duệ của nhóm L từ Phương Bắc đã di chuyển xuống và đã đến Phương Nam sau nhóm C bản địa. Riêng nhóm H vừa có mặt ở Phương Bắc với tần số cao, nhưng cũng vừa có mặt ở Phương Nam, nên chưa rõ ràng nhóm H có gốc bản địa ở Phương Nam hay do di dân từ Phương Bắc xuống. [Adam → M168 → M89 → M69 (= H); và Adam" → M168 → M89→ M9 → M20 (= L).]

    6. Và từ những khám phá trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra ba kết luận như sau: (1) Di sản phụ hệ của nhiều cư dân Đông Á đều có nguồn gốc vùng đảo Đông Nam Á (insular Southeast Asia) và Mã Đảo (Melanesia); (2) di sản di truyền thể của những nhà nông Nam Đảo xuyên suốt vùng Đông Nam Á và Mã Đảo đều có nguồn gốc bản xứ rõ rệt; và (3) Mã Đảo chính là nơi xuất phát những diễn tiến phân tán của các ngôn ngữ Nam-Đảo, và chủ yếu là do quá trình văn hóa, mà KHÔNG do mô thức chuyến xe lửa tốc hành (the express-train model).[13]

    Ngoài ra, cũng có một công trình khảo sát nhiễm sắc thể Y khác, lấy từ 551 người đàn ông thuộc 36 dân tộc sống ở vùng Đông Nam Á, Đài Loan, Micronesia, Mã Đảo và Đa Đảo, do nhóm giáo sư và chuyên viên của 9 trường đại học Hoa Kì, Trung Quốc, Anh, Úc thực hiện – trong đó có các nhà di truyền học Bing Su, Li Jin và Jiayou Chu – cũng đã cho biết những mối quan hệ di truyền thể giữa người Đông Á với người Đài Loan và người Đa Đảo như sau:

    1. Tất cả các mẫu nhiễm sắc thể Y của 551 đàn ông xét nghiệm được phân loại thành 15 loại nhóm (haplotypes). Nhiễm sắc thể Y của đàn ông Đông Nam Á được ghi nhận gồm 14 loại nhóm (từ H1 đến H12, và H14 và H16) và có sự đa dạng 0.88, tức có sự đa dạng cao nhất trong tất cả các cư dân xét nghiệm. Còn nhiễm sắc thể của đàn ông Đài Loan bản địa chia xẻ 7 trong 14 loại nhóm Đông Nam Á (từ H6 đến H12) và có sự đa dạng 0.70. Trong lúc đó, nhiễm sắc thể của đàn ông Đa Đảo và Micronesia lại gồm 10 loại nhóm, nhưng trong đó có sự hiện diện của loại nhóm Đông Nam Á (H1, H2, H4, H5, H6, H8, H10, H12, và H14), và có sự đa dạng 0.72.

    2. Qua sự phân bố của các loại nhóm nhiễm sắc thể Y nói trên, các nhà di truyền học cho rằng: đã có một sự liên tục di truyền thể xuyên suốt qua vùng Đông Nam Á rộng lớn hơn, tức bao gồm miền Nam Trung Quốc, và hai vùng đảo và đất liền Đông Nam Á. Và sự liên tục di truyền thể này rõ ràng đã được thể hiện xuyên qua các cư dân [sống khắp vùng Đông Nam Á rộng lớn hơn đó] bất kể tiếng nói của họ thuộc hệ ngôn ngữ Hoa-Tạng (Sino-Tibetan), Hmong-Mien, Nam Á (Austroasiatic), hay Nam Đảo (Austronesian).

    3. Dưới áp lực bành trướng của Hoa Hán trong khoảng thời gian 2.000 năm trở lại đây, nhiều cư dân vùng duyên hải Trung Quốc (có thể kể như Tujia, Yao, Dong, She, Li, và Zhuang) đã di chuyển đến vùng Tây-Nam Trung Quốc (như Vân Nam, Quí Châu và Tứ Xuyên), đều chia xẻ một loại nhiễm sắc thể Y tương tự với các cư dân Đông Nam Á khác.

    4. Tóm lại, các dữ kiện nhiễm sắc thể Y nói trên không những không yểm trợ cho giả thuyết Đài Loan là quê quán của các C.




      Hôm nay: 25/11/2024, 4:23 am