Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Vài dòng tóm tắt …thời tiền sử Việt – (viết lại ) . Empty

September 2024

MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      

Calendar Calendar

Khách thăm



Vài dòng tóm tắt …thời tiền sử Việt – (viết lại ) . Flags_1



    Vài dòng tóm tắt …thời tiền sử Việt – (viết lại ) .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1194
    Join date : 31/01/2008

    Vài dòng tóm tắt …thời tiền sử Việt – (viết lại ) . Empty Vài dòng tóm tắt …thời tiền sử Việt – (viết lại ) .

    Bài gửi by Admin 26/7/2024, 11:15 pm

    Người Việt có câu :
    Trăm năm bia đá cũng mòn
    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ ...
    Bia đá mòn thì chữ tác đánh chữ tộ ..., ngàn năm bia miệng vẫn còn nhưng chắc chỉ còn phần cốt lõi còn chi tiết thì thường là bị ‘thời đại hóa’.
    Bia miệng về lịch sử dân tộc Việt đã qua 5 &6 ngàn năm chắc cũng không tránh khỏi sự thay đổi chi tiết , phần cốt lõi lịch sử là chất ‘bột’ để dần theo thời gian dân gian dệt nên ‘hồ’ , lịch sử khô khan được thi vị hóa , siêu nhiên hóa và thời đại hóa biến thành truyện , truyện thì dễ kể dễ nghe và dễ nhớ cứ như thế mà truyền từ đời này sang đời khác ngàn vạn năm vẫn còn trong ký ức con người nhưng như đã nói ...chỉ còn phần cốt lõi còn chi tiết thì có thể đổi khác , lâu ngày thậm chí lẫn lộn sự kiện và thời điểm nên càng xa về sau thì sự phục nguyên càng khó .
    Cho dù là khó nhưng không phải là không thể , đem truyện mà so sánh đối chiếu thông tin với các nguồn khác như truyền thuyết lịch sử Việt , cổ thư Trung hoa và những thành tựu của khoa học tiên tiến ngày nay trong nhân chủng , khảo cổ và nhất là di truyền học .v.v. việc phục nguyên phần sử trong truyện là hoàn toàn có thể ...
    Trích đoạn truyện họ Hồng bàng – Lĩnh nam trích quái ...
    .. “Đế Minh cháu ba đời Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh mừng gặp và lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục mặt mày sáng sủa, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh là Đế Nghi. Đế Minh liền lập Đế Nghi làm người nối ngôi cai trị đất phương Bắc, phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương để cai trị đất phương Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới thủy phủ, lấy Long Nữ là con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất”....
    Chỉnh sửa phục nguyên :
    Đế Minh còn gọi là đế Hoàng (màu vàng chỉ trung tâm) là cháu 3 đời của Thái Viêm – Thần nông (thái = tổ phụ) sinh ra đế Nghi (nhì , vua thứ nhì) còn gọi là đế Nghiêu nhân đi tuần về phía Nam đến vùng Ngũ Lĩnh (vùng số 5 chính giữa của Lạc đồ) mừng gặp và lấy được con gái bà Vua Tiên ( truyện viết thành bà Vụ Tiên ) rồi trở về, sinh ra Lục tộc hay Lạc tộc truyện viết thành Lộc Tục (Lục là số 6 , Lạc là nác – nước là 2 Dịch tượng chỉ phương Nam) . Đế Minh liền lập Đế Nghi làm vương cai trị đất phương Bắc gọi là Viêm lang (viêm =nóng) , phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương để cai trị đất phương Nam gọi là Quan (Quang) lang (quan = nom- nam)...thông tin này của truyện trái hẳn với cổ thư Trung hoa ;đế Nghi có tước Đường hay Thường vương có sách chép là Đường hầu (Thường ≠cao) nghĩa là người cai quản phương Nam , Lộc Tục mặt mày sáng sủa, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh là Đế Nghi; Đế Nghi tức Đế thứ Nhì của Hữu Hùng quốc lên làm vua hiệu là Hùng Hy (hai) vương  hiệu nước là Xích Quỷ ; theo phép phiên thiết Xích qủy  thiết Sủy cũng là Thích qủy thiết Thủy tức nước Lạc - Nác Nước . đấy là triều Hùng vương thứ 6  đô là làng Cả ở Phú thọ , 
    Triều đế Minh hay đế Hoàng theo Hùng phả là là Hùng vũ vương - Hiền lang hay Hiền vương , Hùng vương kí âm  sai thành Hiên Viên , đây là triều Hùng vương thứ 5 quốc hiệu là Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng . Đức Hùng Vũ vương tức vua Hùng thăng hà , mộ táng ở hang Bua – Nghệ An , bua là biến âm của Bố- Ba- vua nghĩa là người đứng đầu , ngày nay con dân dù đã qua 5&6 ngàn năm có thể đã quên cả sự tích nhưng vẫn thờ kính cúng giỗ hàng năm .
