Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Sử và huyền sử .( Sưu tầm )  Empty

October 2024

MonTueWedThuFriSatSun
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031   

Calendar Calendar

Khách thăm



Sử và huyền sử .( Sưu tầm )  Flags_1



    Sử và huyền sử .( Sưu tầm )

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Sử và huyền sử .( Sưu tầm )  Empty Sử và huyền sử .( Sưu tầm )

    Bài gửi by Admin 25/6/2013, 9:17 am


    Sử và huyền sử .( Sưu tầm )

     Anh chỉ tin vào sử,
    Chỉ tin vào “bia chữ” lưu truyền
    Còn những lời bia miệng hão huyền
    Sao chính xác bằng những gì sử chép ?
    Còn chuyện: “Một Rồng một Tiên, một đào một kép
    Của danh nhân nào đó chép thành tuồng
    Ý nghĩa gì, sao anh lại nhắc luôn ?
    Chỗ quen biết tôi muốn nghe lời thực” ?!”


    - Thật khó nói, nhưng thôi xin gắng sức:
    (Lời không lời (1), đâu dễ dẫn bằng lời ?!)
    Tôi có điều muốn thử hỏi anh chơi
    Nếu không đúng xin mong anh tha thứ:


    Rằng: Nhân loại, xa xưa trong qúa khứ
    Chưa phát minh ra chữ để mà xài
    Thì lấy gì chép sử để hậu lai,
    Chưa có chữ thì lấy gì có sử ?
    Và rằng: lời chỉ nói về những sự,
    Lời nói về với cái đó, khác xa nhau
    Khi chép ra mang thiên kiến trong đầu
    Có thiên kiến thì còn đâu chính sự…
    Và rằng, còn thưa, khi chép sử
    Ngoài tính mơ hồ của chữ, của lời
    Ngoài tính vô minh, thiên kiến, di dời…
    Kẻ thắng chép hẳn nghiên về kẻ thắng
    Và rằng sử, anh làm sao quên đặng
    Chuyện vua Tần “đốt sách giết học trò”
    Mã viện qua mình, miếng giấy cũng chẳng cho
    Và bia mộ, một mảnh không được để ?
    Chuyện thế nầy, rất nhiều, nhiều vô kể
    Trong chính sử khắp nơi, kẻ thắng ép người thua
    Họ viết sử ra là tự vẽ để đeo bùa:
    Tôi muốn nói: phải đắn đo khi đọc sử…
    Lại nói về ngôn ngữ
    (Nói thêm về những chữ, những lời)
    Chỉ tạm dùng chỉ sự vật tạm thời
    Tồn tại tạm ở một nơi, một lúc
    Sự vật biến thiên hoài, liên tục
    Thế nên chi đâu có được “Thường danh” (2)
    Có nghĩa là chuyện chẳng đặng phải đành
    Nên dùng chữ, phải hiểu là “tạm dụng”
    Thế nên dùng: “Lời không lời” là đúng
    Nhất là khi để nói chuyện “trên trời” (3)
    Còn chuyện Rồng Tiên đâu phải chuyện kể chơi
    “Của ai đó ngẫu hứng rồi sáng tác”
    Đây là chuyện của Việt Tiên nhân Đạo đạt
    Dùng Rồng Tiên như huyền tự nói về
    Cái thuở ban sơ khi vật chất chưa hề
    Mang lấy tính, lấy hình, lấy trạng (4)…
    Rồng (Trời, Càn) cùng Tiên (Đất, Khôn) kết bạn (5)
    Rồi Dịch phân (6) để sanh nở triền miên
    Lời “vô ngôn” mang ý nghĩa của “huyền”
    Huyền vốn nghĩa chứa bến trong sau chữ
    Dùng huyền tự để dẫn vào huyền sử (7)
    Đó là lời sau chữ cưỡng gọi tên
    Để hiểu ý người xưa, điều ấy nhớ đừng quên
    Phần huyền sử chỉ ra phần tiền sử…


    Lời không lời mấy vần thơ vô tự
    Kẻ vụng nầy dùng chữ chẳng ra lời
    Xin mời anh, mời chị ở mọi nơi
    Xin về với Văn Hóa Vô Ngôn Dòng Việt
    Kính cẩn, nơi đây, có lời xin tạm biệt.


    Nguyễn Việt Nho

    _____________


    (1): Lời không lời: “ngôn bất ngôn” (Lão Tử)


    (2): Thường danh: “Danh khả danh phi thường danh” (Danh mà nói là danh thì không phải là danh thường hằng. Lão Tử)

    (3): Chuyện trên trời: chuyện siêu hình, không thể dung ngôn từ để diễn đạt. Chúa Jesus truyền đạt những chuyện nầy phải dùng mạc khải, như ý trong câu: “Ta nói nước thiên đàng cho các tông đồ bằng mạc khải và người ngoại đạo bằng dụ ngôn”

    (4): Hình vô hình, trạng vô trạng (Lão Tử)

    (5): Từ Càn (___) Khôn (_ _) từ trong Dịch học tựa như hạt căn bản của vật chất trong đó có chứa hai phần tố vật chất (matter) và phản vật (anti-matter) trong một.

    (6) Dịch phân: Phân hóa theo tiến trình Dịch Lý: “Thái cực sanh dưỡng nghi, lưỡng nghị sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái”… Đó là sư trực phân kiểu như trong toán học là lũy thừa con 2 (là hai phần tố âm dương trong Thái cực): 2 lũy thừa 1 là 2 (Thái cực); 2 lũy thừa 2 là 4 (Tứ tượng), 2 lũy thừa 3 là 8 (Bát Quái)… 2 lũy thừa 6 là 64 ( 64 qủe Dịch)

    (7): Huyền sử: Dòng sử chỉ ra tiến trình biến hóa của vật chất và muôn loài, cấu tạo huyền sử không sử dụng ngôn từ của “thế gian pháp” (dùng ngôn từ là chuyện chẳng đặng đừng phải dùng, nên xem nó như là “ngôn bất ngôn”). Huyền sử được truyền đạt thông qua huyền thoại (xin đừng nhầm với huyễn thoại), huyền đồ, huyền số, tín ngưỡng truyền dòng và một số phong tục tập quán cùng niềm tin truyền tộc…


      Hôm nay: 18/10/2024, 4:19 pm