Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn
Nhà “thiên di học” Tạ Đức phát triển ý kiến của học giả Pháp Anrousseau và Đào Duy Anh đã đưa ra thuyết về Nguồn gốc người Việt người Mường, mà phần chủ yếu là về nguồn gốc của nước Văn Lang và Âu Lạc. Giả thuyết của Tạ Đức tóm tắt chính trong 3 hướng thiên di như sau:
1. Năm 690 TCN nước Sở thôn tính nước La có kinh đô ở Nghi Thành, Hồ Bắc. Hoàng tộc Lạc Việt (La) di tản khắp bốn phương, lập ra các nước/các triều đại mới của người Lạc Việt. Trong khoảng 690 – 682 TCN một nhóm hoàng tộc Lạc Việt họ Hùng đã tới tận vùng lưu vực sông Hồng, quy tụ các nhóm Mường bản địa, dựng nên nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
2. Một nhóm hoàng tộc La khác xuôi dòng Dương Tử về Chiết Giang, dựng nên nước Ư Việt. Nước Ư Việt trở thành một nước mạnh từ cuối thời Xuân Thu, đến năm 333 TCN bị nước Sở thôn tính, hoàng tộc Ư Việt lại di tản về phương Nam, lập ra các nước mới, đầu tiên là Mân Việt ở Phúc Kiến, sau đó tiến tiếp xuống hòa nhập với nước Văn Lang ở Quảng Tây.
3. Một nhóm hoàng tộc La khác lại ngược dòng Dương Tử tới Tứ Xuyên, lập ra triều Khai Minh nước Thục. Khi Tần diệt nước Thục và nước Ba, hoàng tộc Thục di tản tới Quý Châu, giành được vương quyền của nước Dạ Lang. Năm 257 TCN cha của Thục Phán đánh chiếm nước La Bạc ở Quảng Tây. Tiếp đó Thục Phán lãnh đạo người Tây Âu ở Quảng Tây – Vân Nam và Lạc Việt chống Tần. Tới năm 207 TCN sau khi Tần Thủy Hoàng mất Thục Phán thôn tính nốt nước Văn Lang ở đồng bằng sông Hồng, trở thành vua nước Âu Lạc là An Dương Vương.
Giả thuyết của Tạ Đức nghe qua có vẻ hợp lý, nhất là khi tác giả dẫn nhiều tư liệu khảo cổ học cho thấy mối liên hệ cội nguồn giữa văn hóa Đông Sơn với các khu vực Điền (Vân Nam), Dạ Lang (Quý Châu), Thục (Tứ Xuyên), Quảng Tây, Hồ Nam và Phúc Kiến, Chiết Giang. Tuy nhiên, sự tương đồng trong khảo cổ của văn hóa Đông Sơn với một vùng rộng lớn ở Nam Dương Tử còn có thể do nguyên nhân khác. Người Việt không cần tới “thiên di” để làm nên văn hóa văn minh. Văn hóa Đông Sơn có liên hệ nguồn cội với nhiều khu vực ở Hoa Nam bởi vì… toàn bộ khu vực này vốn là một “thiên hạ” chung dưới thời nhà Chu, kéo dài gần 1.000 năm, mà trong đó Văn Lang chính là đất lập quốc của Văn Vương, vị vua khởi đầu của nhà Chu.
THIÊN DI, NHỮNG MÂU THUẪN
Tạ Đức dựa vào tài liệu của các học giả Trung Quốc để vẽ nên nguồn gốc, vị trí và hướng thiên di của người La. Có điều, việc này tiềm ẩn nhiều sai lầm khi lập thuyết mà không dựa vào tư liệu gốc, lại dựa trên các tài liệu, nhận xét của những tác giả đời nay. Ví dụ, Tạ Đức viết: “Lưu Nham (1999) và Hà Quang Nhạc (2005) dẫn tư liệu thư tịch cho biết: nước La có từ thời Hạ, gốc ở Tân Trịnh (Trung Hà Nam), sau rời đến La Sơn (Nam Hà Nam)…”. Không cần phải có kiến thức cao siêu gì lắm cũng có thể thấy chẳng có thư tịch cổ nào nói nước La ở Tân Trịnh (Trung Hà Nam) và La Sơn (Nam Hà Nam) cả, đơn giản là vì vào thời Hạ Thương Chu thì những địa danh này còn chưa hề tồn tại. Định vị nước La ở những chỗ trên chỉ là suy đoán, nếu không nói là gán ghép, của các tác giả Trung Quốc.
