Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/
Trích từ lời tựa cho sách Bước ra từ huyền thoại
Tre coc kien nhau
Truyền thuyết và việc chép sử Việt
Hiếm có quốc gia nào trên thế giới mà lại giàu có về huyền thoại và truyền thuyết như nước Nam ta. Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái là tập hợp phong phú những truyền thuyết dân gian lâu đời nhất còn lưu lại được tới nay. Những truyền thuyết Việt đã được kể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có những truyền thuyết từ thời khai thiên lập địa khi con người còn đang ăn hang ở hốc cho tới những thời kỳ gần hơn của sử trung đại.
Truyền thuyết Việt không như truyện thần thoại phương Tây, mà là những truyện “cổ tích” thực sự, nghĩa là những vết tích của những gì đã từng xảy ra trong quá khứ xa xưa. Đằng sau mỗi câu chuyện cổ được lưu truyền là lịch sử chân xác của quốc gia, của dân tộc. Lịch sử đã bị lãng quên, bị bôi đen, bóp méo bởi kẻ thù phương Bắc. Truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian là những ký ức lịch sử lưu lại được khi người Việt phải trải qua gần ngàn năm thống khổ cùng cực, lúc nào dao cũng kề cổ. Cộng thêm những hành động đốt sạch, phá sạch, tận diệt, tận xóa vết tích văn hóa văn minh trên đất Việt của không ít kẻ thù đã làm cho việc nhận ra chân lịch sử Việt đúng là thiên nan vạn nan.
Để tìm về cội nguồn và bản ngã dân tộc thì không thể thiếu những truyền thuyết lịch sử rất phong phú lưu truyền trong tín ngưỡng và văn hóa dân gian. Tục thờ thành hoàng là những nhân vật lịch sử từ xưa làng nào cũng có. Những thần phả thần tích kể lại nguồn gốc và công trạng của các thần thánh được thờ phụng có niên gian ghi chép không thua gì những quyển sử chính thống. Những hoành phi câu đối trên cổng đình, trong điện thờ thực sự là những minh văn quí giá, cô đọng, hàm ý súc tích, sâu xa về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Những nét văn hóa trong các lễ hội làng, hội tổng được hình thành trên cơ sở những sự kiện từng xảy ra nên mang trong đó những thông tin lịch sử chân thực.
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam rất đặc biệt. Thần linh của người Việt không phải là những đấng siêu nhiên, tạo ra từ trí tưởng tượng của con người. Thần tiên Việt rất thật, rất người bởi vì họ vốn là những con người thật sự được tôn thờ lên. Công lao, sự nghiệp, đạo đức của họ làm nên tinh thần bất diệt, khiến họ “hóa thần” trong tín ngưỡng và văn hóa dân tộc. Đằng sau mỗi thần tích, mỗi huyền thoại về các vị thần người Việt đều là những nhân vật, những sự kiện có thật từng xảy ra.
Đã có không ít các công trình của những học giả danh tiếng xưa và nay muốn “đọc” lịch sử qua những câu truyện truyền thuyết để tìm lại mấy ngàn năm lịch sử bị khuất lấp. Điều này quả thật không dễ dàng vì muốn vậy phải có dữ liệu để đối chiếu giữa huyền thoại và lịch sử. Trong thời gian trước đây việc này hầu như không thể làm được vì nguồn đối chiếu duy nhất cho các sử gia Việt lại là sách Tàu, tức là sách của chính những kẻ đã cố tình nhào nặn, biến hóa sử Việt. Các sử gia đành chép lại những truyền thuyết dân gian lưu vào sử để đợi đời sau giải mã, tìm lại lịch sử chân thực của dân tộc.
Hãy nghe Hồ Tông Thốc, người viết Việt Nam thế chí, một trong những quyển sử sớm nhất của nước ta, nói về việc này:
Có người hỏi tôi rằng: Bỏ cái lạ giữ cái thường là đạo của thánh hiền, tại sao ông lại câu nệ theo cũ, không nêu rõ lời mới để đổi hẳn thói mê hoặc của đời?
