Truyền thuyết Chín chúa tranh vua của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt và Quảng Tây kể tóm tắt như sau (theo wikipedia):
Cha của Thục Phán là Thục Chế làm vua nước Nam Cương được 60 năm thì qua đời, khiến cho gia đình họ Thục rơi vào cảnh chia rẽ tranh giành quyền lực. Khi ấy Thục Phán mới tròn 10 tuổi, cháu của Thục Chế là Thục Mô lợi dụng và đưa Thục Phán lên ngôi. Thục Mô nhiếp chính lộng quyền, muốn nhiều lần muốn giết Phán đoạt ngôi vua, khiến chư hầu bất mãn. Nhưng Thục Phán thì vẫn luôn nhẫn nại mong hàn gắn lại gia tộc họ Thục vốn đã bị chia rẽ từ khi cha mình mất. Chín chúa mường (bao gồm 3 Nùng chủ, 2 Dao chủ, 1 Mán chủ, 1 Sán chủ, 1 Tày chủ, 1 Miêu Chủ) không phục kéo quân về bắt Thục Phán đòi chia nhỏ đất ra cho các chúa cai quản và đòi nhường ngôi "vua". Thục Phán tuy ít tuổi, nhưng từ bé đã thể hiện phẩm chất thông minh hơn người, bày kế cho Thục Mô lừa 9 chúa mường đua sức, đấu đá lẫn nhau.. còn họ Thục thì giải quyết tranh chấp nội bộ và củng cố lực lượng ở kinh đô Thành Bản Phủ, đến khi các phe cánh đấu đá đến sức cùng lực kiệt, Thục Phán mới thâu tóm toàn cục khiến 9 chúa mường quy phục ông. Từ đó, nước Nam Cương dưới tay Thục Phán trở nên cường thịnh… Thục Phán đem quân thôn tính nhiều lãnh thổ của các bộ tộc Bách Việt trên phương Bắc và cả Văn Lang ở phương Nam…
Sau khi tạm yên mặt Bắc, ông ra lệnh cho 2 vị chúa mường đứng đầu 2 bộ tộc là Miêu Chủ và Dao Chủ đem quân của tiến về biên giới các bộ tộc Nam Chiếu cổ (phía Tây Hà Giang), còn mình đem quân đánh thẳng xuống Phong Châu. Khi ấy Văn Lang đã suy tàn, Hùng Vương đời 18 tính háo sắc, thường gian dâm với vợ các tù trưởng dưới trướng mình, tính tình lại độc ác bạo ngược khiến quân dân bất mãn tột độ. Quân đội tinh nhuệ của Thành Bản Phủ chẳng tốn nhiều hơi sức đã hạ được Văn Lang. Chỉ trong vòng 1 tuần, Thục Phán đã giết được Nguyễn Tuấn (phò mã của Văn Lang), vây hãm Phong Châu khiến Hùng Vương phải sợ hãi tự tử. Cùng lúc, các tù trưởng Nam Chiếu ở phía Tây nghe tin Tày Chủ Thục Phán bỏ kinh đô xuống Nam, cùng hợp lực đông tiến thì bị phục binh của Miêu Chủ và Dao Chủ phục sẵn ở Xín Mần đánh cho thua liểng xiểng phải rút chạy về tận địa phận Lào Cai bây giờ.
Dựa vào câu chuyện này mà các nhà sử học hiện nay cho rằng Thục Phán là người Tày ở đâu đó khu vực Đông Bắc Bộ và biên giới Quảng Tây. Người ta gán câu chuyện của người Tày này với Truyện Rùa vàng của người Việt theo Lĩnh Nam chích quái dẫn đến đoạn tiếp theo về Thục An Dương Vương rời đô đến Cổ Loa, xây thành,...
Tuy nhiên xét kỹ truyền thuyết Chín chúa tranh vua của người Tày kể trên ta thấy nó không liên quan gì đến việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa hay Mỵ Châu – Trọng Thủy cả. Rõ ràng đây là một vị An Dương Vương khác, ở một giai đoạn bối cảnh khác.