    Hữu Hùng quốc truyền thuyết lịch sử Việt gọi là Bộ 10 - 5 (không phải 15 bộ) , Bộ là từ cổ đồng nghĩa với quốc nên người Việt xưa gọi vua là Bộ chủ hay Bộ chúa , chính xác là cặp số 10 - 5  là trung tâm Hà thư (đồ)  nơi giao hội của trời đất và tứ phương Thiên hạ , bộ 10-5 ngôn ngữ số của Dịch học có nghĩa là nước Giao chỉ chính giữa hay trung tâm Thiên hạ đồng nghĩa với Trung quốc .
    Đế Nghi mất mộ táng ở đền Hùng núi Hy cương ngày nay sử sách gọi rõ là mộ của Hùng vương thứ 6, người Việt coi đấy là đền quốc tổ , hàng năm vẫn cúng giỗ trọng thể vào ngày 10 /3 âm lịch .(Giỗ tổ được chọn là ngaỳ 10/3 ...rất đơn giản : số 10 trong ‘Thập can’ là kỷ - Cả , kỷ →Kỵ nghĩa là ngày giỗ , số 3 là Ba - Cha - Bố ; hoặc tháng 3 là tháng Rồng , rồng là Vua ...,ngày 10/3 ...ngôn ngữ số giải mã là … ‘ngày giỗ cha’ ) , 
    Đế Nghi hiệu là Hùng Hy vương , vua nước Xích qủy thiết Thủy  phải chăng vì thế nên người Việt viết ngài là  Hùng Lạc vương nơi đền Hùng vàmộ táng ở núi Hy cương .
    Đế Nghi mang tước Đường vương tên thường gọi là ông Giao Thường nghĩa là ông...đất Giao phía nam (khác với đất Nam giao chỉ phía nam đất Giao chỉ ) nay là Bắc bộ Việt nam , đế Nghi ....mệnh Hy thúc trạch nam Giao...tức từ đất Giao chỉ – chỗ Giữa đế Nghi mở rộng biên cương về hướng Nam xưa ( nay lộn ngược thành Bắc ) cùng với ông Giao Thường Phía Bắc Giao Chỉ hướng Xich đạo do ông Cao Giao cai quản , Đế Nghi - Nghiêu thâu phục vùng đất mới gọi là vùng Nam Giao tức đất phía nam Giao chỉ ở Quảng tây ngày nay , vì vậy Quảng Tây còn có tên là đất Nam , sau Nam →Lam→Lâm , thời Tôn Quyền gọi Giao chỉ là Giao châu còn lưỡng Quảng là Quảng châu , quảng nghĩa là mở rộng ra .
    Ông Diêu trọng Hoá là người hiền ở đất Lâm - Nam , (Diêu chỉ là cách biến âm tạo từ phân biệt với từ Giao mà thôi , Trọng là thứ 2 , Hoá là thâu hóa ; Diêu trọng hóa nghĩa là người thu đất Nam- Lâm nhập vào với Giao Chỉ ) được đế Nghi gả cho 2 công chúa là Nga Hoàng và Nữ Anh (truyền thuyết dân gian Việt gọi là bà Nữ Hoàng Anh) ...sau thời gian ‘kiểm định’ phẩm chất ....đế Nghi đã truyền ngôi cho ông Diêu trọng Hoá lập ra triều Hùng vương thứ 7 ; Hùng Thuận vương – Lâm lang sử sách thường gọi tắt là đế Thuấn .
    Thủ đô ‘nước Ta’ thời đế Thuấn theo cổ sử là ‘Bồ bản’ thực ra Bồ bản chỉ nghĩa là cái ‘bản lớn’ (chưa xác định được ở đâu) tương tự như ‘làng Cả’ đồng nghĩa với ‘đại ấp’ nghĩa là thủ đô – kinh đô hay đô thành không phải là tên riêng .


    Truyền thuyết về đế Thuấn có nhiều lắm , chỉ xin trích 1 đoạn ...
