Bách Việt trùng cửu – nguồn Truyền thuyết Lang Liêu tế trời ở Tây Thiên và chiếc mâm đồng thời Tây Chu – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
Ai là người Việt đều biết câu chuyện hoàng tử Lang Liêu có hiếu với vua Hùng đã nghĩ ra bánh chưng bánh dày mà được truyền ngôi báu. Cũng là Lang Liêu, vị vua Hùng thứ 7, còn được kể là vị vua đã lên núi Tây Thiên ở dãy Tam Đảo để cầu trời cho gặp tiên và đã gặp được nàng tiên Lăng Thị Tiêu ở đây. Nhưng truyền thuyết này là có thật không, có chứng tích gì để lại tới ngày nay không? Khảo cổ ở nước ta đã từng tìm thấy vết lá bánh chưng trên một chiếc nồi đồng thời Đông Sơn, chứng thực cho chuyện bánh chưng bánh dày. Còn câu chuyện về Lang Liêu gặp tiên nay lại được xác thực bởi một hiện vật khác cùng thời.
Một chiếc mâm đồng 4 chân thời Tây Chu (quãng thế kỷ 10 – 9 TCN) được thấy ở miền Bắc Việt. Dạng mâm này là đồ tế tự, dùng để đựng các vật phẩm hiến tế trong các dịp lễ quan trọng của triều đình. Trong lòng chiếc mâm có đúc chìm một bài minh bằng chữ Kim văn. Nội dung bài minh này có thể được đọc như sau:
Đọc chữ Nho:
王雩朕皇祖侯以天令厥
萬年無國民配皇高祖公
室中息幽賜令方不用奠
王永新哀穆王厥政四令
祖辟考王雩朕皇亞政
用奠訇于又成于用單雩
考夾考殷 交夕敓允有孫
王雩休天子其萬年勒乃
又成公則隹乃前考夾長
天子萬年乃各官臣子方
Phiên âm:
Vương vu trẫm Hoàng tổ hầu dĩ thiên mệnh quyết
Vạn niên vô quốc dân phối hoàng cao tổ công
Thất trung tức u tứ lệnh phương bất dụng điện
Vương vĩnh tân ai Mục Vương quyết chính tứ mệnh
Tổ tịch khảo, Vương vu trẫm Hoàng á chính
Dụng điện hoanh ư hựu thành ư dụng đan vu
Khảo giáp khảo ân giao tịch thoát doãn hữu tôn
Vương vu hưu thiên tử kỳ vạn niên lặc nãi
Hựu thành công tắc duy nãi tiền khảo giáp trường
Thiên tử vạn niên nãi các quan thần tử phương.
(Các chữ in nghiêng là chữ đọc còn nghi vấn)
Tạm dịch:
Vua tế cầu cho Hoàng Tổ hầu của ta được mệnh trời vạn năm. Không quốc dân nào phối tế với Hoàng Cao tổ. Công thất là U ban lệnh tế, làm lễ dâng Vua, mãi nhớ tới Mục Vương trị chính, theo mệnh của các vị vua tổ khảo.
Vua cầu cho chính sự của Hoàng Á của ta. Dùng lễ tế lớn để được thành, dùng riêng tế các vị tổ khảo Giáp, khảo Ân. Có người cháu Vua làm lễ tế trăng, cầu cho Thiên tử vạn năm thống lĩnh thành công, được lâu dài như vị khảo Giáp trước đây.
Thiên tử vạn năm, cùng các quan thần tử vậy./.
Bài minh văn nói về việc vị vua đương thời làm lễ cầu tế các vị vua tổ, các vị tiền vương đời trước (tổ khảo) và cầu chúc cho Thiên tử (vua đương thời) vạn năm với cùng các quan thần. Điểm đặc biệt trong bài văn này là nhắc tới Mục Vương, một vị vua thời Tây Chu.
Chu Mục Vương (chữ Nho: 周穆王; 1027 TCN – 922 TCN) là vị vua thứ 5 của nhà Tây Chu, trị vì từ năm 976 TCN đến năm 922 TCN. Mục Vương từ nhỏ đã rất thích tu luyện phép thuật thành tiên. Lớn lên ông học theo Hoàng Đế ngồi xe ngựa đi thăm thú các danh lam thắng cảnh trên khắp thiên hạ. Vì vậy ông ngồi xe do 8 con ngựa kéo thẳng tới vùng đất của người Nhung ở Tây Bắc (thực ra thì đây là chuyện kể về sự kiện Chu Mục Vương đã Tây chinh đánh dẹp Khuyển Nhung).