Trong truyền thuyết người Tày kể Thục Phán đã thâu tóm được 9 Mường do 9 thủ lĩnh Nùng chủ, Tày chủ, Sán chủ, Mán chủ, Miêu chủ, Dao chủ. Sau đó nước Nam Cương của Thục lại còn đụng độ với các tù trưởng Nam Chiếu cổ và cuộc tấn công diệt nước Văn Lang ở phương Nam. Với từng đó dân tộc và đất nước, ta thấy ngay phạm vi của câu chuyện Chín chúa tranh vua không thể chỉ quanh quẩn ở vùng biên giới Bắc Bộ và Quảng Tây như vẫn nghĩ. Câu chuyện này kể về một cuộc đại thống nhất thời trước Công nguyên với quy mô và phạm vi lớn hơn nhiều.
Khi xác định quy mô của câu chuyện này ta sẽ nhận ra đây chính là cách kể ngắn gọn của cuộc chiến giữa các nước thời Chiến Quốc, được thống nhất bởi nước Tần. Mỗi nước thời Chiến Quốc là một tộc người trong Bách Việt. Điển hình Miêu Dao là thành phần chính của nước Sở, nước có diện tích rộng nhất thời này. Người Tày Nùng là thành phần của nước Tống, ở quãng Quảng Đông ngày nay.
9 chúa mường như thế thực chất là 9 nước. Khái niệm “mường” ở đây tương đương với “quốc gia”, tương tự người Lào gọi là Mường Lào, Mường Việt vậy. Họ Thục trong truyện đã thống nhất các mường, hay các quốc gia thời Chiến Quốc, do đó phải là nước Tần. Đất đai nhà Tần nằm ở phía Tây của thiên hạ Trung Hoa nên còn được gọi là Thục, tức là phía mặt trời lặn (thụt).
Vị trí các nước cuối thời Chiến Quốc.
Đoạn sau của truyền thuyết Chín chúa tranh vua kể Thục Phán đánh nước Văn Lang của Hùng Vương. Nếu Thục ở đây là nhà Tần thì rõ ràng đoạn này kể về cuộc chinh phạt của Tần đánh vua Đông Chu ở đất Phong Châu. Vùng Bắc Việt vốn là đất định đô ban đầu của Chu Văn Vương, được gọi là nước Văn Lang. Khi Chu Vũ Vương diệt Trụ, đã dời đô về Kiểu kinh ở phía Tây, bắt đầu thời kỳ Tây Chu. Tới thời Đông Chu kinh đô nhà Chu lại quay trở về vùng đất Văn Lang – Phong Châu cũ, nơi có thành Cổ Loa – Đông Đô.
Vị trí “Nam Chiếu cổ”, tức là vùng Vân Nam là đất Kiểu kinh của Tây Chu. Cuối thời Chiến Quốc vùng đất này do một vị tướng của nhà Chu nắm giữ, được biết dưới tên Trang Kiểu. Trang = T’lang = Lang chỉ thủ lĩnh. Kiểu là tên của kinh đô Tây Chu. Trang Kiểu nghĩa là thủ lĩnh vùng Kiểu kinh.
Miền Bắc Việt lúc đó là đất Lạc (Lạc Dương – Đông Chu). Còn Vân Nam là đất Tây Âu của phần Âu trong nước Âu – Lạc. Phần Đông Âu là khu vực Quý Châu hay đất Kiềm. Quý Châu lúc này là điểm nằm giữa Tần (từ đất Thục – Tứ Xuyên), Sở (Hồ Nam), Đông Chu (Bắc Việt) và Tây Chu (Điền – Vân Nam).
Sách Hoài Nam tử cho biết nhà Tần khi dẫn đại quân đánh Việt đã giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Dịch Hu Tống đọc khác đi là Dịch Hậu Tông, tức là con cháu của vua Dịch học. Tướng Trang Kiểu là vốn là dòng dõi nhà Chu từ Chu Văn Vương. Văn Vương là người được tôn làm vua Dịch học vì đã viết Kinh Dịch (Chu Dịch). Do đó Trang Kiểu cũng chính là Dịch Hu Tống đã đụng độ với quân Tần lúc này.
