Thần châu xích huyện .
Bách Việt 18
Câu đối ở đền Thượng:
Quá cố quốc, miền Lô Thao, y nhiên bích lãng hồng đào, khâm đái song lưu hồi Bạch Hạc
Đăng tư đình, bái lăng tẩm, do thị Thần châu Xích huyện, sơn hà tứ diện khổng Chu Diên
Dịch nghĩa:
Qua nước cũ, ngắm Lô Thao, vẫn hồng đào bích lãng như xưa, sông nước hai dải bao quanh chầu Bạch Hạc
Lên đền này, vái lăng tẩm kià Xích huyện Thần châu còn đó, núi sông bốn bên quay lại giữ Chu Diên
Chỗ khó hiểu ở đây là từ Thần châu Xích huyện. Có thể hiểu theo nhiều nghĩa:
1. Thân châu xích huyện là nước Việt, bắt nguồn từ nước Xích Quỷ của Lạc Long Quân (Long là Thần).
- Trong tác phẩm Sơ kính tân trang của nhà thơ Phạm Thái (đầu thế kỷ 18) cũng có nói đến con gái sau của nhà họ Trương, nổi tiếng khắp "châu Thần huyện Xích":
Câu này được các nhà nghiên cứu chú thích: Châu Thần là cửa biển Thần Phù, huyện Xích là Kiến Xương (hai địa danh ở quê của họ Trương). Chú thích như vậy quá gượng ép. Rõ ràng phải hiểu châu Thần huyện Xích đây là Việt Nam.
- Chuyện về Lê Quí Đôn gặp một ông lão đọc câu đối:
Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kim thượng tại.
Tại tại sổ thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chi
Dịch nghĩa:
Thấm thoắt hơn ba chục năm, xích huyện, hồng châu nay vẫn đó.
Hỡi ôi xa ngoài vạn dặm, đào hoa, nước chảy, bác về đâu?.
2. Thần Châu Xích Huyện là Trung Quốc
- Sử ký Tư Mã Thiên trong Mạnh Tử, Tuấn Khanh liệt truyện: Trâu Diễn nói: "... Trung Quốc tên là Thần Châu Xích Huyện..."
- Theo Vương Hồng Sển, ở Nghĩa nhuận Hội quán, đường Gò Công, thành lập năm 1872, có câu đối nói về Quan Vũ:
Sanh Bồ Châu, sự Dự Châu, chiến Từ Châu, thủ Kinh Châu, vạn cổ Thần Châu hữu nhứt;
Huynh Huyền Đức, đệ Dực Đức, xá Bàng Đức, thích Mạnh Đức, thiên thu thánh đức vô song.
Tức là Thần Châu là đất nước của Quan Vũ (Trung Hoa).
3. Một số kinh phật cũng cho biết Thần Châu Xích Huyện là Trung Quốc.
- Có chuyện Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc gặp Lương Vũ Đế. Sư nói: "Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người."
- Trong số Tứ đại bộ châu của Phật giáo có Đông thắng thần châu, nơi sinh của Tề Thiên Đại Thánh (Tôn Ngộ Không). Thần Châu ở phương Đông rõ ràng là chỉ Trung Hoa.
Vậy Thần châu Xích huyện trong câu đối trên đền Thượng là nói nước Việt Nam hay Trung Quốc? Chỉ có cách giải thích hợp lý nhất là ... Việt chính là Hoa trong cổ sử.
Văn Nhân xin bổ sung :
Trong cuộc vận động phong trào Văn thân hoàng giáp Phạm Như Xương thảo “Hịch Văn thân Quảng Nam” có câu :
“ Tủi là tủi cơ nghiệp thần tông, thánh tổ, lúc trung hưng, khi sáng nghiệp, xưa gian truân mới có cõi bờ nay;
Thương là thương dân nơi xích huyện thần châu, đạo đã lấn, mọi lại giành, cương luân hãm đâu còn trời đất cũ.
Vì tính chất đặc biệt của bài hịch nên chắc chắn không thể có sự sai lầm :
- Đối tượng nhận bài văn này là giới sĩ phu , là những nhà khoa bảng hàng đầu trong làng văn học thời bấy giờ , có thể có cá nhân sai lầm trong sự nhìn nhận về lịch sử quốc gia nhưng không thể nào cả tập thể là tinh hoa 1 nước lại mắc sai lầm ấu trĩ ...về danh xưng của nước mình .
