Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác . Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác . Flags_1



    Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác . Empty Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .

    Bài gửi by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

     Sử thuyết Hùng  Việt ra đời điều chỉnh nhiều chi tiết của  qúa khứ dân tộc Việt Nam Xin nêu ra  vài chỉnh sửa quan trọng lớn lao .




    * - Chỉnh sửa số 1 : Lịch sử chỉ có Thái Viêm - thần Nông không có Viêm đế - thần Nông .
    Truyền thuyết Việt cho mình là dòng giống  của đế Minh , đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông Viêm đế .
     Sử thuyết Hùng Việt cho thấy danh xưng đế Minh và đế Vàng - Hoàng đế của Thiên hạ đều xác lập trên cái gốc là   Dịch Tượng của Dịch học  , chữ Nhật và chữ Nguyệt ghép lại thành chữ Minh tượng trưng cho sự soi sáng  ý Dịch nói từ trung tâm của  Ngũ Hành ; hành Kim  tức nhà Vua dẫn giắt Thiên hạ , Minh đúng ra là từ chung nhưng truyền thuyết  cá biệt hoá thành tên riêng của vua tổ dòng giống Việt.
     Màu Vàng là trung tâm của Ngũ sắc nơi điều hoà sự tương tác vận đống của Ngũ hành tức chỉ vị trí trung tâm và quyền hành tập trung của vua , chính từ Vàng - màu vàng biến đổi thành ra Vương và Hoàng trong Nho văn . 
    Chính từ Vàng của Việt ngữ nếu dùng chỉ màu sắc thì trong Hoa ngữ  là Hoàng , còn khi dùng vàng chỉ vật chất thì Hoa ngữ là ‘kim’ , nên kim được dùng làm tên  gọi Hành trung tâm của Ngũ hành : Hành Kim , bọn đểu cáng đã tráo đổi vị trí 2 hành Kim và Thổ để đời sau không thể  nào nhận ra sự liên hệ của Dịch học và tḥưc tế tức không thể hiểu được Dịch học  tìm thấy chân gía trị của Dịch học và cũng từ ngôn ngữ viết nên  Dịch học mà có thể tìm ra dân tộc đã tác thành Dịch học tức chủ nhân đích thực của nền văn minh đông phương nói chung .
    Dòng sử Việt Nam hiện nay nhận  đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông Viêm đế còn bên sử Trung Hoa thì cho thông tin đế Vàng và đế Viêm  là 2 anh em con  của Hùng quốc quân Thiếu Điển , đọc lướt qua cứ ̀ ngỡ  tổ người Việt là cháu 3 đời của tổ người Hoa vì người Hoa nhận mình là Viêm Hoàng tử tôn trong khi mở đầu truyền thuyết Việt có câu ...đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông Viêm đế ....
    Sử thuyết Hùng Việt hiệu chỉnh : không phải vậy...,trong Truyền thuyết lịch sử nòi giống  Việt .... Hoàng đế lập quốc nhưng trước đó là các thị tộc của các tổ phụ  : Thần Nông  là tổ phụ của chi tộc phương viêm nhiệt nóng bức , tư liệu dân gian gọi là Thái Viêm không phải  Viêm đế ,  tổ phụ khác của  4 phương là Thái Cao bào Hy , Thái khang Thiếu Hạo , Thái Tiết Chuyên Húc , tổ phụ sau cùng đánh dấu sự chuyển mình từ 1 liên  thị tộc  thành quốc gia có kỷ cương phép nước chặt chẽ , Thái Công trở thành đế Minh - Hoàng đế  vua kiến lập Hữu Hùng quốc - nước họ Hùng .Thái Công - Hiên Viên - đế Vàng - đế Minh . phả hệ Hùng Vương gọi là Hùng Vũ vương Hiền đức lang ; trong đó  từ Đức thực ra là Đế và lang là Long  là 2 từ đồng nghĩa  chỉ vua ; Hiền đức hay Hiền lang cũng là Hiền vương , từ Hiền vương kí âm chữ Nho không chuẩn biến ra Hiên Viên tương tự Tốn vương Tuấn lang biến ra Tản viên ; vua -Vũ - woo biến ra Ngu tên tục của Hoàng đế - đế màu Vàng .
    Kết  luận đế Minh và Hoàng đế - đế màu Vàng chỉ là 1 nhân vật lịch sử được đặt tên  bởi 2 dòng sử khác nhau nên Việt và Hoa chẳng ai là cháu ai ...Thần Nông là tổ phụ Thái Viêm không phải là Viêm đế anh em của  Hoàng đế con của Hùng quốc  quân . ..