Người La có nguồn gốc từ nhà Hạ… Nhưng nhà Hạ ở chỗ nào thì các tác giả còn đang rất lẫn lộn. Lúc là ở Nhị Lý Đầu ở Hà Nam. Lúc là văn hóa Lương Chử ở Chiết Giang. Nhà Hạ, khi con người còn đang ở thời kỳ đồ đá, không nhẽ lại có phạm vi mênh mông từ Chiết Giang, Giang Tô, sang cả Hà Nam? “Văn hóa Hạ” ở đâu còn chưa xác định thì làm sao có thể kết luận những di chỉ như ở Lão Ngưu Pha (Thiểm Tây) hay Nghi Thành (Hồ Bắc) là của con cháu nhà Hạ (người La)?
Việc cho rằng một nhóm người La sau khi bị Sở đánh chạy sang hướng Đông lập nên nước Ư Việt là không đúng với sử sách ghi chép về nước Việt này. Sử ký Tư Mã Thiên, Việt Vương Câu Tiễn thế gia ghi rõ: “Tổ tiên của Việt Vương Câu Tiễn là dòng dõi vua Vũ, con thứ hai của vua Thiếu Khang đời nhà Hạ, được phong ở đất Cối Kê để lo việc phụng thờ vua Vũ, xăm mình, cắt tóc, phát cỏ mà lập ấp.”
Nước Việt thời Chu, hay Ư Việt (gọi theo Tạ Đức) như thế là nước có từ thời Hạ Thiếu Khang, đâu cần phải tới thời Đông Chu mới hình thành. Lịch sử nước Việt này cũng không chép chuyện “thiên di” nào cả. Truyện chim bạch trĩ với sứ giả Việt Thường gặp Chu Công cho thấy rõ, nước Việt con cháu nhà Hạ ở cửa sông Dương Tử, cạnh biển, đã tồn tại từ đầu nhà Chu (thời Tây Chu).
Để xác định chuyện người La thiên di tới sông Hồng, lập nên nước Văn Lang, các tác giả của thuyết thiên di dựa vào mấy dòng mở đầu của Việt sử lược: Đến thời Trang Vương nhà Chu ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang.
Việt sử lược là cuốn sách khuyết danh tìm thấy ở bên Tàu thời nhà Nguyên. Kẻ đã 3 lần định xóa sổ Đại Việt mà viết sử nước Việt thì liệu có bao nhiêu % đáng tin? Thời điểm đầu thế kỷ 7 trước Công nguyên (thời Chu Trang Vương) cho việc lập quốc Văn Lang hoàn toàn trái với tất cả các truyền thuyết Việt kể rằng nước Văn Lang do mẹ Âu Cơ lập nên, chí ít cũng từ 3.000 năm trước, nếu không phải là 4.000 năm…
Rất có thể Trang = Tlang hay Lang. Trang Vương có nghĩa tương tự như Hùng Vương mà thôi (Hùng – Tráng). Nếu vậy thì đoạn chép trên của Việt sử lược sẽ thành “Đến thời Hùng Vương ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật …”. Xét thế thì thời điểm ra đời của nước Văn Lang hoàn toàn không phải vào quãng 698 – 691 TCN.
Còn “người lạ dùng ảo thuật” ở bộ Gia Ninh không phải là người “xa lạ”, di cư từ nơi khác đến. Theo Giao Châu ký của Lỗ Công, được chép trong Truyện núi Tản Viên: “Đại vương Sơn Tinh họ Nguyễn, cùng vui với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu“. Người lạ có phép ảo thuật ở đây chính là Tản Viên Sơn Thánh.
