Tiền nhân Việt có lối dạy Dịch học rất hay , dạy bằng chính ngôn từ dùng hằng ngày :
như từ kép :
* Đanh đá ; quan niệm Dịch học phía Tây Tĩnh phía Đông động , tĩnh>định >đinh>đanh , từ kép đanh đá chỉ ra phía Tăy hành Thổ tượng là đất đá . xưa phía Tây nhà Châu là rợ Khuyển Nhung , chúng rất mạnh và rất dữ dằn uy hiếp Trung Hoa đến độ vua Châu lo sợ phải dời đô về Lạc ấp ở phía Đ̣ông do đó dân gian có từ đanh đá chỉ sự dữ dằn chuyên ăn hiếp người khác .
* Định đoạt ; đoạt là tên khác của quẻ Đoài ; định đoạt chỉ ra quẻ Đoài trấn phía Tây đồ hình hậu thiên Bát quái . Định đoạt tức quyết cũng là quyết định , từ Quyết cũng được dùng chỉ phía Tây , khi văn mih họ Hùng truyền sang phương Tây thì Quyết trở thành West . Tương tự phía Đông thương yêu từ ái được viết thành east , phương nước tức phương Nam xưa là North và phương sóc – xích màu đỏ ở Xích đạo thành ra phương South .
* Lạnh cóng : Ai cũng biết phía Xích đạo là phía nóng bức và ngược lại là phía lạnh rét ; Cóng là tên gọi khác của quẻ Khảm tượng của Nước ngược với quẻ Ly tượng của Lửa , điều này chỉ ra trên thực tế địa lí khí hậu phương Cóng – khảm – Nước ở về hướng Nam xưa hướng Bắc ngày nay , chính vì thế mà trong ngôn ngữ Thái Lào tức dòng Âu trong Âu – Lạc Nậm – Nam nghĩa là sông nước , sông MêKông cũng là Mê Nậm .
Sử thuyết Hùng Việt cho lịch sử Thiên hạ là lịch sử đặt theo Ngũ hành- Bát quái trong đó nhà Hạ – Hè hành Hoả quẻ Ly nhà Tần hành Thủy quẻ Cóng – Khảm . Nhà Thương màu Xanh quẻ Khôn là đất – Lục , nhà Châu- chiêu quẻ Càn trời sáng bóng .Quẻ Tốn hướng chính Tây là hướng của Tản viên Tốn tên kháclà Tán , tán > tản . Tốn Tán tượng của gío – phong nên trong sử có đất Phong , Phong kinh – kinh đô Phong châu .
* Nhẹ tâng : như phần trên đã nói đến nhẹ > nhị , từ kép nhẹ – tâng hay nhẹ tưng là chỉ dẫn về Dịch học can Tân ở cùng hướng với nhẹ – nhị ở trên cao trong đồ hình Hà thư đật trong mặt phẳng đứng ngược với can Canh nghĩa là cô đặc ở dưới thấp , còn trong mặt phẳng ngang thì Nhị – nhẹ ở về hướng Xích đạo nóng bức , bức > Bắc cũng là Sóc phương xưa , ngược lại là Quan phương tức phương Nom – Nhìn . Nhị – Nhì cũng là Hai – He số 2 , số hai – he >hải (biển) – hà (trời) – hoả – hảo – hậu – hầu – hồ – nhà Hạ – mùa Hè – người Hẹ .v.v..
* Thâm sâu : Trong số đếm Việt thì Bẩy là biến âm của Bể – biển chỉ sự to lớn , Sáu biến âm từ sâu ; từ kép thâm – sâu chỉ dẫn số 6 hay 6 nút ở cùng hướng với màu đen , thâm là màu đen ngược với Hồng , hồng là màu đỏ cũng là to lớn tức bể – biển bảy 7 nút trong đồ hình Hà thư , ơn vua là ơn hà hải , hà hải tiếng Việt là trời biển ý muốn nói là to lớn vô cùng . Hồng có từ kép là Hồng – hào , hào chỉ là biến âm của 2 hai – he , trong văn minh Trung hoa từ Hào Mục chỉ người đựng đầu 1 cộng đồng cũng là theo nghĩa này ; Mục biến âm của Một , Hào biến âm của Hai .
* Giang – Hồ : người ta tưởng là từ Hán Việt thực ra chỉ là biến âm của Giêng – Hai của người Việt , trong đồ hình Hà thư nằm ngang thì 2 nút – số 2 ở về hướng Xích đạo và 1 nút số 1 ở hướng đố phản , theo Dịch học thì hướng chính Nam nay xưa là chính Bắc – Bức số 2 que Đoài tượng là cái Hồ , ngược lại là hướng sông nước , 2 – hà- hồ và 1 giêng thành ra giang , các ông Tàu vặn vẹo lộn ngược lịch sử khiến có Hoàng hà hướng số 1 và và Trường giang số 2 như ngày nay trong khi bài học cơ bản về Dịch học tiền nhân Việt dạy là nhất -1 viết Thủy , nhị – 2 viết Hoả …, người Việt có câu …nhất Điểu nhì Ngư ý chửi thứ …lộn ngược nhất điểu chim bay dưới sông là ‘đểu’ ngược lại …nhì ngư cá bơi trên trời là ‘ngu’…đại ngu .
