Đăng lại từ http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3028
Bài của PGS. TS. Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 2 (81) -2008
Đã từ lâu, dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các nhà khoa học nhân văn coi khu vực Nam Trung Quốc (Hoa Nam) là một bộ phận khăng khít của Đông Nam Á thời tiền sử. Dưới góc độ cảnh quan tự nhiên, vùng Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc cùng chung một hệ thống sinh thái. Đặc điểm này góp phần không nhỏ tạo nên những đặc trưng văn hoá gần gũi giữa hai vùng trong suốt thời tiền sử và sơ sử.
Bài viết này đề cập đến những chiếc xẻng đá lớn – một loại hình di vật văn hoá khảo cổ mà sự hiện diện của chúng là nguồn tư liệu quý giúp ta hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa chủ nhân văn hoá xẻng đá lớn Quảng Tây, Trung Quốc và cư dân văn hoá tiền sử Bắc Việt Nam.
1. Vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, ở vùng phía nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hình thành một khu vực phân bố hàng loạt di tích khảo cổ mà đặc trưng văn hoá nổi bật là những chiếc xẻng đá lớn. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc định danh cho chúng là những di chỉ xẻng đá lớn hoặc “văn hoá xẻng đá lớn”(1).
Đến nay, đã có hơn một trăm di tích tìm thấy xẻng đá lớn ở Quảng Tây. Ngoài Quảng Tây, giới khảo cổ học Trung Quốc mới chỉ tìm thấy loại di vật ở một số địa điểm thuộc tỉnh Quảng Đông và tỉnh đảo Hải Nam(2). Căn cứ vào mật độ phân bố của di tích cũng như di vật, người ta coi vùng Quế Nam (gần biên giới Việt –Trung) là nơi phát sinh, là địa bàn gốc của nền văn hoá xẻng đá này. Từ đây loại công cụ đặc trưng này được phát tán đi các nơi. Càng xa trung tâm, số lượng xẻng đá phát hiện càng ít.
Hầu hết các di chỉ xẻng đá lớn có đặc điểm phân bố trên sườn đồi gò thấp gần sông, ao hồ. Tầng văn hoá của các di chỉ này khá thuần nhất, dày từ 30cm – 60 cm. Di vật hầu hết là đồ đá. Ngoài loại xẻng đá chiếm tỷ lệ lớn, người ta còn phát hiện một ít công cụ như: rìu, bôn, cuốc, đá xuyên lỗ, bàn mài, v.v… Đồ gốm rất hiếm. Loại xẻng đá chủ yếu được chế tác từ loại đá có kết cấu hạt mịn, độ cứng thấp. Di vật thường có kích thước lớn với chiều dài trung bình từ 20cm – 30 cm, rộng từ 10cm – 20 cm, thân mỏng từ 1 cm – 3cm. Đây là những chế phẩm của cư dân có trình độ gia công chế tác đá cao.
Hiện nay, giữa các nhà nghiên cứu Trung Quốc có những ý kiến khác nhau trong việc phân chia loại hình công cụ xẻng. Có người chia làm 2 loại lớn, có người chia làm 3 loại lớn, có người chia làm 4 loại với nhiều tiểu loại hình khác nhau. Trong bài nghiên cứu về văn hoá xẻng đá lớn ở Quảng Tây trước đây, chúng tôi nhận thấy xu hướng hiện nay phần lớn các học giả tán đồng với ý kiến chia làm 3 loại lớn như sau(3):
– Loại I: Hai vai vuông góc hoặc hơi cong xuôi so với chuôi công cụ. Ở 2 cạnh bên là đường thẳng song song hoặc không song song thu nhỏ dần đến đầu lưỡi, lưỡi cong nhẹ, cân xứng (hình vẽ 1).
– Loại II: Hai vai vuông góc hoặc hơi cong xuôi so với chuôi công cụ. Phần vai chưa có mấu và khấc. Phần dưới vai dần dần cong lõm vào khiến cho góc vai thành một góc nhọn, đến giữa thì dần dần mở rộng ra, rồi thu vào thành rìa lưỡi cong (hình vẽ 2).