Tản Viên Sơn Thánh được người Việt thờ là vị thần tối linh, đứng đầu Tứ bất tử nước Nam. Phép “ảo thuật” của Tản Viên được biết là cây gậy đầu sinh đầu tử và cuốn sách ước được Long Vương tặng. Suy rộng ra thì gậy thần sách ước biết sinh tử – âm dương, đo vẽ được cả đất trời của Tản Viên chính là Hà thư Lạc đồ, là kiến thức khoa học của người Việt ở thủa bình mình của dân tộc.
Tản Viên là vị thần đứng đầu trong ba vị (Ba Vì): Tản Viên Nguyễn Tuấn, Hiển Công Quý Minh, Sùng Công Cao Sơn. Ba Vì tức là 3 bộ tộc thời lập quốc đã kết hợp cùng nhau theo Tản Viên trị thủy. Tiếp đó với việc Sơn Thánh “cùng vui với các loài thủy tộc” hay Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình thì bộ tộc phía Đông dòng Thần Long cũng đã kết hợp nốt, đủ 4 phương hội tụ, bắt đầu lịch sử của người Việt. Tản Viên Sơn Thánh mới là người lạ có phép ảo thuật ở bộ Gia Ninh đã áp phục các được các bộ lạc mà lập quốc như Việt sử lược chép.
Ý kiến cho rằng Thục Phán là dòng dõi Khai Minh nhà Thục ở Tứ Xuyên hoàn toàn không có cơ sở vì theo Thục vương bản kỷ Tần đã bức tử vị Thục hầu cuối cùng của nhà Khai Minh. Làm gì còn “hoàng tộc” Thục nào nữa mà thiên di xuống phía Nam.
Còn chuyện Thục Phán lãnh đạo người Tây Âu, Lạc Việt kháng Tần những năm 216 – 207 TCN thì càng vô lý. Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 (năm 216 TCN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Năm 216 TCN Tần Thủy Hoàng đã lập quận huyện đầy đủ ở đất Việt rồi, còn nước nào ở đây nữa mà có Thục An Dương Vương?
Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua (Triệu Đà) chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương. Tới năm 207 TCN Triệu Đà đã chiếm lại cả 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt. Vậy thử hỏi còn thời gian nào ở quãng giữa năm 216 đến 207 TCN để cho Thục Phán làm vua nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa?
MỘT KIẾN GIẢI KHÁC
Truyền thuyết họ Hồng Bàng về sự hình thành nước Văn Lang kể Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra trăm người con trai. Do “thủy hỏa tương khắc” nên Lạc Long Quân dẫn 50 người con về thủy phủ chia trị các xứ. Âu Cơ và 50 người con lên ở đất Phong Châu, suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, Đông giáp Nam Hải, Tây tới Ba Thục, Bắc tới Động Đình hồ, Nam tới nước Hồ Tôn.
Khi vẽ cương vực của nước Văn Lang trong truyền thuyết lên bản đồ thì thấy rõ các khu vực Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây và một phần Hồ Nam đều nằm trong phạm vi nước Văn Lang. Vì thế hoàn toàn dễ hiểu sự liên hệ cội nguồn của văn hóa Đông Sơn với Điền (Vân Nam), Dạ Lang (Quý Châu) do những khu vực này đều là đất của Văn Lang. Mối liên hệ này có từ sớm, sớm hơn nhiều so với thời “Trang Vương nhà Chu” vào đầu thế kỷ 7 TCN.
Truyện Rùa vàng về sự hình thành của nước Âu Lạc kể Vua An Dương Vương nước Âu Lạc là người Ba Thục, họ Thục tên Phán. Nhân vì tổ phụ ngày trước cầu hôn lấy Mỵ Nương là con gái vua Hùng Vương, Hùng Vương không gả cho, bèn mang oán. Phán muốn hoàn thành chí người trước, cử binh đi đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, cải tên nước là Âu Lạc, rồi lên làm vua, xây thành ở đất Việt Thường…
Hai truyền thuyết về sự hình thành nước Văn Lang (Truyền thuyết họ Hồng Bàng) và Âu Lạc (Truyện Rùa vàng) xét kỹ thì chỉ là một chuyện vì:
- Âu Cơ lấy Lạc Long Quân thì tên nước phải là Âu – Lạc, tức là nước do Thục Phán lập nên.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân “thủy hỏa tương khắc” là chuyện “tổ phụ” của Thục An Dương Vương “cầu hôn Mỵ Nương không được mà mang oán”, từ đó dẫn đến sự chia tách 2 dòng Hùng – Thục hay Âu – Lạc.