    .....Khi cha bắt đi cày ở đất Lịch Sơn cốt tìm cách trừ đi, vì nơi đây có tiếng là nhiều thú dữ hay ăn thịt người. Nhưng tấm lòng hiếu thảo và hòa mục của Thuấn động đến lòng trời, cả đàn voi ra giúp Thuấn cày đất và muông chim vô số đáp xuống nhặt cỏ hộ. ...
    Thuấn cày ruộng ở Lịch sơn ... theo An nam chí lược của Lê Tắc ....thì núi Phân mao nơi Mã Viện chôn cột đồng xác định ranh giới cực nam của Đông hãn quốc ở Quảng tây còn có tên là Lịch sơn và đoạn ...Cả đàn voi giúp đế Thuấn cày ruộng đã chỉ ra quê hương bản quán của đế Thuấn không thể ở vùng Tây bắc Trung quốc được, nơi đấy xưa nay chưa hề có voi .
    Theo truyền thuyết, vua Thuấn đi tuần thú đất Thương Ngô ở miền sông Tương không may bị bệnh chết , Thương Ngô nay là Ngô châu đông bắc Quảng Tây . Đền thờ đế Thuấn ở núi Cửu nghi Nam Hồ nam gần đầm Vân mông và sông Tương .
    Thời cổ đại, trị thuỷ để ổn định cuộc sống, phát triển việc cày cấy là việc cấp bách hàng đầu. Theo sử sách, Thuấn sai Cổn làm việc trị thuỷ. Cổn trị thuỷ không thành công nên bị Thuấn xử tội chết , gọi là ông Cổn thực ra là ông ‘Cản’ , nước lũ về mà đắp đê ‘cản’ không cho thoát thì làm sao khỏi lụt ?
    Thuấn lại dùng con Cổn là Hạ Vũ trị thuỷ. Sau nhiều năm, Vũ đào vét 9 con sông đục bạt cả 1 phần qủa núi tên là Long môn sơn ngăn dòng thoát của nước , Hạ Vũ trị thuỷ thành công, vì thế được Thuấn chọn làm người kế vị. Thuấn không truyền ngôi cho con mình là Thương Quân mà trao ngôi báu cho Hạ Vũ.
    Truyện viết như thế phản ánh sự thật là nước rút dần thời biển thoái ....có điều thú vị là Long môn nghĩa là cửa sông lại là địa danh của vùng sông Đà tiếp giáp với đồng bằng bắc bộ ngày nay xa biển nhiều lắm , Long môn sơn là núi ở cửa sông chính là tác nhân gây úng lụt vì thế khi ông Vũ đục bạt cả 1 phần qủa núi cho nước thoát tức thì... ‘trị thủy thành công’ ...tư liệu chép Đại vũ trị thủy ở Hắc thủy , Hắc thủy là tên khác của sông Đà ở Việt Nam .  nơi vua Đại vũ đục bạt cả nửa ngọn núi là thác Bờ ngày nay , cửa ấy chính là Vũ môn mà cá chép hóa rồng khi vượt qua được .
    Ông Vũ truyền thuyết Việt gọi là Sơn tinh và việc trị thủy thành công được ‘truyện hóa’ thành Sơn tinh chiến thắng Thủy tinh .
    Được đế Thuấn Truyền ngôi , Sơn tinh – đại vũ lên ngôi lập nên triều Hùng vương thứ 8 hiệu là Hùng Việt vương – Tuấn lang , Việt nghĩa là vượt cụ thể là vượt lũ chiến thắng Thủy tinh cũng là từ Vượt của vượt Vũ môn ., Tuấn lang là viết sai của Tốn lang , Tốn là quẻ Tốn trong 8 quái chỉ gió và phương Tây , vì quẻ Tốn là Gío lịch sử mới có miền Phong châu , đất Phong và Phong kinh .v.v. và  tư liệu nói ông Vũ họ Tử , tử là Tây vậy . .
    Qua bước mở rộng lãnh thổ theo hướng Bắc – nam đến thời Tốn lang lịch sử họ Hùng bước sang thời mở mang Đông – Tây.
    Sự tích Tản viên Sơn thánh quốc chúa đại vương gắn liền với miền sông Đà núi Tản , Tản Viên chỉ là biến âm của Tốn vương tương tự Hiên Viên là Hiền vương vậy . Núi Tản viên – Tốn vương được người Việt coi là Linh địa phải chăng là nơi chôn táng Tuấn lang ? ; (Dân gian còn lưu truyền chuyện Cao Biền ...sớ rớ định trấn yểm long mạch đã bị ‘thánh vật’ hộc máu mồm dàn máu miệng xuýt toi ...) .