Tương truyền, Mục Vương đã đến núi Côn Lôn, phát hiện ra cung điện bằng ngọc của Hoàng Đế. Cũng tại đây, truyền thuyết kể rằng ông đã gặp Tây Vương Mẫu ở Dao Trì, được đãi yến tiệc. Mục Vương uống nước tuyết ngọt trên núi Côn Lôn, ăn cao tương chế từ ngọc thạch, còn có tố liên, táo đen, ngó sen ngọc và rất nhiều tiên quả… Sau đó Chu Mục Vương đã thành tiên thuật, cưỡi mây mà bay về trời.
Trong truyền thuyết Việt cũng có một câu chuyện tương tự cùng thời. Hung Vương Thánh Tổ ngọc phả đã cho biết núi Côn Lôn, nơi vua tổ Hùng Vương khởi dựng là dải núi ở miền Bắc Việt. Triều Hùng sau thời Thánh Dóng đánh giặc Ân, truyền tới vua Hùng thứ bảy là Hùng Huy Vương. Huy Vương bình sinh ưa thích tiên thuật, trọng chuyện quỷ thần. Bởi ngưỡng mộ thần tiên mà Vua đã đến lên Tam Đảo:
… Liền truyền cho xa giá đi ngắm xem phong cảnh. Xe loan đến nơi, mừng thấy đồi vóc núi gấm, lâu đài lớp lớp toả sáng ngàn tầm, động biếc khe xanh, vạn dòng lặng tung bọt sóng. Cảnh vật tranh sắc, hoa cỏ đua thơm. Đầu ngọn núi nhỏ có ngôi chùa cổ tên là chùa Tây Thiên dựng trên khoảnh núi địa thế như con rồng trắng bay sà xuống. Vua bèn cho dựng đàn tràng, sửa dọn lễ chay, sai quần thần dâng tiến đứng chầu.
Vua lại đến bên khe Thạch Bàn để xem tiên cảnh. Bỗng thấy trên lầu điện nguy nga khói sương lấp lánh, bốn phía quần hội rồng mây, mông lung đài sen đất Phật hiện lên. Một bầu núi non, đúng là cảnh chốn Bồng Lai. Vua bèn vào chùa Phù Nghi, lập đàn Vọng Tiên, khấn lời cầu nguyện Hoàng Thiên. Rồi Vua truyền gọi triều thần văn võ đến hội chầu, áo mũ nghiêm trang. Vua làm lễ khấn:
– Nguyện Trời cho các vị thần tiên giáng xuống cho được có dịp hạnh ngộ, thoả lòng mong ước ba sinh.
Khấn xong vua lạy tạ. Nhưng sau ba ngày vẫn không thấy bóng dáng của các vị tiên đến. Vua hồi hộp lo lắng, nhưng không biết phải làm thế nào. Vua bèn đến chỗ núi đầu rồng, lập đài Vọng Tiên mà lòng kiên trì cầu khấn. Đêm ấy vua chiêm bao thấy thần linh hiện lên bảo rằng:
Trên Tây Thiên tiên đó/ Không thấy điều mong chờ/ Gặp người nơi Đông Lộ/ Vua sẽ được như mơ.
Vua nhận được bài thơ thần bốn câu đó xong liền quay giá về. Đến dưới núi thấy một mỹ nhân phong tư xinh đẹp, cốt cách thanh cao đang đứng bên điện Cẩm Miếu xem xa giá nhà vua. Vua thích nhan sắc cô gái ấy, muốn lấy làm vợ. Đến khi về cung, Vua hỏi: – Nhà nàng ở đâu?
Cô gái đáp: – Thiếp là tiên nhân giáng sinh xuống trần ở Đông Lộ làm con của một gia đình trưởng lão. Thiếp đã mấy mùa hoa vịnh sử ngâm kinh, che châu giấu ngọc để đợi bậc anh hùng. Gần đây trộm nghe bệ hạ, dựng đàn tràng muốn cầu tiên tử. Thiếp vì thế dẫu chẳng phải xa xôi cũng đến xem, may duyên trời tiền định cho thiếp được gặp quân vương, xin nguyện phụng hầu nơi màn trướng không phụ nguyện ước ba sinh.
Vua nghe lời kể mới biết là thần tiên sai đưa tiên nữ đến cho mình. Thế là Vua sai quần thần sắm sửa sính lễ, rồi ngự xa giá đến nhà Trưởng ông ở Đông Lộ xin nạp sính lễ. Rồi đó Vua đón hôn trở về thành Phong Đô, lập tiên nương làm hoàng phi chính nhất.
