Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Khúc quanh lịch sử - Bài 2 Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Khúc quanh lịch sử - Bài 2 Flags_1



    Khúc quanh lịch sử - Bài 2

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Khúc quanh lịch sử - Bài 2 Empty Khúc quanh lịch sử - Bài 2

    Bài gửi by Admin 24/1/2020, 11:06 am

    Khởi nghĩa Khăn vàng



    Từ thị tộc tiến đến lập quốc , từ quốc gia sơ khai tiến đến vương quốc tất cả tiến trình lịch sử Hữu Hùng quốc – nước của dòng họ Hùng được gói gọn thành 18 đời Hùng vương .
    Quãng thởi gian ước khoảng 2000-3000 năm liên tục từ thời quốc gia Sơ khai lịch sử tiếp nối liên tục không đứt quãng , đến đời Hùng vương thứ 18 là triều Tân thì bị bon giặc cướp Nam man xưa tức rợ phương Bắc theo địa lí ngày nay xâm lăng diệt quốc , sử gọi đám rợ này là Lục lâm thảo khấu .
    Sử thuyết Hùng Việt coi thời Lục lâm thảo khấu là mốc lịch sử Thiên hạ bước sang trang mới : bại trận vong quốc , sách sử hiện nay gọi là thời Bắc thuộc lần thứ I chính xác hơn phải gọi là thời Hán thuộc vì hướng Bắc nay xưa theo Dịch học là hướng Nam màu Đen Huyền thiên .

    Khúc quanh lịch sử - Bài 2 2eb
    Việt Nam và Trung quốc nằm ở Bắc bán cầu nên địa lí tự nhiên phân theo ngũ sắc như đồ hình :

