Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/12/22/giai-nghia-bai-tho-than-vua-hung-cau-tien-o-tay-thien/
Trong bản Ngọc phả Hùng Vương do Hàn lâm viện trực học sĩ Nguyễn Cố phụng soạn năm Hồng Đức thứ nhất (1470) có đoạn kể vua Hùng thứ bảy lên núi Tam Đảo lập Vọng Tiên đàn thành tâm cầu khấn được gặp tiên, nhưng sau ba ngày vẫn không thấy tung tích của thần tiên. Tối hôm đó Vua nằm mộng thấy có thần linh hiện lên đọc cho một bài thơ bốn câu… Bài thơ này liên quan đến sự xuất hiện của vị tiên ở núi Tây Thiên. Tuy nhiên nó lại khá khó hiểu và ở các bản sao ngọc phả khác nhau chép có hơi khác nhau. Bản Ngọc phả ở xã Hy Cương (Phú Thọ) chép là: 西大山人上, 不見心下相, 會東足名人 尹 居上口旺 Tây đại sơn nhân thượng
Bất kiến tâm hạ tướng
Hội đông túc danh nhân
Doãn cư thượng khẩu vượng.
Trang bản sao Ngọc phả ở Hy Cương có bài thơ thần trên núi Tây Thiên. Bài thơ này xưa nay chưa thấy ai dịch và giải nghĩa vì câu từ của nó trúc trắc, khó hiểu. GS Ngô Đức Thọ khi dịch bản ngọc phả Hùng Vương của xã Hy Cương cũng đã không dịch bài thơ này. Nay xin thử giải mã lời nhắn của thần linh cho vua Hùng trên núi Tây Thiên. Ở câu thứ nhất, có bản sao ngọc phả khác chép là Tây Thiên 西天 chứ không phải Tây đại 西大. Tây Thiên là địa danh nơi vua Hùng gặp tiên nên khả năng dị bản Tây Thiên là đúng hơn.
Ở câu thứ ba, có bản chép là “túc các” 足各 chứ không phải “túc danh” 足名. “Túc các” mới là đúng, lý do xin xem giải thích ở dưới đây.
Bản chép bài thơ với mở đầu Tây Thiên. Ngoài chi tiết chỉ địa danh Tây Thiên thì bài thơ thần báo mộng này thực ra dùng phép “chiết tự” chữ Nho ở tất cả các câu. Chính vì thế nó trở nên đánh đố các bậc túc Nho xưa nay, bí hiểm như lời giáng xuất của thần linh. Các chữ chiết tự trong từng câu như sau: – Câu 1: “sơn nhân” 山人 là chiết tự của chữ Tiên 仙. Như thế ý câu đầu là: Tiên ở trên Tây Thiên. – Câu 2: “tâm hạ tướng” 心下相 là chữ Tưởng 想. Ý câu 2 là: Không thấy được như mong tưởng. – Câu 3: “túc các” 足各 là chiết tự chữ Lộ 路. Đông Lộ là nơi sau đó vua Hùng gặp bà Ngọc Tiêu. – Câu 4: “doãn“尹 cư thượng (ở trên) “khẩu” 口 là chữ Quân 君 chỉ vua Hùng. Như thế đã có thể dịch cả bài thơ này như sau: Trên Tây Thiên tiên đóKhông thấy như mong chờGặp người nơi Đông LộVua sẽ được điều mơ.
Vua Hùng thứ bảy sau khi được bài thơ thần này đã xuống núi Tây Thiên, tới chân núi thì gặp được một người con gái tuyệt đẹp tên là Ngọc Tiêu, nhà ở thôn Đông Lộ, là Tiên giáng thế đợi kết duyên với nhà vua. Vua cưới bà Ngọc Tiêu sinh được hoàng thái tử. Về sau vua Hùng thứ bảy cùng vương phi Ngọc Tiêu đã đắc đạo thành tiên, hóa sinh bất diệt…
Ban thờ Tây Thiên quốc mẫu ở đền Sinh tại Đông Lộ, Đại Đình, Tam Đảo.