Tôi đáp rằng: … Cho nên những chuyện góp nhặt được đều là lượm lặt ở tiếng vang chuyện đồn, trích lấy đầu đuôi để cho biết rõ về phả ký từng đời mà thôi, còn những sự tích kỳ quái, lờ mờ khó xét, tạm giữ đó để chờ các bậc quân tử sau này, dám đâu xuyên tạc ra lời quái dị để mê hoặc người đời. Độc giả nên lưu tâm nhận kỹ, cố sức suy nghiệm thì sẽ rõ ngọc đá, thấy được tiếng vang hình bóng của lịch sử, tôi đâu tự dám cho ý mình là thoả đáng.
Ngày nay những truyền thuyết mang tiếng vang hình bóng của lịch sử đã có những nguồn để đối chiếu và kiểm chứng tin cậy. Trước hết là khảo cổ học, mà một trong những thành tựu đầu tiên của ngành khảo cổ học Việt Nam là xác định sự tồn tại của thời đại Hùng Vương qua văn hóa đồ đồng Đông Sơn huy hoàng. Cùng với những phát hiện khảo cổ, từng hiện vật, từng viên gạch, từng đồng tiền cổ phát lộ lại càng thấy lịch sử Việt cần được viết lại và những nhân vật từ trong huyền thoại đang dần bước ra, hiện rõ lên trước mắt chúng ta.
Kết hợp những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại với những dữ liệu dân gian phong phú và nguồn thư tịch văn bản còn lại nay đã cho phép nhìn ra chân tướng cổ sử nước Nam. Việt Nam – suối nguồn của văn minh phương Đông, sự thực ấy đang ngày càng sáng tỏ. Lịch sử nước Nam không phải chỉ bị lãng quên mà là bị đánh tráo, đánh tráo một cách trơ trẽn, làm cho chủ biến thành khách, anh em hóa ra thù. Giải mã các truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian lúc này càng trở nên cần thiết cho việc nhìn nhận đúng lịch sử nước nhà. Nhìn lại lịch sử để nhận lại cha ông, nòi giống, đòi lại bản quyền của nền văn hóa huy hoàng mà tiền nhân hàng ngàn năm đổ mồ hôi và xương máu xây dựng và gìn giữ.
Lăng kính đọc lịch sử qua truyền thuyết
Truyền thuyết Việt không hề “u linh” hay “chích quái” một khi chúng được sọi nhìn bằng “lăng kính” thích hợp. Truyền thuyết là hình bóng của lịch sử. Từ cái bóng đó cái hình cốt lịch sử thật sự có thể được phục dựng nếu có được “hệ quy chiếu” đúng với không gian và thời gian mà lịch sử đã xảy ra.
Những sự tích, những câu chuyện được kể lại đều xuất phát từ thực tế lịch sử, cho dù những sự kiện này đã được cách điệu hóa, hình tượng hóa trong truyền thuyết. Cây gậy thần và quyển sách ước của Tản Viên Sơn Thánh có thể truy nguyên là Hà đồ Lạc thư mà Đại Vũ đã nắm bắt được trong quá trình trị thủy. Chiếc móng rồng làm mũ đâu mâu của Triệu Quang Phục là hình tượng ngọc tỷ của Triệu Vũ Đế Lưu Bang mà họ Lữ đã mang về Nam Việt. Con voi của Bà Trưng, Bà Triệu là hình ảnh nước Tượng Đinh của các nữ anh hùng này…
Một trong những đặc điểm dễ thấy của truyền thuyết lịch sử Việt là khi kể về các nhân vật dân gian không dùng tên thật của những vị vua, vị tướng này mà dùng các danh xưng, tên hiệu. Ví dụ Triệu Đà là vị vua đầu (= Đà) của nhà Triệu. Trưng Trắc, Trưng Nhị là các vị quân trưởng (= Trưng) thứ nhất và thứ hai. Sĩ Nhiếp là vị quan văn (= Sĩ) nhiếp chính Giao Châu khi chính quyền trung ương bị mất. Đinh Bộ Lĩnh là vị thủ lĩnh của khu vực Đinh Bộ, tức là vùng Tĩnh Hải quân… Những danh hiệu trong truyền thuyết lịch sử do vậy là những gợi ý, dẫn chứng rõ ràng về công nghiệp của các bậc tiền nhân.
