Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . Empty

September 2024

MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      

Calendar Calendar

Khách thăm



Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . Flags_1



    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1196
    Join date : 31/01/2008

    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . Empty Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng .

    Bài gửi by Admin 23/9/2024, 9:56 am

    Phần 1 : Giải mã Mặt trống đồng Ngọc lũ .

    Trống đồng có nhiều hình dạng , nhiều thời do đó cũng nhiều mảng thông tin khác nhau,  bài này viết về thông điệp trên mặt trống đồng NGỌC LŨ.

    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . AD_4nXfEAJ5s89Ee8Z5Udfpm7c82oy0cBN4HXUeSeCdGwPUtE47iFJW1wpA9OMU2yB656p0zp894iFU89BKO0MaWNoNHJxRu0XsL-gN_Xa_4R4ACrnGKQif1xiyrdBtNGj4ikqaoMwELNwAAio4Rq_e3YgW9Z-lyTBzO_gIWkO40JHN3GXW6hz7rtkM?key=QAcRlVLFX_JsuC3YuP_35Q

    Mặt trống gồm 1 tâm và 3 vòng đồng tâm .

    A / – Tâm trống nói : các cành hay các chi có thể có nhiều nhưng quy lại chỉ có 1 gốc 1 giống dòng , 1 tổ tiên .

    Tâm trống thể hiện ý thức về nguồn cội  của người họ Hùng .

    Tâm trống là mặt trời đang chiếu sáng , vòng tròn số 1 là cảnh sống , sinh hoạt của con người .
    Tâm trống đồng luôn luôn là mặt trời , mọi kiểu trống mọi thời đại đều như thế ; điều  này cho thấy có sự thống nhất và xuyên suốt  nguyên tắc cơ bản trong hệ tư tưởng Việt : Mặt trời là trung tâm vũ trụ cũng chính là hình ảnh đại diện cho ‘ông trời’ siêu hình .
    Ông Trời là đấng tối cao mà quyền năng chi phối tất cả nhưng lại thân thiết gần gũi như cha mẹ nên người Việt  hay gọi … “Trời đất ơi.-.cha mẹ ơi.”
    Mặt trời phát ra ánh sáng cũng là phát ra sự sống , trong tiếng Việt ‘sáng’ và ‘sống’gần như là một âm , phần hồn tức anh linh nơi con người chính là 1 phần của cái khối sáng vĩ đại ấy  đến trái đất nhập vào thân xác vật chất thành ra con người sống động …có thần , thần tính ấy được quẻ Kiền gọi là Long hay con Rồng ,6 hào là hình ảnh tượng trưng của  6 giai đoạn bay lên từ đất tới trời cao .
    Khi đã đi hết đoạn đường trần thế thì xác trả về cho đất hồn trở về trời chính vậy mà mặt trời với người Việt trở thành chốn linh thiêng  vì tổ tiên ông bà ngự  nơi đấy , 

    Quẻ Lôi địa Dự viết : ‘lôi xuất địa phấn tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức ân tiến chi thượng đế dĩ phối tổ khảo’ cũng là lẽ này ; câu dâng lên trời mà cũng là để ông bà mình hưởng …. đã chỉ ra : anh hồn tổ tiên đang ở chung với ông trời hay đấng tối cao …
    Với nhân sinh quan như vậy nên người Việt là dân tộc có hiếu nhất thế giới , chữ hiếu được nâng hẳn  lên thành 1 tôn giáo : gọi là đạo ‘Hiếu’ hay đạo thờ ông –bà…,
    Cao nhất là thờ ông ‘Thiên’ tổ của cả loài người , với quốc gia thì thờ quốc tổ , làng thì thờ ‘thành hoàng’, tộc họ thì có nhà thờ họ và trong mỗi nhà đều có bàn thờ ‘gia tiên’….trong nhân sinh quan người Việt thì …qúa khứ -hiện tại – tương lai  sống và chết  là sự biến đổi tiếp nối tuần hoàn không có chấm dứt , thế nào rồi cũng có ngày phải về gặp các cụ …. lúc đó ….ăn làm sao nói làm sao ? chính vì vậy nên phải lo liệu ngay từ bây giờ….công đức tạo nên không phải chỉ để cho đời này mà là công đức cho mọi đời ….ngoại trừ những tay ‘siêu bịp’ thì ai được kính trọng ở đời này ắt cũng  được kính trọng ở đời sau và ngược lại kẻ bị người đời nguyền rủa thì cũng sẽ bị nguyền rủa đời đời .

