Bách Việt trùng cửu nguồn : http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2107
Vị vua đầu tiên của triều Lý là Lý Thái Tổ có thân thế xuất xứ khá mờ ảo. Qua truyền thuyết chỉ biết rằng ông là con của bà Phạm Thị, sinh ra ở thôn Cổ Pháp (Bắc Ninh), lúc nhỏ tá túc trong chùa tại đây… Điều khó hiểu nhất là tại sao một nhân vật không có xuất xứ rõ ràng, có thể nói là “mồ côi” cha mẹ từ nhỏ như vậy mà bỗng nhiên tiến đoạt ngôi của nhà Tiền Lê một cách dễ dàng. Ngôi báu mà Đinh Tiên Hoàng mất công dẹp loạn các sứ quân, Lê Hoàn nam chinh bắc chiến, Lê Long Đĩnh huynh đệ tương tàn tranh ngôi mới có được. Thế mà Lý Cổng Uẩn chỉ vì có công… ôm xác vua khóc than, lại có thể dành được không gặp một cản trở nào, không phải động đến binh đao… Rõ ràng xuất xứ và công nghiệp của Lý Công Uẩn còn ẩn chứa những diễn biến lớn chưa được làm sáng tỏ.
Vài dòng trong Ngọc phả các vua triều Lê ở các di tích cố đô Hoa Lư, Ninh Bình hé lộ: Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê (Lê Đại Hành) ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là công chúa Lê Thị Phất Ngân, sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ.
Đây là một thông tin quan trọng vì nó cho biết Lý Công Uẩn là phò mã của vua Lê, được vua Lê gả con gái là Lê Thị Phất Ngân cho. Công chúa Lê Thị Phất Ngân hiện vẫn được một số nơi ở vùng Ninh Bình, Hà Nam và Nghệ An vì bà là mẹ của các hoàng tử Lý Phật Mã (Lý Thái Tông) và Lý Nhật Quang. Phải là địa vị hoàng thân quốc thích như vậy thì Lý Công Uẩn mới có thể tiếp ngôi nhà Lê một cách dễ dàng, không gặp sự cản trở nào. Nhưng vấn đề lịch sử công nghiệp lập quốc của Lý Công Uẩn không dừng lại ở chỗ là phò mã của tiền triều. Thông tin này dẫn đến liên tưởng khác nữa…
Theo những điều mới biết trong sử thuyết Hùng Việt thì Lý Công Uẩn, vị vua đầu nhà Lý, cũng chính là Đinh Bộ Lĩnh, là thủ lĩnh của đất Đinh Bộ – Tĩnh Hải, đã gây dựng quốc gia sau khi triều đình Đại Việt – Đại Hưng ở Phiên Ngung bị nhà Tống tiến chiếm. Đinh Bộ Lĩnh theo sự tích hiện hành là con của Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ, đã đầu quân cho sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải khẩu, được Trần Lãm yêu mến như thân thuộc và giao cho binh quyền. Tư liệu dân gian còn cho biết Trần Lãm đã gả con gái của mình là Trần Nương cho Đinh Bộ Lĩnh, rồi tuyên cáo trao lại quyền bính quân binh, còn mình lui về vui thú điền viên, chu du thiên hạ…
So sánh 2 thông tin của Lý Công Uẩn và Đinh Bộ Lĩnh thì có thể thấy cả 2 đều là con rể của tiền triều. Lý Công Uẩn lấy công chúa Lê Thị Phất Ngân, con gái vua Lê. Đinh Bộ Lĩnh lấy Trần Nương, con gái sứ quân Trần Lãm. Vì Lý Công Uẩn cũng là Đinh Bộ Lĩnh nên suy ra sứ quân Trần Lãm chính là vua Lê được nói tới. Vua Lê đây không phải Lê Đại Hành mà là dòng họ Lê khác…
Tác giả Văn Nhân đã đưa ra nhận định Đinh Bộ Lĩnh là Lý Tiến, phò mã của vua Lưu Cung nước Đại Hưng ở Phiên Ngung. Lý Tiến đọc phiên thiết là Liễn, Đinh Liễn là Đinh Bộ Lĩnh. Lưu Cung thực ra mang họ Lê vì cha là Lưu Tri Khiêm, Lưu Tri thiết Li, Lê.