    * -  Chỉnh sửa số 2 : quốc danh Xích qủy chính xác là Thủy quốc tức Nam quốc .
    Lịch sử không có nước nào tên là Xích qủy tức  Qủy đỏ .
    Đế Minh Hoàng đế sau khi kết hợp 3 thị tộc cuả Hoàng đế - Viêm đế  và dân của Xi vưu hay Tây vua - Tây vương thành Hữu Hùng quốc thời khởi lập , kinh đô đặt tại  Thướu lĩnh tức Hồng lĩnh , Nước gọi là Hồng bang truyền thuyết  biến đổi thành ra họ Hồng bàng , sau thời khởi lập mở rộng lãnh thổ về hướng 3 con  sông Đà Hồng Lô , sau đó đế Minh truyền ngôi cho con cả là đế Nghi , Hoa sử gọi là đế Đường Nghiêu , đế Nghi định đô ở Bạch Hạc vùng Tam giang Hồng Đà Lô từ đó sử gọi là Nam triều hay Nam bang , tên dân dã là quốc gia Lạc- Nác - Nước tên chữ hay chữ Nho là Thủy quốc , ngày nay từ lạc - Nước tên riêng  biến thành từ chung : nước gọi mọi quốc gia .
    Thời Nam bang tư liệu hiện nay bị bọn thâm độc đểu cáng cạo sửa tráo đổi biến thành nước Xích qủy - nước  qủy đỏ nghe thật kinh khủng chối tai ,thực ra rất đơn gỉan dùng phiên thiết Hán văn là rõ ngay  . 
    Xích qủy cũng là Thích qủy  , thích qủy thiết Thủy , Thủy là Nước , nước Xích qủy thực ra là Thủy quốc , nươc Lạc của tư liệu lịch sử Việt.
    Trong Dịch học Hùng Việt : Hành Thủy là hành của  phương Nam xưa (nay Nam - Bắc đã lộn ngược ) chính xác  nước Lạc hay Thủy quốc nghĩa là quốc gia ở phương Nam tức Nam bang Nam quốc là tên gọi của Hữu Hùng quốc - nước họ Hùng thời Nghiêu Thuấn không phải  qủy đỏ qủy đen gì .
    Tư liệu cổ Việt đã lầm lẫn viết :bờ cỏi nước Xích qủy phía bắc giáp Động Đình Hồ , phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) , phía Tây giáp Ba Thục , phía Đông giáp bể Nam Hải . Thực ra đây là ranh giới nước Văn lang Âu Lạc về sau , nước Xích qủy có lãnh thổ là bắc và bắc trung Việt cộng với phía Nam Quảng Tây ngày nay .




    * - Chỉnh sửa số 3 : Không  có cuộc chiến Hùng - Thục .
     Thời nhà Thương hay Việt Thường thì Ngũ Lãnh tức trung tâm quốc gia là Hồ nam, phía Tây Hồ Nam là đất Thục  ;Thục là từ Việt  nghĩa là chín phản nghĩa với sanh là sống nhưng thục lại là đồng âm với chín -9 , cặp 4-9 là số chỉ phương tây trong Hà thư , tóm lại theo dịch lý thì  thục - chín  là ‘đại biểu’ của  phương tây .
    Đất Thục  ngày nay là Quý châu; Quý là can số 9 trong thập can nên Qúy và Thục là từ đồng nghĩa cùng chỉ đất ở phương tây của thiên hạ .
    Hùng vương có 18 đời , Thục là  đời Hùng vương thứ 12 Hùng Chiêu vương quốc tiên lang , từ gốc thì thục  là cách gọi khác của  đất Qúy châu nghĩa là đất ở phía tây Ngũ lĩnh vua đất ấy gọi là̀ Thục vương , truyền thuyết Việt  cho Thục Phán- Cơ Phát là Thục vương tử , An dương vương - Cơ Xương  là cha của Cơ Phát người kiến lập nhà Châu  , An dương vương chỉ là biến âm của Âm dương vương ý chỉ̉ vua Dịch học  ; điều này hoàn toàn khớp đúng với việc Văn vương tác dịch (Tứ tháng tác Dịch là Phục Hy - Văn vương - Châu công - Khổng tử) . Thông qua Dịch học ta thấy rất có thể các từ : zhu –mùa thu ; zhu – đất Thục và shu – nhà Chu cùng xuất phát từ 1 âm gốc thời cổ .