    Đại vũ ông tổ của vương quốc Thiên hạ  thường bị lầm gọi lả Trung hoa   tên Việt là Cao Mật , Cao Mật chính xác là Cao Một nghĩa là vua đầu theo tiếng Việt là vì vua đã mở mang bờ cõi về hướng Tây tức đến đất Lào và có thể xa hơn nữa về hướng Tây , chính vì là ‘Cao Một’ nên sử sách Trung quốc mới gọi ông là Đại Vũ tức vua Lớn ,là tổ chung của tất cả các vương triều  không phải là Hạ vũ vua tổ của riêng vương triều Hạ , ngôn ngữ dân gian gọi ông Đại Vũ là Cái Cơ nghĩa là vua lớn  ...mảnh đất dành thờ ông gọi là đất ‘Cái cơ’ đã bị bẻ quặt biến âm thành Cối kê  đọc theo quan thoại thành ra Hội kế chẳng còn gì dính dáng tới tích xưa ...vua tổ - vua mẹ gì nữa cả ...
    Xa về phía tây Giao Chỉ tới giáp Ấn độ khi xưa có nước Đốn Tốn ký âm Hán văn biến thành Điền Tuấn hay Điện Tuấn phải chăng chính là tiền thân của nước Miến Điện hay Diến Điện ngày nay ? ; Phải chăng người Miến Điện và người Lào cổ là con cháu chính dòng của Tản Viên Sơn thánh ?.
    Việc vua Vũ là 1 Hùng vương bị ai đó ở vùng Tây Nam Trung quốc xiên sẹo ra ....chuyện ông Vũ khi chết biến thành con gấu lớn , hùng tiếng Tàu là con gấu .
    Đại Vũ cưới vợ là Đồ Sơn thị nghĩa thực là ông Vũ lấy người đàn bà ở Đồ sơn ...., Đồ sơn xưa nay vẫn còn nguyên thuộc Hải phòng Việt nam , truyền thuyết Việt chép là Kinh Dương vương kết duyên cùng Long Nữ con gái Thần long Động đình quân vua vùng Động đình hồ tức biển Đông , điều này kết hợp với thông tin đế Thuấn đi cày ở Lịch sơn chỉ ra động đình hồ chính là vịnh Bắc Việt ngày nay , thông tin lịch sử của đoạn truyện này là chỉ sự hợp nhất 2 miền đông và Tây Giao chỉ thành 1 lãnh thổ thống nhất của con cháu nhà Hùng . Sự việc đưa đến người Việt thường nhận dòng giống mình có cha là Rồng mẹ là Tiên chính xác ra phải nói ngược lại là mẹ Rồng - Cha Tiên  vì mẹ là Long Nữ đích thị là Rồng còn cha là đại vũ Sơn tinh , thì chữ Tiên  là ghép bởi chữ Sơn là núi và Nhân là người mà thành .
    Bố Sơn tinh – Đại Vũ và mẹ Long Nữ – Đồ sơn thị sinh ra Lạc Long quân , sử Trung hoa gọi là ông Khải , Lạc tức nác – nước chỉ vùng đất tây Việt và tây Quảng Tây , Long là rồng – quẻ Thìn cũng là quẻ Chấn chỉ đất ven biển đông là đất đồng bằng Bắc bộ và nam Quảng Tây cũng rất có thể xa đến tận miền Quảng Đông .
    Theo phép ‘truyền hiền’ vua Đại vũ – Sơn tinh đã chuẩn bị chu đáo việc truyền ngôi cho ông Cao Giao thủ lãnh dân ở về phía ‘Xích đạo’ của Giao chỉ tức miền Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay nhưng ông Cao Giao chết trước nên vua Vũ quyết định truyền ngôi cho con ông Cao Giao là bá Ích chính xác là ‘bá Ất’ , là số 2 của Thập can chỉ hướng nóng – xích đạo .
    Đại vũ mất , triều thần không tuân theo di mệnh mà tôn ông Khải con Đại Vũ lên làm vua , dân Hữu Hổ thị tức người La - kẻ Lửa không phục vì thế nổ ra chiến tranh và phân ly ..., ông Khải chiếm đất An của kẻ La – Hữu Hoả thị lập kinh đô ‘đại ấp An’ nay chưa thể xác định .
     Triều đại của đế Khải là triều Hùng vương thứ 9 ; Hùng hoa vương – Hải lang .
    Truyện viết 50 con theo cha xuống biển là chỉ phần dân phía đông Giao chỉ theo ông Khải – Lạc Long quân lập ra triều Hạ gọi là người Hoa Hạ .