Nước của Lạc Long Quân đã biết là nước Xích Quỷ ở vùng ven biển. Còn nước Văn Lang là nước do dòng theo mẹ Âu Cơ lập nên ở Phong Châu. Hai nước này như vậy cách nhau cả nghìn năm chứ không tồn tại cùng một lúc. Tức là dòng Âu Cơ đã đánh thắng dòng Lạc Long mà lập nên nước Văn Lang, tương tự chuyện Thục Phán đánh Hùng Vương lập nên nước Âu Lạc.
Theo thần tích Việt thì Âu Cơ quê ở động Lăng Xương (Thanh Thủy, Phú Thọ). Âu Cơ ở Lăng Xương tức là … Cơ Xương từ vùng đất Âu. Cơ Xương là tên của Chu Văn Vương, ban đầu là Tây Bá hầu của nhà Ân Thương. Cơ Xương khởi nghiệp đóng đô ở đất Phong. Văn Vương ở đất Phong là nước Văn Lang ở Phong Châu. Nghĩa của từ Văn Lang là vua Văn, tức là Cơ Xương, rất rõ ràng, không cần phải suy luận, liên hệ ngôn ngữ gì cả. Mẹ Âu Cơ lập nước Văn Lang chính là Văn Vương Cơ Xương.
Lang Văn Cơ Xương nổi lên ở phía Tây nên còn gọi là Thục vì Thục là từ khác chỉ hướng Tây. Đất Ba Thục hay đất của Tây Bá hầu là đất Âu, đất gốc tổ của họ Cơ nhà Chu ở Quý Châu. Thư tịch cũ (Cựu Đường thư, Thái Bình hoàn vũ) cũng cho biết “Quý Châu là đất Tây Âu, Lạc Việt”. Thục An Dương Vương chính là Lang Văn Cơ Xương.
Văn Lang và Âu Lạc như vậy chỉ là 2 tên gọi của cùng một nước. Văn Lang là gọi theo tên vua Văn. Âu Lạc là gọi theo tên 2 vùng đất hay 2 dòng tộc Lạc Long – Âu Cơ hợp nhất thời Lang Văn.
Chuyện Thục Phán đánh Hùng Vương là cách kể khác của sự kiện Cơ Phát, con của Văn Vương Cơ Xương đã phát động các chư hầu đánh Trụ diệt Ân. Sự kiện này trong truyền thuyết Việt bị chép lẫn với việc Tần (Chiêu Tương Vương) từ đất Xuyên Thục diệt nước Văn Lang của nhà Chu (Noãn Vương) năm 256 TCN. Ở cả 2 sự kiện này Thục Phán và Tần đều xuất phát từ phía Tây (Thục) đánh nước ở phía Đông, do vậy được gọi là An Dương Vương, nghĩa là vị vua đã dẹp yên phương Đông (An = yên, Dương là hướng mặt trời mọc, tức là hướng Đông).
Nước Văn Lang – Âu Lạc của thiên tử Chu gồm Bắc Việt, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu, đúng như cương vực được chép trong truyền thuyết và hoàn toàn phù hợp với những liên hệ cội nguồn của văn hóa trống đồng Đông Sơn với các khu vực Điền và Dạ Lang. Rộng hơn, thiên hạ của nhà Chu bao gồm cả các nước ở vùng Nam Dương Tử, Nam Hoàng Hà, cũng như … Đông Dương (phạm vi Lào, Căm-pu-chia ngày nay). Sự tương đồng về văn hóa của Đông Nam Á cổ đại (bao gồm cả Hoa Nam) chính là từ nguyên nhân lịch sử này.