Cũng vì tên của các nhân vật trong truyền thuyết là các danh hiệu nên cùng một tên gọi có thể chỉ 2, 3 người hoặc cả một triều đại trong lịch sử. Truyền thuyết là những chuyện kể không hạn chế về thời gian. Chuyện của cả một vương triều có thể đều được ghi chép chung vào trong một tên gọi, một danh xưng của vị vua đã sáng lập ra triều đại đó. Cũng như tập tục thờ cúng của người Việt thường chỉ thờ vị tổ đầu tiên của dòng họ. Ví dụ cái tên Triệu Việt Vương có nghĩa là vị vua Triệu của nước Nam Việt, bao gồm cả 4 đời vua Triệu từ Văn Vương, Minh Vương, Ai Vương và Vệ Dương Vương. Hậu Lý Nam Đế không phải chỉ có 1 Lý Phật Tử mà là cả một triều đại của họ Lý tồn tại gần 600 năm sau Lý Nam Đế… Thời gian trong truyền thuyết do vậy được tính bằng triều đại, bằng nhân vật và sự kiện chứ không phải bằng năm bằng tháng như truyện lịch sử.
Truyền thuyết khác biệt không chỉ ở cách ghi chép theo thời gian. Không gian của truyền thuyết Việt cũng có những điểm cần nhận rõ khi giải mã truyền thuyết. Đầu tiên, ở thời kỳ trung đại phạm vi của truyền thuyết Việt không hạn chế chỉ ở khu vực nước Đại Việt của thời Lê thế kỷ 15-16 sau này. Ngay từ tên Lĩnh Nam chích quái, tập hợp những truyền thuyết của vùng Lĩnh Nam đã cho thấy phạm vi những truyền thuyết này rộng lớn thế nào. Lĩnh Nam hiểu rộng là toàn bộ khu vực phía Nam sông Dương Tử cho tới bán đảo Đông Dương. Vì thế mà có truyện của Triệu Đà lập nước Nam Việt đô đóng ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Hay Giao Châu thời Sĩ Nhiếp gồm cả 7 quận, tức là cả khu vực Lưỡng Quảng. 12 sứ quân trong sử Việt là những “đạo”, những “quân” theo cách phân chia “thập đạo” gồm các tiết độ sứ đứng đầu của nhà Đường trên toàn bộ lãnh thổ của mình…
Không gian của truyền thuyết được kể qua các địa danh. Cũng như tên các nhân vật, các địa danh hầu hết đều mang ý nghĩa cụ thể và để xác định vị trí của những địa danh này cần phải đặt chúng đúng trong bối cảnh lịch sử. Hơn nữa, do ngôn ngữ biến đổi theo thời gian, phương âm các vùng trên phạm vi Lĩnh Nam và Trung Hoa rất khác nhau nên cùng một địa danh có thể được chính sử và truyền thuyết chép lại thành những tên khác nhau mà dấu vết liên hệ ngôn ngữ còn nhận thấy được. Những ví dụ có thể kể như tên người Lý Bôn là tên “tiếng Nôm” của Lưu Bang, Cảo Nương là biến âm của Cù Thị, Phùng Hưng là Phong Hưng, là vị vua đã chấn hưng đất Phong Châu. Hay tên địa danh Long Biên là tên ngày nay của huyện Long Xuyên thời Triệu Đà, Giang Tây là Dương Tây, tức là vùng phía Tây của biển (đại dương),…
Đặc biệt, một trong những đặc điểm ngôn ngữ và văn tự ảnh hưởng đến việc hiểu truyền thuyết là phép phiên thiết hay phản thiết. Do tiếng Nôm hay tiếng Hoa nói chung là ngôn ngữ tượng hình nên để ghi âm một tiếng người ta phải dùng 2 chữ ký tự, một ký tự ký phụ âm, một ký tự ký vần. Ví dụ Thái Bình là chữ phản thiết của chữ Bái. Tên Phàn Sùng thực ra là người họ Phùng. Chùa Thiền Chúng chẳng qua là ngôi Chiền trong tiếng Nôm mà thôi… Những ví dụ như vậy trong truyền thuyết và lịch sử Việt có rất nhiều. Nếu không nhận ra đây là những từ ký âm mà đọc theo mặt chữ thì sẽ bị lạc hướng rất xa, dẫn tới những nhận định sai về ý nghĩa các thông tin lịch sử trong truyền thuyết.