Kết hợp 3 dòng thông tin ta có Lý Công Uẩn = Đinh Liễn = Lý Tiến là phò mã của vua Lê. Sứ quân Trần Lãm cũng chính là Lưu Cung hay Lê Cung. Lưu Cung vốn có tên là Lưu Nham, đọc phiên thiết cho chữ Lãm. Anh của Lưu Cung là Lưu Ẩn từng là Tiết độ sứ Thanh Hải quân. Sau khi Lưu Ẩn mất Lưu Cung tiếp nhận chức này. Tiết độ sứ Thanh Hải quân Lưu Nham có thể được hiểu thành sứ quân Trần Lãm vì Trần là Đông A, chỉ hướng Đông, cũng là vùng Thanh Hải. Sứ quân Trần Lãm xưng Trần Minh Công, hiểu đơn giản nghĩa là vị minh chủ ở phía Đông.
Bản thân tiểu sử của Trần Lãm cho biết ông là người gốc Quảng Đông, cha là Trần Công Đức sang chiếm giữ, lập nghiệp ở vùng ven biển Bố Hải Khẩu. Trần Công Đức như vậy tương ứng với Lưu Tri Khiêm, vốn là Thứ sử đất Phong Châu. Còn Bố Hải Khẩu không phải chỉ là đất Thái Bình mà là vùng Thanh Hải, cửa biển ở Quảng Châu.
Đình Xâm (hay đình Hát) ở xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định nơi thờ Trần Lãm có câu đối:
Bố Hải thiếp kình ba, hùng cứ danh lưu thiên cổ lục
Trường Châu ninh nhạn tháp, mặc phù công tại tứ phương dân.
Dịch:
Biển Bố lặng sóng kình, hùng cứ danh còn lưu ngàn thủa
Châu Trường vững non nhạn, bao trùm công giúp dân bốn phương.
Vế đối đầu nói tới việc “hùng cứ” của sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải khẩu. Vế đối sau liên quan đến sự nghiệp công đức của Đinh Bộ Lĩnh ở Trường Châu (Ninh Bình).
Một đầu mối khác về sứ quân Trần Lãm là trong Thiền uyển tập anh có chuyện về Trưởng lão La Quý An:
Chân nhân họ Đinh… Trước khi thị tịch, sư gọi đệ tử là Thiền Ông đến bảo rằng:
– Trước đây Cao Biền đắp thành ở sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp ta có khí tượng vương giả bèn đào sông Điềm Giang, đầm Phù Chẩn để cắt yểm long mạch, tất cả mười chín nơi. Ta đã khuyên Khúc Lãm đắp lại như cũ. Ta lại trồng một cây gạo ở chùa Minh Châu để trấn chỗ đất bị cắt long mạch, đời sau tất có bậc đế vương xuất hiện để vun trồng chính pháp của ta. Sau khi ta mất, ngươi nên cho đắp đất, dựng nhiều bảo tháp, dùng pháp thuật mà yểm tàng, không để cho người ngoài biết…
Nhân vật Khúc Lãm đã hồi phục long mạch do Cao Biền trấn yểm thì sẽ phải nhờ đó mà nên nghiệp vương. Khúc Lãm đã đắp lại chỗ trấn yểm ở Điềm Giang, không phải ở Cổ Pháp mà là sông Hoàng Long ở Hoa Lư. Phù Chẩn đọc thiết là Phấn, chính là sách Bông (biến âm thành Phấn), quê của Đinh Bộ Lĩnh
Sử thuyết Hùng Việt cho rằng Tiên chủ Khúc Thừa Dụ là Lưu Tri Khiêm, Trung chủ Khúc Hạo là Lưu Ẩn, còn Hậu chủ Khúc Thừa Mỹ là Lưu Cung. Như vậy Khúc Lãm cũng mang họ Lưu – Lê, chính là sứ quân Trần Lãm hay Lưu Nham (Lưu Cung). Đây là một dẫn chứng nữa về liên hệ của họ Khúc ở đất Hồng Châu và họ Lưu của nước Đại Hưng và là dẫn chứng xác nhận thêm nhận định rằng sứ quân Trần Lãm chính là Tiết độ sứ Lưu Nham, cũng như mối liên hệ giữa Lý Công Uẩn ở Cổ Pháp và Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư.