    Lạc – Long quân nghĩa là chúa của 2 dòng tộc ; ‘nước’ chỉ phía nam và ‘rồng’ chỉ phía đông , Hữu Hổ thị hay Hoả thị là người La hay Lửa chỉ dân sống ở phía xích đạo vì tội chống đối bị đày đi 4 phương trở thành Tứ Di . Di là biến âm của ‘dời’ tiếng Việt .
    50 con theo mẹ lên núi là chỉ người La – hữu Hổ thị theo ông bá Ích di cư đến miền Kỳ sơn là miền đất giữa Qúy châu – Vân nam và Quảng Tây ngày nay , Sách vở Trung hoa gọi họ là người Liêu Tử (Liêu tử thiết Lửa , Lê La Lửa – Hoả Hổ chỉ là 1) , nơi sinh sống của người Liêu tử gọi là đất Lưu sa ( Lưu sa thiết La ) được nhiều tư liệu gọi là đất phía Tây của lãnh thổ Trung hoa thời Thương và Ân . (Lãnh thổ nhà Thương ...tiền Giao chỉ , Tây giáp Lưu Sa , đông giáp biển , hậu là Hàm đô ).
    Con cháu nhà Hùng phân thành Hoa – Di từ đấy , Hoa là người sống ở đất giữa gọi là Trung quốc còn Di tức Nhì thứ nhì là tên gọi người sống ở tứ phương thiên hạ .
    Lạc Long quân – đế Khải nay được thờ ở đền Đồng bằng tỉnh Thái Bình với tên gọi là ‘vua cha Bát Hải Động đình’ (theo Bách Việt 18) , cụm từ Bát hải động đình chỉ nghĩa là biển Đông (xin xem cả bài cũng trong web - blog này) , cuộc phân ly lần này được nhà nghiên cứu Bách Việt 18 coi là cuộc chiến Hùng _ Thục lần thứ I với chiến thắng thuộc về dòng Hùng , dòng Thục phải lưu vong đến Kỳ sơn .
    Dòng nhà Hạ sau bị thủ lãnh xứ Nghệ (Nghệ An ?) là Hậu Nghệ cướp ngôi , Hậu Nghệ lại bị Hàn Trác giết chết và chiếm ngôi , Hàn Trác phong cho 2 con mình là chúa nước Qua và nước Qúa ; nước Qua và Qúa phải chăng là nước Lão Qua về sau , nay là nước Lào ? .
    Thông tin ... xưa trên trời có đ̣ến 10 mặt trời , Hậu Nghệ đã dùng cung bắn rụng 9 cái chỉ còn lại 1 như ngày nay . Hậu Nghệ cũng đã diệt loài cá sấu cứu dân , 2 sự việc thực sự chỉ ra nước ta sau thời  lũ lụt kinh hoàng của ông Vũ trị thủy kiến quốc giờ đến thời hạn hán ghê gớm , đất đai khô cằn thì cá sấu đương nhiên chết ráo .
    Sau thời Hậu Nghệ và Hàn Trác cướp ngôi tức chỉ là giai đoạn thiên tai khí hậu cực đoan mà thôi .
    Nhà Hạ Trung hưng định đô  ở Dương thành  Quảng châu ngày nay truyền tới đời vua Kiệt là hôn quân nên bị Thành Thang diệt , Thành Thang xưng là Võ vương lập nên nhà Thương của Trung hoa . Kinh đô sau cùng của nhà Thương rất có thể là thành Tân Can ở bờ nam (nay) Trường giang , vua Bàn Canh đã dẫn dân nhà Thương vượt Giang về đất phía bắc Trường giang và lập đô ở Bàn long thành tức Bàn Canh Lang thành phía bắc (nay) Trường giang , từ đó sách sử gọi là nhà Thương Ân tức Thương thứ 2 ( Ân – Ơn đồng nghĩa với nhị ) . theo đồ hình Bát quái đối diện với can Tân ở hướng Xích đạo là can Canh nhưng bị ... ai đó cạo bỏ chữ Canh để cho Bàn Canh lang thành biến ra Bàn long thành , giấu biến thông tin chỉ dẫn vị trí mang trong bản thên tên gọi nhằm dễ bề đổi dòng lịch sử ....
