Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/08/15/phong-than-viet-dien-nghia/
Tiêu diệt Trụ Vương xong, Khương Tử Nha về Tây Kỳ, lập đàn Phong Thần, chém những tên gian thần của triều Ân để tế lễ, rồi phong cho các tướng lĩnh tử trận của cả hai bên thành các vị thần. Tín ngưỡng thờ thần của Trung Hoa bắt đầu trở nên chính thống từ đó.
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Khi đến núi Sóc xã Vệ Linh huyện Kim Hoa, thần vương cởi bỏ bộ áo hoa lau, cưỡi ngựa bay lên không mà bay đi. Nay nơi ấy vẫn còn dấu chân ngựa in trên lèn đá.
Núi Sóc Sơn chính là đỉnh Phong Thần của nhà Chu. Núi có tên Vệ Linh cũng hàm nghĩa này. Đây là nơi Khương Tử Nha đã đăng đàn trảm tướng phong thần, khởi đầu tín ngưỡng thờ thần cho cả thiên hạ Trung Hoa. Thôn Yên Tràng ở chân núi Vệ Linh còn có tục diễn cảnh chém 3 tướng Ân của Phù Đổng trước khi bay về trời.
Một cách kể khác về việc phong bách thần, đặt bách tính được kể trong đoạn:
Bấy giờ vua truy ơn các bậc thánh trước, bèn thực hiện việc chia đất phân cõi, lập các bộ Sơn tinh Thuỷ tinh, định làm các tộc, đổi làm trăm họ, đặt ra chức vụ trăm quan, phong tên cho trăm thần, phân chia đầu núi góc biển, hùng cứ mỗi phương. 50 tên tộc trấn ở các đầu núi, cửa khe non ngàn, cùng gọi là quan lang, phiên thần, thổ tù mà truyền dẫn. 50 tên tộc trấn ở các góc biển, vực suối cửa sông, các thần linh trên nước, tiện để bảo hộ dân sinh, giúp phù tông xã. Dựng hầu lập bình phong, chia nước thành 15 bộ đất đai, xác định cương giới. Tất cả đều có người trưởng phụ tá. Người chủ gọi là Bô (bố), bố gọi là Trá (cha), con trai gọi là Côn (con). Nam nữ theo phụ giúp, khi đó đều là những người tài giỏi. Hậu thế đổi thành quan lang, phiên thần, thổ tù phụ đạo. Các họ tông của các công thần khai quốc được cha truyền con nối, vạn đời coi giữ Nam Bang. Còn các nhánh tông phái của bộ chủ Hùng Vương đời đời trị nước, giữ mãi phương Nam.
Nhà bia bát giác đền Thượng ở Sóc Sơn.
Chu Vũ Vương lên ngôi Thiên tử, đặt tên trăm họ, phong cho các anh em của mình, các vị khai quốc công thần các vùng đất đai phụ thuộc, phân chia chư hầu trấn giữ các nơi, sau thành các nước như Lỗ, Yên, Tề, Tấn, Tần, Ngô, Sở, …
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Vua nói: Triều đình lòng kính cầu khẩn, trên đàn thành tâm được cảm ứng, thần đến từ phương Tây bày cách, mới biết lão Phật tiên ông hiển ứng giáng đàn giúp nước. Hôm nay lệnh các quan bái hạ. Trẫm lập một ngôi chùa tên là Từ Sơn Tuyên Quang Hoà Thượng Vạn Đức Thiền Sư. Ban bố cho trăm quan thường xuyên cầu khấn, cầu Phật ứng cho.
Trăm trai trăm tên. Con trưởng tên tục là Hùng Lân, sau đổi là Hùng Quốc Vương. Các con thứ có tên là Xích Lang, Quỳnh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yến Lang, Tiêu Lang, Tĩnh Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Yêu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tán Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũ Lang, Ác Lang, Hạn Lang, Khoán Lang, Trị Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Trâm Lang, Tróc Lang, Sát Lang, Lãng Lang, Sái Lang, Chiểu Lang, Kiềm Lang, Trường Lang, Thuận Lang, Tẩm Lang, Siêm Lang, Triệu Lang, Ích Lang, những người trên theo cha về biển.
Hương Lang, Thiêm Lang, Thận Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Tịnh Lang, Dị Lang, Quản Lang, Cao Lang, Tế Lang, Mã Lang, Thiệu Lang, Khang Lang, Chỉnh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Miên Lang, Xuyến Lang, Kỹ Lang, Thỏa Lang, Phái Lang, Tài Lang, Trừng Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lộ Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Nguyệt Lang, Sâm Lang, Thập Lang, Triều Lang, Quán Lang, Canh Lang, Thải Lang, Lôi Lang, Thấu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Tổ Lang, ? Lang, gồm những người theo mẹ lên núi.