“Gia phả” triều đại Lê – Lý của Đại Hưng – Đại Việt nay viết thêm:
Tới đây có thể tóm tắt lại giai đoạn lịch sử này như sau:
Cao Biền, vị Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân đầu tiên sau khi đánh dẹp quân Nam Chiếu đã cho xây dựng một số căn cứ quân sự, trong đó có La thành (Thăng Long) và Hoa Lư. Vì quân Nam Chiếu vốn xuất phát từ vùng phía Nam (Trung Bộ) nên Hoa Lư lúc này đóng một vai trò quan trọng trong việc trấn giữ phía Nam. Sự có mặt của lớp gạch Giang Tây quân ở Hoa Lư, Hoàng thành Thăng Long và đất An Tôn (thành nhà Hồ) là bằng chứng của thời này. Khu vực ven biển Thái Bình cũng có một tiền đồn quân sự của Tĩnh Hải quân lúc này, với di chứng là gạch Giang Tây quân tìm thấy ở Thái Thụy.
Sang thời Mạt Đường, Lưu Tri Khiêm hay Khúc Thừa Dụ là thứ sử Phong Châu bắt đầu dựng nghiệp, đầu tiên nhận chức Tiết độ sứ Tĩnh Hải cai quản toàn bộ đất Giao Châu. Con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo hay Lưu Ẩn không dừng lại đó mà đã dẫn quân đánh chiếm vùng Quảng Đông (Nghiễm Chậu, Triệu Khánh), nhận tiếp chức Tiết độ sứ của đất Thanh Hải. Sang tới thời Lưu Nham, vị sứ quân Thanh Hải này đã xưng đế vương, lập quốc gia riêng lấy tên là Đại Việt, sau một thời gian đổi thành Đại Hưng. Truyền sử Việt gọi Lưu Nham là sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải khẩu. Truyền thuyết dân gian (Thiền uyển tập anh) gọi là Khúc Lãm.
Lý Công Uẩn người ở châu Cổ Pháp (Bắc Ninh), con của thứ sử Hoan châu Đinh Công Trứ. Quê ngoại của Lý Công Uẩn như vậy là ở Cổ Pháp, còn quê nội là ở Hoa Lư. Lý Công Uẩn – Đinh Bộ Lĩnh đã “đầu quân” cho sứ quân Trần Lãm, tức là theo Hưng đế Lưu Nham, được Lưu Nham gả con gái cho là công chúa Lê Thị Phất Ngân hay Trần Nương.
Lý Công Uẩn tên thật là Liễn. Uẩn là chỉ làng Diên Uẩn, quê mẹ của ông. Lý Công Uẩn là vị tước công họ Lý ở làng Diên Uẩn. Lý Liễn hay Lý Tiến là phò mã của Lưu Nham, là người có công đánh Nam Chiếu và thu vùng Tây Bắc vào đất đai nước Đại Hưng. Lý Liễn được Lê Nham phong làm thứ sử Giao Châu, cai quản vùng đất phía Tây của nước Đại Hưng. Sử Việt chép thành Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp bọn Lã Xử Bình rồi tự lĩnh làm Giao Châu soái…
Nước Đại Việt – Đại Hưng truyền tới đời Hậu Chủ Lưu Sưởng – Lưu Kế Hưng thì bị nhà Tống tiến đánh. Tên vua Lưu Kế Hưng chỉ rõ nước mà Lưu Cung lập ra là nước Đại Hưng, không phải Đại Hán, được Lưu Sưởng kế tục. Khi kinh đô Hưng Vương phủ (Phiên Ngung) thất thủ, Lưu Sưởng bị bắt đưa về Tống. Những viên gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên ở Hoa Lư và Hoàng thành Thăng Long là minh chứng của thời kỳ Đại Việt – Đại Hưng này trên đất Việt.
