Ai đã tạo ra nền văn minh Trung hoa?
Tổng thuật Alecsei Lensov - Đan Thi Moscow dịch
Nguồn - http://www.nuocnga.net/default.aspx?tabid=327&ID=2316&CateID=228
Nền văn minh và nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Trung quốc đã được kiến tạo không phải là ở nơi hiện nay vẫn quan niệm, chỉ dẫn và ghi chép trong các sách giáo khoa Trung quốc, mà là nằm xa hơn nhiều về phương Nam… Người đã tạo nên nền văn minh Trung hoa không phải là tổ tiên của người Trung quốc - người Hoa Hán -, mà là những người Môn-Khơmer…Đây là đề tài nghiên cứu về một thời kỳ lịch sử xa xưa, nhưng đối với chúng ta hôm nay, điều thú vị là giáo sư đã rọi một cái nhìn mới vào lịch sử cổ đại Trung quốc, cho một kiến giải mới mẻ về vai trò của các cư dân Việt và Môn-Khơmer trong lịch sử của đất nước láng giềng rộng lớn này.
Xin tổng thuật với các bạn về một công trình nghiên cứu mới đây của Tiến sĩ khoa học Dega Deopik, Giáo sư Viện các nước Á-Phi thuộc trường Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcova (MGU). Báo cáo khoa học của giáo sư Deopik nói về nguồn gốc Nam Á của cư dân vùng lưu vực sông Dương tử và Tây giang, Trung hoa, vào khỏang 3000-2000 năm tr.CN. Đây là đề tài nghiên cứu về một thời kỳ lịch sử xa xưa, nhưng đối với chúng ta hôm nay, điều thú vị là giáo sư đã rọi một cái nhìn mới vào lịch sử cổ đại Trung quốc, cho một kiến giải mới mẻ về vai trò của các cư dân Việt và Môn-Khơmer trong lịch sử của đất nước láng giềng rộng lớn này.
Giáo sư Deopik nói rằng, nền văn minh và nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Trung quốc đã được kiến tạo không phải là ở nơi mà hiện nay vẫn quan niệm, chỉ dẫn và ghi chép trong các sách giáo khoa, mà là nằm xa hơn nhiều về phương Nam.
Trong những năm gần đây đã xuất hiện một số lượng lớn các công trình, kể cả của các tác giả Trung quốc, chỉ ra rằng, người đã tạo nên nền văn minh Trung hoa không phải là tổ tiên của người Trung quốc - người Hoa Hán -, mà là những người Môn-Khơmer. Quả thật, đây hiện chưa phải là ý kiến của số đông ở Trung quốc hiện nay, (hiển nhiên rồi), nhưng là ý kiến của các nhà sử học và ngôn ngữ học miền Nam nước này.
Phản ánh lịch sử một cách chính xác và nhất quán, những phát hiện khảo cổ học đã xác nhận rằng, có một văn tự sớm nhất – không phải là văn tự tượng hình, chữ vuông- đã xuất hiện ở vùng hạ lưu sông Dương tử, rồi cũng từ đây truyền bá đến các vùng còn lại của Trung quốc.
Cần nhớ là, dân tộc Hoa – những người được coi là chủ nhân tạo nên văn minh Trung hoa với dạng thức hiện đại của nó, thì đã từng sinh sống ở trung lưu sông Hoàng hà, trồng kê và không biết dẫn thủy nhập điền. Cho đến thời đại những năm thứ 3000 và bắt đầu năm thứ 2000 tr.CN, đây còn là một dân tộc khá sơ khai. Còn khởi nguyên căn bản của văn minh thời bấy giờ thì ở trung lưu, và chủ yếu nhất, là nằm ở hạ lưu sông Dương tử.