– Loại III: Hai vai cong xuôi, hoặc cong lõm. Phần đầu vai có mấu và khấc. Thân thắt eo và nở ra ở phần lưỡi giống như loại II (hình vẽ 3).
Đối với công dụng của loại di vật này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có tác giả cho rằng hầu hết xẻng đá là công cụ đích thực dùng để canh tác nông nghiệp. Có ý kiến cho rằng đại đa số xẻng đá không phải là công cụ thực dụng mà chỉ là khí vật liên quan đến lễ nghi nông nghiệp. Xẻng đá có kích thước càng lớn là tượng trưng cho vụ mùa bội thu(4). Có tác giả căn cứ vào hiện trạng các di vật xẻng được chôn dưới đất theo hình gần tròn để cho rằng xẻng đá là khí vật dùng trong nghi lễ tế Thần Trời và Thần Đất(5). Gần đây có tác giả cho rằng xẻng đá là vật tổ – biểu tượng sinh thực khí của đàn ông(6).
Ở địa điểm Đại Long Đàm huyện Long An, hoặc Trung Đông huyện Phù Tuy, các nhà khảo cổ Quảng Tây thu được những bằng chứng chắc chắn là những công xưởng chế tác xẻng đá. Điều này chứng tỏ đương thời đã có sự phân công lao động xã hội và những chiếc xẻng đá được dùng làm hàng hoá để trao đổi. Khi bàn về vấn đề tộc thuộc của chủ nhân văn hoá xẻng đá lớn, có tác giả cho rằng người Lạc Việt, mà hậu duệ trực tiếp là người Choang cổ Quảng Tây là chủ nhân sáng tạo ra nền văn hoá này(7).
Về niên đại, căn cứ vào một số niên đại C14 và các tài liệu liên quan, các nhà khảo cổ Trung Quốc cho rằng những di chỉ xẻng đá khu vực nam Trung Quốc chủ yếu thuộc di tồn văn hoá hậu kỳ đá mới có niên đại khoảng 5.000 năm cách nay và tồn tại dai dẳng đến giai đoạn Tây Hán (thế kỷ II sau CN ).
2. Cho đến nay, tài liệu khảo cổ học Việt Nam đã ghi nhận được 37 trường hợp tìm thấy loại di vật xẻng đá tìm thấy ở 7 tỉnh vùng núi phía Bắc và khu vực duyên hải đông bắc Việt Nam:
– Quảng Ninh (huyện Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, huyện Đông Triều, thị xã Hòn Gai): 11 chiếc (ảnh 1, 4)
– Lạng Sơn (huyện Lộc Bình): 5 chiếc
– Tuyên Quang (huyện Nà Hang): 5 chiếc (ảnh 5)
– Cao Bằng (huyện Trà Lình, huyện Hoà An) : 6 chiếc (ảnh 6)
– Bắc Kạn (thị xã Bắc Kạn): 2 chiếc
– Bắc Giang (huyện Yên Thế, huyện Lạng Giang): 7 chiếc (ảnh 7,
– Hải Phòng (đảo Cát Bà): 1 chiếc.
Điều đáng chú ý là địa bàn phát hiện những chiếc xẻng đá này nằm trong khu vực phân bố của văn hoá Hạ Long, văn hoá Mai Pha, văn hoá Hà Giang và cũng là địa bàn sinh tồn chủ yếu của các nhóm cư dân Tày- Nùng cổ. Tại khu vực duyên hải đông bắc hầu hết các địa điểm phát hiện xẻng đá đều gần đường bờ biển. Đây là một đặc điểm phân bố cần ghi nhận.