    B /- Vòng đồng tâm thứ 2: xướng danh dân tộc .

    Ỷ nghĩa của vòng này chỉ ra : người họ Hùng hay dân tộc Hùng có  2 chi tộc ;  La và Kinh tựa  như 2 đầu của la bàn Phong thủy , La và Canh tuy 2 mà chỉ là 1 , chi tộc La sống trên đất Đào cũng gọi là đất An  ở về phía Xích đạo còn chi Canh hay Kinh sống ở đất Đường hay Thường cũng là đất Lạc – nước ở về hướng đối diện .
    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . Unnamed

    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . AD_4nXdnMY1VNulDh6WZBGgkREIYTceZobf7aQ9cqmdhkJN7Vv3L2AiIe2CboPrxU9rNJH__w2yZt9XUwacFT8X564ysrUh7bfWNRYHLtLQDdBEMc1JQ-DLXaakK9rAbUHRp_rTK8slvvCXs8eOFblkRiEbldoxlyYSVB3hNLZ3f5ZoJgcr-koyFoA?key=QAcRlVLFX_JsuC3YuP_35Q
    * – 6 người tượng trưng cho chi tộc Kinh phía Bắc nay , phía Nam xưa của Dịch học 
    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . AD_4nXdiV9lB-5VK6ku0lUZGx6eUbtvdDlLvGBPQeiH4ftMtvuOWftz4_PqcuGP4bBTFzdGXxCLrAhG2FXZQyMzLiPjJEmfr2mfw7Vizl70xavdTGVpZsAMfn33ABWll8-DgMWP_3ve7ffBgv1NHLQ6se-WPwkehzlCJCjsjaBkoBzVEB5vu6QmgDZk?key=QAcRlVLFX_JsuC3YuP_35Q
     * –  7 người chỉ chi tộc La  sống̉ phía Xích đạo 

    C *  Vòng đồng tâm thứ 3 :chỉ rõ  quốc gia đã chế tạo trống đồng và là  chủ nhân của nền văn minh trống đồng tức văn minh phương Đông .
    Là người Việt không ai mà không biết huyền tích Kinh dương vương kết duyên cùng Long nữ con gái Động đình quân, như đã nói ở những bài trước trong sử thuyết họ HÙNG , Kinh dương vương nghĩa là vua phương Nam, Long nữ hay Long mẫu con gái Động đình quân vua phương Đông , sự hợp huyết 2 dòng phương Nam và phương Đông là sự hoàn tất việc đúc kết tạo nên người Việt , cũng vì lẽ này người Việt rất đỗi tự hào khi nhận mình là ‘con Rồng cháu Tiên’ .
    Những thông tin tạo nên tuyền thuyết này ̣đều xuất phát từ Hà thư .

    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . AD_4nXfv-VzTBAZt0Azg9lSiGUhuowxzJLEqXWIUg8GYO_xepV5Hmwh1HGP6EjDcAuer3U6ipH0UIkpntgpwR80odBE2ICQCCSVrAnKrdTCn8uJALwHshe1-jC6XvA-DtnK0YHaUQQ5bqEGzMdIumRKPsETcJzSV8M-BICS3Eff-9eEVpgOxXn9ChN4?key=QAcRlVLFX_JsuC3YuP_35Q
    Trong đồ hình Hà thư . số 6 hay 6 nút trắng nằm ở phía nam , số 8 nằm ở phía đông.
    Phương Nam ngoài số 6 còn có số 1 nên phương nam còn là phương của đế Tiên hay bà Vũ Tiên vì lẽ này người Việt mới nhận mình là ‘cháu Tiên’.
    Theo hậu thiên bát quái phương Nam số 6 còn là phương của nước tức quẻ Khảm .