    Đám rợ nước Quang thời Thương Ân trước vua là Quang vũ chính xác không là Quang – sáng mà là quan phương Nam – Nom , sử gọi là nhà Đông Hán lợi dụng lúc Thiên hạ suy kiệt , lòng người li tán phân thành hàng chục xứ với hàng tá xứ quân ai cũng xưng vương xưng chúa đã xua quân đánh chiếm kinh đô Trường An giết vua Vương Mãng – Châu hoàng đế .
    Thiên hạ không còn là 1 bó mà là cả chục cây đũa riêng . Quan vũ lần lượt từ Bắc xuống Nam bẻ gãy dễ dàng từng cây một chỉ sau hơn 20 năm trường chinh chiến thì chiếm được Giao chỉ bộ ở cực nam của Sĩ Nghiếp I hoàn tất việc chinh phục Thiên hạ , Hữu Hùng quốc sau 18 đời Hùng vương bị diệt vong , con cháu họ Hùng thành đám ‘thất Sở thân Xơ’ dưới móng ngựa của rợ . (Sở là biến âm của suỷ – thủy nghĩa là nước , thất sở là mất nước ).
    Cuối thời Đông Hán bản chất rợ đã lộ rõ , triều chính mục nát hoạn quan và ngoại thích hoành hành ,Tham quan ô lại đầy dãy khắp nơi . vua quan tha hồ xây cung thất ăn chơi hoang phí trên cái lưng ốm đói gầy còm của dân chúng mất mùa ,sưu thuế cứ tăng thêm mãi khiến dân lâm vào cảnh cùng cực không thể chịu đựng được nữa .
    Trước tình cảnh này Giáo chúng đạo Giáo đã theo thủ lãnh là anh em Trương Giác Trương Lương và Trương Bảo khởi nghĩa (giác là thứ nhất lương là lưỡng và bảo là ba) . Quân khởi nghĩa lấy màu Vàng làm màu chủ đạo ai cũng chít khăn Vàng trên đầu nên tư liệu gọi là cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng .
    Các thủ lãnh khăn Vàng định ngày khởi nghĩa là ngày 8 tháng 4 năm 184 âm lịch nhưng có kẻ phản bội tố giác nên quyết định nổi dậy sớm hơn 1 tháng tức này mùng 8 tháng 3 . (nay ở Việt Nam là ngày kỉ niệm khởi nghĩa 2 bà Trưng đồng thời là ngày của phụ nữ Việt Nam) .
    Do khởi nghỉa sớm 1 tháng việc chuẩn bị chưa hoàn hảo , sự phối hợp các nơi các cánh quân không thể đồng bộ , lệnh lạc ban ra chưa thống nhất nhưng trên hết là quân khởi nghĩa chỉ là 1 đội ngũ của những nông dân ốm đói vùng lên nên không phải là đối thủ của quân chính quy Đông Hán . sau thắng lợi ngắn ngủi ban đầu chỉ sau hơn 1 năm anh em thủ lãnh họ Trương lần lượt qua đời , quân Đông Hán đã đánh tan quân khởi nghĩa khăn Vàng ở kinh đô và những vùng trọng điểm . Chỉ riêng vùng lưu vực Hoàng hà có tới hơn 700.000 nghĩa quân vừa tử trận vừa tuẫn tiết khi thất trận .
    Trên đất Việt dưới lưỡi dao của kẻ thù chiếm đóng người ta buộc phải thờ kính Anh Hùng tiền nhân dưới vỏ bọc đạo Mẫu , vì là đạo mẫu nên hầu như tất cả biến thành đàn bà ông Trương biến ra bà Trưng và 99,9% tướng llãnh nghĩa quân đều thuộc Nữ giới.
    Giới viết sử Trung quốc cho cuộc khởi nghĩa Khăn vàng năm 184 đã thất bại hoàn toàn , thực ra nghĩa quân chỉ thua và tan rã ở vùng Hoàng hà , ở các vùng khác cuta Thiên hạ họ vẫn tiếp tục chiến đấu .
    Thủ lãnh nghĩa quân Khăn Vàng vùng Tây Nam Thiên hạ là bà Triệu thị Trinh , Tư liệu chép vậy thực ra chẳng có ai họ Triệu tên là Trinh cả , Triệu là kí âm sai của chậu – chủ , triệu thị nghĩa là Nữ chúa , Trinh – không đổi chỉ phía Tây theo Dịch học , Triệu thị Trinh là danh hiệu chép trong sử của Nữ chúa miền Tây .