Không có xẻng đá nào được tìm thấy trong quá trình khảo sát hay khai quật khảo cổ học do các nhà chuyên môn tiến hành. Thường thì chúng được phát hiện ở độ sâu trên dưới 1m và không có các di vật khác kèm theo. Trường hợp chiếc xẻng đá ở hang Eo Bùa do những công nhân phát hiện được khi đào phân dơi trong hang cùng với những công cụ ghè đẽo, mài lưỡi kiểu Bắc Sơn muộn. Hầu hết các xẻng đá được tìm thấy trong tình trạng tầng vị không rõ ràng. Đáng chú ý là những chiếc xẻng ở Lộc Bình, Lạng Sơn được phát hiện cùng với một số tiền đồng (chưa rõ niên đại), 5 chiếc xẻng đá ở Nà Hang, Tuyên Quang tìm được trong tình trạng xếp cụm lại dưới độ sâu 60 cm, không có di vật khác kèm theo. Hiện tượng này cũng giống ở địa điểm Đại Long Đàm, Quảng Tây.
Những chiếc xẻng đá lớn ở Việt Nam về kiểu dáng, chất liệu đá, kích th-ớc và kỹ thuật chế tác hoàn toàn giống với những xẻng đá lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc.
Đối chiếu 37 chiếc xẻng tìm thấy ở các địa phương nói trên với bảng phân loại xẻng đá vùng Quế Nam cho thấy chúng tương ứng với loại hình II và loại III. Có một số chiếc do gãy ở phần thân cho nên có thể xếp vào loại II hay III. Hiện chưa tìm thấy xẻng loại I.
Một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là nguồn gốc, xuất xứ của những chiếc xẻng đá này.
Cho đến nay, tại vùng ven biển Đông Bắc đã có gần 20 di tích tiền sử thuộc văn hoá Hạ Long và hoặc tiền Đông Sơn đã được khai quật hoặc đào thám sát, nhưng cũng không tìm thấy di vật xẻng đá nào, dù chỉ là mảnh vỡ. Trong thời gian gần đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật 2 di chỉ xưởng thuộc văn hoá Hạ Long tại vùng này. Đó là di tích Bãi Bến ở đảo Cát Bà và di tích Ba Vũng ở đảo Cái Bàu. Ngoài số lượng vô cùng phong phú những mũi khoan và mũi nhọn có kích cỡ nhỏ ra, chúng ta cũng chưa được rõ sản phẩm chủ yếu của những di chỉ xưởng này là gì. Nhưng có một điều chắc chắn là chúng không liên quan gì đến những chiếc xẻng đá mà ta đang đề cập đến.
Tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tình hình cũng tương tự như vùng ven biển Đông Bắc.
Theo các công trình nghiên cứu cho biết đến nay, trong các công xưởng chế tác đá hậu kỳ đá mới và sơ kỳ kim khí ở Việt Nam chưa tìm thấy những phác vật hoặc chế phẩm có kiểu dáng như vậy. Do vậy các nhà khảo cổ học Việt Nam đều thống nhất ý kiến khi cho rằng, những chiếc xẻng đá tìm thấy ở vùng núi và ven biển phía Bắc Việt Nam là sản phẩm của sự giao lưu trao đổi giữa các nhóm cư dân hậu kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí Bắc Việt Nam với cư dân đương thời ở Quảng Tây. Văn hoá xẻng đá lớn Quảng Tây có ảnh hưởng nhất định đến các cư dân cổ vùng lân cận, trong đó có Bắc Việt Nam.
Do vị trí địa lý tự nhiên, có thể có nhiều đợt tiếp xúc nhiều chiều giữa chủ nhân văn hoá xẻng đá Quế Nam với cư dân văn hoá Hạ Long chủ yếu thông qua đường biển, với cư dân văn hoá Mai Pha (Lạng Sơn) qua đường sông Kỳ Cùng, với cư dân văn hoá Hà Giang qua đường sông Bằng, sông Gâm.