Khi nước Đại Hưng bị diệt, phò mã Lý Liễn ở Giao Châu nhận mình là truyền nhân của họ Lê (Lê Nham – Lưu Cung), giả theo nhà Tống, nhận sắc phong Tiết độ sứ Tĩnh Hải và Giao Chỉ quận vương.Ở trong châu thực chất Đinh Bộ Lĩnh – Lý Thái Tổ âm thầm chuẩn bị phục quốc, nhằm đòi lại cơ đồ nước Đại Việt mà bố vợ (Lưu Nham) đã lập nên. Đời Đinh Bộ Lĩnh việc này chưa làm được, đến đời con là Lý Thái Tông, sử Việt gọi là Lê Đại Hành tiếp tục công nghiệp. Cuộc chiến phá Tống của Lê Đại Hành – Lý Thái Tông mới là bắt đầu sự đụng độ giữa Việt và Tống. Phải tới thời Lý Thánh Tông, vị vua thứ 3 của nhà Lý, thì đất Tĩnh Hải Giao Châu mới đủ mạnh để xưng đế, lập quốc gia độc lập, lấy lại tên nước cũ là Đại Việt. Lý Thánh Tông chính thức tuyên bố họ Lý xưng vương, truy phong cho ông mình Lê Liễn là Lý Thái Tổ, và cha mình Lê Đại Hành là Lý Thái Tông, tiến hành dời đô từ trị sở Giao Châu ở Hoa Lư về kinh Thành Thăng Long. Lịch sử nước Đại Việt như ta biết ngày nay bắt đầu từ đây…
Tái bút:
Như trên, trong một số đoạn truyền thuyết Việt thì triều đình nước Đại Hưng ở Quảng Châu được gọi là triều Tiền Lê, Lưu Nham tương ứng với vua Lê Đại Hành. Xét vậy thì đoạn chuyện về Lê Long Đĩnh tranh ngôi với các huynh đệ cũng là chuyện của nước Đại Hưng.
Lưu Nham khi gần mất thì ngôi thái tử có 3 người con trai ngấp nghé là Tần vương Lưu Hoằng Độ, Tấn vương Lưu Hoằng Hi và Việt vương Lưu Hoằng Xương. Lưu Nham mất, con cả là Tần vương Lưu Hoằng Độ nối ngôi, lấy tên là Lưu Phần. Chỉ được ít lâu bị Lưu Phần bị người em là Lưu Hoằng Hi ra tay sát hại, đoạt ngôi, lấy tên là Lưu Thịnh. Lưu Thịnh sau đó giết hại nốt Việt vương Lưu Hoằng Xương.
Những cái tên Tần vương, Tấn vương và Việt vương này rất giống với thời Ngô ở Việt Nam. Còn chuyện 3 anh em họ Lưu tranh đoạt ngôi vua giống như chuyện 3 anh em Lê Long Đĩnh, Lê Long Việt và Lê Long Tích của triều Tiền Lê.
Lưu Thịnh đọc thiết là Lĩnh, còn Long Đĩnh cũng thiết Lĩnh. Như thế Lê Long Đĩnh tương ứng với Trung Tông Lưu Thịnh. Còn chuyện về sự xa hoa, trụy lạc của Lê Ngọa Triều có thể tương ứng với vị vua Lê cuối cùng của nước Đại Hưng là Lưu Sưởng.