    Tư liệu lịch sử Trung quốc gọi bà là Triệu Ẩu hay Lệ hải bà vương đối , chiếu với tư liệu trong dân gian Việt thì xác định được bà Triệu người Việt xưa gọi là Ả Lã nàng Đê , Ả là người nữ bị người Tàu biến thành Ẩu , lệ hải thiết lả- lã , Lệ hải bà vương chính xác là Lã bà vương tức bà chúa họ Lã , Nàng Đê là tam sao thất bổn của lang Tê hay Tây (theo tác giả Bách Việt trùng cửu) , lang là thủ lãnh , Triệu thị Trinh – Ả lã nàng Đê nghĩa là ‘bà chúa miền Tây họ Lã’ .
    Người Việt gọi lũ giặc cướp bất hảo là lũ ‘đầu trâu – mặt ngựa’ , mặt ngựa được đưa vào sử sách là Mã diện sau biến đổi thành ra Mã Viện . Mã diện – mặt ngựa là từ chỉ tên tướng cầm đầu lũ đầu trâu giặc cướp Lục lâm tức phía Nam xưa , xét như thế thì có thể có nhiều chứ không chỉ 1 mã diện .
    Sử thuyết Hùng Việt biết đến 2 mã diện – mặt ngựa , Mã diện 1 là tướng Mã văn Uyên của Đông Hán đã cầm đầu lũ quân đầu trâu đánh chiếm Giao chỉ bộ năm 42-43 của Sĩ Nhiếp Đặng Nhượng – Tích Quang mà sử Việt lầm lẫn chép là đánh quân khởi nghĩa 2 bà Trưng , Mã diện – mặt ngựa 2 chưa xác định được tên mới là tướng đánh quân khởi nghĩa khăn Vàng ở vùng Tây – Nam Thiên hạ do Triệu thị Trinh nữ chúa miền Tây Thiên hạ lãnh đạo .
    Sử ngày nay viết Bà Triệu cùng anh là Triệu quốc Đạt nổi dậy năm Mậu thìn 248 chống quân Đông Ngô là không chính xác , Thiên Nam ngữ lục chỉ ra Đông Hán cũng đươc gọi là Ngô , Bà Triệu là bộ tướng của bà Trưng thủ lãnh quân Khăn vàng vùng Tây Nam Thiên hạ nổi lên năm (chưa xác định được) chống quân Ngô – Đông Hán không phải Đông Ngô của Ngô tôn Quyền hay Ngô vương Quyền .
    Do hiểu Triệu là 1 họ nên sử Việt cho bà Triệu là em Triệu quốc Đạt thực ra triệu là chậu tiếng Thái và là từ chủ Việt ngữ nghĩa là ‘thủ lãnh’.
    Nước Hùng Lạc (theo nhà bác học Lê Qúi Đôn) Lĩnh Nam riêng 1 triều đình nước ta tồn tại 3 năm của 2 bà Trưng thực ra là nước do bà Triệu kiến lập.
    Sử gia Việt nắm trong tay thông tin lịch sử truyền lưu trong dân gian diễn ra trong cả Thiên hạ nhưng khi chấp bút chép sử thì không gian ‘nước ta’ chỉ là miền Giao chỉ nên đã có nhiều lầm lẫn như sử hiện hành thì lịch sử Việt có 2 cuộc khởi nghĩa khác nhau của 2 nữ vương bà Trưng và bà Triệu . Thực ra chỉ có 1 cuộc khởi nghĩa khăn Vàng nhưng khi nhìn nhận trong toàn cảnh thiên hạ thì gọi là khởi nghĩa Trưng vương còn khi nhìn riêng biệt cuộc nổi dậy ở miền Tây – Nam Thiên hạ thì gọi là cuộc khởi nghĩa của bà Triệu .
    Quân Đông Hán do Mã diện tiến đánh Cửu chân nay là Qúy châu, bà Triệu tử trận , Triệu quốc Đạt là bộ tướng của bà Triệu (không phải là anh như sử chép) dĩ nhiên cũng là bộ tướng của bà Trưng trấn giữ vùng Quảng Tây ngày nay lên thay , Đạt là từ kí âm chữ Nho của từ Đak tiếng địa phương nghĩa là ‘ nước’, Triệu quốc Đạt nghĩa là chúa quốc gia Nước , điều này khớp với tư liệu của cụ Lê Quý Đôn ; Lạc – nác cũng là nước (vật chất). sau Triệu quốc Đạt cũng bị thương và mất ở Quảng Tây để lại thương tiếc vô vàn trong lòng người Choang .
    Tư liệu Trung quốc chép việc Mã Viện tiến đánh Triệu quốc Đạt là đ̣uổi theo đánh diệt quân của Đô Dương , ở dòng sử này Triệu quốc Đạt tức Đạt vương – vua quốc gia Nước đã bị kí âm sai ‘Đạt vương’ biến thành ‘Đô dương’ .
    Chính Mã diện mặt ngựa 2 này là người cắm ‘kim tiêu’ người Việt gọi là ‘cột đồng’ở động Cổ Sâm Khâm châu đánh dấu ranh giới cực Nam của Hán quốc không phải là Mả diện 1 như sử lầm lẫn trước nay .