Từ đó các hoàng tử đều đã có tên gọi, thành người chủ ở các phương, thông minh mẫn tiệp, trí dũng kiêm toàn, tài lạ đẹp đẽ, lòng hiếu mạnh mẽ, sức thần mắt rồng, thiên tư như mặt trời. Anh em đều có tài lớn, giúp nước ở chính triều đường, định vị thứ đứng đầu trăm quan.
Phù điêu những người con của Âu Cơ ở chùa Hoa Long.
Vua cha bèn dựng hầu lập bình phong, chia nước làm 15 bộ, xác định cương giới, các đầu núi góc biển, cử ra trăm quan trấn thủ, gìn giữ các phương. Một là Sơn Tây, hai là Sơn Bắc, ba là Sơn Nam, bốn là Hải Dương, năm là Ái Châu, sáu là Hoan Châu, bảy là Bố Chính, tám là Ô Châu, chín là Ai Lao, mười là Hưng Hóa, mười một là Tuyên Quang, mười hai là Lạng Sơn Cao Bằng, mười ba là Quảng Đông Quảng Tây, mười bốn là núi Ngũ Lĩnh Vân Nam, mười lăm là Chiêm Thành. Bộ chủ các xứ. Nước 15 bộ, là Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Trinh, Nhật Nam, Tân Hưng, Cửu Đức, Văn Lang.
Vua mới phân định các xứ, cai quản vạn dân. Khi đó lệnh cho anh em trăm trai có tài thần báu quý, cai quản rõ ràng các nơi. Trăm nơi núi sông một mối, xe sách quy mô chế độ đồng nhất, bốn biển một nhà, xưng thần phụ thuộc. Ơn hiếu nghĩa đức, sáng lòng nhân, trí tuệ, xuất thánh sinh hiền, không gian không ác, giúp đỡ mà trị, lấy đạo làm sáng, lấy giáo hóa làm đẹp. Vạn dân hân hoan, trăm họ ca hát, thiên hạ thái bình. Vua quân đổi đức, trị nước hưng thịnh, triều đình chuyên chính, dân theo cổ, lễ phục, tạo nhạc, mưa thuận gió hòa, nông tang lạc nghiệp. Nước có vua trưởng, là phúc của xã tắc. Dân coi triều đình là cha mẹ. Triều đình coi dân như con đỏ. Địa lợi nhân hòa, binh mạnh nước giàu, không động đao thương. Thiên hạ cùng hưởng niềm vui thái bình. Vua tôi cùng tốt, làm theo điều nghĩa, để tới vạn đời. Thế nước tăng thịnh, thật là to lớn, khó gì so bằng. Sau này có cung phi ở các bộ, sinh thêm hơn năm mươi người trai gái, tới lúc trưởng thành đều có tư chất tốt đẹp.
Sau đó Long Quân nhường ngôi, chọn con trưởng Thái tử tên Hùng Lân Lang, đổi thành Hùng Quốc Vương, nối ngôi thay triều, ra quản vạn dân, ngự chính ở cung kiền tại núi Nghĩa Lĩnh. Nay Hùng Vương xe sách thống nhất cai quản thiên hạ. Còn các người em vua 99 người…
Thời bấy giờ trên chính nhân luân, dưới hậu phong hoá, thi hành việc gì ai cũng được thích nghi. Vua vì thế được rũ áo khoanh tay, hoà mục trong chốn cửu trùng. Dân nhờ thế được đào giếng cấy ruộng, vui sống ở nơi thôn dã. Không một người dân nào bị xua đuổi không chốn sinh cư, không một vật nào không được yên bề nuôi dưỡng. Công thành trị định, vượt hơn các vua trước, dẫu là thời thái cổ cũng không bằng. Hưởng ngôi trị nước dài lâu. Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương. Đó là Thuỷ tổ của Bách Việt.
Câu đối ở đình Bảo Đà ở Dữu Lâu, Việt Trì:
數千年王佐始終父子君臣開拯點
十五部天分草埜山河日月共長存
Sổ thiên niên vương tá thủy chung, phụ tử quân thần khai chửng điểm
Thập ngũ bộ thiên phân thảo dã, sơn hà nhật nguyệt cộng trường tồn.
Dịch:
Mấy ngàn năm phụ đế trước sau, cha con vua tôi mở nơi cứu giúp
Mười lăm bộ trời chia đồng nội, núi sông ngày tháng cùng nhau mãi còn.