Chưa đầy năm Ngọc Tiêu mang thai, rồi sinh một con trai tư chất bẩm sinh thông minh, anh tài trác việt. Đến tuổi trưởng thành Vua lập làm Thái tử nối quốc thống, hiệu là Hùng Vĩ Vương.
Về sau, Vua cùng hoàng phi học được tiên thuật, hưởng nước được 200 năm. Vua truyền cho con lên ngôi trị vì. Vua thọ sánh ngang tuế nguyệt Kiều Bành, hoá sinh bất diệt.
Các sự tích ở vùng Tam Đảo (Vĩnh Phú) kể chuyện này là Lang Liêu hay Hùng Chiêu Vương đã lên đỉnh Phù Nghi lập Vọng Tiên Đàn cầu trời, rồi gặp và kết duyên với nàng tiên nữ Lăng Thị Tiêu ở chân núi Tây Thiên. Tây Thiên cũng là nơi mà sau này nhiều triều đại đã lên đây tế cáo trời đất, cầu mưa như trong tấm bia ma nhai bên dòng suối Bát Nhã vẫn còn lưu lại.
Có thể thấy cốt truyện của chuyện vua Hùng lên núi tế trời gặp Tiên ở Tây Thiên cũng chính là sự kiện về Chu Mục Vương lên núi Côn Lôn gặp Tây Vương Mẫu. Mọi chi tiết đều trùng khớp trong 2 chuyện, từ việc một vị vua thời Chu – Lang Liêu lên núi Côn Lôn – Tam Đảo, tế Hoàng Thiên – Hoàng Đế, đến việc gặp Tây Thiên quốc mẫu – Tây Vương Mẫu, rồi vua cùng với tiên phi học thành tiên thuật, hóa sinh bất diệt.
Chiếc mâm đồng dùng đựng đồ hiến tế với bài minh văn cũng có nội dung tương tự về việc một vị vua tế Hoàng thiên và các vị tổ khảo, nhắc tới chuyện của Chu Mục Vương xưa. Đây là một vật chứng cực kỳ quý giá, hiển thực và rất cổ cho mối liên hệ giữa truyền thuyết Việt về Lang Liêu ở Tây Thiên với Chu Mục Vương gặp tiên trong lịch sử.
Văn Nhân góp ý .
Tôi nghĩ có thể địa danh núi Tây thiên thực ra là núi Tiên , Tây thiên thiết Tiên.
Danh xưng Lăng thị Tiêu không phải họ và tên mà nghĩa là danh hiệu :BÀ CHÚA TIÊN ;
Tiêu là kí âm sai của Tiên ,
Lăng thị chính xác là Lang thị hay Long thị nghĩa là bà chúa hay nữ vương tương tự như tên gọi Lăng Xương chính xác là Lang Xương nghĩa là ông vua tên là Xương tức chỉ ông Cơ Xương sau là Châu Văn vương .
Cám ơn nhà nghiên cứu Bách Việt trùng cửu .
Việc tìm thấy đồ tế tự của vua nhà Châu có khắc Minh văn chứa thông tin khẳng định thời đại là sự việc rất quan trọng cho lịch sử nhân loại không kém gì việc tìm thấy xương thú yếm rùa khắc Giáp cốt văn ở bờ Hoàng hà , chính Giáp cốt văn trước đây đã khẳng định sự tồn tại của nhà Thương và Ân trong lịch sử Trung Hoa , tương tự nay với “Chiếc mâm đồng dùng đựng đồ hiến tế với bài minh văn” là đã đủ bằng chứng để khẳng định về sự tồn tại của kinh đô nhà Châu trên đất Giao chỉ xưa .
Sử thuyết Hùng Việt cho Đông đô - Hà nội ngày nay chính là Đông đô nhà Châu xưa , Nền văn minh Đông sơn chính là nền văn minh nhà Đông Châu .
sự đột biến về chất diễn ra trên đất Giao chỉ ở thời gian này chính là do nhà Châu thiên đô từ Kiểu kinh phía Tây sang Đại ắp Lạc phía Đông như TS Phạm sư Mạnh viết ...Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy ..., Cổ Lũy là cách đọc khác của Cổ Loa .
