Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/08/15/phong-than-viet-dien-nghia/
Văn Vương mất, con là Vũ Vương nối nghiệp. Với sự giúp đỡ của Khương Tử Nha, Vũ Vương đã hiệu triệu 800 chư hầu, hẹn nhau hội quân ở Mạnh Tân, tiến đánh Trụ Vương.
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Sứ giả đến làng Phù Đổng, huyện Tiên Du. Làng ấy có người nhà giàu tuổi đã 79. Trước nhà có mảnh vườn trồng các loại trà hoa. Bà lão cũng đã 59 tuổi. Sáng sớm ngày 6 tháng giêng năm Quý Hợi bà vào vườn hái hoa hái chè, thấy một dấu chân to lớn. Bà lấy làm lạ, bèn gọi chồng đến, quả nhiên thấy có dấu chân của thần nhân. Trưởng ông bảo vợ bước chân trái dẫm vào đó. Tự nhiên lúc đó khí trời của thần cảm ứng. Bà lão thấy cảm động trong người, mắt hoa, rồi mang thai. Đến ngày 8 tháng Tư năm Giáp Tí đầy tháng bà sinh một con trai. Con được đúng một tuổi thì Trưởng ông qua đời lúc 80 tuổi. Chỉ còn mẹ già sáu mươi bú mớm nuôi con. Lên ba tuổi đặt tên là Đổng Thiết, ăn uống lớn phổng, nhưng không biết nói cười. Ngày hôm ấy cậu bé đang nằm trong võng, mẹ cậu nghe sứ giả đi tìm người có đại tài dẹp loạn. Bà mẹ nói vui với sứ giả rằng:
– Lão sáu mươi tuổi mới sinh được một đứa con trai. Nay đã ba tuổi, chỉ biết ăn uống mà không biết đánh giặc để triều đình trọng thưởng quan tước mà trả ơn bú mớm cho mẹ.
Sứ giả đi qua. bỗng nhiên Đổng Thiệt ngồi dậy, mở miệng nói:
– Xin mẹ gọi sứ giả quay lại, con có việc cần nói. Mong mẹ đón lại sử giả về đây.
Thần vương nói với sứ giả rằng:
– Ta là Thiết Xung thần tướng đây! Trời sinh ra ta để giúp nước, dẹp loạn cứu dân. Ngươi về triều tâu với vua cho ta một con ngựa sắt cao 10 thước, một cây roi sắt dài 10 thước, một chiếc nón sắt rộng 3 thước, đưa mấy thứ ấy đến đây cho ta để đánh giặc Ân. Vua không phải lo gì nữa!
Sứ giả nghe lời nói của Đổng Thiết, trở về chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh tâu Vua mọi việc. Vua triệu tập quần thần trăm quan để bàn. Triều đình liền can ngăn rằng:
– Triều đình hiện nay oai trời rộng lớn, tướng mạnh tướng nhiều. Dù giặc Ân xâm chiếm phương Nam, cũng đã có người can đảm đối đầu. Huống hồ đứa trẻ ba tuổi sao có thể đánh giặc được. Vả lại việc binh là việc quốc gia đại sự, liên quan đến an nguy của hoàng gia, chớ nên xem nhẹ. Xin bệ hạ thận trọng lựa chọn người có đại tài, cử làm đại tướng. Không nên chỉ nghe lời nói bên ngoài mà không thấy tận mắt vậy.
Vua nói:
– Trẫm theo mệnh trời, trị nước yêu dân, tin việc thần nhân trước đây đã báo ứng. Đích thực là Tiền thánh Đế quân đã hiển linh về báo để giúp nước. Trẫm tin như lời đó thật không phải là sai, không nên nghi ngờ.
Vua sai các tướng tìm các đồ sắt đủ 50 trăm cân, truyền cho trăm thợ rèn để rèn thành ngựa sắt cao mười tám thước, có đủ năm tạng, roi sắt dài mười thước, nón sắt rộng ba thước. Đến giờ Mão ngày 7 tháng Giêng năm Bính Dần Vua sai quan Tiết chế dẫn 10 vạn hùng binh đem ngựa sắt roi sắt nón sắt đến làng Phù Đổng. Đổng Thiết cười rằng:
Vua theo đúng hẹn,
Vận nước lâu bền.