Xuất phát từ cách nhìn nhận khu vực Nam Trung Quốc và vùng phía Bắc Việt Nam là một khu vực lịch sử văn hoá có nhiều quan hệ tương đồng, rõ ràng mối quan hệ văn hoá giữa cư dân tiền sử Bắc Việt Nam và các cư dân khác ở vùng Nam Trung Quốc là không thể phủ nhận được. Bên cạnh những yếu tố văn hoá như các loại rìu bôn có vai có nấc, rìu một vai, thì với sự hiện diện của những chiếc xẻng đá ở đây càng khẳng định trong thời tiền sử, có sự giao lưu trao đổi trong nội bộ giữa các nhóm cư dân Lạc Việt Bắc Việt Nam với cư dân Lạc Việt cổ vùng Nam Quảng Tây.
Chú thích
1. Ban huấn luyện văn vật tỉnh Quảng Tây (1978), Những di tồn văn hoá hậu kỳ đá mới ở vùng phía nam Quảng Tây, Văn vật số 9 (Tiếng Trung).
Đồng Trụ Thần (1989), Khảo sát xẻng đá lớn Quảng Tây, Tạp san Bảo tàng lịch sử Trung Quốc, số 13-14 (Tiếng Trung).
2. Khâu Lập Thành, Trịnh Tăng Khôi (1983), Những xẻng đá lớn phát hiện ở Áo Tây, Khảo cổ, số 9.
Dương Thức Đĩnh (1986), Sơ bộ bàn về văn hoá thời đại đá mới Quảng Đông và những vấn đề liên quan, Nghiên cứu tiền sử, số 1-2, tr. 63-82 (Tiếng Trung).
Tưởng Đình Du, Bành Thư Lâm (1992), Nghiên cứu xẻng đá lớn Quế Nam, Văn vật Phương Nam, số 1, tr.19-24 (Tiếng Trung).
3. Trình Năng Chung (1997), Văn hoá xẻng đá lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc và mối quan hệ với Bắc Việt Nam, Khảo cổ học, số 2, tr. 85-92.
Trình Năng Chung (2005), Những xẻng đá lớn miền ven biển Đông Bắc Việt Nam: Tư liệu và nhận thức. Khảo cổ học, số 3 (2005), tr. 66-73.
4. Triệu Thiện Đức (1991), Phân tích di tồn văn hoá đá mới lưu vực sông Tây Giang, Tập luận văn kỷ niệm 30 năm phát hiện di chỉ Hoàng Nham Động, tr. 160-171 (Tiếng Trung).
Tưởng Đình Du, Bành Thư Lâm (1992), Nghiên cứu xẻng đá lớn Quế Nam, Văn vật Phương Nam, số 1, tr. 19-24 (Tiếng Trung).
5. Trịnh Triệu Hùng, Lý Quang Quân 1991, Thử bàn về di chỉ xẻng đá ở Quế Nam, Quảng Tây, Khảo cổ và văn vật, số 3 (Tiếng Trung).
6. Dung Đạt Hiền (2003), Tìm tòi mới về xẻng đá lớn khu vực Quế Nam, Văn Vật, số 2 (2003), tr. 66-68 (Tiếng Trung).
7. Trịnh Triệu Hùng, Lý Quang Quân 1991, Thử bàn về di chỉ xẻng đá ở Quế Nam, Quảng Tây, Khảo cổ và văn vật, số 3 (Tiếng Trung).
Văn Nhân viết thêm,
Hệ luận quan trọng rút ra từ bài viết :
Thời văn hóa Xẻng đá lớn không hề tồn tại làn ranh phân cát địa bàn sinh sống của tộc Lạc Việt ở Giao chỉ và vùng Quế - Nam .
Tộc Lạc Việt đã làm nên văn hóa xẻng đá lớn cũng chính là những người đã sáng tạo chữ cổ Lạc Việt khoảng 6000 năm trước .
Chữ Lạc Việt là gốc tổ của chữ Nho ngày nay tức loại chữ viết mà Thiên hạ đang u mê (do trúng tà khí) gọi là Hán tự - Hán văn .