Vị vua đầu tiên của triều Lý là Lý Thái Tổ có thân thế xuất xứ khá mờ ảo. Qua truyền thuyết chỉ biết rằng ông là con của bà Phạm Thị, sinh ra ở thôn Cổ Pháp (Bắc Ninh), lúc nhỏ tá túc trong chùa tại đây… Điều khó hiểu nhất là tại sao một nhân vật không có xuất xứ rõ ràng, có thể nói là “mồ côi” cha mẹ từ nhỏ như vậy mà bỗng nhiên tiến đoạt ngôi của nhà Tiền Lê một cách dễ dàng. Ngôi báu mà Đinh Tiên Hoàng mất công dẹp loạn các sứ quân, Lê Hoàn nam chinh bắc chiến, Lê Long Đĩnh huynh đệ tương tàn tranh ngôi mới có được. Thế mà Lý Cổng Uẩn chỉ vì có công… ôm xác vua khóc than, lại có thể dành được không gặp một cản trở nào, không phải động đến binh đao… Rõ ràng xuất xứ và công nghiệp của Lý Công Uẩn còn ẩn chứa những diễn biến lớn chưa được làm sáng tỏ.
Vài dòng trong Ngọc phả các vua triều Lê ở các di tích cố đô Hoa Lư, Ninh Bình hé lộ: Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê (Lê Đại Hành) ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là công chúa Lê Thị Phất Ngân, sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ.
Đây là một thông tin quan trọng vì nó cho biết Lý Công Uẩn là phò mã của vua Lê, được vua Lê gả con gái là Lê Thị Phất Ngân cho. Công chúa Lê Thị Phất Ngân hiện vẫn được một số nơi ở vùng Ninh Bình, Hà Nam và Nghệ An vì bà là mẹ của các hoàng tử Lý Phật Mã (Lý Thái Tông) và Lý Nhật Quang. Phải là địa vị hoàng thân quốc thích như vậy thì Lý Công Uẩn mới có thể tiếp ngôi nhà Lê một cách dễ dàng, không gặp sự cản trở nào. Nhưng vấn đề lịch sử công nghiệp lập quốc của Lý Công Uẩn không dừng lại ở chỗ là phò mã của tiền triều. Thông tin này dẫn đến liên tưởng khác nữa…
Theo những điều mới biết trong sử thuyết Hùng Việt thì Lý Công Uẩn, vị vua đầu nhà Lý, cũng chính là Đinh Bộ Lĩnh, là thủ lĩnh của đất Đinh Bộ – Tĩnh Hải, đã gây dựng quốc gia sau khi triều đình Đại Việt – Đại Hưng ở Phiên Ngung bị nhà Tống tiến chiếm. Đinh Bộ Lĩnh theo sự tích hiện hành là con của Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ, đã đầu quân cho sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải khẩu, được Trần Lãm yêu mến như thân thuộc và giao cho binh quyền. Tư liệu dân gian còn cho biết Trần Lãm đã gả con gái của mình là Trần Nương cho Đinh Bộ Lĩnh, rồi tuyên cáo trao lại quyền bính quân binh, còn mình lui về vui thú điền viên, chu du thiên hạ…
So sánh 2 thông tin của Lý Công Uẩn và Đinh Bộ Lĩnh thì có thể thấy cả 2 đều là con rể của tiền triều. Lý Công Uẩn lấy công chúa Lê Thị Phất Ngân, con gái vua Lê. Đinh Bộ Lĩnh lấy Trần Nương, con gái sứ quân Trần Lãm. Vì Lý Công Uẩn cũng là Đinh Bộ Lĩnh nên suy ra sứ quân Trần Lãm chính là vua Lê được nói tới. Vua Lê đây không phải Lê Đại Hành mà là dòng họ Lê khác…
Tác giả Văn Nhân đã đưa ra nhận định Đinh Bộ Lĩnh là Lý Tiến, phò mã của vua Lưu Cung nước Đại Hưng ở Phiên Ngung. Lý Tiến đọc phiên thiết là Liễn, Đinh Liễn là Đinh Bộ Lĩnh. Lưu Cung thực ra mang họ Lê vì cha là Lưu Tri Khiêm, Lưu Tri thiết Li, Lê.