    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . AD_4nXfOAUQB1PC-X1zbyNbOd1UZReLtEcUPhn5D-xUqlRavyinjk9IAF4fNL9bhmEImoDRgAaotsx5x5WD7VhoUMfYXLEA5HxY-8pyxr5-65cxtLirW7H1pLXI0rzRaAOWqDfQe4fznRPvQJiJIgxG2DtuMKm89ZI0PAUykCbmBV9oOtfX2tahGKw?key=QAcRlVLFX_JsuC3YuP_35Q

    Nước tiếng Việt cổ là nác-lác → Lạc .đây chính là từ Lạc trong lạc long quân và Lạc Việt .

    Trong Hậu thiên bái quái phương đông số 8 là quẻ Chấn hay Thìn tức con Rồng ,Hoa ngữ là Long .
    Tới đây đã rõ câu : con cháu Tiên-Rồng hay dòng giống Lạc –Long là chỉ sự hợp nhất giữa 2 dòng người họ Hùng ở phương Nam số 6 và phương Đông 8  theo Hà thư vào thời Hùng Việt vương – Tuấn lang .
    Mặt trống đồng Ngọc lũ đã thể hiện những thông tin lịch sử này ở vòng tròn thứ 3 bởi nửa vòng tròn khắc hình 6 con chim và 10 con nai và nửa vòng tròn còn lại là 8 con chim và 10 con nai . Ở đây tiền nhân người Việt đã sử dụng những nút số  của Hà thư , đặc biệt số 10 lại không được coi là 10 ( số chẵn ) mà coi như là 2 số 5 là số lẻ .


    Các nút trắng – chẵn của Hà thư được thay thế bằng hình Chim và nút đen –lẻ được thay thế bằng con nai .
    Nhìn lại Hà thư với các nút chẵn :
    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . AD_4nXfBa_5YlqE7uAcEZ34irEqmCxdZgdb3AQcev-ZYgc2gG4QHuKbzmmrHEeT8sz2BKW6NCZyiOCTx_q9s8ei9A6jdE_CteSvMXgbA_k2OddwJzBAQVS5KnVzcyH4TYAddlis8biu32j5DPjr6Oh_O_l5smPjVlCvPLbW9xbCcrkebQF-ADAOqSx0?key=QAcRlVLFX_JsuC3YuP_35Q
    10 con nai và 6 con chim chỉ người họ Hùng phương nam:con cháu của Kinh dương vương

    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . AD_4nXcTMu1FNvd_WSnvljE1zSxsRKWZp2iUUW59YDDmbKsdyMqIQWU0ACaPjrt-Q6vmwXoqO1Y7Bcn3JNQlIiC9R_QjJ3K7kdYtwYP7DUS172ko803Hlt1_OO8GyAwYKjIKZK-tPYfx0cdADJ1kCZxoALu8NwlrusRAnf5ilq_JwxlWEx-GBwmG0Q?key=QAcRlVLFX_JsuC3YuP_35Q

    10 con nai và 8 con chim chỉ người họ Hùng phương Đông .con cháu của Long nữ hay Long mẫu .

    Ý nghĩa thể hiện ở vòng tròn đồng tâm thứ 3 trên mặt trống đồng chính là sự tự xưng danh tánh của chủ nhân trống đồng Ngọc lũ , dân tộc ấy chính là dòng giống Tiên –Rồng hay Lạc – Long , Tiên – Long . xác lập bởi các cặp số số (6/10) và số (8/10).

    Nếu không có số 10 chỉ dùng số 6 và số 8 sẽ bị  hiểu là :người nước ngoài ở phía nam và ̣đông nước ta ;
    Người Việt xưa đã thêm mẫu số 10 để nói rõ đấy là : người họ HÙNG thuộc chi phương Trung-nam và chi phương Trung-đông .