Bài của PGS. TS. Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 2 (81) -2008
Đã từ lâu, dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các nhà khoa học nhân văn coi khu vực Nam Trung Quốc (Hoa Nam) là một bộ phận khăng khít của Đông Nam Á thời tiền sử. Dưới góc độ cảnh quan tự nhiên, vùng Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc cùng chung một hệ thống sinh thái. Đặc điểm này góp phần không nhỏ tạo nên những đặc trưng văn hoá gần gũi giữa hai vùng trong suốt thời tiền sử và sơ sử.
Bài viết này đề cập đến những chiếc xẻng đá lớn – một loại hình di vật văn hoá khảo cổ mà sự hiện diện của chúng là nguồn tư liệu quý giúp ta hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa chủ nhân văn hoá xẻng đá lớn Quảng Tây, Trung Quốc và cư dân văn hoá tiền sử Bắc Việt Nam.
1. Vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, ở vùng phía nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hình thành một khu vực phân bố hàng loạt di tích khảo cổ mà đặc trưng văn hoá nổi bật là những chiếc xẻng đá lớn. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc định danh cho chúng là những di chỉ xẻng đá lớn hoặc “văn hoá xẻng đá lớn”(1).
Đến nay, đã có hơn một trăm di tích tìm thấy xẻng đá lớn ở Quảng Tây. Ngoài Quảng Tây, giới khảo cổ học Trung Quốc mới chỉ tìm thấy loại di vật ở một số địa điểm thuộc tỉnh Quảng Đông và tỉnh đảo Hải Nam(2). Căn cứ vào mật độ phân bố của di tích cũng như di vật, người ta coi vùng Quế Nam (gần biên giới Việt –Trung) là nơi phát sinh, là địa bàn gốc của nền văn hoá xẻng đá này. Từ đây loại công cụ đặc trưng này được phát tán đi các nơi. Càng xa trung tâm, số lượng xẻng đá phát hiện càng ít.
Hầu hết các di chỉ xẻng đá lớn có đặc điểm phân bố trên sườn đồi gò thấp gần sông, ao hồ. Tầng văn hoá của các di chỉ này khá thuần nhất, dày từ 30cm – 60 cm. Di vật hầu hết là đồ đá. Ngoài loại xẻng đá chiếm tỷ lệ lớn, người ta còn phát hiện một ít công cụ như: rìu, bôn, cuốc, đá xuyên lỗ, bàn mài, v.v… Đồ gốm rất hiếm. Loại xẻng đá chủ yếu được chế tác từ loại đá có kết cấu hạt mịn, độ cứng thấp. Di vật thường có kích thước lớn với chiều dài trung bình từ 20cm – 30 cm, rộng từ 10cm – 20 cm, thân mỏng từ 1 cm – 3cm. Đây là những chế phẩm của cư dân có trình độ gia công chế tác đá cao.
Hiện nay, giữa các nhà nghiên cứu Trung Quốc có những ý kiến khác nhau trong việc phân chia loại hình công cụ xẻng. Có người chia làm 2 loại lớn, có người chia làm 3 loại lớn, có người chia làm 4 loại với nhiều tiểu loại hình khác nhau. Trong bài nghiên cứu về văn hoá xẻng đá lớn ở Quảng Tây trước đây, chúng tôi nhận thấy xu hướng hiện nay phần lớn các học giả tán đồng với ý kiến chia làm 3 loại lớn như sau(3):
– Loại I: Hai vai vuông góc hoặc hơi cong xuôi so với chuôi công cụ. Ở 2 cạnh bên là đường thẳng song song hoặc không song song thu nhỏ dần đến đầu lưỡi, lưỡi cong nhẹ, cân xứng (hình vẽ 1).
– Loại II: Hai vai vuông góc hoặc hơi cong xuôi so với chuôi công cụ. Phần vai chưa có mấu và khấc. Phần dưới vai dần dần cong lõm vào khiến cho góc vai thành một góc nhọn, đến giữa thì dần dần mở rộng ra, rồi thu vào thành rìa lưỡi cong (hình vẽ 2).
