Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/08/15/phong-than-viet-dien-nghia/
Khởi đầu sự nghiệp Cơ Xương Văn Vương đã hết lòng chiêu mộ hiền tài. Văn Vương đã đích thân tìm đến Lã Vọng, là một ông lão ngoài 80 tuổi, ngồi câu cá trên Bàn Thạch ở sông Vị. Văn Vương đón Lã Vọng về lập làm tể tướng, tức Khương Tử Nha.
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Hiền vương phán rằng:
– Chính sự lớn của triều đình cần có người anh tài. Trẫm vâng mệnh Trời gây dựng cơ đồ lớn lao, mở nước trị dân, theo mệnh trời sinh được trăm con trai. Trẫm cùng trăm quan thành tâm thiết lập đàn chay, kính cẩn cầu khấn tâu lên Hoàng Thiên, đấng ngự hội tụ của vạn linh, để đặt định trăm danh hiệu.
Bấy giờ vua lên đàn tràng khấn lễ cầu đảo lớn vừa xong, tự nhiên có cảm ứng, phương Tây có khí thần lại, mây rồng ngũ sắc, núi sông sáng rạng. Khi đó, có một cụ già tướng mạo trượng phu, râu tóc bạc phơ, dáng điệu tiên ông, đầu đội mũ trời gấm lĩnh, mình mặc áo vải nhuộm nâu, chân đi giày cỏ, tay cầm gậy tre, ra chơi ở bến sông Bạch Hạc Việt Trì, tại chùa Hoa Long. Ông già rửa chân bên sông, trên tảng đá phẳng trên con sông gọi là sông Nhị Hà. Hôm ấy có quan trong triều là Tướng quân nguyên soái tiết chế trấn thủ đô thành Phong Châu đang ngồi trên ngôi lầu ở bên sông Việt Trì. Quan Nguyên suý trông thấy ông tiên đang xem phong thủy, mặt hướng nhìn các sông Bạch Hạc, Hoàng Hà, Manh Hà, chân đạp lên tảng đá hình lưng rùa. Triều quan sai sứ giả nghênh đón tiên ông lên lầu hỏi chuyện với Nguyên soái. Quan đem hết sự thể bộc bạch chân tình, mở tiệc khoản đãi rồi mời ông về cung điện trên núi Nghĩa Lĩnh. Triều quan vào tâu vua. Vua thân hành ra mời cụ già vào cung, dùng đại lễ, mở tiệc chúc mừng. Vua hỏi cụ già rằng:
– Tiên sinh từ đâu đến ngao du phong cảnh ở đây? Nay trong nước có chuyện, nhờ cụ chỉ giáo cho.
Tiên ông ha hả cười vang. Vua vẫn đứng nói chuyện, hỏi Tiên ông:
– Nước sinh được trăm con trai, có trí tuệ cùng tài như nhau, cho nên khó đặt định danh hiệu thần xếp thứ tự luận anh em. Kính nhờ Tiên ông đặt tên, định thứ bậc giúp cho.
Cụ ông đáp:
– Ta sinh ở thời Hoàng Đế, theo học đạo Phật, ngao du nơi hải ngoại, xem hết trời đất, đi thăm thế giới, đến tận Nam Miên, thấy phong cảnh đẹp. Vua nay muốnđặt tên cho trăm con trai. Ta có một quyển sách thần có thể bói biết được tinh thần âm dương, gọi tên các phép tiên.
Vua nói: Nước đã có thành tâm cầu đảo, đúng là cầu tất ứng.
Tiên ông nói: Lão thành tâm bốc một quẻ trong Thiên thư xem tới trời định thế nào. Trước là để xác lập vương tử, cùng với tên gọi cho trăm trai. Xem tướng trăm trai thì Vua sẽ cử được người tài lập làm con trưởng, phân định thứ bậc anh em. Tiên ông lấy bút viết ra, đặt tên cho các thần tướng, đặt lên chiếc mâm vàng. Để phân định thứ bậc anh em, trăm trai đến hội ở chính điện. Mọi người đồng thanh cần phải có một huynh trưởng đứng đầu. Một người được gọi tên được lập làm Thái tử nối ngôi vua. Còn 99 người khác lần lượt đến trước mâm vàng nhận danh hiệu được ban. Từ đó thứ bậc anh em phân định rõ ràng, ai nấy đều vui.