Nhà “thiên di học” Tạ Đức phát triển ý kiến của học giả Pháp Anrousseau và Đào Duy Anh đã đưa ra thuyết về Nguồn gốc người Việt người Mường, mà phần chủ yếu là về nguồn gốc của nước Văn Lang và Âu Lạc. Giả thuyết của Tạ Đức tóm tắt chính trong 3 hướng thiên di như sau:
1. Năm 690 TCN nước Sở thôn tính nước La có kinh đô ở Nghi Thành, Hồ Bắc. Hoàng tộc Lạc Việt (La) di tản khắp bốn phương, lập ra các nước/các triều đại mới của người Lạc Việt. Trong khoảng 690 – 682 TCN một nhóm hoàng tộc Lạc Việt họ Hùng đã tới tận vùng lưu vực sông Hồng, quy tụ các nhóm Mường bản địa, dựng nên nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
2. Một nhóm hoàng tộc La khác xuôi dòng Dương Tử về Chiết Giang, dựng nên nước Ư Việt. Nước Ư Việt trở thành một nước mạnh từ cuối thời Xuân Thu, đến năm 333 TCN bị nước Sở thôn tính, hoàng tộc Ư Việt lại di tản về phương Nam, lập ra các nước mới, đầu tiên là Mân Việt ở Phúc Kiến, sau đó tiến tiếp xuống hòa nhập với nước Văn Lang ở Quảng Tây.
3. Một nhóm hoàng tộc La khác lại ngược dòng Dương Tử tới Tứ Xuyên, lập ra triều Khai Minh nước Thục. Khi Tần diệt nước Thục và nước Ba, hoàng tộc Thục di tản tới Quý Châu, giành được vương quyền của nước Dạ Lang. Năm 257 TCN cha của Thục Phán đánh chiếm nước La Bạc ở Quảng Tây. Tiếp đó Thục Phán lãnh đạo người Tây Âu ở Quảng Tây – Vân Nam và Lạc Việt chống Tần. Tới năm 207 TCN sau khi Tần Thủy Hoàng mất Thục Phán thôn tính nốt nước Văn Lang ở đồng bằng sông Hồng, trở thành vua nước Âu Lạc là An Dương Vương.
Giả thuyết của Tạ Đức nghe qua có vẻ hợp lý, nhất là khi tác giả dẫn nhiều tư liệu khảo cổ học cho thấy mối liên hệ cội nguồn giữa văn hóa Đông Sơn với các khu vực Điền (Vân Nam), Dạ Lang (Quý Châu), Thục (Tứ Xuyên), Quảng Tây, Hồ Nam và Phúc Kiến, Chiết Giang. Tuy nhiên, sự tương đồng trong khảo cổ của văn hóa Đông Sơn với một vùng rộng lớn ở Nam Dương Tử còn có thể do nguyên nhân khác. Người Việt không cần tới “thiên di” để làm nên văn hóa văn minh. Văn hóa Đông Sơn có liên hệ nguồn cội với nhiều khu vực ở Hoa Nam bởi vì… toàn bộ khu vực này vốn là một “thiên hạ” chung dưới thời nhà Chu, kéo dài gần 1.000 năm, mà trong đó Văn Lang chính là đất lập quốc của Văn Vương, vị vua khởi đầu của nhà Chu.
THIÊN DI, NHỮNG MÂU THUẪN
Tạ Đức dựa vào tài liệu của các học giả Trung Quốc để vẽ nên nguồn gốc, vị trí và hướng thiên di của người La. Có điều, việc này tiềm ẩn nhiều sai lầm khi lập thuyết mà không dựa vào tư liệu gốc, lại dựa trên các tài liệu, nhận xét của những tác giả đời nay. Ví dụ, Tạ Đức viết: “Lưu Nham (1999) và Hà Quang Nhạc (2005) dẫn tư liệu thư tịch cho biết: nước La có từ thời Hạ, gốc ở Tân Trịnh (Trung Hà Nam), sau rời đến La Sơn (Nam Hà Nam)…”. Không cần phải có kiến thức cao siêu gì lắm cũng có thể thấy chẳng có thư tịch cổ nào nói nước La ở Tân Trịnh (Trung Hà Nam) và La Sơn (Nam Hà Nam) cả, đơn giản là vì vào thời Hạ Thương Chu thì những địa danh này còn chưa hề tồn tại. Định vị nước La ở những chỗ trên chỉ là suy đoán, nếu không nói là gán ghép, của các tác giả Trung Quốc.