Đối với phương Đông tìm hiểu lịch sử dân tộc vào thời cổ thì không thể không nói đến Dịch lý. Dịch lý phương Đông là nền tảng của văn minh xưa. Thuyết Âm dương Ngũ hành, Hà đồ Lạc thư là những phát minh to lớn của người Việt. Những thông tin lịch sử được mã hóa qua các dịch tượng mà lưu truyền nên Dịch là chìa khóa để mở những cánh cửa tìm về cội nguồn.
Truyền thuyết và lịch sử Việt có nhiều nhân danh, địa danh mang những dịch tượng trong tên gọi. Xích My không phải là đạo quân tô lông my cho đỏ làm “ám hiệu”, mà là cuộc khởi nghĩa của những người Trung Hoa ở hướng Nam (hướng Xích đạo) và hướng Đông (hướng ban mai – my, nơi mặt trời lên). Cái tên Tĩnh Hải thời Đường tương đương với một loạt các từ Giang Tây, Quế Dương, Quế Hải, Đinh Bộ, đều cùng chỉ vùng phía Tây của biển, vì Tĩnh hay Đinh là tính chất của phương Tây, Quế hay Quý là con số trong thập can chỉ hướng Tây. Vận dụng dịch lý cho phép khám phá mối liên hệ và hiểu đúng nghĩa những nhân danh, địa danh trong truyền thuyết.
Những tranh luận về nguồn gốc, về chủ quyền của Kinh Dịch, của chữ viết, của lịch sử Trung Hoa rồi cũng phải đi đến chân lý. Sự thật chỉ có một và sớm muộn gì cũng sẽ sáng tỏ. Con chữ “nòng nọc” thuộc về Trê hay về Cóc chỉ cần đợi thời gian sẽ tự “đứt đuôi” mà nhảy lên bờ cho bàn dân thiên hạ rõ mặt. Những câu truyện truyền thuyết, những bức tranh dân gian đều là những minh chứng cho lịch sử nước Việt. Chỉ cần có tâm, có trí thì có là lên tìm gặp ông Trời cũng chẳng phải chuyện khó khăn.
Trích từ lời tựa cho sách Bước ra từ huyền thoại
Tre coc kien nhau
Truyền thuyết và việc chép sử Việt
Hiếm có quốc gia nào trên thế giới mà lại giàu có về huyền thoại và truyền thuyết như nước Nam ta. Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái là tập hợp phong phú những truyền thuyết dân gian lâu đời nhất còn lưu lại được tới nay. Những truyền thuyết Việt đã được kể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có những truyền thuyết từ thời khai thiên lập địa khi con người còn đang ăn hang ở hốc cho tới những thời kỳ gần hơn của sử trung đại.
Truyền thuyết Việt không như truyện thần thoại phương Tây, mà là những truyện “cổ tích” thực sự, nghĩa là những vết tích của những gì đã từng xảy ra trong quá khứ xa xưa. Đằng sau mỗi câu chuyện cổ được lưu truyền là lịch sử chân xác của quốc gia, của dân tộc. Lịch sử đã bị lãng quên, bị bôi đen, bóp méo bởi kẻ thù phương Bắc. Truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian là những ký ức lịch sử lưu lại được khi người Việt phải trải qua gần ngàn năm thống khổ cùng cực, lúc nào dao cũng kề cổ. Cộng thêm những hành động đốt sạch, phá sạch, tận diệt, tận xóa vết tích văn hóa văn minh trên đất Việt của không ít kẻ thù đã làm cho việc nhận ra chân lịch sử Việt đúng là thiên nan vạn nan.
Để tìm về cội nguồn và bản ngã dân tộc thì không thể thiếu những truyền thuyết lịch sử rất phong phú lưu truyền trong tín ngưỡng và văn hóa dân gian. Tục thờ thành hoàng là những nhân vật lịch sử từ xưa làng nào cũng có. Những thần phả thần tích kể lại nguồn gốc và công trạng của các thần thánh được thờ phụng có niên gian ghi chép không thua gì những quyển sử chính thống. Những hoành phi câu đối trên cổng đình, trong điện thờ thực sự là những minh văn quí giá, cô đọng, hàm ý súc tích, sâu xa về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Những nét văn hóa trong các lễ hội làng, hội tổng được hình thành trên cơ sở những sự kiện từng xảy ra nên mang trong đó những thông tin lịch sử chân thực.