    Nhà Thương Ân dời kinh đô dần về phía Hoàng hà , tới thời vua Trụ đã vượt Hoàng hà lập biệt đô Triều ca ở Ân khư cực bắc tỉnh Hà nam ngày nay . Công ơn nhà Thương Ân với Trung hoa rất lớn cả 1 giải đất mêng mông lưu vực sông Hoài giữa Trường giang và Hoàng hà thuộc về Thiên hạ là nhờ công nhà Ân , dân trên đất ấy gọi là Hoài Di , giải đất phía tây nay là Tứ xuyên hay Tây xuyên xưa là nước Qủy phương của tộc Khang Tạng cũng do Cao Tông nhà Ân thu về   , trong việc diệt nước Qủy phương thì công lao cùa Vương Qúy tức Thục vương cha của Văn vương nhà Châu  rất lớn (Kinh dịch viết 1 ngày vua triệu kiến để bàn bạc đến 3 lần ).
    Nhà Thương truyền đến đời vua Trụ thì hoang dâm tàn ác không thua gì hôn quân Kiệt nhà Hạ ....kết qủa nhà Thương Ân bị ông Cơ Phát – Vũ vương nhà Châu diệt .
    Bá Ích hay Ất đưa người La định cư ở vùng Kỳ sơn , sau vùng này gọi là Kỳ châu biến âm thành ‘Cùi Chu’ tức Qúy châu ngày nay  lãnh thổ của nước Dạ lang tức  Di  hạ lang tư liệu Việt chép thành động Dã năng , đất này vì nằm ở phía tây Ngũ lãnh Trung tâm thiên hạ thời Thương ở Hồ nam nên gọi là đất Thục nghĩa là đất phía tây . ( lưu ý :Thục ≠ Xuyên thục ≠ Bá Thục) .
    Vương Qúy tức Thục vương là cha của ông Cơ xương , ông nội của Cơ Phát hay Thục Phát , cổ sử Việt chép  Thục Phán là Thục vương tử đã cướp nước của Hùng vương lập nên nhà Thục trong dòng sử Việt , chính xác thì Thục Phát là Thục vương ‘tôn’ sau khi kế ngôi cha làm vua nước Văn vương hay Văn lang đã hiệu triệu các nước trong thiên hạ dấy binh diệt vua Trụ đánh đổ nhà Thương Ân Hùng triều thứ 11 , từ đó Thiên hạ thuộc về nhà Châu hay Chu .
    Trong dòng Sử Việt thì ông Cơ Xương là Tây bá hay Thục bá hầu của nhà Ân , đất phong ban đầu là vùng Quảng Tây ngày nay có thể Trung tâm là vùng Vạn gia bá - Quảng tây , Ban đầu Thục bá mở rộng đất của mình về phía tây chiếm nước ‘Mật tu’ tức ‘Mặt Tây’ nay là Vân nam sau tiến chiếm nước Sùng của Sùng hầu Hổ , Sùng hầu Hổ cổ sử Việt gọi là Sùng Lãm là Bắc bá hầu của triều Ân .
    Lãnh thổ nước Sùng hay Cao chính là đất Giao – Chỉ , đất Giao chỉ phía xích đạo gọi là đất An – Ôn – nóng , phía ngược lại gọi là đất Lạc – Nác – Nước , Đất Bá thục nằm  ở phía Nam Giao chỉ (phương hướng xưa -ngoài cõi) , phương Nam xưa , nay là phương Bắc về Dịch tượng là màu đen , Huyền thiên nên tộc người ở đất Nam – Lâm gọi là tộc Ô đồng nghĩa với Đen , Ô biến âm thành Âu còn gọi là Ai Lao (ai lao thiết âu – ô) .
    Ông Cơ Xương đánh bại Sùng hầu Hổ tức Sùng Lãm thống nhất 2 tộc người 2 vùng đất Âu và Lạc lập ra nước Âu – Lạc xây kinh đô trên đất Lạc gọi là Phong kinh .
    Truyền thuyết lịch sử Việt viết ....Lạc long quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng là đã lầm lẫn lần hợp tan thứ 1 với cuộc hợp tan lần thứ 2 này .
    Âu – Ô – màu đen chỉ đất phía Nam Giao chỉ gọi tắt là Lĩnh Nam nay là vùng Quảng Tây – Qúy châu , Cơ – Cao là chúa là thủ lãnh , Cơ cũng là họ của ông Cơ Xương tức Thục bá hầu . Âu Cơ thống nhất đất và dân của mình với đất và dân của Sùng Lãm tức Sùng hầu Hổ lập ra nước Âu – Lạc , còn gọi là nước Văn lang – Văn vương vì ông Cơ Phát (Phán) sau khi lên ngôi thiên tử đã truy phong cha là Văn vương , vua của thiên hạ nhà Châu , nước Văn lang tức nước do Văn vương kiến lập lãnh thổ bắc (xưa) giáp Hồ Tôn , nam (xưa) giáp Hồ nam (bị cạo sửa thành Nam Hải) , tây giáp Xuyên Thục (nay là Tứ xuyên hay Tây xuyên) và Đông gíap biển Đông xưa gọi là hồ Động đình .