Kết hợp 3 dòng thông tin ta có Lý Công Uẩn = Đinh Liễn = Lý Tiến là phò mã của vua Lê. Sứ quân Trần Lãm cũng chính là Lưu Cung hay Lê Cung. Lưu Cung vốn có tên là Lưu Nham, đọc phiên thiết cho chữ Lãm. Anh của Lưu Cung là Lưu Ẩn từng là Tiết độ sứ Thanh Hải quân. Sau khi Lưu Ẩn mất Lưu Cung tiếp nhận chức này. Tiết độ sứ Thanh Hải quân Lưu Nham có thể được hiểu thành sứ quân Trần Lãm vì Trần là Đông A, chỉ hướng Đông, cũng là vùng Thanh Hải. Sứ quân Trần Lãm xưng Trần Minh Công, hiểu đơn giản nghĩa là vị minh chủ ở phía Đông.
Bản thân tiểu sử của Trần Lãm cho biết ông là người gốc Quảng Đông, cha là Trần Công Đức sang chiếm giữ, lập nghiệp ở vùng ven biển Bố Hải Khẩu. Trần Công Đức như vậy tương ứng với Lưu Tri Khiêm, vốn là Thứ sử đất Phong Châu. Còn Bố Hải Khẩu không phải chỉ là đất Thái Bình mà là vùng Thanh Hải, cửa biển ở Quảng Châu.
Đình Xâm (hay đình Hát) ở xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định nơi thờ Trần Lãm có câu đối:
Bố Hải thiếp kình ba, hùng cứ danh lưu thiên cổ lục
Trường Châu ninh nhạn tháp, mặc phù công tại tứ phương dân.
Dịch:
Biển Bố lặng sóng kình, hùng cứ danh còn lưu ngàn thủa
Châu Trường vững non nhạn, bao trùm công giúp dân bốn phương.
Vế đối đầu nói tới việc “hùng cứ” của sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải khẩu. Vế đối sau liên quan đến sự nghiệp công đức của Đinh Bộ Lĩnh ở Trường Châu (Ninh Bình).
Một đầu mối khác về sứ quân Trần Lãm là trong Thiền uyển tập anh có chuyện về Trưởng lão La Quý An:
Chân nhân họ Đinh… Trước khi thị tịch, sư gọi đệ tử là Thiền Ông đến bảo rằng:
– Trước đây Cao Biền đắp thành ở sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp ta có khí tượng vương giả bèn đào sông Điềm Giang, đầm Phù Chẩn để cắt yểm long mạch, tất cả mười chín nơi. Ta đã khuyên Khúc Lãm đắp lại như cũ. Ta lại trồng một cây gạo ở chùa Minh Châu để trấn chỗ đất bị cắt long mạch, đời sau tất có bậc đế vương xuất hiện để vun trồng chính pháp của ta. Sau khi ta mất, ngươi nên cho đắp đất, dựng nhiều bảo tháp, dùng pháp thuật mà yểm tàng, không để cho người ngoài biết…
Nhân vật Khúc Lãm đã hồi phục long mạch do Cao Biền trấn yểm thì sẽ phải nhờ đó mà nên nghiệp vương. Khúc Lãm đã đắp lại chỗ trấn yểm ở Điềm Giang, không phải ở Cổ Pháp mà là sông Hoàng Long ở Hoa Lư. Phù Chẩn đọc thiết là Phấn, chính là sách Bông (biến âm thành Phấn), quê của Đinh Bộ Lĩnh
Sử thuyết Hùng Việt cho rằng Tiên chủ Khúc Thừa Dụ là Lưu Tri Khiêm, Trung chủ Khúc Hạo là Lưu Ẩn, còn Hậu chủ Khúc Thừa Mỹ là Lưu Cung. Như vậy Khúc Lãm cũng mang họ Lưu – Lê, chính là sứ quân Trần Lãm hay Lưu Nham (Lưu Cung). Đây là một dẫn chứng nữa về liên hệ của họ Khúc ở đất Hồng Châu và họ Lưu của nước Đại Hưng và là dẫn chứng xác nhận thêm nhận định rằng sứ quân Trần Lãm chính là Tiết độ sứ Lưu Nham, cũng như mối liên hệ giữa Lý Công Uẩn ở Cổ Pháp và Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư.