    Trong 18 đời Hùng vương thì Hùng Việt vương – Tuấn lang chính là Sơn tinh hay Tản viên Sơn thánh quốc chúa đại vương . , ‘Tuấn’ là tên chữ ký âm của ‘Tản’ tiếng Việt .
    Sơn tinh cũng là 1 Kinh dương vương ( canh=6 , giêng = 1)  nghĩa là chúa phương nam vì  trong Tiên thiên bái quái quẻ Cấn là sơn – núi chỉ phương nam .
    Truyền thuyết nói Kinh dương vương kết duyên cùng Long nữ như đã xác định ở vòng tròn thứ 3 mặt trống đồng Ngọc lũ phải chăng là nói về sự thống nhất dòng Tiên và rồng để tạo ra ‘dòng giống tiên Rồng’ ở triều đại Hùng Việt vương – Tuấn lang ?.( xin xem Sử thuyết họ HÙNG ), từ người VIỆT bắt đầu có từ đây .


    D /- Vòng đồng tâm thứ 4: ước vọng Dân tộc trường tồn .

    Vòng đồng tâm thứ 4 cũng là vòng ngoài cùng  của mặt trống đồng có tổng cộng 18 cặp chim , mỗi cặp có 1 chim lớn đang tung cánh bay và 1 con chim nhỏ đang tung tăng trên mặt đất ., từng cặp như vậy nói lên sự nối tiếp liên tục hễ tre già thì măng mọc , cha mẹ già khuất núi thì con cháu lớn lên cứ như thế mà tiếp nối mãi .
    Trong Dịch học Chim Hạc hay Hồng hạc là chữ của Điểu thú văn chỉ Trời cao ,thời gian và những yếu tố văn hóa phi vật thể , Hà → hạc .
    Con nai Hoa ngữ là Lộc biến âm của lục là số 6 cũng là Đất cũng là chữ điểu thú văn dùng chỉ : đất , không gian và những yếu tố văn hóa hữu hình hữu thể .
    Những cặp chim ở vòng tròn thứ 4  trên mặt trống đồng Ngọc lũ là loài chim DIỆC .
    DIỆC là phát âm của người nam bộ , âm bắc là VIỆT .chính là từ Việt trong đế hiệu Hùng Việt vương – Tuấn lang ?.
    Số 9 là cửu , cửu cũng có nghĩa là lâu dài , 18 là trùng cửu ( 9×2 ) đồng âm với trường cửu .nghĩa là mãi mãi bất tận ., điều này xin đừng vội cho là cưỡng ép vô lối vì chính người Hoa cũng hay dùng lối đồng âm gán nghĩa này như : họ kiêng số 4 vì đọc là tứ cận âm với tử là chết , bạn cũng đừng ngạc nhiên khi họ tặng bạn chiếc quan-tài…vì quan ở đây được hiểu là sự thăng quan tiến chức , tài hiểu là tấn tài tấn lộc nghĩa là chúc có thêm tiền ….
    -Chim diệc đang tung cánh bay là chỉ dân tộc Việt trong vòng thời gian ..
    -Mỗi cặp chim 1 trưởng thành 1 còn non chỉ sự nối tiếp kế thừa .
    -18 cặp là Trùng cửu ( 2 lần 9 ) cũng là trường cửu .
    Vòng đồng tâm thứ 3 trên mặt trống đồng Ngọc lũ với 18 cặp̣ chim Diệc là bản văn  ngắn gọn nhưng rất rõ ràng :

    “ DÂN TỘC VIỆT ĐỜI SAU NỐI ĐỜI TRƯỚC CỨ NHƯ THẾ TỒN TẠI MÃI MÃI ”