    Ông Bá Ích dẫn 50 con nhánh La - Lửa lên núi Kỳ sơn sau được nhà Châu tôn phong là Cổ công đản phủ – Thái vương nhà Châu , cả ngàn năm sau truyền đến đời vương Qúy tức Thục vương cha của ông Cơ Xương , Cơ xương tức bà Âu Cơ lập ra nước Văn lang – Âu Lạc xưng là An – Dương vương an là ơn hay ân nghĩa là thứ 2 , dương thực ra là giêng  nghĩa là đầu tiên ý chỉ ông thánh của nền Dịch học ,  An Dương vương  là triều Hùng vương thứ 12- Hùng Chiêu vương – Quốc tiên lang trong 18 đời Hùng vương của người Việt , Chiêu chính là Châu ; nhà Châu Trung hoa , Quốc tiên lang nghĩa là lang hay vương đầu tiên của quốc gia Âu – Lạc và cũng nghĩa là ông tổ của nhà Châu Trung hoa .. ., Cơ Xương  là Lang Liêu trong tích ‘Bánh chưng bánh dày’ – ‘trời tròn đất vuông’ , lang Liêu nghĩa là chúa người Liêu gọi khác là Lăng Xương thật đúng với cách gọi người Liêu tử Quảng Tây của sách vở Trung quốc .
    Ông Cơ Phát (Phán) mang tước Ninh vương của nước Văn lang đánh bại vua Trụ nhà Ân lên ngôi thiên tử sử sách gọi  là Vũ vương nhà Châu , Triều đại này Cổ sử Việt gọi là đời Hùng vương thứ 13 – Hùng Ninh vương – Thừa Văn lang , Ninh vương là tước của ông Cơ Phát , Thừa Văn lang ý nói ông là người kế thừa ngôi vua của Văn lang hay Văn vương .
    Ngày nay người Việt thờ Ninh vương với tôn hiệu Linh lang đại vương ; ninh- linh , lang đồng nghĩa với vương .
    Xin dẫn 1 chuyện ... làng Vân nước Việt  có loại rượu đặc biệt ngon gọi là ‘Vân hương mỹ tửu’ , Kỳ lạ là nơi đây  thờ tổ nghề chế rượu  là bà Nghi Đich, người dân truyền miệng rằng bà là vợ cả của Vũ Vương, vì chồng bà thích uống rượu, nên bà đã tìm cách chế men cất nên thứ rượu ngon này, rồi đem truyền lại cho người làng Vân để lưu truyền hậu thế…Chiến quốc sách xác nhân vua Vũ này chính là Châu Vũ vương nhà Châu , sử̉ thuyết Hùng Việt cho  Vân hương chỉ là nôm na từ ̀ ‘làng Vân - Vân làng’  , Vân làng cũng chính là Văn lang quốc hiệu cổ đại của Việt nam . 
    Vũ vương Thiên tử nhà Châu sau khi lên ngôi đã dời đô từ đất Phong tức Phong châu về Kiểu hay Cảo kinh , Cảo và kiểu chỉ là biến âm của cửu – số 9 chỉ phía tây trong Hà thư – Dịch học , có thể Cảo kinh chính là Côn minh ngày nay , Cửu kinh chính xác là Côn Ninh không phải là Côn Minh , ninh nghĩa là không thay đổi là Dịch tượng chỉ phía tây cũng chính là tước hiệu của ông Cơ Phát thời nước Văn lang . cũng nói thêm ai đó đã mưu mô hoán cải Nam Minh tức kinh ̣ô phía Nam thành ra Nam ninh như ngày nay còn Côn Ninh kinh đô phía Tây của Ninh vương thì bị biến ra Côn Minh chẳng đâu ra đâu cả .
    Khoảng năm 770 trước công nguyên , Châu Bình vương dời về Đông đô trên đất Giao chỉ xưa , rất có thể Đông đô nhà Châu nằm ngay trong lòng Hà nội ngày nay . Thời Đông Châu cổ sử Việt gọi là Đời Hùng vương thứ 14 – Hùng Tạo vương – Đức Tân lang . Có câu thơ ....Kiểu ngoại bách Man hoàn Cổ Lũy tức thành Cổ Loa đã  chỉ ra việc này .