Truyện Chín chúa tranh vua kể các tù trưởng Nam Chiếu cổ đã bị Miêu chủ và Dao chủ phục đánh. Miêu và Dao là 2 sắc tộc chính của nước Sở thời này. Đoạn truyện này có nghĩa là quân Tây Chu ở Vân Nam đã đụng độ với cánh quân người Sở của Tần.
Cái tên Nam Cương trong truyện có thể hiểu là vùng đất ở phía Nam xưa, tức là phía Bắc nay (phương Nam Bắc nay đã đảo ngược). Nhà Tần lấy mệnh Thủy, dùng màu đen của Ngũ hành, định vị ở phương Bắc nay, cho nên tên gọi của Tần mới là Nam Cương.
Về đất Điền ở Vân Nam tác giả Nguyễn Quang Nhật đã có nhận xét rất xác đáng khi phân tích phiên thiết Di Yên = Điền. Người Điền là người của xứ nóng (yên = ơn là số 2 chỉ phương Xích đạo) di cư tới trong cuộc chia tách Đông Tây của Hùng và Thục, Lạc Long và Âu Cơ hay Hoa và Di.
Trống đồng trong bảo tàng Hà Giang.
Khu vực Vân Nam có dân tộc Di, hay là người Lô Lô, một dân tộc tới nay vẫn còn dùng trống đồng trong đời sống văn hóa. Có thể thấy tên Lô Lô hay La La, Lu là từ chữ Lửa mà ra, chỉ tộc người phương nóng (Bắc xưa), dòng dõi Thần Nông Viêm Đế. Chữ Lô này do đó đồng nghĩa với chữ Yên. Người Lô Lô – Di = Di Yên thiết Điền.Người Lô Lô theo truyến thuyết có nguồn gốc từ người Khương cổ. Người Khương này không phải ở Tây Tạng như các chú dẫn hay gặp vì rõ ràng Tây Tạng chẳng có bộ tộc nào dùng trống đồng cả. Khương là họ của Viêm Đế Thần Nông, cho thấy người Lô Lô là dòng Thần Nông. Viêm Đế khởi phát từ vùng sông Khương hay Khung Giang, tức là sông Mê Kong ngày nay.
Liên hệ khác, Thục An Dương Vương được các tư liệu truyền thuyết chép là đến từ Ai Lao – Vân Nam. Người Ai Lao Di = La Di, tức là người Lô Lô. Người Di Lô Lô như thế là dân tộc đã theo ông tổ của nhà Chu là Cổ Công Đản Phụ di cư lên núi do cuộc tranh giành quyền lực với Hạ Khải. Truyền thuyết Việt kể là cuộc chia tách Âu Cơ với Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi. Đất Vân Nam Quý Châu là vùng đất khởi nghiệp của nhà Chu, gọi là đất Âu. Ai Lao thiết Âu.
Theo wikipedia: người Lô Lô vốn có chữ viết riêng. Chữ viết của người Lô Lô trước kia là chữ tượng hình, nhưng hiện nay không dùng nữa. Khoảng thế kỷ 14 người Lô Lô đã có chữ tượng hình với 140 bộ thủ. Người ta dùng phương pháp ghép bộ thủ để diễn đạt nghĩa. Chữ được ghi trên các tấm gỗ mỏng, trên da thú hoặc loại giấy dày, thô. Tới nay chỉ có một số gia đình còn giữ lại được một vài mảnh có ghi lại loại chữ đó mà ít ai đọc được.
Như thế chữ viết của người Lô Lô là dạng chữ tượng hình như chữ Nho cổ, chứ không phải bộ chữ hoàn toàn khác. Vì người Lô Lô là hậu duệ nhà Chu nên hiển nhiên chữ viết đó cũng là chữ dùng thời Chu. Có thể đó là chữ Đại triện thời Chu hay chữ Khoa đẩu mà người Việt thường nói tới.
Chiếc chuông đồng có chữ thời Đông Sơn tìm thấy ở Lào Cai.