Vào thời đại xa xưa ấy, trên lãnh thổ Trung quốc là hai thế giới : một thế giới với những người trồng kê, cao lương và không biết tưới tiêu, còn một thế giới khác là của những người trồng lúa nước và biết làm thủy lợi. Hai thế giới này ngăn cách nhau bởi lằn ranh giới tự nhiên : dãy núi ngăn cách các chi lưu của Dương tử khỏi các chi lưu của Hoàng hà. Từ phương bắc xuống phương nam, mọi thứ đều khác : cả khí hậu, cả động vật, thực vật…
Và như vậy là đã từng có hai thế giới khác biệt. Để xâm thực từ vùng này sang vùng khác, để học cách trồng lúa và làm thủy lợi, người Hoa đã mất hơn một nghìn rưởi năm, nhưng rồi cuối cùng họ cũng đã học được. Nhưng trước đó, thì trung tâm thẩm thấu ảnh hưởng đến vùng thung lũng triền sông Hoàng hà, chính là lưu vực sông Dương tử. Tại đó, theo quan điểm của đa số các nhà ngôn ngữ học, là nơi sinh sống của các dân tộc họ hàng của người Việt, người Khơmer và người Môn, tức là gia đình của các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á. Chính họ mới là chủ nhân đã kiến tạo nên nhà nước đầu tiên, có văn tự, nghệ thuật, tôn giáo riêng, không hề giống với tôn giáo của người Hoa, và chiếm ưu thế trong các quan hệ văn hóa cũng như kinh tế. Chẳng hạn, người Hoa không thích mô phỏng thần thánh, trong khi các tượng thờ tìm thấy ở vùng thuộc sông Dương tử lại dày đặc các thần có dung mạo người, theo truyền thuyết giao lưu với nhau bằng đủ thứ mối quan hệ.
Chỉ đến giữa nghìn năm thứ hai trước Công nguyên, mới bắt đầu có sự song hành cấu thành khởi nguyên của văn minh, và ở trung lưu sông Hoàng hà, những người Hoa Hán bắt đầu bước vào quĩ đạo lịch sử.
Nhìn chung, kinh nghiệm lịch sử của loài người chỉ ra rằng, tất cả các dân tộc sinh sống ở vùng ngoại biên phía bắc của văn minh thường có sự phát triển năng động hơn. Cũng đã từng có như vậy ở khắp nơi trong thế giới cũ : một số này sáng chế ra, số khác thấm nhuần được, sau đó tiến về phương nam và chiếm đọat nó, đó là qui luật lịch sử.
Nhưng cả trong thời đại giữa nghìn năm thứ hai đến giữa nghìn năm thứ nhất trước Công nguyên, khi mà văn minh Hoa Hán đã được cấu thành, thì các di sản của người Nam Á vẫn đóng vai trò to lớn. Chẳng hạn, một trong những tôn giáo dẫn đầu hệ thống tín ngưỡng Trung hoa, là Đạo giáo, chính là được truyền bá từ người Nam Á. Trước kia cấm kỵ không được nói đến vấn đề này, nhưng bây giờ thì ngay các học giả chính thống của Trung quốc cũng không phủ nhận.
Cũng cần nhắc đến cả triều đại nhà Chu, do người Môn-Khmer dựng nên vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên, từng là bá chủ tòan cõi Trung hoa. Triều đại này đã thử thu thiên hạ về một mối dưới sự nhất thống của mình, với các thần thánh của mình, đã lĩnh hội văn tự Trung hoa nhưng không tiếp thu ngôn ngữ, khắp Trung quốc. Nhưng rồi đã không phải là họ thống nhất thành công, mà là dân du mục, những người con của thảo nguyên Tần, vào thế kỷ III tr.CN. Cuối thế kỷ III tr.CN, triều đại Nam Á đã có một cố gắng tuyệt vọng cuối cùng để thâu tóm cả Trung hoa vào tay người Môn-Khơmer, chứ không phải là người Trung quốc. Họ đã đạt tới điều đó, nhưng chỉ được trong vòng 4 năm ngắn ngủi chưa tầy gang. Còn người Hoa, khi ấy đã có một nhà nước rành rành là hòan thiện hơn, bắt đầu xâm lấn lưu vực sông Dương tử, sông Ngọc châu, và cứ thế, cho đến tận ngày nay.
Trên đây là tổng thuật, về ý tưởng và những dẫn chứng khoa học mà người lãnh đạo Trung tâm Việt nam học thuộc Viện các nước Á-Phi trường ĐHTH quốc gia Matxcova (MGU), tiến sĩ khoa học, giáo sư Đêga Deopik, đã nêu ra tại một Hội nghị khoa học về Việt nam, tổ chức ở thủ đô Nga cách đây chưa lâu.