Xếp đặt việc đặt tên đã xong, tự nhiên có một làn mây xanh bay đến trên không trung, Tiên ông biến hoá bay về Thượng giới.
Vua nói: Triều đình lòng kính cầu khẩn, trên đàn thành tâm được cảm ứng, thần đến từ phương Tây bày cách, mới biết lão Phật tiên ông hiển ứng giáng đàn giúp nước. Hôm nay lệnh các quan bái hạ. Trẫm lập một ngôi chùa tên là Từ Sơn Tuyên Quang Hoà Thượng Vạn Đức Thiền Sư. Ban bố cho trăm quan thường xuyên cầu khấn, cầu Phật ứng cho.
Ông lão cầm gậy trúc, đứng trên bàn đá bên sông Nhị, dùng Thiên thư (sách trời) để phân định thứ bậc họ Hùng, rõ ràng là chuyện của Lã Vọng câu cá ở Vị Thủy.
Chùa Hoa Long ở ngã ba sông Việt Trì.
Sau khi Cơ Xương đánh chiếm nước Sùng của Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ, Trụ Vương liên tiếp sai quân tiến đánh Tây Kỳ. Cầm đầu quân đội của Trụ Vương là Văn Thái sư, là một người tài giỏi, có nhiều phép thuật.
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Thời Việp Vương, người giàu vật nhiều nên mới có sàm thần tấu lời, không tin bà mo, đùa lễ giả với trời. Thời này không có phong tục kính lễ. Vua Ân muốn xâm lăng đất nước. Vào năm Giáp Tí bỗng thấy biên giới phía Bắc có thư gửi cấp báo. Tướng giặc Ân là Thạch Linh thần tướng khởi binh từ phía Bắc tiến sang, giáo giáp kín trời, tinh kỳ rợp đất. Quả đúng như lời bà mo đã nói.
Tướng giặc Ân trong cách diễn nghĩa của người Việt là Thạch Linh thần tướng. Sau đó Phù Đổng Thiên Vương giáng xuất, đánh nhau với Thạch Linh thần tướng ở vùng Yên Việt.
Đền thờ Thạch Linh thần tướng ở Hạ Lát, Tiên Sơn, Việt Yên, Bắc Giang (Ảnh: Nguyễn Huân).
Hồi 3. Văn Vương cầu hiền
Khởi đầu sự nghiệp Cơ Xương Văn Vương đã hết lòng chiêu mộ hiền tài. Văn Vương đã đích thân tìm đến Lã Vọng, là một ông lão ngoài 80 tuổi, ngồi câu cá trên Bàn Thạch ở sông Vị. Văn Vương đón Lã Vọng về lập làm tể tướng, tức Khương Tử Nha.
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Hiền vương phán rằng:
– Chính sự lớn của triều đình cần có người anh tài. Trẫm vâng mệnh Trời gây dựng cơ đồ lớn lao, mở nước trị dân, theo mệnh trời sinh được trăm con trai. Trẫm cùng trăm quan thành tâm thiết lập đàn chay, kính cẩn cầu khấn tâu lên Hoàng Thiên, đấng ngự hội tụ của vạn linh, để đặt định trăm danh hiệu.
