Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt qua một ví dụ về Huyền Thiên Trấn Vũ Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt qua một ví dụ về Huyền Thiên Trấn Vũ Flags_1



    Nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt qua một ví dụ về Huyền Thiên Trấn Vũ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt qua một ví dụ về Huyền Thiên Trấn Vũ Empty Nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt qua một ví dụ về Huyền Thiên Trấn Vũ

    Bài gửi by Admin 2/4/2018, 10:58 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3002

    Nghiên cứu cổ sử khác với sử hiện đại ở rất nhiều khía cạnh. Trước hết là giai đoạn cổ sử Việt thường xuyên thiếu các thư tịch thành văn do chưa có văn tự, chưa có sử sách và nhất là trong bối cảnh ở Việt Nam các ghi chép lịch sử đã bị hủy hoạ, bị bóp méo và tráo đổi. Thêm vào đó, các bằng chứng vật chất cũng thường hiếm có thể được lưu lại qua một thời gian dài cho tới nay sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc tàn phá. Chính sử Việt của giai đoạn cổ sử được bắt đầu biên soạn từ thời Lê do đó đều là các ước đoán của các sử gia trên cơ sở tư liệu ít ỏi của thư tịch Trung Quốc về đất Việt và phần nhiều là ghi nhặt, chắp nối từ các truyền thuyết dân gian. Điều này dẫn tới một mảng trống rất lớn trong việc xác định lịch sử thời cổ đại và tạo ra nhiều quan điểm rất đối nghịch nhau của các nhóm nghiên cứu khác nhau hiện nay về cùng một vấn đề cổ sử.
    Nhóm Hùng Việt sử quán được hình thành cách đây hơn 10 năm, bắt đầu lập fanpage vào năm 2015, tới nay lượng độc giả đã lên hơn 1 vạn người. Nhóm gồm 2 tác giả chính và một số cá nhân hỗ trợ công tác thu thập tư liệu và biên soạn các bài viết một cách độc lập. Nghiên cứu của nhóm đối với cổ văn hóa sử Việt được phân biệt ở 3 lĩnh vực: sử quan, sử pháp và sử liệu. Bài viết sau sử dụng trường hợp về vị Huyền Thiên Trấn Vũ để minh họa cho sự phối hợp 3 lĩnh vực này để đạt được những đột phá mới đối với ghiên cứu cổ sử Việt.
    1. Sử quan (góc nhìn lịch sử)
    Quan điểm trước hết là nhìn nhận sử Việt là sử chung của cả dòng tộc Bách Việt, hay dân tộc họ Hùng ở thời cổ sử. Phạm vi lãnh thổ của Bách Việt là toàn bộ Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, được xác nhận trong tư liệu về nước Văn Lang Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Xuyên Thục.
    Quan điểm này đồng thời phân biệt giữa Hán tộc và Hoa tộc hay Việt tộc, là 2 đại chủng khác nhau người Mongoloid và Mongoloid Nam. Người Hoa Hạ thời sơ sử chính là người Bách Việt của thời Chu Văn Lang. Do đó lịch sử Trung Hoa thời cổ là lịch sử Việt. Còn Hán tộc chung gốc với Mông Cổ, Kim Mãn, Hung Nô, không liên quan gì đến lịch sử Trung Hoa cổ đại, chỉ mới xuất hiện ở Trung Hoa từ sau Công nguyên.
    Sử quan quảng đạt và mạnh bạo này cho phép lý giải một loạt những vướng mắc trong cổ sử Việt như chuyện Thánh Dóng ở Vũ Ninh đánh giặc Ân ở tận An Huy. Hay chuyện Huyền Thiên Trấn Vũ người đã giúp Thục An Dương Vương diệt trừ yêu quỷ, xây thành Cổ Loa là vị Lão Tử của nhà Chu Trung Hoa. Nước Văn Lang – Âu Lạc của cổ sử Việt là vương triều Chu trong Hoa sử mà được khởi đầu bằng cuộc chiến đánh Trụ diệt Ân của Chu Vũ Vương và thành Cổ Loa đánh dấu sự dời đô từ Tây sang Đông dưới thời Chu Bình Vương.
    Với quan điểm Trung Hoa chính là Bách Việt thì chữ Nho (chữ tượng hình) cũng là chữ viết của người Việt cổ. Các văn tự, thư tịch Trung Hoa viết bằng thứ chữ ấy cũng là sách vở của người Việt viết về quá khứ của mình. Kinh Dịch cũng như Tứ thư Ngũ kinh Trung Hoa đều là di sản văn hiến Việt.
    2. Sử pháp (phương pháp nghiên cứu)
    Khi nhận định Dịch học là nền tảng của văn hóa Việt thì chính Dịch lý sẽ là chiếc chìa khóa để giải mã các thông điệp từ quá khứ Việt. Các Dịch tượng như các bộ số của Hà đồ Lạc thư, hệ thống Ngũ hành – Ngũ sắc, những định vị các quẻ của Bát quái,… là những hệ tọa độ địa văn hóa để có thể hiểu được các nhân danh, địa danh trong cổ sử Việt và Trung Hoa.
    Ví dụ, Huyền Thiên trong Dịch lý nghĩa là phương Bắc (Huyền là màu chỉ hướng Bắc trong Ngũ sắc). Thêm vào đó chữ Sơn là quẻ Cấn, tượng trưng cho hướng Bắc cho nên Huyền Thiên Trấn Vũ trong tín ngưỡng Việt còn có tên Cao Sơn đại vương. Hơn nữa, số 1 của Hà thư là con số chỉ phương Bắc nên vị thần này còn được gọi là Tiêu Sơn Độc Cước (độc = 1).

    Nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt qua một ví dụ về Huyền Thiên Trấn Vũ Img_6741-2-1

    Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở Thạch Bàn, Long Biên.
    Đồng thời do sự khác biệt trong ngôn ngữ tạo bởi giữa tiếng nói và văn viết cùng với sự sai lệch do thời gian nên phương pháp về các biến âm trong ngôn ngữ cần được áp dụng linh hoạt. Điển hình là phép phiên thiết, một phương pháp mà người xưa dùng để ghi các âm không có chữ viết tương ứng (trường hợp của các âm Nôm, hoặc âm tiếng nước ngoài). Ví dụ: Phù Đổng thiết Phổng hay Bổng là tên của một trong tứ linh Hương Bổng Đổng Đằng.
    Cũng vì sự cận âm giữa Phù Đổng/Bổng với Đổng nên trong bộ Tứ bất tử Việt vị trí thần bất tử thứ ba không phải là Phù Đổng Thiên Vương mà là Đổng Thiên Vương, tức Huyền Thiên đại thánh. Di tích thờ Đổng Thiên Vương thấy rõ nhất là ở làng Bộ Đầu (Thường Tín, Hà Nội) với pho tượng đất nung lớn của Huyền Thiên đại thánh đang dẫm lên giao long như tượng của Huyền Thiên ở Gia Lâm, Cổ Loa hay Quán Thánh.
    Trên cơ sở Dịch lý và liên hệ ngôn ngữ cho phép định vị lại các địa danh của cổ sử Trung Hoa. Không gian diễn ra của lịch sử ấy không phải trên đất Trung Quốc ngày nay mà có nguồn gốc từ vùng Bắc Việt. Việc nhận đúng âm đọc của các nhân danh hay danh xưng các nhân vật cho những hiểu biết bất ngờ và chân thực hơn về công tích, hành trạng của các nhân vật này.
    Phương pháp khác được vận dụng đặc biệt hiệu quả đối với cổ sử là phương pháp huyền sử như cố GS. Kim Định đã đề xuất. Truyền thuyết dân gian không phải là lịch sử với ngày tháng năm như sử hiện đại mà cần hiểu nó qua các thông điệp, các biểu trưng, các ẩn ý phong phú. Thời gian trong huyền sử không tính bằng năm tháng, bằng niên hiệu triều đại mà bằng các sự kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng và để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử.
    Mỗi một nhân vật trong huyền sử không phải là 1 người mà là danh xưng của cả 1 triều đại nhiều đời cha truyền con nối. Mỗi một sự kiện được huyền sử lưu lại có thể ứng với một thời kỳ lịch sử nên ví dụ An Dương Vương là danh hiệu của một triều đại kéo dài có thể tới cả ngàn năm. An Dương Vương thế Hùng Vương là một sự kiện của vị vua đầu lập triều đại An Dương. An Dương Vương xây thành Cổ Loa lại là sự kiện xảy ra sau đó vài trăm năm của một vị An Dương Vương khác khi dời đô lập ấp. An Dương Vương thất thể cầm sừng văn tê bảy tấc đi ra biển lại là sự kiện của vị vua cuối cùng kết thúc triều đại này.
    3. Sử liệu (tư liệu lịch sử)
    Trong bối cảnh tư liệu thành văn hiếm hoi, hoặc hầu như không có của giai đoạn cổ sử thì truyền thuyết lịch sử lại là nguồn tư liệu hết sức đa dạng và phong phú cho nghiên cứu cổ sử. Việt Nam may mắn nhờ có nhân sinh quan đa thần và tục tôn thờ tổ tiên nên đã lưu giữ được rất nhiều những câu chuyện về quá khứ và tiền nhân người Việt qua các thần phả, thần tích ở các địa phương, trong mỗi làng xóm Việt.
    Cùng với các thần tích là hệ thống các minh văn trên hoành phi, câu đối, văn bia và các tập tục lễ hội, hệ thống phân bố rất có quy luật của các di tích đình đền miếu mạo trên toàn miền Bắc. Nguồn tư liệu lịch sử phong phú này là vô giá cho nghiên cứu cổ sử một khi có được phương pháp huyền sử giải mã chúng phù hợp.
    Ví dụ đôi câu đối về Lão Tử ở làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) nay còn ghi rõ:
    東周風雨是何辰別把清虚開道教
    南越山河惟此地獨傳幻化作神僊
    Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo Giáo
    Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác Thần Tiên.
    Dịch:
    Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng giữ thanh hư mở Đạo Giáo
    Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một truyền màu nhiệm tạo Thần Tiên.
    Câu đối này xác nhận rằng Lão Tử là người đã khai mở Đạo Giáo dưới thời Đông Chu ở tại đất Nam Việt. Nói cách khác đất Nam Việt nơi có thành Cổ Loa chính là nước của thiên tử Chu của Trung Hoa.
    Tư liệu vật chất không chỉ ở các di tích tín ngưỡng còn lại mà còn là các vật chứng về khảo cổ trong suốt gia đoạn lịch sử, từ những đồ ngọc, đồ đồng, tiền cổ có minh văn, các bia cổ, gạch ngói cổ… khi được phân tích đối chiếu với truyền thuyết và thư tịch cũng làm cho lịch sử Việt trở nên sáng tỏ từng bước một. Ngay tại phạm vi Cổ Loa đã tìm thấy những đồng tiền mang chữ triện Đông Chu và Tây Chu, là bằng chứng gián tiếp rằng đây là kinh đô xưa của nhà Chu.

    Nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt qua một ví dụ về Huyền Thiên Trấn Vũ Tien-chu

    Hoàn tiên Đông Chu và Tây Chu thấy ở Cổ Loa.
    Phạm vi soi chiếu của khảo cổ hẹp hơn lịch sử vì các cổ vật không biết nói. Còn lịch sử đến lượt mình lại hẹp hơn văn hóa vì văn hóa nói tới mối quan tâm của toàn xã hội. Vì thế các tư liệu khảo cổ chỉ có thể nói lên những thông điệp thật sự khi đặt nó trong đúng bối cảnh lịch sử. Và lịch sử chân thực luôn được thể hiện qua văn hóa cộng đồng. Văn hóa dân gian chính là sự kết tinh của lịch sử dân tộc nên bản thân nó là những chứng liệu cho lịch sử.
    Áp dụng cách tiếp cận đa ngành hệ thống trên nhóm Hùng Việt sử quán đã có những kết quả đáng ghi nhận mang tính chất đột phá trong lĩnh vực cổ văn hóa sử, được tóm tắt trong 4 tác phẩm:
    Sử thuyết Hùng Việt: đã xây dựng một sử thuyết cho giai đoạn từ thời sơ sử tới thời Lý lập nước Đại Việt thông qua việc so sánh, đối chiếu các sự kiện và nhân vật giữa chính sử Trung Hoa và truyền thuyết dân gian Việt. 18 triều đại Hùng Vương đã được xác nhận qua từng nhân vật và sự kiện, diễn biến kế tiếp nhau. Giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc được nhìn nhận lại để định rõ triều đại nào là triều đại Việt thật sự, thời kỳ nào là thời kỳ người Việt bị xâm lược, đô hộ bởi Hán tộc phương Bắc.
    Dịch học Hùng Việt: với phương châm “Nôm na là cha mách qué” Dịch học đã được khơi thông bằng các ngôn từ Việt (Nôm), chỉnh lý những mô hình của Dịch từ Hà Lạc, Can Chi, Ngũ hành Bát quái tới 64 quẻ chồng. Sách cũng xác nhận người Việt là chủ nhân đích thực của nền Dịch học phương Đông.
    Bước ra từ huyền thoại: tập hợp các truyền tích dân gian theo dòng lịch sử cho phép nhận chân các nhân vật và các sự kiện lịch sử Trung Hoa và Việt. Cuốn sách là một “bản đồ” tâm linh cho các vị thần được tôn thờ với công tích và sự nghiệp được làm sáng tỏ từ góc nhìn lịch sử chân thật.
    Văn minh Hùng Việt: văn hóa là kết tinh của lịch sử nên các văn vật, các biểu tượng và tín ngưỡng của người Việt đã được phân tích giải nghĩa, tìm ra nguồn gốc xác đáng khi có một góc nhìn lịch sử chân thực.
    Bốn cuốn sách đề cập tới 4 trụ cột trong nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt, là nền tảng cho việc phát triển, bổ sung, chỉnh lý bởi nhiều người, bởi công chúng, để qua đó lịch sử chân xác của Việt tộc có thể được phục dựng một cách rõ ràng. Lịch sử không phải của riêng ai. Các sử gia chép sử, còn nhân dân mới là người làm nên lịch sử.
    Bài phát biểu trong buổi gặp mặt đầu xuân năm 2018 do Trung tâm tâm nghiên cứu lý học phương Đông tổ chức ngày 1/4/2018.
    Bách Việt trùng cửu

      Hôm nay: 25/11/2024, 11:08 am