– Loại III: Hai vai cong xuôi, hoặc cong lõm. Phần đầu vai có mấu và khấc. Thân thắt eo và nở ra ở phần lưỡi giống như loại II (hình vẽ 3).
Đối với công dụng của loại di vật này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có tác giả cho rằng hầu hết xẻng đá là công cụ đích thực dùng để canh tác nông nghiệp. Có ý kiến cho rằng đại đa số xẻng đá không phải là công cụ thực dụng mà chỉ là khí vật liên quan đến lễ nghi nông nghiệp. Xẻng đá có kích thước càng lớn là tượng trưng cho vụ mùa bội thu(4). Có tác giả căn cứ vào hiện trạng các di vật xẻng được chôn dưới đất theo hình gần tròn để cho rằng xẻng đá là khí vật dùng trong nghi lễ tế Thần Trời và Thần Đất(5). Gần đây có tác giả cho rằng xẻng đá là vật tổ – biểu tượng sinh thực khí của đàn ông(6).
Ở địa điểm Đại Long Đàm huyện Long An, hoặc Trung Đông huyện Phù Tuy, các nhà khảo cổ Quảng Tây thu được những bằng chứng chắc chắn là những công xưởng chế tác xẻng đá. Điều này chứng tỏ đương thời đã có sự phân công lao động xã hội và những chiếc xẻng đá được dùng làm hàng hoá để trao đổi. Khi bàn về vấn đề tộc thuộc của chủ nhân văn hoá xẻng đá lớn, có tác giả cho rằng người Lạc Việt, mà hậu duệ trực tiếp là người Choang cổ Quảng Tây là chủ nhân sáng tạo ra nền văn hoá này(7).
Về niên đại, căn cứ vào một số niên đại C14 và các tài liệu liên quan, các nhà khảo cổ Trung Quốc cho rằng những di chỉ xẻng đá khu vực nam Trung Quốc chủ yếu thuộc di tồn văn hoá hậu kỳ đá mới có niên đại khoảng 5.000 năm cách nay và tồn tại dai dẳng đến giai đoạn Tây Hán (thế kỷ II sau CN ).
2. Cho đến nay, tài liệu khảo cổ học Việt Nam đã ghi nhận được 37 trường hợp tìm thấy loại di vật xẻng đá tìm thấy ở 7 tỉnh vùng núi phía Bắc và khu vực duyên hải đông bắc Việt Nam:
– Quảng Ninh (huyện Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, huyện Đông Triều, thị xã Hòn Gai): 11 chiếc (ảnh 1, 4)
– Lạng Sơn (huyện Lộc Bình): 5 chiếc
– Tuyên Quang (huyện Nà Hang): 5 chiếc (ảnh 5)
– Cao Bằng (huyện Trà Lình, huyện Hoà An) : 6 chiếc (ảnh 6)
– Bắc Kạn (thị xã Bắc Kạn): 2 chiếc
– Bắc Giang (huyện Yên Thế, huyện Lạng Giang): 7 chiếc (ảnh 7,
– Hải Phòng (đảo Cát Bà): 1 chiếc.
Điều đáng chú ý là địa bàn phát hiện những chiếc xẻng đá này nằm trong khu vực phân bố của văn hoá Hạ Long, văn hoá Mai Pha, văn hoá Hà Giang và cũng là địa bàn sinh tồn chủ yếu của các nhóm cư dân Tày- Nùng cổ. Tại khu vực duyên hải đông bắc hầu hết các địa điểm phát hiện xẻng đá đều gần đường bờ biển. Đây là một đặc điểm phân bố cần ghi nhận.