    Phần 2 : ý nghĩa lịch sử của cặp quẻ khom – dã 


    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . AD_4nXdXff6r_hS759zt5i6qS9QrYE5yHzB6dJFZ5e5-Iq9Deknl1423LsGt3gkaTKcoXWiUBJgoKy0zHISzyLHaI65-lFkY827BMgrZstldyZwxvxoPzfrN65ag7coNBCb6KDHNVZKnCAG3X2l9R-4q-suJkZZ9qcvQsXMsoN9xFcpAsKkFztiTj6M?key=QAcRlVLFX_JsuC3YuP_35Q
    Cặp quẻ này có xuất phát từ hình ảnh dân dã : khom lưng-dã gạo , chữ ‘dã’ liên quan chặt chẽ với đạo chày – cối tức trai-gái , âm-dương của dịch học họ HÙNG 
    Quẻ Dự hay dự phần = Lôi / Địa

    Dự Nghĩa là tham gia vào là cùng trời cùng đất tạo thành bộ mặt vũ trụ, tài nhân ngang hàng tài thiên, tài địa trong thế tam tài.

    a. Lời Quẻ

    Dự: Lợi kiến hầu , lợi thành sư.

    Quẻ dự tạo thành bằng quẻ lôi trên quẻ địa, sấm nổ trên đất đấy là tượng của cái trống đồng.
    Lợi kiến hầu nghĩa là dùng vào việc phong tước hầu. Hiện nay có những nhà nghiên cứu lịch sử cho trống đồng là một biểu tượng vua ban khi phong tước cho các công hầu, nó tựa như một loại ấn tín vậy, đặc biệt trong lễ nghi đạo hiếu của Việt Nam thì các bậc vương hầu dùng trống đồng thay mặt người dân của mình để tế tổ tiên của cộng đồng. Chữ lợi ở đây có nghĩa là: dùng để
    Lợi kiến hầu: dùng trong việc phong tước hầu .ngờ rằng sau chữ LỢI còn chữ DỤNG nhưng đã bị bỏ mất
    Lợi hành sư: dùng để hành quân, quân theo tiếng trống mà tiến hoặc lùi hoặc sang phải, sang trái… công hoặc thủ v.v… trống trở thành một công cụ dùng trong quân sự.

    b. Lời tượng:Lôi xuất địa phấn dự, tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.

    Sấm vang trên mặt đất là tượng quẻ dự, các bậc tiên vương làm ra nhạc đề cao đạo đức, long trọng dâng lên thượng đế cùng với anh linh tiên tổ.
    Trống đồng còn gọi là trống sấm khi đánh để úp xuống đất nên lời tượng bảo: lôi xuất địa phấn, tiên vương tức tiên đế nhà Chu là Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công v.v…

    Với chữ Tác nhạc cho thấy rõ ràng trống đồng là một nhạc cụ dùng trong các buổi lễ tế, nó chính là tổ tiên của văn hóa cồng chiêng ngày nay.
    Nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn đang đặt câu hỏi: trống đồng dùng để làm gì hay công dụng của nó ra sao, lời quẻ và lời tượng quẻ dự đã chỉ rõ ngay 3 công dụng:
    1. Trống đồng dùng như một lệnh bài sắc phong tước vị.
    2. Dùng làm hiệu lệnh điều quân.
    3. Dùng trong âm nhạc ở các buổi tế lễ long trọng.
    Chỉ với những khám phá trên đủ khẳng định dịch học không phải là của Hán tộc, một dân tộc sống ở lưu vực Hoàng Hà không hề biết trống đồng là gì.


    Những chiếc trống đồng vô tri vô giác thông qua Kinh Dịch trở thành linh khí của người Việt vì qua đấy người Việt có thể tìm ra anh em và tìm về với tổ tiên như Quẻ Lôi địa Dự viết :
    * Lời tượng: Lôi xuất địa phấn dự, tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.
    Sấm vang trên mặt đất là tượng quẻ dự, các bậc tiên vương làm ra nhạc đề cao đạo đức, long trọng dâng lên thượng đế cùng với anh linh tiên tổ.
    Trống đồng còn gọi là trống sấm khi đánh để úp xuống đất nên lời tượng bảo: lôi xuất địa phấn, tiên vương tức tiên đế nhà Chu là Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công v.v…
    Với chữ Tác nhạc cho thấy rõ ràng trống đồng là một nhạc cụ dùng trong các buổi lễ tế long trọng.