Hồi 7. Trảm tướng phong thần
Tiêu diệt Trụ Vương xong, Khương Tử Nha về Tây Kỳ, lập đàn Phong Thần, chém những tên gian thần của triều Ân để tế lễ, rồi phong cho các tướng lĩnh tử trận của cả hai bên thành các vị thần. Tín ngưỡng thờ thần của Trung Hoa bắt đầu trở nên chính thống từ đó.
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Khi đến núi Sóc xã Vệ Linh huyện Kim Hoa, thần vương cởi bỏ bộ áo hoa lau, cưỡi ngựa bay lên không mà bay đi. Nay nơi ấy vẫn còn dấu chân ngựa in trên lèn đá.
Núi Sóc Sơn chính là đỉnh Phong Thần của nhà Chu. Núi có tên Vệ Linh cũng hàm nghĩa này. Đây là nơi Khương Tử Nha đã đăng đàn trảm tướng phong thần, khởi đầu tín ngưỡng thờ thần cho cả thiên hạ Trung Hoa. Thôn Yên Tràng ở chân núi Vệ Linh còn có tục diễn cảnh chém 3 tướng Ân của Phù Đổng trước khi bay về trời.
Một cách kể khác về việc phong bách thần, đặt bách tính được kể trong đoạn:
Bấy giờ vua truy ơn các bậc thánh trước, bèn thực hiện việc chia đất phân cõi, lập các bộ Sơn tinh Thuỷ tinh, định làm các tộc, đổi làm trăm họ, đặt ra chức vụ trăm quan, phong tên cho trăm thần, phân chia đầu núi góc biển, hùng cứ mỗi phương. 50 tên tộc trấn ở các đầu núi, cửa khe non ngàn, cùng gọi là quan lang, phiên thần, thổ tù mà truyền dẫn. 50 tên tộc trấn ở các góc biển, vực suối cửa sông, các thần linh trên nước, tiện để bảo hộ dân sinh, giúp phù tông xã. Dựng hầu lập bình phong, chia nước thành 15 bộ đất đai, xác định cương giới. Tất cả đều có người trưởng phụ tá. Người chủ gọi là Bô (bố), bố gọi là Trá (cha), con trai gọi là Côn (con). Nam nữ theo phụ giúp, khi đó đều là những người tài giỏi. Hậu thế đổi thành quan lang, phiên thần, thổ tù phụ đạo. Các họ tông của các công thần khai quốc được cha truyền con nối, vạn đời coi giữ Nam Bang. Còn các nhánh tông phái của bộ chủ Hùng Vương đời đời trị nước, giữ mãi phương Nam.
Nhà bia bát giác đền Thượng ở Sóc Sơn.
Hồi 8. Phong hầu kiến địa
Chu Vũ Vương lên ngôi Thiên tử, đặt tên trăm họ, phong cho các anh em của mình, các vị khai quốc công thần các vùng đất đai phụ thuộc, phân chia chư hầu trấn giữ các nơi, sau thành các nước như Lỗ, Yên, Tề, Tấn, Tần, Ngô, Sở, …
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Vua nói: Triều đình lòng kính cầu khẩn, trên đàn thành tâm được cảm ứng, thần đến từ phương Tây bày cách, mới biết lão Phật tiên ông hiển ứng giáng đàn giúp nước. Hôm nay lệnh các quan bái hạ. Trẫm lập một ngôi chùa tên là Từ Sơn Tuyên Quang Hoà Thượng Vạn Đức Thiền Sư. Ban bố cho trăm quan thường xuyên cầu khấn, cầu Phật ứng cho.
Trăm trai trăm tên. Con trưởng tên tục là Hùng Lân, sau đổi là Hùng Quốc Vương. Các con thứ có tên là Xích Lang, Quỳnh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yến Lang, Tiêu Lang, Tĩnh Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Yêu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tán Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũ Lang, Ác Lang, Hạn Lang, Khoán Lang, Trị Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Trâm Lang, Tróc Lang, Sát Lang, Lãng Lang, Sái Lang, Chiểu Lang, Kiềm Lang, Trường Lang, Thuận Lang, Tẩm Lang, Siêm Lang, Triệu Lang, Ích Lang, những người trên theo cha về biển.
Hương Lang, Thiêm Lang, Thận Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Tịnh Lang, Dị Lang, Quản Lang, Cao Lang, Tế Lang, Mã Lang, Thiệu Lang, Khang Lang, Chỉnh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Miên Lang, Xuyến Lang, Kỹ Lang, Thỏa Lang, Phái Lang, Tài Lang, Trừng Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lộ Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Nguyệt Lang, Sâm Lang, Thập Lang, Triều Lang, Quán Lang, Canh Lang, Thải Lang, Lôi Lang, Thấu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Tổ Lang, ? Lang, gồm những người theo mẹ lên núi.