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam rất đặc biệt. Thần linh của người Việt không phải là những đấng siêu nhiên, tạo ra từ trí tưởng tượng của con người. Thần tiên Việt rất thật, rất người bởi vì họ vốn là những con người thật sự được tôn thờ lên. Công lao, sự nghiệp, đạo đức của họ làm nên tinh thần bất diệt, khiến họ “hóa thần” trong tín ngưỡng và văn hóa dân tộc. Đằng sau mỗi thần tích, mỗi huyền thoại về các vị thần người Việt đều là những nhân vật, những sự kiện có thật từng xảy ra.
Đã có không ít các công trình của những học giả danh tiếng xưa và nay muốn “đọc” lịch sử qua những câu truyện truyền thuyết để tìm lại mấy ngàn năm lịch sử bị khuất lấp. Điều này quả thật không dễ dàng vì muốn vậy phải có dữ liệu để đối chiếu giữa huyền thoại và lịch sử. Trong thời gian trước đây việc này hầu như không thể làm được vì nguồn đối chiếu duy nhất cho các sử gia Việt lại là sách Tàu, tức là sách của chính những kẻ đã cố tình nhào nặn, biến hóa sử Việt. Các sử gia đành chép lại những truyền thuyết dân gian lưu vào sử để đợi đời sau giải mã, tìm lại lịch sử chân thực của dân tộc.
Hãy nghe Hồ Tông Thốc, người viết Việt Nam thế chí, một trong những quyển sử sớm nhất của nước ta, nói về việc này:
Có người hỏi tôi rằng: Bỏ cái lạ giữ cái thường là đạo của thánh hiền, tại sao ông lại câu nệ theo cũ, không nêu rõ lời mới để đổi hẳn thói mê hoặc của đời?
Tôi đáp rằng: … Cho nên những chuyện góp nhặt được đều là lượm lặt ở tiếng vang chuyện đồn, trích lấy đầu đuôi để cho biết rõ về phả ký từng đời mà thôi, còn những sự tích kỳ quái, lờ mờ khó xét, tạm giữ đó để chờ các bậc quân tử sau này, dám đâu xuyên tạc ra lời quái dị để mê hoặc người đời. Độc giả nên lưu tâm nhận kỹ, cố sức suy nghiệm thì sẽ rõ ngọc đá, thấy được tiếng vang hình bóng của lịch sử, tôi đâu tự dám cho ý mình là thoả đáng.
Ngày nay những truyền thuyết mang tiếng vang hình bóng của lịch sử đã có những nguồn để đối chiếu và kiểm chứng tin cậy. Trước hết là khảo cổ học, mà một trong những thành tựu đầu tiên của ngành khảo cổ học Việt Nam là xác định sự tồn tại của thời đại Hùng Vương qua văn hóa đồ đồng Đông Sơn huy hoàng. Cùng với những phát hiện khảo cổ, từng hiện vật, từng viên gạch, từng đồng tiền cổ phát lộ lại càng thấy lịch sử Việt cần được viết lại và những nhân vật từ trong huyền thoại đang dần bước ra, hiện rõ lên trước mắt chúng ta.
Kết hợp những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại với những dữ liệu dân gian phong phú và nguồn thư tịch văn bản còn lại nay đã cho phép nhìn ra chân tướng cổ sử nước Nam. Việt Nam – suối nguồn của văn minh phương Đông, sự thực ấy đang ngày càng sáng tỏ. Lịch sử nước Nam không phải chỉ bị lãng quên mà là bị đánh tráo, đánh tráo một cách trơ trẽn, làm cho chủ biến thành khách, anh em hóa ra thù. Giải mã các truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian lúc này càng trở nên cần thiết cho việc nhìn nhận đúng lịch sử nước nhà. Nhìn lại lịch sử để nhận lại cha ông, nòi giống, đòi lại bản quyền của nền văn hóa huy hoàng mà tiền nhân hàng ngàn năm đổ mồ hôi và xương máu xây dựng và gìn giữ.