Quân giặc phải tan,
Một ngày giúp nước,
Thiên cổ danh vang.
Rồi Đổng Thiết nói với mẹ và họ hàng thân thích rằng: “Tính con hay ăn, xin soạn cho các món trâu rượu, hoa quả”. Dân làng nghe thế nhà nhà đem trâu rượu đến. Chỉ trong chốc lát cậu bé đã ăn xong để lên đường đi lập công giúp nước, đền đáp công ơn của cha mẹ, làng xóm và ơn Vua.
Ngày hôm ấy mặt trời vừa đúng chính Ngọ, Đổng Thiết cười vang một tiếng, duỗi tay vươn vai, tiếng vang như sấm, ánh mắt loé sáng như chớp, thân mình cao hơn 18 thước. Vì chưa kịp may quần áo nên sai 10 vạn quân đi bẻ hoa lau đem về kết thành đồ mặc. Đổng Thiết lạy tạ mẹ rằng:
– Mẹ là bậc thánh trên trời. Con là Thần vương. Một ngày lập công to lớn, vạn năm hương lửa vô cùng!
Thần Vương nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt, đội nón sắt, thét vang như sấm chớp, rằng:
– Ta là Thần tướng, vâng sắc chỉ xuống giúp nước!
Phù Đổng Thiên vương ở đây cũng là Khương Tử Nha, người cầm đầu quân đội nhà Chu và các chư hầu, xông pha diệt Trụ.
Phù Đổng Thiên Vương và các thần tướng ở đền Thượng núi Sóc.
Cuộc chiến giữa Trụ Vương và Vũ Vương diễn ra rất ác liệt. Phía quân Chu được nhiều thần linh đến trợ giúp. Sau nhiều trận đánh, quân nhà Chu đã chiếm được Triều Ca. Trụ Vương lên Lộc Đài phóng hỏa tự vẫn.
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Ngựa sắt nhảy mạnh, bay lên không mà phi, lập tức tới nơi Vua ngự. Thần vương cầm roi sắt chỉ huy tiên phong, lệnh khiến các quan hành quân tiếp ứng, chỉ phút chốc đã đến dưới chân núi Vũ Ninh huyện Yên Việt, đại chiến với Thạch Linh thần tướng bên núi. Quân Ân thua to tan chạy. Thạch Linh thần tướng bị bắt sống rồi chém đầu. Bọn giặc còn lại chưa diệt hết, nhưng roi sắt đã bị rơi mất. Thần vương bèn nhổ lấy các bụi tre gai vung lên quét sạch quân Ân.
Tương truyền con ngựa đá của Thạch Linh thần tướng bị chém rơi đầu, nay còn dấu tích ở thôn Cựu Tự, núi Chu Sơn tại Quế Võ, Bắc Ninh, với hình một con rồng có cánh (Phi Liêm) bằng đá lớn.
Tượng Phi Liêm bằng đá ở Chu Sơn.
Truyện Giếng Việt trong Lĩnh Nam chích quái kể:
Giếng Việt ở núi Trâu Sơn, quận Vũ Ninh; đời Hùng Vương thứ ba, Ân Vương cử binh Nam xâm, đóng quân ở núi Trâu Sơn; Hùng Vương cầu Long quân giúp, Long quân bao tìm khắp thiên hạ, nếu được người kỳ tài thì dẹp được giặc; đến kỳ cầu được Đổng Thiên Vương cỡi ngựa sắt đi đánh, tướng sĩ nhà Ân đều tan vỡ. Ân Vương chết ở dưới núi, làm Địa Phủ Quân; dân lập đền thờ, bốn mùa cúng tế nhưng lâu năm suy dần bỏ thành chùa hoang.