- Vì tính chất đặc thù của bài viết là vận động kháng chiến kêu gọi người ta xả thân vì nước nên không thể nào sai tình tiết quan trọng bậc nhất là danh xưng của tổ quốc ....nếu ‘Xích huyện thần châu’ là danh xưng của Trung quốc –Hán thì bài hịch Văn Thân này trở thành lố bịch ...làm trò cười cho thiên hạ và dĩ nhiên chẳng có Sĩ phu ngu dại xả thân vì ...nước Tàu ...
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định của Bách Việt 18 ,
‘thần châu Xích huyện’là những mỹ từ người ta dành ca tụng quê hương đất nước mình , trong đó châu và huyện là những đơn vị hành chánh phân chia lãnh thổ .
nói Thần châu là nói đến :
- Châu ở về phía đông , thần là Thìn là con rồng có lẽ ở đây chỉ miền đất của Thần long –Động Đình quân , cha của Long nữ và ông ngoại của Lạc long quân ám chỉ những cư dân thuộc nền văn hóa Bắc sơn .
- Nghĩa khác bóng bảy hơn chỉ miền đất thần tiên nơi đó con người tràn trề hạnh phúc .
Xích trong Xích huyện nghĩa là màu đỏ của quẻ Ly tượng trưng cho sự văn minh ngoài ra trên thực tế địa lý Xích chỉ miền nhiệt đới ; phía Xích đạo mà theo truyền thuyết là đất của Viêm đế Thần nông thủy tổ của cả dòng giống Việt , trong thực tế chỉ cư dân nền văn hóa Hoà bình .
tóm lại : ‘Thần châu Xích huyện’ có 2 nghĩa , nghĩa đen là những thông tin lịch sử và địa lý liên quan đến khởi nguồn tộc Việt còn nghĩa bóng chỉ xứ sở thần tiên nơi con người có cuộc sống văn minh và hạnh phúc .
Bách Việt 18
Câu đối ở đền Thượng:
Quá cố quốc, miền Lô Thao, y nhiên bích lãng hồng đào, khâm đái song lưu hồi Bạch Hạc
Đăng tư đình, bái lăng tẩm, do thị Thần châu Xích huyện, sơn hà tứ diện khổng Chu Diên
Dịch nghĩa:
Qua nước cũ, ngắm Lô Thao, vẫn hồng đào bích lãng như xưa, sông nước hai dải bao quanh chầu Bạch Hạc
Lên đền này, vái lăng tẩm kià Xích huyện Thần châu còn đó, núi sông bốn bên quay lại giữ Chu Diên
Chỗ khó hiểu ở đây là từ Thần châu Xích huyện. Có thể hiểu theo nhiều nghĩa:
1. Thân châu xích huyện là nước Việt, bắt nguồn từ nước Xích Quỷ của Lạc Long Quân (Long là Thần).
- Trong tác phẩm Sơ kính tân trang của nhà thơ Phạm Thái (đầu thế kỷ 18) cũng có nói đến con gái sau của nhà họ Trương, nổi tiếng khắp "châu Thần huyện Xích":
Tiếng thơm lừng lẫy trong ngoài
Dậy vùng huyện Xích, nức nơi châu Thần
Dậy vùng huyện Xích, nức nơi châu Thần
Câu này được các nhà nghiên cứu chú thích: Châu Thần là cửa biển Thần Phù, huyện Xích là Kiến Xương (hai địa danh ở quê của họ Trương). Chú thích như vậy quá gượng ép. Rõ ràng phải hiểu châu Thần huyện Xích đây là Việt Nam.
- Chuyện về Lê Quí Đôn gặp một ông lão đọc câu đối:
Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kim thượng tại.
Tại tại sổ thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chi
Dịch nghĩa:
Thấm thoắt hơn ba chục năm, xích huyện, hồng châu nay vẫn đó.
Hỡi ôi xa ngoài vạn dặm, đào hoa, nước chảy, bác về đâu?.
2. Thần Châu Xích Huyện là Trung Quốc
- Sử ký Tư Mã Thiên trong Mạnh Tử, Tuấn Khanh liệt truyện: Trâu Diễn nói: "... Trung Quốc tên là Thần Châu Xích Huyện..."