    * Lời Quẻ : Dự: Lợi kiến hầu , lợi thành sư.

    Quẻ dự tạo thành bằng quẻ lôi trên quẻ địa, sấm nổ trên đất đấy là tượng của cái trống đồng.
    Lợi kiến hầu nghĩa là dùng vào việc phong tước hầu. Hiện nay có những nhà nghiên cứu lịch sử cho trống đồng là một biểu tượng vua ban khi phong tước cho các công hầu, nó tựa như một loại ấn tín vậy, đặc biệt trong lễ nghi đạo hiếu của Việt Nam thì các bậc vương hầu dùng trống đồng thay mặt người dân của mình để tế tổ tiên của cộng đồng. Chữ lợi ở đây có nghĩa là: dùng để
    Lợi kiến hầu: dùng trong việc phong tước hầu .ngờ rằng sau chữ LỢI còn chữ DỤNG nhưng đã bị bỏ mất
    Lợi hành sư: dùng để hành quân, quân theo tiếng trống mà tiến hoặc lùi hoặc sang phải, sang trái… công hoặc thủ v.v… trống trở thành một công cụ dùng trong quân sự.
    Tóm lại : Tộc người nào có xử dụng trống đồng tộc đó là anh em của ‘ta’ vì cùng cúng tế 1 tồ tiên . Nơi nào có trống đồng thì đó là đất của ta vì thủ lãnh nơi ấy do vua ‘ta’ phong tước . 

    Tới đây thì ta hiểu rõ tại sao vua Đông Hán ra lệnh cho mặt ngựa ( Mã Diện hay Viện ) tịch thu và phá hủy cho bằng hết trống đồng của người Việt .; ý đồ của chúng là  biến người Việt thành đám con hoang không cội nguồn đồng thời chặt đứt ước nguyện  trường tồn của dân tộc này …nhưng trời xanh có mắt…

    • – Phần 3 : Trống đồng , Dịch học và sử Hùng Việt .
      Việc giải mã được những thông tin chứa trên mặt trống đồng Ngọc lũ đưa đến hệ qủa hết sức quan trọng với người Việt :


    Việc giải mã được những thông tin chứa trên mặt trống đồng Ngọc lũ đưa đến hệ qủa hết sức quan trọng với người Việt :Về cốt lõi của Sử thuyết Hùng Việt xin quy tập lại theo chủ đề : Trống đồng và Việt sử .
    Trống đồng là một trong những loại di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất tìm được tại Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc. Trong các vùng này, các nhóm dân tộc đã sử dụng trống đồng từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trống đồng ở nhiều vùng khác nhau ở Đông Nam Á,
    Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc (đặc biệt là tỉnh Vân Nam và khu tự trị người Tráng ở Quảng Tây là hai vùng nơi đại đa số các trống đồng cổ đã được tìm thấy. Ngoài ra, trống đồng còn được tìm thấy ở nhiều nước khác như: Indonesia, Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines và mới đây là Đông Timor.
    Nhà khảo cổ học người Áo Franz Heger đã phân loại trống đồng thành Trống Heger I ,Trống Heger II , Trống Heger III , Trống Heger IV , trong đó Trống Heger I là cổ nhất có niên đại gần 3000 năm cách nay .
    Năm 1976, người ta phát hiện loại trống nhỏ ở Vạn Gia Bá Trung Quốc và đặt tên là trống Vạn Gia Bá. , giới nghiên cứu Trung Quốc coi loại trống này là trống Tiền Heger nghĩa là có trước trống Heger I và là nguồn gốc của mọi loại trống Heger .
    Giới nghiên cứu Việt nam , Trung quốc và nhiều học gỉa quốc tế khác đến nay vẫn đang tranh luận về quê hương của trống đồng , tựu trung hiện đã khoanh vùng và đi vào điểm then chốt : quê hương trống đồng là Bắc Việt nam hay Quảng Tây – Vân Nam , nói cách khác… cuối cùng kết luận :Trống đồng là sản phẩm của tiền nhân người Việt hay người Hán .
    Trống đồng là trống làm bằng đồng chính xác hơn là hợp kim đồng thiếc và chì, khi dùng phát ra âm thanh như tiếng sấm nên còn gọi là ‘trống Sấm’ , xa xưa người Việt không gọi là trống mà gọi là ‘cối đồng’ , người Trung quốc gọi là ‘đồng cổ’ , từ ‘cổ’ hiện được dịch sang Việt ngữ là ‘trống’ có thể không chính xác , bản thân từ cổ cũng chỉ là kí âm chữ Nho của từ cối tiếng Việt . chày – cối Hán ngữ đọc là chử – cửu , cửu biến âm thành cổ ….thế là cối biến thành trống theo chữ nghĩa hiện nay .
    Người ta lấy đườnh biên Việt Trung hiện tại để phân định trống đồng gốc gác là của người Việt hay Hán là chuyện tầm phào rất ấu trĩ , gần ngàn năm trước công nguyên lúc trống đồng được làm ra làm gì có đường biên này ?.
    Cứ cho sử Trung quốc đang lưu hành́ là chính xác thì trống đồng Tiền Heger và Heger I làm ra vào thời nhà Châu .