Trụ Vương chết, được phong làm Vua của Địa phủ. Rất có thể tục cúng cô hồn tháng 7, khi Diêm vương mở Quỷ Môn Quan cho các cô hồn đi ăn đồ lễ, chính là bắt đầu từ cuộc chiến Chu – Thương này. Đây là ngày lễ tưởng niệm đến những người đã mất trong cuộc chiến, mà không được siêu thoát hay phong thần. Có lẽ chính tháng 7 là tháng mà Trụ Vương đã chết cháy ở Lộc Đài.
Đoạn khác trong Truyện giếng Việt:
… hòn ngọc Long Tụy, nói đó là ngọc châu, từ thuở Trời Đất mới khai tịch, đã có một cặp Trống Mái từ đời Hoàng Đế trải đến đời Ân truyền làm thế bảo; trong trận đánh Trâu Sơn, Ân Vương đeo nó mà chết.
Vua Ân dùng ngọc rồng, đối lập hình ảnh với Văn Vương phượng gáy Kỳ Sơn. Ân Thương và nhà Chu là hình tượng của 2 dòng Tiên – Rồng, Âu Cơ – Lạc Long của huyền sử Việt.
Một cách kể khác trong Ngọc phả Hùng Vương là sự kiện Âu Cơ sinh trăm trứng, có Tứ đại thiên vương, Bát bộ kim cương đến phù giúp. Quá trình “mang nặng đẻ đau” trăm người con trai này là cuộc chiến diệt Trụ, lập ra thiên hạ trăm chư hầu.
Bấy giờ nàng Âu Cơ là chính phi, vào năm Nhâm Thân tháng Giêng ngày 4 có thai, điềm rồng đẹp ứng, mây lành năm sắc, hương trời đầy phòng. Trong 3 năm 3 tháng 10 ngày ở tại Ngũ Lĩnh. Trong cung điện hàng ngày thường có mây lành năm sắc, ánh rồng sáng lạn. Tới đầy tuần sinh nở, vào năm Canh Ngọ ngày 5 tháng 12 mặt trời chiếu đúng giờ Ngọ, cái thai trong bụng Âu Cơ chuyển động, mây rồng đầy nhà, ánh sáng loé lên. Trong trướng, hoàng phi sinh ra một bọc trăm trứng, trong như ngọc châu, hương lạ thơm nức. Sơ sinh ở núi Nghĩa Lĩnh, đất tổ Phong Thứu, dưới lọng ngọc đầu núi bên đầm sen.
Hiền Vương thấy hoàng phi sinh tú bào hết sức dị thường, là điều lạ của quốc gia trước nay trong thiên hạ. Vua bèn triệu hội đồng bách quan văn võ triều thần đến chầu ở chính điện. Giờ Ngọ hôm ấy ở giữa thành nội Kính Thiên ba tiếng thiêng vang lên rung trời chuyển đất, núi sông cây cỏ muôn vật đều kinh hoàng, mây lành ngũ sắc sáng bừng khắp ba ngàn thế giới. Muôn chim bay chầu trên các lâu đài điện các. Dưới núi làn nước tung sóng cuộn dâng. Trăm kình nghê muông thú, muôn vật cá tôm đội gió mưa về chầu. Vua thấy quốc gia có điềm lành kỳ lạ, bèn xuống chiếu cho bá quan văn võ sửa sang áo mũ trai giới tịnh khiết đến tề tựu ở điện Kính Thiên, đèn hương phụng hầu chầu lạy Hoàng thiên Thượng đế, Tứ phủ vạn linh.
Ngày hôm ấy vào giờ Thân bỗng thấy một áng mây xanh từ phía Tây bay đến hội ở sân Kính Long điện ngọc. Rồi bốn vị thiên tướng hiện ra rất kỳ lạ. Các vị tướng ấy cao hơn nửa trượng, đầu đội mũ hoa, mình mặc cẩm bào xanh, lưng thắt đai ngọc khăn rồng, chân đi hài sắt, nói cười đều loé hào quang lưỡi lửa, cùng cầm long đao, lệnh rằng: Ngọc Hoàng thượng đế xuống sắc cho Nam Miên, Hiền Vương quản nước, bọc rồng trăm trứng nở ra trăm trai trị nước. Trời lệnh sai các đại thần vương phù giúp bảo hộ. Vậy ban sắc này.