Ai là người Việt đều biết câu chuyện hoàng tử Lang Liêu có hiếu với vua Hùng đã nghĩ ra bánh chưng bánh dày mà được truyền ngôi báu. Cũng là Lang Liêu, vị vua Hùng thứ 7, còn được kể là vị vua đã lên núi Tây Thiên ở dãy Tam Đảo để cầu trời cho gặp tiên và đã gặp được nàng tiên Lăng Thị Tiêu ở đây. Nhưng truyền thuyết này là có thật không, có chứng tích gì để lại tới ngày nay không? Khảo cổ ở nước ta đã từng tìm thấy vết lá bánh chưng trên một chiếc nồi đồng thời Đông Sơn, chứng thực cho chuyện bánh chưng bánh dày. Còn câu chuyện về Lang Liêu gặp tiên nay lại được xác thực bởi một hiện vật khác cùng thời.
Một chiếc mâm đồng 4 chân thời Tây Chu (quãng thế kỷ 10 – 9 TCN) được thấy ở miền Bắc Việt. Dạng mâm này là đồ tế tự, dùng để đựng các vật phẩm hiến tế trong các dịp lễ quan trọng của triều đình. Trong lòng chiếc mâm có đúc chìm một bài minh bằng chữ Kim văn. Nội dung bài minh này có thể được đọc như sau:
Đọc chữ Nho:
王雩朕皇祖侯以天令厥
萬年無國民配皇高祖公
室中息幽賜令方不用奠
王永新哀穆王厥政四令
祖辟考王雩朕皇亞政
用奠訇于又成于用單雩
考夾考殷 交夕敓允有孫
王雩休天子其萬年勒乃
又成公則隹乃前考夾長
天子萬年乃各官臣子方
Phiên âm:
Vương vu trẫm Hoàng tổ hầu dĩ thiên mệnh quyết
Vạn niên vô quốc dân phối hoàng cao tổ công
Thất trung tức u tứ lệnh phương bất dụng điện
Vương vĩnh tân ai Mục Vương quyết chính tứ mệnh
Tổ tịch khảo, Vương vu trẫm Hoàng á chính
Dụng điện hoanh ư hựu thành ư dụng đan vu
Khảo giáp khảo ân giao tịch thoát doãn hữu tôn
Vương vu hưu thiên tử kỳ vạn niên lặc nãi
Hựu thành công tắc duy nãi tiền khảo giáp trường
Thiên tử vạn niên nãi các quan thần tử phương.
(Các chữ in nghiêng là chữ đọc còn nghi vấn)
Tạm dịch:
Vua tế cầu cho Hoàng Tổ hầu của ta được mệnh trời vạn năm. Không quốc dân nào phối tế với Hoàng Cao tổ. Công thất là U ban lệnh tế, làm lễ dâng Vua, mãi nhớ tới Mục Vương trị chính, theo mệnh của các vị vua tổ khảo.
Vua cầu cho chính sự của Hoàng Á của ta. Dùng lễ tế lớn để được thành, dùng riêng tế các vị tổ khảo Giáp, khảo Ân. Có người cháu Vua làm lễ tế trăng, cầu cho Thiên tử vạn năm thống lĩnh thành công, được lâu dài như vị khảo Giáp trước đây.
Thiên tử vạn năm, cùng các quan thần tử vậy./.
Chữ “Mục Vương” trong lòng chiếc mâm đồng thời Tây Chu
Bài minh văn nói về việc vị vua đương thời làm lễ cầu tế các vị vua tổ, các vị tiền vương đời trước (tổ khảo) và cầu chúc cho Thiên tử (vua đương thời) vạn năm với cùng các quan thần. Điểm đặc biệt trong bài văn này là nhắc tới Mục Vương, một vị vua thời Tây Chu.
Chu Mục Vương (chữ Nho: 周穆王; 1027 TCN – 922 TCN) là vị vua thứ 5 của nhà Tây Chu, trị vì từ năm 976 TCN đến năm 922 TCN. Mục Vương từ nhỏ đã rất thích tu luyện phép thuật thành tiên. Lớn lên ông học theo Hoàng Đế ngồi xe ngựa đi thăm thú các danh lam thắng cảnh trên khắp thiên hạ. Vì vậy ông ngồi xe do 8 con ngựa kéo thẳng tới vùng đất của người Nhung ở Tây Bắc (thực ra thì đây là chuyện kể về sự kiện Chu Mục Vương đã Tây chinh đánh dẹp Khuyển Nhung).