Không có xẻng đá nào được tìm thấy trong quá trình khảo sát hay khai quật khảo cổ học do các nhà chuyên môn tiến hành. Thường thì chúng được phát hiện ở độ sâu trên dưới 1m và không có các di vật khác kèm theo. Trường hợp chiếc xẻng đá ở hang Eo Bùa do những công nhân phát hiện được khi đào phân dơi trong hang cùng với những công cụ ghè đẽo, mài lưỡi kiểu Bắc Sơn muộn. Hầu hết các xẻng đá được tìm thấy trong tình trạng tầng vị không rõ ràng. Đáng chú ý là những chiếc xẻng ở Lộc Bình, Lạng Sơn được phát hiện cùng với một số tiền đồng (chưa rõ niên đại), 5 chiếc xẻng đá ở Nà Hang, Tuyên Quang tìm được trong tình trạng xếp cụm lại dưới độ sâu 60 cm, không có di vật khác kèm theo. Hiện tượng này cũng giống ở địa điểm Đại Long Đàm, Quảng Tây.
Những chiếc xẻng đá lớn ở Việt Nam về kiểu dáng, chất liệu đá, kích th-ớc và kỹ thuật chế tác hoàn toàn giống với những xẻng đá lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc.
Đối chiếu 37 chiếc xẻng tìm thấy ở các địa phương nói trên với bảng phân loại xẻng đá vùng Quế Nam cho thấy chúng tương ứng với loại hình II và loại III. Có một số chiếc do gãy ở phần thân cho nên có thể xếp vào loại II hay III. Hiện chưa tìm thấy xẻng loại I.
Một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là nguồn gốc, xuất xứ của những chiếc xẻng đá này.
Cho đến nay, tại vùng ven biển Đông Bắc đã có gần 20 di tích tiền sử thuộc văn hoá Hạ Long và hoặc tiền Đông Sơn đã được khai quật hoặc đào thám sát, nhưng cũng không tìm thấy di vật xẻng đá nào, dù chỉ là mảnh vỡ. Trong thời gian gần đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật 2 di chỉ xưởng thuộc văn hoá Hạ Long tại vùng này. Đó là di tích Bãi Bến ở đảo Cát Bà và di tích Ba Vũng ở đảo Cái Bàu. Ngoài số lượng vô cùng phong phú những mũi khoan và mũi nhọn có kích cỡ nhỏ ra, chúng ta cũng chưa được rõ sản phẩm chủ yếu của những di chỉ xưởng này là gì. Nhưng có một điều chắc chắn là chúng không liên quan gì đến những chiếc xẻng đá mà ta đang đề cập đến.
Tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tình hình cũng tương tự như vùng ven biển Đông Bắc.
Theo các công trình nghiên cứu cho biết đến nay, trong các công xưởng chế tác đá hậu kỳ đá mới và sơ kỳ kim khí ở Việt Nam chưa tìm thấy những phác vật hoặc chế phẩm có kiểu dáng như vậy. Do vậy các nhà khảo cổ học Việt Nam đều thống nhất ý kiến khi cho rằng, những chiếc xẻng đá tìm thấy ở vùng núi và ven biển phía Bắc Việt Nam là sản phẩm của sự giao lưu trao đổi giữa các nhóm cư dân hậu kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí Bắc Việt Nam với cư dân đương thời ở Quảng Tây. Văn hoá xẻng đá lớn Quảng Tây có ảnh hưởng nhất định đến các cư dân cổ vùng lân cận, trong đó có Bắc Việt Nam.
Do vị trí địa lý tự nhiên, có thể có nhiều đợt tiếp xúc nhiều chiều giữa chủ nhân văn hoá xẻng đá Quế Nam với cư dân văn hoá Hạ Long chủ yếu thông qua đường biển, với cư dân văn hoá Mai Pha (Lạng Sơn) qua đường sông Kỳ Cùng, với cư dân văn hoá Hà Giang qua đường sông Bằng, sông Gâm.