Lăng kính đọc lịch sử qua truyền thuyết
Truyền thuyết Việt không hề “u linh” hay “chích quái” một khi chúng được sọi nhìn bằng “lăng kính” thích hợp. Truyền thuyết là hình bóng của lịch sử. Từ cái bóng đó cái hình cốt lịch sử thật sự có thể được phục dựng nếu có được “hệ quy chiếu” đúng với không gian và thời gian mà lịch sử đã xảy ra.
Những sự tích, những câu chuyện được kể lại đều xuất phát từ thực tế lịch sử, cho dù những sự kiện này đã được cách điệu hóa, hình tượng hóa trong truyền thuyết. Cây gậy thần và quyển sách ước của Tản Viên Sơn Thánh có thể truy nguyên là Hà đồ Lạc thư mà Đại Vũ đã nắm bắt được trong quá trình trị thủy. Chiếc móng rồng làm mũ đâu mâu của Triệu Quang Phục là hình tượng ngọc tỷ của Triệu Vũ Đế Lưu Bang mà họ Lữ đã mang về Nam Việt. Con voi của Bà Trưng, Bà Triệu là hình ảnh nước Tượng Đinh của các nữ anh hùng này…
Một trong những đặc điểm dễ thấy của truyền thuyết lịch sử Việt là khi kể về các nhân vật dân gian không dùng tên thật của những vị vua, vị tướng này mà dùng các danh xưng, tên hiệu. Ví dụ Triệu Đà là vị vua đầu (= Đà) của nhà Triệu. Trưng Trắc, Trưng Nhị là các vị quân trưởng (= Trưng) thứ nhất và thứ hai. Sĩ Nhiếp là vị quan văn (= Sĩ) nhiếp chính Giao Châu khi chính quyền trung ương bị mất. Đinh Bộ Lĩnh là vị thủ lĩnh của khu vực Đinh Bộ, tức là vùng Tĩnh Hải quân… Những danh hiệu trong truyền thuyết lịch sử do vậy là những gợi ý, dẫn chứng rõ ràng về công nghiệp của các bậc tiền nhân.
Cũng vì tên của các nhân vật trong truyền thuyết là các danh hiệu nên cùng một tên gọi có thể chỉ 2, 3 người hoặc cả một triều đại trong lịch sử. Truyền thuyết là những chuyện kể không hạn chế về thời gian. Chuyện của cả một vương triều có thể đều được ghi chép chung vào trong một tên gọi, một danh xưng của vị vua đã sáng lập ra triều đại đó. Cũng như tập tục thờ cúng của người Việt thường chỉ thờ vị tổ đầu tiên của dòng họ. Ví dụ cái tên Triệu Việt Vương có nghĩa là vị vua Triệu của nước Nam Việt, bao gồm cả 4 đời vua Triệu từ Văn Vương, Minh Vương, Ai Vương và Vệ Dương Vương. Hậu Lý Nam Đế không phải chỉ có 1 Lý Phật Tử mà là cả một triều đại của họ Lý tồn tại gần 600 năm sau Lý Nam Đế… Thời gian trong truyền thuyết do vậy được tính bằng triều đại, bằng nhân vật và sự kiện chứ không phải bằng năm bằng tháng như truyện lịch sử.