Người La có nguồn gốc từ nhà Hạ… Nhưng nhà Hạ ở chỗ nào thì các tác giả còn đang rất lẫn lộn. Lúc là ở Nhị Lý Đầu ở Hà Nam. Lúc là văn hóa Lương Chử ở Chiết Giang. Nhà Hạ, khi con người còn đang ở thời kỳ đồ đá, không nhẽ lại có phạm vi mênh mông từ Chiết Giang, Giang Tô, sang cả Hà Nam? “Văn hóa Hạ” ở đâu còn chưa xác định thì làm sao có thể kết luận những di chỉ như ở Lão Ngưu Pha (Thiểm Tây) hay Nghi Thành (Hồ Bắc) là của con cháu nhà Hạ (người La)?
Việc cho rằng một nhóm người La sau khi bị Sở đánh chạy sang hướng Đông lập nên nước Ư Việt là không đúng với sử sách ghi chép về nước Việt này. Sử ký Tư Mã Thiên, Việt Vương Câu Tiễn thế gia ghi rõ: “Tổ tiên của Việt Vương Câu Tiễn là dòng dõi vua Vũ, con thứ hai của vua Thiếu Khang đời nhà Hạ, được phong ở đất Cối Kê để lo việc phụng thờ vua Vũ, xăm mình, cắt tóc, phát cỏ mà lập ấp.”
Nước Việt thời Chu, hay Ư Việt (gọi theo Tạ Đức) như thế là nước có từ thời Hạ Thiếu Khang, đâu cần phải tới thời Đông Chu mới hình thành. Lịch sử nước Việt này cũng không chép chuyện “thiên di” nào cả. Truyện chim bạch trĩ với sứ giả Việt Thường gặp Chu Công cho thấy rõ, nước Việt con cháu nhà Hạ ở cửa sông Dương Tử, cạnh biển, đã tồn tại từ đầu nhà Chu (thời Tây Chu).
Để xác định chuyện người La thiên di tới sông Hồng, lập nên nước Văn Lang, các tác giả của thuyết thiên di dựa vào mấy dòng mở đầu của Việt sử lược: Đến thời Trang Vương nhà Chu ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang.
Việt sử lược là cuốn sách khuyết danh tìm thấy ở bên Tàu thời nhà Nguyên. Kẻ đã 3 lần định xóa sổ Đại Việt mà viết sử nước Việt thì liệu có bao nhiêu % đáng tin? Thời điểm đầu thế kỷ 7 trước Công nguyên (thời Chu Trang Vương) cho việc lập quốc Văn Lang hoàn toàn trái với tất cả các truyền thuyết Việt kể rằng nước Văn Lang do mẹ Âu Cơ lập nên, chí ít cũng từ 3.000 năm trước, nếu không phải là 4.000 năm…
Rất có thể Trang = Tlang hay Lang. Trang Vương có nghĩa tương tự như Hùng Vương mà thôi (Hùng – Tráng). Nếu vậy thì đoạn chép trên của Việt sử lược sẽ thành “Đến thời Hùng Vương ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật …”. Xét thế thì thời điểm ra đời của nước Văn Lang hoàn toàn không phải vào quãng 698 – 691 TCN.
Còn “người lạ dùng ảo thuật” ở bộ Gia Ninh không phải là người “xa lạ”, di cư từ nơi khác đến. Theo Giao Châu ký của Lỗ Công, được chép trong Truyện núi Tản Viên: “Đại vương Sơn Tinh họ Nguyễn, cùng vui với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu“. Người lạ có phép ảo thuật ở đây chính là Tản Viên Sơn Thánh.