Các cụ dạy Dịch học cho con cháu độc đáo lắm …2 đồ hình dịch học của Tàu ngày nay tên là : Hà đồ – Lạc thư , coi chừng học theo Tàu mà nói ‘Hà đồ’ là bị các cụ chửi cho ngay là ….thứ ‘hồ đồ’ không biết xét đóan gì cả …, hà là trời ; tại thiên thành tượng tại địa thành hình ….thiên tượng thì làm sao vẽ được mà có đồ , chỉ riêng người Việt mới biết chính xác … Hà thư tức Thiên thư và Lạc đồ hay Lục đồ tức Địa đồ .
Người Việt có thể đi vào căn bản Dịch học chỉ với 2 từ kép : chắc chắn và óp ép .
* Chắc chắn ; chắc biến âm thành can Giáp chỉ chất đục trầm xuống tức mật độ vật chất đậm đặc ‘ chắc >giáp>nhất .
* Óp ép ; óp chỉ chất nhẹ bay lên mà thành , óp chỉ mật độ loãng hơn ; óp biến âm thành can Ất ; óp – nhẹ > nhị – nhì .
Hình ảnh thực tế gần gũi của chắc – óp là chày và cối .
Cối chắc thì chặn lại , Việt ngữ viết thành từ kép ‘chắc – chắn’ .
Chày nhẹ ép xuống nên có từ kép ‘óp – ép’
có chặn có ép thì mới thành công , biến thóc ra gạo nuôi sống người .
Đây chính là khái niệm lưỡng lập căn bản của Dịch học ,
Chuyện chày cối tưởng nhỏ này lại chỉ ra vấn đề rất lớn :
Người Tàu đang cố chứng minh , tiền thân của trống đồng là nồi đồng nhưng
người Việt xưa lại gọi trống đồng với tên khác là cối đồng .
Chày cối người Tàu đọc là ‘chử cửu’ , xét về mặt chữ nghĩa thì cối >cửu>cổ là hoàn toàn có thể , trống đồng cũng là đồng cổ …còn nồi với chậu của Tàu không làm sao biến ra cổ – trống được .
Người dã gạo không là hình ảnh đặc trưng trong sinh hoạt của dân đồng cỏ Hoa Bắc , Người Mongoloid tới nay vẫn còn những chi vẫn chỉ biết ăn thịt ngựa uống sữa ngựa mà sống chưa biết đến trồng trọt là gì , chày cối với họ ngàn năm trước CN là vật dụng hoàn toàn xa lạ trong khi trên mặt trống đồng của người Việt cổ đã khắc đầy hình người dã gạo và chày cối coi như là hình ảnh biểu trưng cho sinh họat .
Chày cối chẳng qua cũng là Âm Dương trong thực tế đời sống . Người Mường nói tổ tiên của họ là cặp Chim Ay và Cái Ứa , dùng phép phiên thiết thì nhận ra chim ay thiết chay ; chay>chày và cái ứa thiết cứa – cối mà thôi , Chay cũng biến âm chai – trai và cứa chính là cái – gái vậy ; tất cả chỉ là hình ảnh khác trong thực tế thường nhật của âm – dương .
Vậy Dịch học là thành tựu trí tuệ của ai , Tàu hay Ta ?.
xin viết thêm .
Có 2 từ kép người Việt vẫn dùng thường nhật nhưng ít ai nhận ra được tầm quan trọng của nó đối với lịch sử :
* Đinh ninh ; ninh là không thay đổi , trong dịch học không thay đổi là tượng của hướng Tây ; từ kép đinh ninh chỉ ra đinh - đanh- đứng nằm là phía Tây ngược với động phía Đông , hệ quả là Đinh triều chỉ nghĩa là triều đại có kinh đô ở phía Tây hay ở ‘Đinh bô’̣ không phải là triều đại của dòng vua họ Đinh ví dụ như triều Đinh bộ Lĩnh trong sử Việt .
* Yên ấm ; từ yên là biến âm của ơn là từ cổ đồng nghĩa với nhị - hai nay ít dùng , yên ấm chỉ ra can Ất 2 nút trong đồ hình Hà thư nằm về phía Xích đạo.
Yên cũng là tên của 1 nước thời Xuân thu Chiến quốc , Yên ấm mang thông tin địa lí - lịch sử rất quan trọng : nước Yên nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu nóng - Bức .