    Cuộc đánh chiếm Giao chỉ Bộ của Mã Diện II dừng lại ở Quảng Tây ngày nay , đất Giao chỉ vẫn trong tay người họ Hùng  do Sĩ Nhiếp II - Ngạn Uy đứng đầu , sau nhiều biến cố thời loạn li Sĩ Nhiếp II đã đem đất phía Đông Giao ch̉ về với Đông Ngô của Tôn Quyền Sử thuyết Hùng Việt Việt gọi là Ngô Quyền I , phía Tây Giao chỉ theo Mãnh Hoạch về với Lưu Bị - Lí Phật Tử . Sự việc Giao chỉ chia đôi ảnh hưởng mãi về sau trên lịch sử Việt Nam , phía Đông chủ yếu là người Kinh sau thuộc về nước Đại Viêt - Đại Hưng (sử Tào xiên xẹo thành Nam Hán) còn phía Tây sau thuộc Nam Chiếu .



    Khúc quanh lịch sử - Bài 2 3-quoc-1

    Khởi nghĩa khăn Vàng tuy thất bại ở vùng Hoàng hà nhưng đã khiến triều đình Đông Hán chia rẽ lung lay tận gốc rể , Phe đông Hồ chủ yếu là người Liêu do Viên Thiệu cầm đầu đối địch với phe Hồ phía Tây chủ yếu là rợ Tacta kí âm chữ Nho thành Thát hay Đát do Đổng Trác cầm đầu , thực ra đổng trác thiết Tḥát hay Đát chỉ rợ Thát chứ chẳng có tướng nào tên họ là Đ̣ổng Trác .
    Đổng Trác nắm vua Đông Hán tộc ̣ Lưu – Liêu như nắm món đồ chơi , hắn ngang tàng vào cung hiếp cả vợ vua và công chúa mà không ai dám làm gì đám quân tướng Đông Hồ hèn nhát chỉ mạnh miệng chẳng ai dám đụng đến Đổng Trác nhưng tên tướng Thát này ngông nghênh chẳng được lâu thì bị Tôn Kiên lãnh đạo quân khởi nghĩa ở Đông Nam Thiên hạ tiến quân đánh thẳng vào kinh đô Đông Hán là Lạc dương Đổng trác lôi vua chạy về Tây An vội tới nỗi quên mang cả ấn truyền quốc , nghĩa quân theo Tôn Kiên đã tịch thu được ấn truyền quốc của Hán đem về Nam .
    Sử thuyết Hùng Việt cho Tôn Kiên là Dương Đình Nghệ trong sử Việt , ông là bố đẻ của Ngô quyền cũng là Ngô Tôn Quyền hay Ngô vương Quyền không phải là bố vợ như sử chép .
    Trên đường về Nam Tôn Kiên bị 1 bộ tướng của Lưu Biểu phục binh dùng tên bắn chết (có lẽ định cướp ấn truyền quốc của Đông Hán) . Đây là căn nguyên của mối thù Sử thuyết Hùng Việt gọi là thù trong giữa Đông Ngô – Tây Thục .
    Lưu Biểu và Lưu Bị sử Việt gọi là Lí thiên Bảo và Lí phật tử , phật tử không phải nghĩa là̉ tín đồ đạo phật mà phật tử cũng là bụt tử , phép phiên thiết cho : bụt tử thiết Bự , Lí phật tử chính là Lí Bự sử Trung quốc biếnLí Bự thành Lưu Bị .
    Sự kiện Tôn Kiên chết vì trúng tên của quân Lưu Biểu bị sử Việt hư cấu thành chuyện Dương Đình Nghệ bị nha tướng là Kiều công Tiễn ám hại . thực ra không phải Kiều công mà là Cửu công nghỉa là ông lớn phía Tây chỉ Lưu Biễu , Tiễn là cái tên , kiểu công tiễn nghĩa là cái tên của Cửu công .
    Tôn Kiên chết vì mũi tên của quân Cửu công Lưu Biểu bỗng nhiên hóa ra Dương đình Nghệ chết bởi nha tướng Kiều công Tiễn .
    Lưu Biểu cùng với Lưu Bị Lí Bự bỏ Kinh châu cháy về Qúy châu lập ra nước Thục sử thường gọi là Tây Thục , Lưu Biểu mất quyền hành thuộc về Lưu Bị .
    Lưu bị còn gọi là Lưu Huyền đức , đức là kí âm sai của đế nghĩa là vua , Huyền là màu Đen phương Nam , Lưu Huyền đức sử Việt gọi là hậu Lí Nam đế – Lí Phật tử .
    Lưu Biểu – Lí Thiên Bảo và Lưu Bị – Lí Phật Tử khởi nghĩa lập ra Tây Thục, Tôn Kiên – Tôn Sách và sau là Tôn Quyền kiến lập Đông Ngô . phải chăng Đông Ngô và Tây THục là thành tựu muộn màng của khởi nghĩa Khăn Vàng hay chí ít là thời hậu Trưng vương ?.
    Sau khúc quanh lịch sử bị Lục Lâm thảo khấu diệt quốc , Khởi nghĩa khăn Vàng tuy thất bại ở Hoa Bắc nhưng thành công ở Hoa Nam và Giao chỉ là khúc quanh lịch sử ngược chiều , với việc kiến lập 2 nước Đông Ngô và Tây Thục , Hữu Hùng quốc đã phục sinh sau đêm dài tăm tối dưới móng ngựa Hán mở ra kỉ nguyên mới của con cháu dòng Hùng Việt .

      Hôm nay: 29/3/2024, 1:16 pm