Hiền vương mới nhận long bài, truyền các quan văn võ ngước lên trời vái vọng, rồi dập đầu lạy tạ.
Thần vương nói: Bào ngọc trăm trứng, thần oai rạng thiêng, điềm rồng giáng sinh. Thiên sứ báo cho Hiền vương đặt bào ngọc lên chiếc mâm vàng đem đến ngôi chùa cổ ở núi Viễn Sơn, tức là chùa Từ Sơn Thiên Quang Hoà Thượng ở ngọn Thứu Lĩnh, đặt ở trong chùa, chọn quan trai giới chầu hầu, đèn hương không ngớt. Bào này sẽ sinh ra trăm trai thần tướng. Hiền Vương hãy thành tâm cầu trời, tới tháng Giêng bào sẽ nở. Nói xong Tứ đại thần vương lại làm gió mưa mây sấm, bay lên không biến hóa.
Hiền vương thành tâm cầu trời. Thế là vào ngày rằm tháng giêng, mây lành bay phủ khắp đất trời, núi sông rừng biển, nở ra trăm con trai. Trong khoảng một tháng các chàng trai không cần bú mớm mà lớn bật lên như người trưởng thành, tướng mạo phương phi, dáng hình kỳ tú, thân cao ba thước bảy tấc, cái thế anh hùng.
Hiền vương triệu phi tần sáu cung đến phát các tấm gấm lĩnh để khâu may 100 bộ áo mũ cấp cho các chàng trai. Một ngày ba lần làm các trò vui như du ngoạn hoa lá hồ sen, được một trăm ngày. Đầy trăm ngày vào ngày 20 tháng 7 cả trăm chàng trai đều cười vang, nói lớn:
Trời sinh bậc thánh
Trị nước sinh vua
Thanh bình bốn biển
Thiên hạ vững yên.
Thế là một trăm hoàng tử đều đến trước sân rồng. Hiền Vương đến ngự thấy các vị thần tướng nhà trời đầu đội mũ đồng, mình mặc áo bào giáp sắt, chân đi hia bạc, lưng thắt khăn rồng quá độ, tướng mạo sang quý sáng láng, mắt sáng như sao, miệng nhả hào quang hoả khí, tay cầm thần kiếm linh trượng, chày ngọc búa sắt, dàn hàng đứng hai bên tả hữu đối nhau. Bỗng không trung biến hoá, nhất thời mưa gió nổi lên, bay vây quanh núi Nghĩa Lĩnh, trên điện núi non mất hình, sông suối tràn dâng sóng vỗ, không ai biết được chuyện gì xẩy ra. Sau ba giờ bầu trời lại tạnh sáng. Đó là 8 vị tướng xưng là Bát bộ Kim Cương vâng sắc chỉ của Chư Phật Thượng Đế sai đến thăm nom 100 vị vương tử, nay đã trưởng thành các bậc thánh thần đôn hậu minh mẫn. Tám tướng phụng mệnh đưa các hoàng tử đến lạy mừng vua cha, trị bình trong nước. Trời ban cho Hiền vương một lệnh long bài, một quả bảo ngọc thần ấn, một cặp ngọc trắng, một thanh kiếm thần, một quyển Sách trời, một chiếc thước ngọc, đặt trên mâm vàng, tất cả đều đặt trong chính điện. Hiền Vương vâng mệnh vào điện đón nhận, coi đó là điềm lành lớn trời ứng ban để trị yên thiên hạ.
Hiền Vương thấy 100 con trai bỗng nhiên trở nên cao lớn, thân cao bảy thước ba tấc, tay cầm thần khí thiên bảo, chia hàng đứng hai bên phải trái, hầu triều lạy mừng vua cha. Hiền Vương nhận việc của Tám tướng tấu về, một trận mưa gió chấn động, sấm chớp sáng lòa, trên không biến hóa khải hoàn về Trời.
Chùa Thiên Quang ở Nghĩa Lĩnh, nơi thai giữ bào ngọc trăm trứng.