    Chính tên gọi Châu giang ở vùng này đã chỉ ra nó bắt nguồn từ đất gốc của  nhà Châu  tương tự Hán thủy sông Hán chính xác ra là Hưng thủy bắt nguồn từ đất gốc mà Hiếu cao  Lý Bôn - Lưu Bang xin thêm của Hạng Vũ  ,
    Nhà Châu phân phong cho con cháu và công thần lập ra rất nhiều nước gọi là chư hầu , đây thực ra là giải pháp tình thế vì với trình đô khoa học kỹ thuật lúc ấy thì không triều đình nào có thể quản lý 1 vùng lãnh thổ mênh mông thiên địa cả 4 -5 triệu km vuông , cách  lấy liên hệ máu mủ hoặc thâm tình mà nương tựa lẫn nhau tạo ra điều Truyện Hồng bàng trong Lĩnh nam trích quái gọi là trăm trứng nở ra Trăm trai làm tổ của Bách Việt .
    Thời nhà Hạ dân nước họ Hùng chia thành 2 nhánh :
    Nhánh Hoa Hạ chỉ dòng chính sống ở Trung quốc tức đất trung tâm .
    Nhánh Di Hạ chỉ nhánh họ Hùng bị Cơ Phát dời đi tứ phương sống ở ngoại biên .
    Sử thuyết Hùng Việt cho là Đất trung tâm nhà Hạ gồm : Giao chỉ gốc và Nam Giao cộng với đông Hạ là Quảng Đông ngày nay tất cả hợp thành Bộ Giao chỉ trong Hoa sử hay bộ 10 -5 trong truyền thuyết lịch sử Việt nam.
    Nhờ phép phiên thiết ta xác định được đất của nhánh Di Hạ .
    Di Hạ thiết Dạ ...chỉ ra chính là nước Dạ lang ở Qúy châu ngày nay , lang là đồng nghĩa của vương .
    Việc xác định được địa bàn của người Di Hạ là nước Dạ lang ở Qúy châu có hệ qủa ngược giúp khẳng định : đất trung tâm nhà Hạ chính là bộ Giao chỉ sau gọi là Giao châu chứ không thể là vùng Sơn tây bắc Hoàng Hà vì khác 'giống'.
    Cổ địa lý Trung hoa lấy đất trung tâm thời nhà Hạ là Giao chỉ bộ làm chuẩn nên ông Thuấn tổ của nhà Thương địa bàn chính là Hồ nam và Giang Tây được xếp vào Đông Di và Châu văn vương lập quốc ở Qúy châu – Vân nam được cho là người Tây Di .
    Sau cả mấy trăm năm thì máu cũng đà loãng tình cũng lợt màu nên các nước chư hầu đánh nuốt lẫn nhau đến thời Xuân thu – Chiến quốc chỉ còn vài nước lớn , dân mỗi nước thành 1 chi của Bách Việt , Tần là Qủy Việt , Sở là Tủy Việt , Ngô là Dương Việt , Việt là Mân Việt , Tống ở Quảng đông thành Đông Việt , Điền thành Điền Việt , dân phía tây Giao chỉ là Tuấn Việt , nước Văn lang thì dân phía Bắc miền Qúy châu – bắc Quảng Tây là Di Việt , nam Văn lang là Lạc Việt cũng là Nam Việt (có người còn nói đến Sơn Việt và Chiêm Việt nhưng chưa thể xác định ).
    Trăm trứng nở trăm con trai tổ của Bách Việt là thế , bách ở đây chỉ có nghĩa là đông là nhiều không phải là 100 , kinh Dịch có nói đến ....kiến vạn quốc thân chư hầu ....như thế lớn hơn số trăm nhiều lắm .
    Xét kỹ 2 lần hợp – tan thì có thể thông được những gì gói trong truyện họ Hồng bàng ở sách Lĩnh nam trích quái , lần hợp tan trước giúp hiểu được cảnh phân ly 50 con theo cha xuống biển , 50 con theo mẹ lên núi , lần hợp tan thứ hai ngàn năm sau cho biết ý nghĩa sự việc Trăm trứng nở trăm con trai là tổ Bách Việt .
    Phần ‘bột’ của truyện họ Hồng bàng chính là những dòng sử của tổ tiên người Việt nam thời tiền sử vậy .

      Hôm nay: 8/9/2024, 7:23 am