Tản Viên Sơn Thánh được người Việt thờ là vị thần tối linh, đứng đầu Tứ bất tử nước Nam. Phép “ảo thuật” của Tản Viên được biết là cây gậy đầu sinh đầu tử và cuốn sách ước được Long Vương tặng. Suy rộng ra thì gậy thần sách ước biết sinh tử – âm dương, đo vẽ được cả đất trời của Tản Viên chính là Hà thư Lạc đồ, là kiến thức khoa học của người Việt ở thủa bình mình của dân tộc.
Tản Viên là vị thần đứng đầu trong ba vị (Ba Vì): Tản Viên Nguyễn Tuấn, Hiển Công Quý Minh, Sùng Công Cao Sơn. Ba Vì tức là 3 bộ tộc thời lập quốc đã kết hợp cùng nhau theo Tản Viên trị thủy. Tiếp đó với việc Sơn Thánh “cùng vui với các loài thủy tộc” hay Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình thì bộ tộc phía Đông dòng Thần Long cũng đã kết hợp nốt, đủ 4 phương hội tụ, bắt đầu lịch sử của người Việt. Tản Viên Sơn Thánh mới là người lạ có phép ảo thuật ở bộ Gia Ninh đã áp phục các được các bộ lạc mà lập quốc như Việt sử lược chép.
Ý kiến cho rằng Thục Phán là dòng dõi Khai Minh nhà Thục ở Tứ Xuyên hoàn toàn không có cơ sở vì theo Thục vương bản kỷ Tần đã bức tử vị Thục hầu cuối cùng của nhà Khai Minh. Làm gì còn “hoàng tộc” Thục nào nữa mà thiên di xuống phía Nam.
Còn chuyện Thục Phán lãnh đạo người Tây Âu, Lạc Việt kháng Tần những năm 216 – 207 TCN thì càng vô lý. Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 (năm 216 TCN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Năm 216 TCN Tần Thủy Hoàng đã lập quận huyện đầy đủ ở đất Việt rồi, còn nước nào ở đây nữa mà có Thục An Dương Vương?
Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua (Triệu Đà) chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương. Tới năm 207 TCN Triệu Đà đã chiếm lại cả 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt. Vậy thử hỏi còn thời gian nào ở quãng giữa năm 216 đến 207 TCN để cho Thục Phán làm vua nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa?
MỘT KIẾN GIẢI KHÁC
Truyền thuyết họ Hồng Bàng về sự hình thành nước Văn Lang kể Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra trăm người con trai. Do “thủy hỏa tương khắc” nên Lạc Long Quân dẫn 50 người con về thủy phủ chia trị các xứ. Âu Cơ và 50 người con lên ở đất Phong Châu, suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, Đông giáp Nam Hải, Tây tới Ba Thục, Bắc tới Động Đình hồ, Nam tới nước Hồ Tôn.
Khi vẽ cương vực của nước Văn Lang trong truyền thuyết lên bản đồ thì thấy rõ các khu vực Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây và một phần Hồ Nam đều nằm trong phạm vi nước Văn Lang. Vì thế hoàn toàn dễ hiểu sự liên hệ cội nguồn của văn hóa Đông Sơn với Điền (Vân Nam), Dạ Lang (Quý Châu) do những khu vực này đều là đất của Văn Lang. Mối liên hệ này có từ sớm, sớm hơn nhiều so với thời “Trang Vương nhà Chu” vào đầu thế kỷ 7 TCN.
Truyện Rùa vàng về sự hình thành của nước Âu Lạc kể Vua An Dương Vương nước Âu Lạc là người Ba Thục, họ Thục tên Phán. Nhân vì tổ phụ ngày trước cầu hôn lấy Mỵ Nương là con gái vua Hùng Vương, Hùng Vương không gả cho, bèn mang oán. Phán muốn hoàn thành chí người trước, cử binh đi đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, cải tên nước là Âu Lạc, rồi lên làm vua, xây thành ở đất Việt Thường…
Hai truyền thuyết về sự hình thành nước Văn Lang (Truyền thuyết họ Hồng Bàng) và Âu Lạc (Truyện Rùa vàng) xét kỹ thì chỉ là một chuyện vì:
- Âu Cơ lấy Lạc Long Quân thì tên nước phải là Âu – Lạc, tức là nước do Thục Phán lập nên.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân “thủy hỏa tương khắc” là chuyện “tổ phụ” của Thục An Dương Vương “cầu hôn Mỵ Nương không được mà mang oán”, từ đó dẫn đến sự chia tách 2 dòng Hùng – Thục hay Âu – Lạc.