    * - Chỉnh sửa số  4 : Nước Văn lang và nước Âu Lạc là 1 , 
     Khi gọi là Văn lang tức nói đến nước do vua Văn kiến lập ; Văn lang cũng là Văn vương tổ nhà Châu ,  còn khi xét về tộc người cấu thành thì gọi là Âu Lạc ý nói  dân cư Âu lạc là sự hợp nhất của tộc  Âu - Ai lao di ở Tây Nam Thiên hạ và tộc Lạc tức Nam cũng gọi là  tộc  Kinh ở đất Việt và Nam Quảng Tây  .
    Bộ sử Đại Việt sử lược  viết thời Trần: Hùng Vương đầu tiên là người ở bộ Gia Ninh, dùng ảo thuật quy phục các bộ khác xưng là Hùng vương vào khoảng đời Chu Trang Vương (696 - 682 TCN) bên Trung hoa . Quốc hiệu và kinh đô đều gọi là Văn Lang, truyền 18 đời, mỗi đời trị vì khoảng 24 năm.
    Đại Việt sử ký toàn thư  viết thời Lê: Hùng Vương đầu tiên là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, cháu Kinh Dương Vương  . Quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Theo thuyết này thì Văn lang có 18 đời vua đều gọi là Hùng vương ., tính mỗi đời tồn tại 131 năm thực vô lí , 
    Quãng sử khó tiêu  hóa này được chữa cháy theo 2 trường phái ; 
    Trường phái dân giả thì biện luận 18 Hùng vương là 18 đời mỗi đời tương đương 1 triều đại bên Tàu có thể gồm nhiều vua không phải chỉ 1 , có vị còn cố dùng Can Chi của Dịch học mà đặt tên rõ ràng cho 18 đời Hùng vương , có vị không biết dựa vào đâu mà khơi khơi cho là 18 triều Hùng có cả trăm vua .
    Còn trường  giới học giả thì chỉ dựa vào 1 câu ...ấm ớ trong tư liệu Trung quốc mà chắc như đinh đóng cột nước Văn lang kiến lập 700 năm TCN như thế tính ra mỗi đời chỉ tồn tại khoảng 25 năm . nhưng thế cũng không ổn vì ngay trong kinh Thư quyển sử tối cổ của Thiên hạ cũng đã nói đến đất Nam Giao  mà Sử thuyết Hùng Việt cho chính xác phải là ‘Nam Giao chỉ’ chữ nghĩa rõ ràng chứ chẳng có đất nào lập lờ gọi là  Nam Giao để rồi các thánh gán nghĩa :  Nam Giao là Giao chỉ ở phương Nam dĩ nhiên là Nam nước  Tàu .
    Hơn nữa xin nhớ cho tư liệu lịch sử Trung hoa viết rất rõ đất Thiên hạ cả đời Hạ và đời Thương đều tiếp giáp với Giao Chỉ , hỏi nếu Giao chỉ không là 1 quốc gia thì lấy đâu lãnh thổ cho Trung hoa tiếp giáp như sách vở đã chép .
    Nói chung cả 2 trường phái xem ra đều không ổn .




    Theo sử hiện nay thì nước  Âu Lạc của Thục Phán  An dương vương là  triều tiếp sau  18 đời Hùng vương , tồn tại trong những năm từ  258 đến 208 TCN thì bị Triệu  Đà thôn tính 
    Sử thuyết Hùng Việt đối chứng thông tin và hành trạng nhân vật lịch sử của 2 dòng sử Việt và Hoa xác quyết nước Văn lang hay Âu Lạc  là nước do Văn vương kiến lập khoảng năm 1100 TCN , sau vua thứ 2 là Cơ Phát Châu vũ vương đáng bại vua Trụ nhà Thương lập ra nhà Châu thì ông Cơ Xương trở thành Châu Văn vương , nước Văn lang - Âu Lạc trở thành Trung hoa của Thiên hạ 
     
    * - Chỉnh sửa số  5 : Triệu Đà đánh An dương vương trong truyền thuyết tráo nỏ thần là Tần Hiếu Văn vương Doanh Trụ ông nội  Triệu Chính - Tần Thủy Hoàng không phải là Triệu Đà vua Nam Việt .
    Sử thuyết Hùng Việt nhận ra Doanh tử Sở chính là Trọng Thủy , trọng chỉ con trai thứ 2 cuả vợ chồng Doanh Trụ và Hạ Cơ .  Sở chỉ là biến âm của thủy - sủy , do thành tích lừa gạt Mị́ Châu lấy nỏ thần rồi chuồn nên ở VIệt nam dân gian tạo ra từ ́ Sở ̉khanh để gọi những gã trai chuyên đi lừa tình hại những cô gái ngây thơ ..
    Thống kê dân số thời Hán cho thấy số dân Giao chỉ ít nhất cũng gấp 3 lần dân Quảng đông của Triệu Đà nước Nam Việt nên không thể nào Triệu Đà có thể đánh chiếm nổi nước của An dương vương năm 256 TCN .
    Thực sự năm 256-257 TCN chính là năm Tần  chiếm ngôi Thiên tử của nhà Châu ; 
    Châu - Chiêu đã bị sử gia Hán tộc cạo sửa nhập nhằng thành ra nước Triệu nơi mà  Doanh tử Sở - Trọng Thủy làm con tin . Nước Triệu so với Tần thực sự chẳng đáng để vua Tần cho con là Trọng Thủy sang làm con tin và Tần cũng chẳng đủ lí do để làm như thế  , chỉ có kinh đô của Thiên tử nhà Châu - Chiêu mới đáng để Tần vương cho Doanh tử Sở   sang nằm vùng dò xét  ...dưới vỏ bọc du học sinh Trọng Thủy.
    Ta nên nhớ bản tính của Tần thủy hoàng đế là cực kì tàn bạo  đi đến đâu là tàn sát đến đấy nên chỉ khi là thông gia , là rể , là cháu ngoại vua Châu thì nhà Tần  mới có việc  đối xử đặc biệt như thế ... Tần không những không tận diệt nhà Châu mà còn cấp cho 1 vùng đất làm chỗ đưńg chân tiếp tục vai trị nhưng hạ bậc  từ Thiên tử xuôńg gọi là Đông châu Quân .

      Hôm nay: 23/11/2024, 8:59 am