Hồi 5. Vũ Vương khởi binh
Văn Vương mất, con là Vũ Vương nối nghiệp. Với sự giúp đỡ của Khương Tử Nha, Vũ Vương đã hiệu triệu 800 chư hầu, hẹn nhau hội quân ở Mạnh Tân, tiến đánh Trụ Vương.
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Sứ giả đến làng Phù Đổng, huyện Tiên Du. Làng ấy có người nhà giàu tuổi đã 79. Trước nhà có mảnh vườn trồng các loại trà hoa. Bà lão cũng đã 59 tuổi. Sáng sớm ngày 6 tháng giêng năm Quý Hợi bà vào vườn hái hoa hái chè, thấy một dấu chân to lớn. Bà lấy làm lạ, bèn gọi chồng đến, quả nhiên thấy có dấu chân của thần nhân. Trưởng ông bảo vợ bước chân trái dẫm vào đó. Tự nhiên lúc đó khí trời của thần cảm ứng. Bà lão thấy cảm động trong người, mắt hoa, rồi mang thai. Đến ngày 8 tháng Tư năm Giáp Tí đầy tháng bà sinh một con trai. Con được đúng một tuổi thì Trưởng ông qua đời lúc 80 tuổi. Chỉ còn mẹ già sáu mươi bú mớm nuôi con. Lên ba tuổi đặt tên là Đổng Thiết, ăn uống lớn phổng, nhưng không biết nói cười. Ngày hôm ấy cậu bé đang nằm trong võng, mẹ cậu nghe sứ giả đi tìm người có đại tài dẹp loạn. Bà mẹ nói vui với sứ giả rằng:
– Lão sáu mươi tuổi mới sinh được một đứa con trai. Nay đã ba tuổi, chỉ biết ăn uống mà không biết đánh giặc để triều đình trọng thưởng quan tước mà trả ơn bú mớm cho mẹ.
Sứ giả đi qua. bỗng nhiên Đổng Thiệt ngồi dậy, mở miệng nói:
– Xin mẹ gọi sứ giả quay lại, con có việc cần nói. Mong mẹ đón lại sử giả về đây.
Thần vương nói với sứ giả rằng:
– Ta là Thiết Xung thần tướng đây! Trời sinh ra ta để giúp nước, dẹp loạn cứu dân. Ngươi về triều tâu với vua cho ta một con ngựa sắt cao 10 thước, một cây roi sắt dài 10 thước, một chiếc nón sắt rộng 3 thước, đưa mấy thứ ấy đến đây cho ta để đánh giặc Ân. Vua không phải lo gì nữa!
Sứ giả nghe lời nói của Đổng Thiết, trở về chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh tâu Vua mọi việc. Vua triệu tập quần thần trăm quan để bàn. Triều đình liền can ngăn rằng:
– Triều đình hiện nay oai trời rộng lớn, tướng mạnh tướng nhiều. Dù giặc Ân xâm chiếm phương Nam, cũng đã có người can đảm đối đầu. Huống hồ đứa trẻ ba tuổi sao có thể đánh giặc được. Vả lại việc binh là việc quốc gia đại sự, liên quan đến an nguy của hoàng gia, chớ nên xem nhẹ. Xin bệ hạ thận trọng lựa chọn người có đại tài, cử làm đại tướng. Không nên chỉ nghe lời nói bên ngoài mà không thấy tận mắt vậy.
Vua nói:
– Trẫm theo mệnh trời, trị nước yêu dân, tin việc thần nhân trước đây đã báo ứng. Đích thực là Tiền thánh Đế quân đã hiển linh về báo để giúp nước. Trẫm tin như lời đó thật không phải là sai, không nên nghi ngờ.
Vua sai các tướng tìm các đồ sắt đủ 50 trăm cân, truyền cho trăm thợ rèn để rèn thành ngựa sắt cao mười tám thước, có đủ năm tạng, roi sắt dài mười thước, nón sắt rộng ba thước. Đến giờ Mão ngày 7 tháng Giêng năm Bính Dần Vua sai quan Tiết chế dẫn 10 vạn hùng binh đem ngựa sắt roi sắt nón sắt đến làng Phù Đổng. Đổng Thiết cười rằng:
Vua theo đúng hẹn,
Vận nước lâu bền.