Trong bản Ngọc phả Hùng Vương do Hàn lâm viện trực học sĩ Nguyễn Cố phụng soạn năm Hồng Đức thứ nhất (1470) có đoạn kể vua Hùng thứ bảy lên núi Tam Đảo lập Vọng Tiên đàn thành tâm cầu khấn được gặp tiên, nhưng sau ba ngày vẫn không thấy tung tích của thần tiên. Tối hôm đó Vua nằm mộng thấy có thần linh hiện lên đọc cho một bài thơ bốn câu… Bài thơ này liên quan đến sự xuất hiện của vị tiên ở núi Tây Thiên. Tuy nhiên nó lại khá khó hiểu và ở các bản sao ngọc phả khác nhau chép có hơi khác nhau. Bản Ngọc phả ở xã Hy Cương (Phú Thọ) chép là: 西大山人上, 不見心下相, 會東足名人 尹 居上口旺 Tây đại sơn nhân thượng
Bất kiến tâm hạ tướng
Hội đông túc danh nhân
Doãn cư thượng khẩu vượng.
Trang bản sao Ngọc phả ở Hy Cương có bài thơ thần trên núi Tây Thiên. Bài thơ này xưa nay chưa thấy ai dịch và giải nghĩa vì câu từ của nó trúc trắc, khó hiểu. GS Ngô Đức Thọ khi dịch bản ngọc phả Hùng Vương của xã Hy Cương cũng đã không dịch bài thơ này. Nay xin thử giải mã lời nhắn của thần linh cho vua Hùng trên núi Tây Thiên. Ở câu thứ nhất, có bản sao ngọc phả khác chép là Tây Thiên 西天 chứ không phải Tây đại 西大. Tây Thiên là địa danh nơi vua Hùng gặp tiên nên khả năng dị bản Tây Thiên là đúng hơn.
Ở câu thứ ba, có bản chép là “túc các” 足各 chứ không phải “túc danh” 足名. “Túc các” mới là đúng, lý do xin xem giải thích ở dưới đây.
Bản chép bài thơ với mở đầu Tây Thiên. Ngoài chi tiết chỉ địa danh Tây Thiên thì bài thơ thần báo mộng này thực ra dùng phép “chiết tự” chữ Nho ở tất cả các câu. Chính vì thế nó trở nên đánh đố các bậc túc Nho xưa nay, bí hiểm như lời giáng xuất của thần linh. Các chữ chiết tự trong từng câu như sau: – Câu 1: “sơn nhân” 山人 là chiết tự của chữ Tiên 仙. Như thế ý câu đầu là: Tiên ở trên Tây Thiên. – Câu 2: “tâm hạ tướng” 心下相 là chữ Tưởng 想. Ý câu 2 là: Không thấy được như mong tưởng. – Câu 3: “túc các” 足各 là chiết tự chữ Lộ 路. Đông Lộ là nơi sau đó vua Hùng gặp bà Ngọc Tiêu. – Câu 4: “doãn“尹 cư thượng (ở trên) “khẩu” 口 là chữ Quân 君 chỉ vua Hùng. Như thế đã có thể dịch cả bài thơ này như sau: Trên Tây Thiên tiên đóKhông thấy như mong chờGặp người nơi Đông LộVua sẽ được điều mơ.
Vua Hùng thứ bảy sau khi được bài thơ thần này đã xuống núi Tây Thiên, tới chân núi thì gặp được một người con gái tuyệt đẹp tên là Ngọc Tiêu, nhà ở thôn Đông Lộ, là Tiên giáng thế đợi kết duyên với nhà vua. Vua cưới bà Ngọc Tiêu sinh được hoàng thái tử. Về sau vua Hùng thứ bảy cùng vương phi Ngọc Tiêu đã đắc đạo thành tiên, hóa sinh bất diệt…
Ban thờ Tây Thiên quốc mẫu ở đền Sinh tại Đông Lộ, Đại Đình, Tam Đảo.