“Gia phả” triều đại Lê – Lý của Đại Hưng – Đại Việt nay viết thêm:
Tới đây có thể tóm tắt lại giai đoạn lịch sử này như sau:
Cao Biền, vị Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân đầu tiên sau khi đánh dẹp quân Nam Chiếu đã cho xây dựng một số căn cứ quân sự, trong đó có La thành (Thăng Long) và Hoa Lư. Vì quân Nam Chiếu vốn xuất phát từ vùng phía Nam (Trung Bộ) nên Hoa Lư lúc này đóng một vai trò quan trọng trong việc trấn giữ phía Nam. Sự có mặt của lớp gạch Giang Tây quân ở Hoa Lư, Hoàng thành Thăng Long và đất An Tôn (thành nhà Hồ) là bằng chứng của thời này. Khu vực ven biển Thái Bình cũng có một tiền đồn quân sự của Tĩnh Hải quân lúc này, với di chứng là gạch Giang Tây quân tìm thấy ở Thái Thụy.
Sang thời Mạt Đường, Lưu Tri Khiêm hay Khúc Thừa Dụ là thứ sử Phong Châu bắt đầu dựng nghiệp, đầu tiên nhận chức Tiết độ sứ Tĩnh Hải cai quản toàn bộ đất Giao Châu. Con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo hay Lưu Ẩn không dừng lại đó mà đã dẫn quân đánh chiếm vùng Quảng Đông (Nghiễm Chậu, Triệu Khánh), nhận tiếp chức Tiết độ sứ của đất Thanh Hải. Sang tới thời Lưu Nham, vị sứ quân Thanh Hải này đã xưng đế vương, lập quốc gia riêng lấy tên là Đại Việt, sau một thời gian đổi thành Đại Hưng. Truyền sử Việt gọi Lưu Nham là sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải khẩu. Truyền thuyết dân gian (Thiền uyển tập anh) gọi là Khúc Lãm.
Lý Công Uẩn người ở châu Cổ Pháp (Bắc Ninh), con của thứ sử Hoan châu Đinh Công Trứ. Quê ngoại của Lý Công Uẩn như vậy là ở Cổ Pháp, còn quê nội là ở Hoa Lư. Lý Công Uẩn – Đinh Bộ Lĩnh đã “đầu quân” cho sứ quân Trần Lãm, tức là theo Hưng đế Lưu Nham, được Lưu Nham gả con gái cho là công chúa Lê Thị Phất Ngân hay Trần Nương.
Lý Công Uẩn tên thật là Liễn. Uẩn là chỉ làng Diên Uẩn, quê mẹ của ông. Lý Công Uẩn là vị tước công họ Lý ở làng Diên Uẩn. Lý Liễn hay Lý Tiến là phò mã của Lưu Nham, là người có công đánh Nam Chiếu và thu vùng Tây Bắc vào đất đai nước Đại Hưng. Lý Liễn được Lê Nham phong làm thứ sử Giao Châu, cai quản vùng đất phía Tây của nước Đại Hưng. Sử Việt chép thành Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp bọn Lã Xử Bình rồi tự lĩnh làm Giao Châu soái…
Nước Đại Việt – Đại Hưng truyền tới đời Hậu Chủ Lưu Sưởng – Lưu Kế Hưng thì bị nhà Tống tiến đánh. Tên vua Lưu Kế Hưng chỉ rõ nước mà Lưu Cung lập ra là nước Đại Hưng, không phải Đại Hán, được Lưu Sưởng kế tục. Khi kinh đô Hưng Vương phủ (Phiên Ngung) thất thủ, Lưu Sưởng bị bắt đưa về Tống. Những viên gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên ở Hoa Lư và Hoàng thành Thăng Long là minh chứng của thời kỳ Đại Việt – Đại Hưng này trên đất Việt.