Tương truyền, Mục Vương đã đến núi Côn Lôn, phát hiện ra cung điện bằng ngọc của Hoàng Đế. Cũng tại đây, truyền thuyết kể rằng ông đã gặp Tây Vương Mẫu ở Dao Trì, được đãi yến tiệc. Mục Vương uống nước tuyết ngọt trên núi Côn Lôn, ăn cao tương chế từ ngọc thạch, còn có tố liên, táo đen, ngó sen ngọc và rất nhiều tiên quả… Sau đó Chu Mục Vương đã thành tiên thuật, cưỡi mây mà bay về trời.
Chu Mục Vương gặp Tây Vương Mẫu trên núi Côn Lôn (hình lấy từ internet)
Trong truyền thuyết Việt cũng có một câu chuyện tương tự cùng thời. Hung Vương Thánh Tổ ngọc phả đã cho biết núi Côn Lôn, nơi vua tổ Hùng Vương khởi dựng là dải núi ở miền Bắc Việt. Triều Hùng sau thời Thánh Dóng đánh giặc Ân, truyền tới vua Hùng thứ bảy là Hùng Huy Vương. Huy Vương bình sinh ưa thích tiên thuật, trọng chuyện quỷ thần. Bởi ngưỡng mộ thần tiên mà Vua đã đến lên Tam Đảo:
… Liền truyền cho xa giá đi ngắm xem phong cảnh. Xe loan đến nơi, mừng thấy đồi vóc núi gấm, lâu đài lớp lớp toả sáng ngàn tầm, động biếc khe xanh, vạn dòng lặng tung bọt sóng. Cảnh vật tranh sắc, hoa cỏ đua thơm. Đầu ngọn núi nhỏ có ngôi chùa cổ tên là chùa Tây Thiên dựng trên khoảnh núi địa thế như con rồng trắng bay sà xuống. Vua bèn cho dựng đàn tràng, sửa dọn lễ chay, sai quần thần dâng tiến đứng chầu.
Vua lại đến bên khe Thạch Bàn để xem tiên cảnh. Bỗng thấy trên lầu điện nguy nga khói sương lấp lánh, bốn phía quần hội rồng mây, mông lung đài sen đất Phật hiện lên. Một bầu núi non, đúng là cảnh chốn Bồng Lai. Vua bèn vào chùa Phù Nghi, lập đàn Vọng Tiên, khấn lời cầu nguyện Hoàng Thiên. Rồi Vua truyền gọi triều thần văn võ đến hội chầu, áo mũ nghiêm trang. Vua làm lễ khấn:
– Nguyện Trời cho các vị thần tiên giáng xuống cho được có dịp hạnh ngộ, thoả lòng mong ước ba sinh.
Khấn xong vua lạy tạ. Nhưng sau ba ngày vẫn không thấy bóng dáng của các vị tiên đến. Vua hồi hộp lo lắng, nhưng không biết phải làm thế nào. Vua bèn đến chỗ núi đầu rồng, lập đài Vọng Tiên mà lòng kiên trì cầu khấn. Đêm ấy vua chiêm bao thấy thần linh hiện lên bảo rằng:
Trên Tây Thiên tiên đó/ Không thấy điều mong chờ/ Gặp người nơi Đông Lộ/ Vua sẽ được như mơ.
Bìa cuốn ngọc phả Tây Thiên quốc mẫu được tìm thấy ở đền Hóa Tây Thiên.
Vua nhận được bài thơ thần bốn câu đó xong liền quay giá về. Đến dưới núi thấy một mỹ nhân phong tư xinh đẹp, cốt cách thanh cao đang đứng bên điện Cẩm Miếu xem xa giá nhà vua. Vua thích nhan sắc cô gái ấy, muốn lấy làm vợ. Đến khi về cung, Vua hỏi: – Nhà nàng ở đâu?
Cô gái đáp: – Thiếp là tiên nhân giáng sinh xuống trần ở Đông Lộ làm con của một gia đình trưởng lão. Thiếp đã mấy mùa hoa vịnh sử ngâm kinh, che châu giấu ngọc để đợi bậc anh hùng. Gần đây trộm nghe bệ hạ, dựng đàn tràng muốn cầu tiên tử. Thiếp vì thế dẫu chẳng phải xa xôi cũng đến xem, may duyên trời tiền định cho thiếp được gặp quân vương, xin nguyện phụng hầu nơi màn trướng không phụ nguyện ước ba sinh.