    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . AD_4nXcJRrOjz7u692c5jSKs58ZedXnjXE5a8I_fOueZdZ8KL5nbEDS3sTo-eXp7gz_bFkX-CHmRmpW1Oyt0qEGL-tPdcaHEj8kpzWP72NMMX4ovIZ1kX5pqRR2RgrGbhXkVw6qhCFQ0NOEz5cLi-4YLNXjEFE3OF_YKzEtQgmB-QsDTApiOeVLXcus?key=QAcRlVLFX_JsuC3YuP_35Q
    hình lấy từ internet.



    Với bản đồ nhà Chu trên thì rất rõ ràng người Trung quốc không thể nào là người đã làm ra trống đồng hay đồng cổ vì cho đến tận thời Chiến quốc thì Trung quốc cũng chỉ mới biết tới vùng đông Nam với 2 nước Ngô và Việt .
    Với người Việt thì tiền nhân di ngôn về lãnh thổ cụ thể và rõ ràng : cứ tạm y như sách vở chép : nước Văn Lang Bắc giáp Động đình hồ , Nam giáp Hồ tôn , Tây tới Thục (Tứ xuyên) và Đông giáp Nam hải .

    Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . AD_4nXfGwgsqwdBlHd76j0u9o2L3nN1r5tNdePIAPkbsg3RQxND2tjy04_YFG7FtKK-lQXxuFTytd2X3Bx0DPdek7DZvaPyS1joV9VJwS6lafLZOj1VjGlVr5ocPjTZW-imY1Der2TldXGF1HWNtBckc5IbZQv9pr8V69nOSddXH-4C48obxuz1AVI8?key=QAcRlVLFX_JsuC3YuP_35Q