Xuất phát từ cách nhìn nhận khu vực Nam Trung Quốc và vùng phía Bắc Việt Nam là một khu vực lịch sử văn hoá có nhiều quan hệ tương đồng, rõ ràng mối quan hệ văn hoá giữa cư dân tiền sử Bắc Việt Nam và các cư dân khác ở vùng Nam Trung Quốc là không thể phủ nhận được. Bên cạnh những yếu tố văn hoá như các loại rìu bôn có vai có nấc, rìu một vai, thì với sự hiện diện của những chiếc xẻng đá ở đây càng khẳng định trong thời tiền sử, có sự giao lưu trao đổi trong nội bộ giữa các nhóm cư dân Lạc Việt Bắc Việt Nam với cư dân Lạc Việt cổ vùng Nam Quảng Tây.
Chú thích
1. Ban huấn luyện văn vật tỉnh Quảng Tây (1978), Những di tồn văn hoá hậu kỳ đá mới ở vùng phía nam Quảng Tây, Văn vật số 9 (Tiếng Trung).
Đồng Trụ Thần (1989), Khảo sát xẻng đá lớn Quảng Tây, Tạp san Bảo tàng lịch sử Trung Quốc, số 13-14 (Tiếng Trung).
2. Khâu Lập Thành, Trịnh Tăng Khôi (1983), Những xẻng đá lớn phát hiện ở Áo Tây, Khảo cổ, số 9.
Dương Thức Đĩnh (1986), Sơ bộ bàn về văn hoá thời đại đá mới Quảng Đông và những vấn đề liên quan, Nghiên cứu tiền sử, số 1-2, tr. 63-82 (Tiếng Trung).
Tưởng Đình Du, Bành Thư Lâm (1992), Nghiên cứu xẻng đá lớn Quế Nam, Văn vật Phương Nam, số 1, tr.19-24 (Tiếng Trung).
3. Trình Năng Chung (1997), Văn hoá xẻng đá lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc và mối quan hệ với Bắc Việt Nam, Khảo cổ học, số 2, tr. 85-92.
Trình Năng Chung (2005), Những xẻng đá lớn miền ven biển Đông Bắc Việt Nam: Tư liệu và nhận thức. Khảo cổ học, số 3 (2005), tr. 66-73.
4. Triệu Thiện Đức (1991), Phân tích di tồn văn hoá đá mới lưu vực sông Tây Giang, Tập luận văn kỷ niệm 30 năm phát hiện di chỉ Hoàng Nham Động, tr. 160-171 (Tiếng Trung).
Tưởng Đình Du, Bành Thư Lâm (1992), Nghiên cứu xẻng đá lớn Quế Nam, Văn vật Phương Nam, số 1, tr. 19-24 (Tiếng Trung).
5. Trịnh Triệu Hùng, Lý Quang Quân 1991, Thử bàn về di chỉ xẻng đá ở Quế Nam, Quảng Tây, Khảo cổ và văn vật, số 3 (Tiếng Trung).
6. Dung Đạt Hiền (2003), Tìm tòi mới về xẻng đá lớn khu vực Quế Nam, Văn Vật, số 2 (2003), tr. 66-68 (Tiếng Trung).
7. Trịnh Triệu Hùng, Lý Quang Quân 1991, Thử bàn về di chỉ xẻng đá ở Quế Nam, Quảng Tây, Khảo cổ và văn vật, số 3 (Tiếng Trung).
Văn Nhân viết thêm,
Hệ luận quan trọng rút ra từ bài viết :
Thời văn hóa Xẻng đá lớn không hề tồn tại làn ranh phân cát địa bàn sinh sống của tộc Lạc Việt ở Giao chỉ và vùng Quế - Nam .
Tộc Lạc Việt đã làm nên văn hóa xẻng đá lớn cũng chính là những người đã sáng tạo chữ cổ Lạc Việt khoảng 6000 năm trước .
Chữ Lạc Việt là gốc tổ của chữ Nho ngày nay tức loại chữ viết mà Thiên hạ đang u mê (do trúng tà khí) gọi là Hán tự - Hán văn .