Tổng thuật Alecsei Lensov - Đan Thi Moscow dịch
Nguồn - http://www.nuocnga.net/default.aspx?tabid=327&ID=2316&CateID=228
Nền văn minh và nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Trung quốc đã được kiến tạo không phải là ở nơi hiện nay vẫn quan niệm, chỉ dẫn và ghi chép trong các sách giáo khoa Trung quốc, mà là nằm xa hơn nhiều về phương Nam… Người đã tạo nên nền văn minh Trung hoa không phải là tổ tiên của người Trung quốc - người Hoa Hán -, mà là những người Môn-Khơmer…Đây là đề tài nghiên cứu về một thời kỳ lịch sử xa xưa, nhưng đối với chúng ta hôm nay, điều thú vị là giáo sư đã rọi một cái nhìn mới vào lịch sử cổ đại Trung quốc, cho một kiến giải mới mẻ về vai trò của các cư dân Việt và Môn-Khơmer trong lịch sử của đất nước láng giềng rộng lớn này.
Xin tổng thuật với các bạn về một công trình nghiên cứu mới đây của Tiến sĩ khoa học Dega Deopik, Giáo sư Viện các nước Á-Phi thuộc trường Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcova (MGU). Báo cáo khoa học của giáo sư Deopik nói về nguồn gốc Nam Á của cư dân vùng lưu vực sông Dương tử và Tây giang, Trung hoa, vào khỏang 3000-2000 năm tr.CN. Đây là đề tài nghiên cứu về một thời kỳ lịch sử xa xưa, nhưng đối với chúng ta hôm nay, điều thú vị là giáo sư đã rọi một cái nhìn mới vào lịch sử cổ đại Trung quốc, cho một kiến giải mới mẻ về vai trò của các cư dân Việt và Môn-Khơmer trong lịch sử của đất nước láng giềng rộng lớn này.
Giáo sư Deopik nói rằng, nền văn minh và nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Trung quốc đã được kiến tạo không phải là ở nơi mà hiện nay vẫn quan niệm, chỉ dẫn và ghi chép trong các sách giáo khoa, mà là nằm xa hơn nhiều về phương Nam.
Trong những năm gần đây đã xuất hiện một số lượng lớn các công trình, kể cả của các tác giả Trung quốc, chỉ ra rằng, người đã tạo nên nền văn minh Trung hoa không phải là tổ tiên của người Trung quốc - người Hoa Hán -, mà là những người Môn-Khơmer. Quả thật, đây hiện chưa phải là ý kiến của số đông ở Trung quốc hiện nay, (hiển nhiên rồi), nhưng là ý kiến của các nhà sử học và ngôn ngữ học miền Nam nước này.
Phản ánh lịch sử một cách chính xác và nhất quán, những phát hiện khảo cổ học đã xác nhận rằng, có một văn tự sớm nhất – không phải là văn tự tượng hình, chữ vuông- đã xuất hiện ở vùng hạ lưu sông Dương tử, rồi cũng từ đây truyền bá đến các vùng còn lại của Trung quốc.
Cần nhớ là, dân tộc Hoa – những người được coi là chủ nhân tạo nên văn minh Trung hoa với dạng thức hiện đại của nó, thì đã từng sinh sống ở trung lưu sông Hoàng hà, trồng kê và không biết dẫn thủy nhập điền. Cho đến thời đại những năm thứ 3000 và bắt đầu năm thứ 2000 tr.CN, đây còn là một dân tộc khá sơ khai. Còn khởi nguyên căn bản của văn minh thời bấy giờ thì ở trung lưu, và chủ yếu nhất, là nằm ở hạ lưu sông Dương tử.