Quân giặc phải tan,
Một ngày giúp nước,
Thiên cổ danh vang.
Rồi Đổng Thiết nói với mẹ và họ hàng thân thích rằng: “Tính con hay ăn, xin soạn cho các món trâu rượu, hoa quả”. Dân làng nghe thế nhà nhà đem trâu rượu đến. Chỉ trong chốc lát cậu bé đã ăn xong để lên đường đi lập công giúp nước, đền đáp công ơn của cha mẹ, làng xóm và ơn Vua.
Ngày hôm ấy mặt trời vừa đúng chính Ngọ, Đổng Thiết cười vang một tiếng, duỗi tay vươn vai, tiếng vang như sấm, ánh mắt loé sáng như chớp, thân mình cao hơn 18 thước. Vì chưa kịp may quần áo nên sai 10 vạn quân đi bẻ hoa lau đem về kết thành đồ mặc. Đổng Thiết lạy tạ mẹ rằng:
– Mẹ là bậc thánh trên trời. Con là Thần vương. Một ngày lập công to lớn, vạn năm hương lửa vô cùng!
Thần Vương nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt, đội nón sắt, thét vang như sấm chớp, rằng:
– Ta là Thần tướng, vâng sắc chỉ xuống giúp nước!
Phù Đổng Thiên vương ở đây cũng là Khương Tử Nha, người cầm đầu quân đội nhà Chu và các chư hầu, xông pha diệt Trụ.
Phù Đổng Thiên Vương và các thần tướng ở đền Thượng núi Sóc.
Hồi 6. Phá Ân diệt Trụ
Cuộc chiến giữa Trụ Vương và Vũ Vương diễn ra rất ác liệt. Phía quân Chu được nhiều thần linh đến trợ giúp. Sau nhiều trận đánh, quân nhà Chu đã chiếm được Triều Ca. Trụ Vương lên Lộc Đài phóng hỏa tự vẫn.
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Ngựa sắt nhảy mạnh, bay lên không mà phi, lập tức tới nơi Vua ngự. Thần vương cầm roi sắt chỉ huy tiên phong, lệnh khiến các quan hành quân tiếp ứng, chỉ phút chốc đã đến dưới chân núi Vũ Ninh huyện Yên Việt, đại chiến với Thạch Linh thần tướng bên núi. Quân Ân thua to tan chạy. Thạch Linh thần tướng bị bắt sống rồi chém đầu. Bọn giặc còn lại chưa diệt hết, nhưng roi sắt đã bị rơi mất. Thần vương bèn nhổ lấy các bụi tre gai vung lên quét sạch quân Ân.
Tương truyền con ngựa đá của Thạch Linh thần tướng bị chém rơi đầu, nay còn dấu tích ở thôn Cựu Tự, núi Chu Sơn tại Quế Võ, Bắc Ninh, với hình một con rồng có cánh (Phi Liêm) bằng đá lớn.
Tượng Phi Liêm bằng đá ở Chu Sơn.
Truyện Giếng Việt trong Lĩnh Nam chích quái kể:
Giếng Việt ở núi Trâu Sơn, quận Vũ Ninh; đời Hùng Vương thứ ba, Ân Vương cử binh Nam xâm, đóng quân ở núi Trâu Sơn; Hùng Vương cầu Long quân giúp, Long quân bao tìm khắp thiên hạ, nếu được người kỳ tài thì dẹp được giặc; đến kỳ cầu được Đổng Thiên Vương cỡi ngựa sắt đi đánh, tướng sĩ nhà Ân đều tan vỡ. Ân Vương chết ở dưới núi, làm Địa Phủ Quân; dân lập đền thờ, bốn mùa cúng tế nhưng lâu năm suy dần bỏ thành chùa hoang.