Truyền thuyết khác biệt không chỉ ở cách ghi chép theo thời gian. Không gian của truyền thuyết Việt cũng có những điểm cần nhận rõ khi giải mã truyền thuyết. Đầu tiên, ở thời kỳ trung đại phạm vi của truyền thuyết Việt không hạn chế chỉ ở khu vực nước Đại Việt của thời Lê thế kỷ 15-16 sau này. Ngay từ tên Lĩnh Nam chích quái, tập hợp những truyền thuyết của vùng Lĩnh Nam đã cho thấy phạm vi những truyền thuyết này rộng lớn thế nào. Lĩnh Nam hiểu rộng là toàn bộ khu vực phía Nam sông Dương Tử cho tới bán đảo Đông Dương. Vì thế mà có truyện của Triệu Đà lập nước Nam Việt đô đóng ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Hay Giao Châu thời Sĩ Nhiếp gồm cả 7 quận, tức là cả khu vực Lưỡng Quảng. 12 sứ quân trong sử Việt là những “đạo”, những “quân” theo cách phân chia “thập đạo” gồm các tiết độ sứ đứng đầu của nhà Đường trên toàn bộ lãnh thổ của mình…
Không gian của truyền thuyết được kể qua các địa danh. Cũng như tên các nhân vật, các địa danh hầu hết đều mang ý nghĩa cụ thể và để xác định vị trí của những địa danh này cần phải đặt chúng đúng trong bối cảnh lịch sử. Hơn nữa, do ngôn ngữ biến đổi theo thời gian, phương âm các vùng trên phạm vi Lĩnh Nam và Trung Hoa rất khác nhau nên cùng một địa danh có thể được chính sử và truyền thuyết chép lại thành những tên khác nhau mà dấu vết liên hệ ngôn ngữ còn nhận thấy được. Những ví dụ có thể kể như tên người Lý Bôn là tên “tiếng Nôm” của Lưu Bang, Cảo Nương là biến âm của Cù Thị, Phùng Hưng là Phong Hưng, là vị vua đã chấn hưng đất Phong Châu. Hay tên địa danh Long Biên là tên ngày nay của huyện Long Xuyên thời Triệu Đà, Giang Tây là Dương Tây, tức là vùng phía Tây của biển (đại dương),…
Đặc biệt, một trong những đặc điểm ngôn ngữ và văn tự ảnh hưởng đến việc hiểu truyền thuyết là phép phiên thiết hay phản thiết. Do tiếng Nôm hay tiếng Hoa nói chung là ngôn ngữ tượng hình nên để ghi âm một tiếng người ta phải dùng 2 chữ ký tự, một ký tự ký phụ âm, một ký tự ký vần. Ví dụ Thái Bình là chữ phản thiết của chữ Bái. Tên Phàn Sùng thực ra là người họ Phùng. Chùa Thiền Chúng chẳng qua là ngôi Chiền trong tiếng Nôm mà thôi… Những ví dụ như vậy trong truyền thuyết và lịch sử Việt có rất nhiều. Nếu không nhận ra đây là những từ ký âm mà đọc theo mặt chữ thì sẽ bị lạc hướng rất xa, dẫn tới những nhận định sai về ý nghĩa các thông tin lịch sử trong truyền thuyết.
Đối với phương Đông tìm hiểu lịch sử dân tộc vào thời cổ thì không thể không nói đến Dịch lý. Dịch lý phương Đông là nền tảng của văn minh xưa. Thuyết Âm dương Ngũ hành, Hà đồ Lạc thư là những phát minh to lớn của người Việt. Những thông tin lịch sử được mã hóa qua các dịch tượng mà lưu truyền nên Dịch là chìa khóa để mở những cánh cửa tìm về cội nguồn.
Truyền thuyết và lịch sử Việt có nhiều nhân danh, địa danh mang những dịch tượng trong tên gọi. Xích My không phải là đạo quân tô lông my cho đỏ làm “ám hiệu”, mà là cuộc khởi nghĩa của những người Trung Hoa ở hướng Nam (hướng Xích đạo) và hướng Đông (hướng ban mai – my, nơi mặt trời lên). Cái tên Tĩnh Hải thời Đường tương đương với một loạt các từ Giang Tây, Quế Dương, Quế Hải, Đinh Bộ, đều cùng chỉ vùng phía Tây của biển, vì Tĩnh hay Đinh là tính chất của phương Tây, Quế hay Quý là con số trong thập can chỉ hướng Tây. Vận dụng dịch lý cho phép khám phá mối liên hệ và hiểu đúng nghĩa những nhân danh, địa danh trong truyền thuyết.
Những tranh luận về nguồn gốc, về chủ quyền của Kinh Dịch, của chữ viết, của lịch sử Trung Hoa rồi cũng phải đi đến chân lý. Sự thật chỉ có một và sớm muộn gì cũng sẽ sáng tỏ. Con chữ “nòng nọc” thuộc về Trê hay về Cóc chỉ cần đợi thời gian sẽ tự “đứt đuôi” mà nhảy lên bờ cho bàn dân thiên hạ rõ mặt. Những câu truyện truyền thuyết, những bức tranh dân gian đều là những minh chứng cho lịch sử nước Việt. Chỉ cần có tâm, có trí thì có là lên tìm gặp ông Trời cũng chẳng phải chuyện khó khăn.