Khi nước Đại Hưng bị diệt, phò mã Lý Liễn ở Giao Châu nhận mình là truyền nhân của họ Lê (Lê Nham – Lưu Cung), giả theo nhà Tống, nhận sắc phong Tiết độ sứ Tĩnh Hải và Giao Chỉ quận vương.Ở trong châu thực chất Đinh Bộ Lĩnh – Lý Thái Tổ âm thầm chuẩn bị phục quốc, nhằm đòi lại cơ đồ nước Đại Việt mà bố vợ (Lưu Nham) đã lập nên. Đời Đinh Bộ Lĩnh việc này chưa làm được, đến đời con là Lý Thái Tông, sử Việt gọi là Lê Đại Hành tiếp tục công nghiệp. Cuộc chiến phá Tống của Lê Đại Hành – Lý Thái Tông mới là bắt đầu sự đụng độ giữa Việt và Tống. Phải tới thời Lý Thánh Tông, vị vua thứ 3 của nhà Lý, thì đất Tĩnh Hải Giao Châu mới đủ mạnh để xưng đế, lập quốc gia độc lập, lấy lại tên nước cũ là Đại Việt. Lý Thánh Tông chính thức tuyên bố họ Lý xưng vương, truy phong cho ông mình Lê Liễn là Lý Thái Tổ, và cha mình Lê Đại Hành là Lý Thái Tông, tiến hành dời đô từ trị sở Giao Châu ở Hoa Lư về kinh Thành Thăng Long. Lịch sử nước Đại Việt như ta biết ngày nay bắt đầu từ đây…
Tái bút:
Như trên, trong một số đoạn truyền thuyết Việt thì triều đình nước Đại Hưng ở Quảng Châu được gọi là triều Tiền Lê, Lưu Nham tương ứng với vua Lê Đại Hành. Xét vậy thì đoạn chuyện về Lê Long Đĩnh tranh ngôi với các huynh đệ cũng là chuyện của nước Đại Hưng.
Lưu Nham khi gần mất thì ngôi thái tử có 3 người con trai ngấp nghé là Tần vương Lưu Hoằng Độ, Tấn vương Lưu Hoằng Hi và Việt vương Lưu Hoằng Xương. Lưu Nham mất, con cả là Tần vương Lưu Hoằng Độ nối ngôi, lấy tên là Lưu Phần. Chỉ được ít lâu bị Lưu Phần bị người em là Lưu Hoằng Hi ra tay sát hại, đoạt ngôi, lấy tên là Lưu Thịnh. Lưu Thịnh sau đó giết hại nốt Việt vương Lưu Hoằng Xương.
Những cái tên Tần vương, Tấn vương và Việt vương này rất giống với thời Ngô ở Việt Nam. Còn chuyện 3 anh em họ Lưu tranh đoạt ngôi vua giống như chuyện 3 anh em Lê Long Đĩnh, Lê Long Việt và Lê Long Tích của triều Tiền Lê.
Lưu Thịnh đọc thiết là Lĩnh, còn Long Đĩnh cũng thiết Lĩnh. Như thế Lê Long Đĩnh tương ứng với Trung Tông Lưu Thịnh. Còn chuyện về sự xa hoa, trụy lạc của Lê Ngọa Triều có thể tương ứng với vị vua Lê cuối cùng của nước Đại Hưng là Lưu Sưởng.