- Theo Vương Hồng Sển, ở Nghĩa nhuận Hội quán, đường Gò Công, thành lập năm 1872, có câu đối nói về Quan Vũ:
Sanh Bồ Châu, sự Dự Châu, chiến Từ Châu, thủ Kinh Châu, vạn cổ Thần Châu hữu nhứt;
Huynh Huyền Đức, đệ Dực Đức, xá Bàng Đức, thích Mạnh Đức, thiên thu thánh đức vô song.
Tức là Thần Châu là đất nước của Quan Vũ (Trung Hoa).
3. Một số kinh phật cũng cho biết Thần Châu Xích Huyện là Trung Quốc.
- Có chuyện Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc gặp Lương Vũ Đế. Sư nói: "Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người."
- Trong số Tứ đại bộ châu của Phật giáo có Đông thắng thần châu, nơi sinh của Tề Thiên Đại Thánh (Tôn Ngộ Không). Thần Châu ở phương Đông rõ ràng là chỉ Trung Hoa.
Vậy Thần châu Xích huyện trong câu đối trên đền Thượng là nói nước Việt Nam hay Trung Quốc? Chỉ có cách giải thích hợp lý nhất là ... Việt chính là Hoa trong cổ sử.
Văn Nhân xin bổ sung :
Trong cuộc vận động phong trào Văn thân hoàng giáp Phạm Như Xương thảo “Hịch Văn thân Quảng Nam” có câu :
“ Tủi là tủi cơ nghiệp thần tông, thánh tổ, lúc trung hưng, khi sáng nghiệp, xưa gian truân mới có cõi bờ nay;
Thương là thương dân nơi xích huyện thần châu, đạo đã lấn, mọi lại giành, cương luân hãm đâu còn trời đất cũ.
Vì tính chất đặc biệt của bài hịch nên chắc chắn không thể có sự sai lầm :
- Đối tượng nhận bài văn này là giới sĩ phu , là những nhà khoa bảng hàng đầu trong làng văn học thời bấy giờ , có thể có cá nhân sai lầm trong sự nhìn nhận về lịch sử quốc gia nhưng không thể nào cả tập thể là tinh hoa 1 nước lại mắc sai lầm ấu trĩ ...về danh xưng của nước mình .
- Vì tính chất đặc thù của bài viết là vận động kháng chiến kêu gọi người ta xả thân vì nước nên không thể nào sai tình tiết quan trọng bậc nhất là danh xưng của tổ quốc ....nếu ‘Xích huyện thần châu’ là danh xưng của Trung quốc –Hán thì bài hịch Văn Thân này trở thành lố bịch ...làm trò cười cho thiên hạ và dĩ nhiên chẳng có Sĩ phu ngu dại xả thân vì ...nước Tàu ...
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định của Bách Việt 18 ,
‘thần châu Xích huyện’là những mỹ từ người ta dành ca tụng quê hương đất nước mình , trong đó châu và huyện là những đơn vị hành chánh phân chia lãnh thổ .
nói Thần châu là nói đến :
- Châu ở về phía đông , thần là Thìn là con rồng có lẽ ở đây chỉ miền đất của Thần long –Động Đình quân , cha của Long nữ và ông ngoại của Lạc long quân ám chỉ những cư dân thuộc nền văn hóa Bắc sơn .
- Nghĩa khác bóng bảy hơn chỉ miền đất thần tiên nơi đó con người tràn trề hạnh phúc .
Xích trong Xích huyện nghĩa là màu đỏ của quẻ Ly tượng trưng cho sự văn minh ngoài ra trên thực tế địa lý Xích chỉ miền nhiệt đới ; phía Xích đạo mà theo truyền thuyết là đất của Viêm đế Thần nông thủy tổ của cả dòng giống Việt , trong thực tế chỉ cư dân nền văn hóa Hoà bình .
tóm lại : ‘Thần châu Xích huyện’ có 2 nghĩa , nghĩa đen là những thông tin lịch sử và địa lý liên quan đến khởi nguồn tộc Việt còn nghĩa bóng chỉ xứ sở thần tiên nơi con người có cuộc sống văn minh và hạnh phúc .