Nước của Lạc Long Quân đã biết là nước Xích Quỷ ở vùng ven biển. Còn nước Văn Lang là nước do dòng theo mẹ Âu Cơ lập nên ở Phong Châu. Hai nước này như vậy cách nhau cả nghìn năm chứ không tồn tại cùng một lúc. Tức là dòng Âu Cơ đã đánh thắng dòng Lạc Long mà lập nên nước Văn Lang, tương tự chuyện Thục Phán đánh Hùng Vương lập nên nước Âu Lạc.
Theo thần tích Việt thì Âu Cơ quê ở động Lăng Xương (Thanh Thủy, Phú Thọ). Âu Cơ ở Lăng Xương tức là … Cơ Xương từ vùng đất Âu. Cơ Xương là tên của Chu Văn Vương, ban đầu là Tây Bá hầu của nhà Ân Thương. Cơ Xương khởi nghiệp đóng đô ở đất Phong. Văn Vương ở đất Phong là nước Văn Lang ở Phong Châu. Nghĩa của từ Văn Lang là vua Văn, tức là Cơ Xương, rất rõ ràng, không cần phải suy luận, liên hệ ngôn ngữ gì cả. Mẹ Âu Cơ lập nước Văn Lang chính là Văn Vương Cơ Xương.
Lang Văn Cơ Xương nổi lên ở phía Tây nên còn gọi là Thục vì Thục là từ khác chỉ hướng Tây. Đất Ba Thục hay đất của Tây Bá hầu là đất Âu, đất gốc tổ của họ Cơ nhà Chu ở Quý Châu. Thư tịch cũ (Cựu Đường thư, Thái Bình hoàn vũ) cũng cho biết “Quý Châu là đất Tây Âu, Lạc Việt”. Thục An Dương Vương chính là Lang Văn Cơ Xương.
Văn Lang và Âu Lạc như vậy chỉ là 2 tên gọi của cùng một nước. Văn Lang là gọi theo tên vua Văn. Âu Lạc là gọi theo tên 2 vùng đất hay 2 dòng tộc Lạc Long – Âu Cơ hợp nhất thời Lang Văn.
Chuyện Thục Phán đánh Hùng Vương là cách kể khác của sự kiện Cơ Phát, con của Văn Vương Cơ Xương đã phát động các chư hầu đánh Trụ diệt Ân. Sự kiện này trong truyền thuyết Việt bị chép lẫn với việc Tần (Chiêu Tương Vương) từ đất Xuyên Thục diệt nước Văn Lang của nhà Chu (Noãn Vương) năm 256 TCN. Ở cả 2 sự kiện này Thục Phán và Tần đều xuất phát từ phía Tây (Thục) đánh nước ở phía Đông, do vậy được gọi là An Dương Vương, nghĩa là vị vua đã dẹp yên phương Đông (An = yên, Dương là hướng mặt trời mọc, tức là hướng Đông).
Nước Văn Lang – Âu Lạc của thiên tử Chu gồm Bắc Việt, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu, đúng như cương vực được chép trong truyền thuyết và hoàn toàn phù hợp với những liên hệ cội nguồn của văn hóa trống đồng Đông Sơn với các khu vực Điền và Dạ Lang. Rộng hơn, thiên hạ của nhà Chu bao gồm cả các nước ở vùng Nam Dương Tử, Nam Hoàng Hà, cũng như … Đông Dương (phạm vi Lào, Căm-pu-chia ngày nay). Sự tương đồng về văn hóa của Đông Nam Á cổ đại (bao gồm cả Hoa Nam) chính là từ nguyên nhân lịch sử này.