Trụ Vương chết, được phong làm Vua của Địa phủ. Rất có thể tục cúng cô hồn tháng 7, khi Diêm vương mở Quỷ Môn Quan cho các cô hồn đi ăn đồ lễ, chính là bắt đầu từ cuộc chiến Chu – Thương này. Đây là ngày lễ tưởng niệm đến những người đã mất trong cuộc chiến, mà không được siêu thoát hay phong thần. Có lẽ chính tháng 7 là tháng mà Trụ Vương đã chết cháy ở Lộc Đài.
Đoạn khác trong Truyện giếng Việt:
… hòn ngọc Long Tụy, nói đó là ngọc châu, từ thuở Trời Đất mới khai tịch, đã có một cặp Trống Mái từ đời Hoàng Đế trải đến đời Ân truyền làm thế bảo; trong trận đánh Trâu Sơn, Ân Vương đeo nó mà chết.
Vua Ân dùng ngọc rồng, đối lập hình ảnh với Văn Vương phượng gáy Kỳ Sơn. Ân Thương và nhà Chu là hình tượng của 2 dòng Tiên – Rồng, Âu Cơ – Lạc Long của huyền sử Việt.
Một cách kể khác trong Ngọc phả Hùng Vương là sự kiện Âu Cơ sinh trăm trứng, có Tứ đại thiên vương, Bát bộ kim cương đến phù giúp. Quá trình “mang nặng đẻ đau” trăm người con trai này là cuộc chiến diệt Trụ, lập ra thiên hạ trăm chư hầu.
Bấy giờ nàng Âu Cơ là chính phi, vào năm Nhâm Thân tháng Giêng ngày 4 có thai, điềm rồng đẹp ứng, mây lành năm sắc, hương trời đầy phòng. Trong 3 năm 3 tháng 10 ngày ở tại Ngũ Lĩnh. Trong cung điện hàng ngày thường có mây lành năm sắc, ánh rồng sáng lạn. Tới đầy tuần sinh nở, vào năm Canh Ngọ ngày 5 tháng 12 mặt trời chiếu đúng giờ Ngọ, cái thai trong bụng Âu Cơ chuyển động, mây rồng đầy nhà, ánh sáng loé lên. Trong trướng, hoàng phi sinh ra một bọc trăm trứng, trong như ngọc châu, hương lạ thơm nức. Sơ sinh ở núi Nghĩa Lĩnh, đất tổ Phong Thứu, dưới lọng ngọc đầu núi bên đầm sen.
Hiền Vương thấy hoàng phi sinh tú bào hết sức dị thường, là điều lạ của quốc gia trước nay trong thiên hạ. Vua bèn triệu hội đồng bách quan văn võ triều thần đến chầu ở chính điện. Giờ Ngọ hôm ấy ở giữa thành nội Kính Thiên ba tiếng thiêng vang lên rung trời chuyển đất, núi sông cây cỏ muôn vật đều kinh hoàng, mây lành ngũ sắc sáng bừng khắp ba ngàn thế giới. Muôn chim bay chầu trên các lâu đài điện các. Dưới núi làn nước tung sóng cuộn dâng. Trăm kình nghê muông thú, muôn vật cá tôm đội gió mưa về chầu. Vua thấy quốc gia có điềm lành kỳ lạ, bèn xuống chiếu cho bá quan văn võ sửa sang áo mũ trai giới tịnh khiết đến tề tựu ở điện Kính Thiên, đèn hương phụng hầu chầu lạy Hoàng thiên Thượng đế, Tứ phủ vạn linh.
Ngày hôm ấy vào giờ Thân bỗng thấy một áng mây xanh từ phía Tây bay đến hội ở sân Kính Long điện ngọc. Rồi bốn vị thiên tướng hiện ra rất kỳ lạ. Các vị tướng ấy cao hơn nửa trượng, đầu đội mũ hoa, mình mặc cẩm bào xanh, lưng thắt đai ngọc khăn rồng, chân đi hài sắt, nói cười đều loé hào quang lưỡi lửa, cùng cầm long đao, lệnh rằng: Ngọc Hoàng thượng đế xuống sắc cho Nam Miên, Hiền Vương quản nước, bọc rồng trăm trứng nở ra trăm trai trị nước. Trời lệnh sai các đại thần vương phù giúp bảo hộ. Vậy ban sắc này.