Vua nghe lời kể mới biết là thần tiên sai đưa tiên nữ đến cho mình. Thế là Vua sai quần thần sắm sửa sính lễ, rồi ngự xa giá đến nhà Trưởng ông ở Đông Lộ xin nạp sính lễ. Rồi đó Vua đón hôn trở về thành Phong Đô, lập tiên nương làm hoàng phi chính nhất.
Chưa đầy năm Ngọc Tiêu mang thai, rồi sinh một con trai tư chất bẩm sinh thông minh, anh tài trác việt. Đến tuổi trưởng thành Vua lập làm Thái tử nối quốc thống, hiệu là Hùng Vĩ Vương.
Về sau, Vua cùng hoàng phi học được tiên thuật, hưởng nước được 200 năm. Vua truyền cho con lên ngôi trị vì. Vua thọ sánh ngang tuế nguyệt Kiều Bành, hoá sinh bất diệt.
Các sự tích ở vùng Tam Đảo (Vĩnh Phú) kể chuyện này là Lang Liêu hay Hùng Chiêu Vương đã lên đỉnh Phù Nghi lập Vọng Tiên Đàn cầu trời, rồi gặp và kết duyên với nàng tiên nữ Lăng Thị Tiêu ở chân núi Tây Thiên. Tây Thiên cũng là nơi mà sau này nhiều triều đại đã lên đây tế cáo trời đất, cầu mưa như trong tấm bia ma nhai bên dòng suối Bát Nhã vẫn còn lưu lại.
Bia ma nhai Bát Nhã tuyền ở đỉnh Phù Nghi của khu Tây Thiên
Có thể thấy cốt truyện của chuyện vua Hùng lên núi tế trời gặp Tiên ở Tây Thiên cũng chính là sự kiện về Chu Mục Vương lên núi Côn Lôn gặp Tây Vương Mẫu. Mọi chi tiết đều trùng khớp trong 2 chuyện, từ việc một vị vua thời Chu – Lang Liêu lên núi Côn Lôn – Tam Đảo, tế Hoàng Thiên – Hoàng Đế, đến việc gặp Tây Thiên quốc mẫu – Tây Vương Mẫu, rồi vua cùng với tiên phi học thành tiên thuật, hóa sinh bất diệt.
Chiếc mâm đồng dùng đựng đồ hiến tế với bài minh văn cũng có nội dung tương tự về việc một vị vua tế Hoàng thiên và các vị tổ khảo, nhắc tới chuyện của Chu Mục Vương xưa. Đây là một vật chứng cực kỳ quý giá, hiển thực và rất cổ cho mối liên hệ giữa truyền thuyết Việt về Lang Liêu ở Tây Thiên với Chu Mục Vương gặp tiên trong lịch sử.
Văn Nhân góp ý .
Tôi nghĩ có thể địa danh núi Tây thiên thực ra là núi Tiên , Tây thiên thiết Tiên.
Danh xưng Lăng thị Tiêu không phải họ và tên mà nghĩa là danh hiệu :BÀ CHÚA TIÊN ;
Tiêu là kí âm sai của Tiên ,
Lăng thị chính xác là Lang thị hay Long thị nghĩa là bà chúa hay nữ vương tương tự như tên gọi Lăng Xương chính xác là Lang Xương nghĩa là ông vua tên là Xương tức chỉ ông Cơ Xương sau là Châu Văn vương .
Cám ơn nhà nghiên cứu Bách Việt trùng cửu .
Việc tìm thấy đồ tế tự của vua nhà Châu có khắc Minh văn chứa thông tin khẳng định thời đại là sự việc rất quan trọng cho lịch sử nhân loại không kém gì việc tìm thấy xương thú yếm rùa khắc Giáp cốt văn ở bờ Hoàng hà , chính Giáp cốt văn trước đây đã khẳng định sự tồn tại của nhà Thương và Ân trong lịch sử Trung Hoa , tương tự nay với “Chiếc mâm đồng dùng đựng đồ hiến tế với bài minh văn” là đã đủ bằng chứng để khẳng định về sự tồn tại của kinh đô nhà Châu trên đất Giao chỉ xưa .
Sử thuyết Hùng Việt cho Đông đô - Hà nội ngày nay chính là Đông đô nhà Châu xưa , Nền văn minh Đông sơn chính là nền văn minh nhà Đông Châu .
sự đột biến về chất diễn ra trên đất Giao chỉ ở thời gian này chính là do nhà Châu thiên đô từ Kiểu kinh phía Tây sang Đại ắp Lạc phía Đông như TS Phạm sư Mạnh viết ...Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy ..., Cổ Lũy là cách đọc khác của Cổ Loa .