Từ đó các hoàng tử đều đã có tên gọi, thành người chủ ở các phương, thông minh mẫn tiệp, trí dũng kiêm toàn, tài lạ đẹp đẽ, lòng hiếu mạnh mẽ, sức thần mắt rồng, thiên tư như mặt trời. Anh em đều có tài lớn, giúp nước ở chính triều đường, định vị thứ đứng đầu trăm quan.
Phù điêu những người con của Âu Cơ ở chùa Hoa Long.
Vua cha bèn dựng hầu lập bình phong, chia nước làm 15 bộ, xác định cương giới, các đầu núi góc biển, cử ra trăm quan trấn thủ, gìn giữ các phương. Một là Sơn Tây, hai là Sơn Bắc, ba là Sơn Nam, bốn là Hải Dương, năm là Ái Châu, sáu là Hoan Châu, bảy là Bố Chính, tám là Ô Châu, chín là Ai Lao, mười là Hưng Hóa, mười một là Tuyên Quang, mười hai là Lạng Sơn Cao Bằng, mười ba là Quảng Đông Quảng Tây, mười bốn là núi Ngũ Lĩnh Vân Nam, mười lăm là Chiêm Thành. Bộ chủ các xứ. Nước 15 bộ, là Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Trinh, Nhật Nam, Tân Hưng, Cửu Đức, Văn Lang.
Vua mới phân định các xứ, cai quản vạn dân. Khi đó lệnh cho anh em trăm trai có tài thần báu quý, cai quản rõ ràng các nơi. Trăm nơi núi sông một mối, xe sách quy mô chế độ đồng nhất, bốn biển một nhà, xưng thần phụ thuộc. Ơn hiếu nghĩa đức, sáng lòng nhân, trí tuệ, xuất thánh sinh hiền, không gian không ác, giúp đỡ mà trị, lấy đạo làm sáng, lấy giáo hóa làm đẹp. Vạn dân hân hoan, trăm họ ca hát, thiên hạ thái bình. Vua quân đổi đức, trị nước hưng thịnh, triều đình chuyên chính, dân theo cổ, lễ phục, tạo nhạc, mưa thuận gió hòa, nông tang lạc nghiệp. Nước có vua trưởng, là phúc của xã tắc. Dân coi triều đình là cha mẹ. Triều đình coi dân như con đỏ. Địa lợi nhân hòa, binh mạnh nước giàu, không động đao thương. Thiên hạ cùng hưởng niềm vui thái bình. Vua tôi cùng tốt, làm theo điều nghĩa, để tới vạn đời. Thế nước tăng thịnh, thật là to lớn, khó gì so bằng. Sau này có cung phi ở các bộ, sinh thêm hơn năm mươi người trai gái, tới lúc trưởng thành đều có tư chất tốt đẹp.
Sau đó Long Quân nhường ngôi, chọn con trưởng Thái tử tên Hùng Lân Lang, đổi thành Hùng Quốc Vương, nối ngôi thay triều, ra quản vạn dân, ngự chính ở cung kiền tại núi Nghĩa Lĩnh. Nay Hùng Vương xe sách thống nhất cai quản thiên hạ. Còn các người em vua 99 người…
Thời bấy giờ trên chính nhân luân, dưới hậu phong hoá, thi hành việc gì ai cũng được thích nghi. Vua vì thế được rũ áo khoanh tay, hoà mục trong chốn cửu trùng. Dân nhờ thế được đào giếng cấy ruộng, vui sống ở nơi thôn dã. Không một người dân nào bị xua đuổi không chốn sinh cư, không một vật nào không được yên bề nuôi dưỡng. Công thành trị định, vượt hơn các vua trước, dẫu là thời thái cổ cũng không bằng. Hưởng ngôi trị nước dài lâu. Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương. Đó là Thuỷ tổ của Bách Việt.
Câu đối ở đình Bảo Đà ở Dữu Lâu, Việt Trì:
數千年王佐始終父子君臣開拯點
十五部天分草埜山河日月共長存
Sổ thiên niên vương tá thủy chung, phụ tử quân thần khai chửng điểm
Thập ngũ bộ thiên phân thảo dã, sơn hà nhật nguyệt cộng trường tồn.
Dịch:
Mấy ngàn năm phụ đế trước sau, cha con vua tôi mở nơi cứu giúp
Mười lăm bộ trời chia đồng nội, núi sông ngày tháng cùng nhau mãi còn.