Hiền vương mới nhận long bài, truyền các quan văn võ ngước lên trời vái vọng, rồi dập đầu lạy tạ.
Thần vương nói: Bào ngọc trăm trứng, thần oai rạng thiêng, điềm rồng giáng sinh. Thiên sứ báo cho Hiền vương đặt bào ngọc lên chiếc mâm vàng đem đến ngôi chùa cổ ở núi Viễn Sơn, tức là chùa Từ Sơn Thiên Quang Hoà Thượng ở ngọn Thứu Lĩnh, đặt ở trong chùa, chọn quan trai giới chầu hầu, đèn hương không ngớt. Bào này sẽ sinh ra trăm trai thần tướng. Hiền Vương hãy thành tâm cầu trời, tới tháng Giêng bào sẽ nở. Nói xong Tứ đại thần vương lại làm gió mưa mây sấm, bay lên không biến hóa.
Hiền vương thành tâm cầu trời. Thế là vào ngày rằm tháng giêng, mây lành bay phủ khắp đất trời, núi sông rừng biển, nở ra trăm con trai. Trong khoảng một tháng các chàng trai không cần bú mớm mà lớn bật lên như người trưởng thành, tướng mạo phương phi, dáng hình kỳ tú, thân cao ba thước bảy tấc, cái thế anh hùng.
Hiền vương triệu phi tần sáu cung đến phát các tấm gấm lĩnh để khâu may 100 bộ áo mũ cấp cho các chàng trai. Một ngày ba lần làm các trò vui như du ngoạn hoa lá hồ sen, được một trăm ngày. Đầy trăm ngày vào ngày 20 tháng 7 cả trăm chàng trai đều cười vang, nói lớn:
Trời sinh bậc thánh
Trị nước sinh vua
Thanh bình bốn biển
Thiên hạ vững yên.
Thế là một trăm hoàng tử đều đến trước sân rồng. Hiền Vương đến ngự thấy các vị thần tướng nhà trời đầu đội mũ đồng, mình mặc áo bào giáp sắt, chân đi hia bạc, lưng thắt khăn rồng quá độ, tướng mạo sang quý sáng láng, mắt sáng như sao, miệng nhả hào quang hoả khí, tay cầm thần kiếm linh trượng, chày ngọc búa sắt, dàn hàng đứng hai bên tả hữu đối nhau. Bỗng không trung biến hoá, nhất thời mưa gió nổi lên, bay vây quanh núi Nghĩa Lĩnh, trên điện núi non mất hình, sông suối tràn dâng sóng vỗ, không ai biết được chuyện gì xẩy ra. Sau ba giờ bầu trời lại tạnh sáng. Đó là 8 vị tướng xưng là Bát bộ Kim Cương vâng sắc chỉ của Chư Phật Thượng Đế sai đến thăm nom 100 vị vương tử, nay đã trưởng thành các bậc thánh thần đôn hậu minh mẫn. Tám tướng phụng mệnh đưa các hoàng tử đến lạy mừng vua cha, trị bình trong nước. Trời ban cho Hiền vương một lệnh long bài, một quả bảo ngọc thần ấn, một cặp ngọc trắng, một thanh kiếm thần, một quyển Sách trời, một chiếc thước ngọc, đặt trên mâm vàng, tất cả đều đặt trong chính điện. Hiền Vương vâng mệnh vào điện đón nhận, coi đó là điềm lành lớn trời ứng ban để trị yên thiên hạ.
Hiền Vương thấy 100 con trai bỗng nhiên trở nên cao lớn, thân cao bảy thước ba tấc, tay cầm thần khí thiên bảo, chia hàng đứng hai bên phải trái, hầu triều lạy mừng vua cha. Hiền Vương nhận việc của Tám tướng tấu về, một trận mưa gió chấn động, sấm chớp sáng lòa, trên không biến hóa khải hoàn về Trời.
Chùa Thiên Quang ở Nghĩa Lĩnh, nơi thai giữ bào ngọc trăm trứng.