    Không thể nói khác : chính người Văn Lang đã làm ra những chiếc trống đồng mà ngành khảo cổ tìm thấy ở Vân Nam Quảng Tây và Bắc Việt Nam .
    Sử kí Tư Mã Thiên có ghi thông tin về việc vua nhà Chu cho Tần Mục Công một chiếc trống đồng vào năm 623 trước công nguyên , năm này vua Chu đang ở tận Thiểm Tây lấy đâu ra trống đồng …mà cho Tần công để làm gì ; Trống đồng đâu có gía trị qúy báu gì trong nền văn minh Hán , chẳng thế mà Mã viện đã đập bỏ nấu chảy cả đống trống đồng …
    Đúng thực tổ tiên người Choang Đồng xưa đã chế tạo trống đồng ở Vân Nam Quảng Tây trong thời văn minh Văn lang – Âu Lạc tức không liên quan gì đến văn minh Hán , dĩ nhiên chằng dính dáng gì đến Trung quốc ngày nay . Tình cảnh Con cháu người Âu trong Âu Lạc thực là bi đát , người Trung quốc có thời gọi là Ai lao di theo nghĩa man Di chứ đám chăn ngựa rợ ‘thứ thiệt’ không hề biết : ai lao thiết Âu chính là chi tộc Âu trong nước Tây Âu – Lạc Việt , ngày nay họ được gọi chung là người Choang Đồng đang thực sự là những người ‘thất sở thân sơ’ ngay trên quê hương mình , Cách mạng Tân hợi đã giải phóng họ khòi kiếp nô lệ phục hồi địa vị làm người nhưng Choang Đồng vẫn chỉ là 1 dân tộc thiểu số không được kề đến trong 5 dòng tộc người Trung quốc là : Hán Mãn Mông Hồi Tạng … như thế xét ra thì quê hương Trống đồng chẳng liên quan gì đến Trung quốc và văn minh Trung quốc dù ngàn năm trước công nguyên được làm ra ở Vân Nam Quảng Tây .


    • – Tổng luận
      Tới nay với nhiều thông tin thu thập được


    Đã có thể xác quyết : Kinh Dịch mô tả trống đồng ở quẻ Lôi địa Dự và ngược lại mặt trống đồng chính là 1 phần đồ hình Hà thư (đô)̀ Dịch học .
    Xét ra như thế thì không chỉ trống đồng là thành tựu vật chất tiêu biều của văn minh Văn lang mà kinh Dịch cũng là thành tựu trí tuệ của tiền nhân người Việt xa xưa .
    Kết luận này rất quan trọng vì đây là chiếc chìa khóa mở cánh cửa đi vào qúa khứ dòng giống Việt nói chung .
    Kinh Dịch là trước tác của tiền nhân Việt thì tất nhiên cả Ngũ kinh Thi Thư Lễ Nhạc cũng là của người Việt và quan trọng hơn tất cả thông tin ghi chép trong Ngũ kinh đều thuộc về lịch sử và văn minh Việt . Tứ thánh làm nên kinh Dịch Phục Hy Văn vương Châu công Khổng tử đương nhiên là tiền nhân người Việt không cần bàn gì nữa .
    Về lịch sử thì kinh Thư chính là cuốn sử đầu tiên vô cùng qúy gía của dòng giống Việt như vậy các vua từ Nghiêu Thuấn cho tới Tần Mục công năm 659 – 621 TCN chép trong kinh Thư dĩ nhiên là vua Việt không thể nào khác được .


    Có thể nói : rấr rõ ràng lịch sử cổ đại Trung Hoa đang lưu hành chính là cổ Việt sử ‘
    – ‘con Rồng cháu Tiên’ không còn là truyền thuyết lịch sử mà chính thức trở thành lịch sử , một lịch sử được ghi chép rõ ràng trên sách ‘đồng’  bằng ngôn ngữ Dịch học đã phổ biến – lưu truyền 3000 năm nay .
    – Truyền thuyết lịch sử Việt không phải chỉ có 1 chuyện ‘con rồng cháu tiên’ mà là cả 1 hệ thống những truyền thuyết tương đối hoàn chỉnh chứa đựng những thông tin của 1 thời gian dài mà ngày nay gọi là thời tiền sử , chỉ cần minh xác được 1 đọan trong cái chuỗi thông tin liên hoàn ấy cũng đủ để ta lượng gía  về  tính xác thực của cả hệ thống truyền thuyết lịch sử đang lưu truyền. .
    – Lịch sử và văn minh Việt có liên hệ ‘máu thịt’ với dịch lý từ khi người Hán chưa đặt chân tới mảnh đất này , những trống đồng cổ nhất có đến 3000 năm tuổi đã trở thành vật chứng chắc chắn -rõ ràng nhất giúp khẳng định : 

    Dịch học là thành tựu trí tuệ tuyệt vời của tiền nhân người Việt ngày nay ..

      Hôm nay: 28/9/2024, 7:11 pm