Vào thời đại xa xưa ấy, trên lãnh thổ Trung quốc là hai thế giới : một thế giới với những người trồng kê, cao lương và không biết tưới tiêu, còn một thế giới khác là của những người trồng lúa nước và biết làm thủy lợi. Hai thế giới này ngăn cách nhau bởi lằn ranh giới tự nhiên : dãy núi ngăn cách các chi lưu của Dương tử khỏi các chi lưu của Hoàng hà. Từ phương bắc xuống phương nam, mọi thứ đều khác : cả khí hậu, cả động vật, thực vật…
Và như vậy là đã từng có hai thế giới khác biệt. Để xâm thực từ vùng này sang vùng khác, để học cách trồng lúa và làm thủy lợi, người Hoa đã mất hơn một nghìn rưởi năm, nhưng rồi cuối cùng họ cũng đã học được. Nhưng trước đó, thì trung tâm thẩm thấu ảnh hưởng đến vùng thung lũng triền sông Hoàng hà, chính là lưu vực sông Dương tử. Tại đó, theo quan điểm của đa số các nhà ngôn ngữ học, là nơi sinh sống của các dân tộc họ hàng của người Việt, người Khơmer và người Môn, tức là gia đình của các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á. Chính họ mới là chủ nhân đã kiến tạo nên nhà nước đầu tiên, có văn tự, nghệ thuật, tôn giáo riêng, không hề giống với tôn giáo của người Hoa, và chiếm ưu thế trong các quan hệ văn hóa cũng như kinh tế. Chẳng hạn, người Hoa không thích mô phỏng thần thánh, trong khi các tượng thờ tìm thấy ở vùng thuộc sông Dương tử lại dày đặc các thần có dung mạo người, theo truyền thuyết giao lưu với nhau bằng đủ thứ mối quan hệ.
Chỉ đến giữa nghìn năm thứ hai trước Công nguyên, mới bắt đầu có sự song hành cấu thành khởi nguyên của văn minh, và ở trung lưu sông Hoàng hà, những người Hoa Hán bắt đầu bước vào quĩ đạo lịch sử.
Nhìn chung, kinh nghiệm lịch sử của loài người chỉ ra rằng, tất cả các dân tộc sinh sống ở vùng ngoại biên phía bắc của văn minh thường có sự phát triển năng động hơn. Cũng đã từng có như vậy ở khắp nơi trong thế giới cũ : một số này sáng chế ra, số khác thấm nhuần được, sau đó tiến về phương nam và chiếm đọat nó, đó là qui luật lịch sử.
Nhưng cả trong thời đại giữa nghìn năm thứ hai đến giữa nghìn năm thứ nhất trước Công nguyên, khi mà văn minh Hoa Hán đã được cấu thành, thì các di sản của người Nam Á vẫn đóng vai trò to lớn. Chẳng hạn, một trong những tôn giáo dẫn đầu hệ thống tín ngưỡng Trung hoa, là Đạo giáo, chính là được truyền bá từ người Nam Á. Trước kia cấm kỵ không được nói đến vấn đề này, nhưng bây giờ thì ngay các học giả chính thống của Trung quốc cũng không phủ nhận.
Cũng cần nhắc đến cả triều đại nhà Chu, do người Môn-Khmer dựng nên vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên, từng là bá chủ tòan cõi Trung hoa. Triều đại này đã thử thu thiên hạ về một mối dưới sự nhất thống của mình, với các thần thánh của mình, đã lĩnh hội văn tự Trung hoa nhưng không tiếp thu ngôn ngữ, khắp Trung quốc. Nhưng rồi đã không phải là họ thống nhất thành công, mà là dân du mục, những người con của thảo nguyên Tần, vào thế kỷ III tr.CN. Cuối thế kỷ III tr.CN, triều đại Nam Á đã có một cố gắng tuyệt vọng cuối cùng để thâu tóm cả Trung hoa vào tay người Môn-Khơmer, chứ không phải là người Trung quốc. Họ đã đạt tới điều đó, nhưng chỉ được trong vòng 4 năm ngắn ngủi chưa tầy gang. Còn người Hoa, khi ấy đã có một nhà nước rành rành là hòan thiện hơn, bắt đầu xâm lấn lưu vực sông Dương tử, sông Ngọc châu, và cứ thế, cho đến tận ngày nay.
Trên đây là tổng thuật, về ý tưởng và những dẫn chứng khoa học mà người lãnh đạo Trung tâm Việt nam học thuộc Viện các nước Á-Phi trường ĐHTH quốc gia Matxcova (MGU), tiến sĩ khoa học, giáo sư Đêga Deopik, đã nêu ra tại một Hội nghị khoa học về Việt nam, tổ chức ở thủ đô Nga cách đây chưa lâu.
Được sửa bởi Admin ngày 24/4/2014, 10:25 am; sửa lần 1.