Bấy giờ vua lên đàn tràng khấn lễ cầu đảo lớn vừa xong, tự nhiên có cảm ứng, phương Tây có khí thần lại, mây rồng ngũ sắc, núi sông sáng rạng. Khi đó, có một cụ già tướng mạo trượng phu, râu tóc bạc phơ, dáng điệu tiên ông, đầu đội mũ trời gấm lĩnh, mình mặc áo vải nhuộm nâu, chân đi giày cỏ, tay cầm gậy tre, ra chơi ở bến sông Bạch Hạc Việt Trì, tại chùa Hoa Long. Ông già rửa chân bên sông, trên tảng đá phẳng trên con sông gọi là sông Nhị Hà. Hôm ấy có quan trong triều là Tướng quân nguyên soái tiết chế trấn thủ đô thành Phong Châu đang ngồi trên ngôi lầu ở bên sông Việt Trì. Quan Nguyên suý trông thấy ông tiên đang xem phong thủy, mặt hướng nhìn các sông Bạch Hạc, Hoàng Hà, Manh Hà, chân đạp lên tảng đá hình lưng rùa. Triều quan sai sứ giả nghênh đón tiên ông lên lầu hỏi chuyện với Nguyên soái. Quan đem hết sự thể bộc bạch chân tình, mở tiệc khoản đãi rồi mời ông về cung điện trên núi Nghĩa Lĩnh. Triều quan vào tâu vua. Vua thân hành ra mời cụ già vào cung, dùng đại lễ, mở tiệc chúc mừng. Vua hỏi cụ già rằng:
– Tiên sinh từ đâu đến ngao du phong cảnh ở đây? Nay trong nước có chuyện, nhờ cụ chỉ giáo cho.
Tiên ông ha hả cười vang. Vua vẫn đứng nói chuyện, hỏi Tiên ông:
– Nước sinh được trăm con trai, có trí tuệ cùng tài như nhau, cho nên khó đặt định danh hiệu thần xếp thứ tự luận anh em. Kính nhờ Tiên ông đặt tên, định thứ bậc giúp cho.
Cụ ông đáp:
– Ta sinh ở thời Hoàng Đế, theo học đạo Phật, ngao du nơi hải ngoại, xem hết trời đất, đi thăm thế giới, đến tận Nam Miên, thấy phong cảnh đẹp. Vua nay muốnđặt tên cho trăm con trai. Ta có một quyển sách thần có thể bói biết được tinh thần âm dương, gọi tên các phép tiên.
Vua nói: Nước đã có thành tâm cầu đảo, đúng là cầu tất ứng.
Tiên ông nói: Lão thành tâm bốc một quẻ trong Thiên thư xem tới trời định thế nào. Trước là để xác lập vương tử, cùng với tên gọi cho trăm trai. Xem tướng trăm trai thì Vua sẽ cử được người tài lập làm con trưởng, phân định thứ bậc anh em. Tiên ông lấy bút viết ra, đặt tên cho các thần tướng, đặt lên chiếc mâm vàng. Để phân định thứ bậc anh em, trăm trai đến hội ở chính điện. Mọi người đồng thanh cần phải có một huynh trưởng đứng đầu. Một người được gọi tên được lập làm Thái tử nối ngôi vua. Còn 99 người khác lần lượt đến trước mâm vàng nhận danh hiệu được ban. Từ đó thứ bậc anh em phân định rõ ràng, ai nấy đều vui.
Xếp đặt việc đặt tên đã xong, tự nhiên có một làn mây xanh bay đến trên không trung, Tiên ông biến hoá bay về Thượng giới.
Vua nói: Triều đình lòng kính cầu khẩn, trên đàn thành tâm được cảm ứng, thần đến từ phương Tây bày cách, mới biết lão Phật tiên ông hiển ứng giáng đàn giúp nước. Hôm nay lệnh các quan bái hạ. Trẫm lập một ngôi chùa tên là Từ Sơn Tuyên Quang Hoà Thượng Vạn Đức Thiền Sư. Ban bố cho trăm quan thường xuyên cầu khấn, cầu Phật ứng cho.
Ông lão cầm gậy trúc, đứng trên bàn đá bên sông Nhị, dùng Thiên thư (sách trời) để phân định thứ bậc họ Hùng, rõ ràng là chuyện của Lã Vọng câu cá ở Vị Thủy.
Chùa Hoa Long ở ngã ba sông Việt Trì.
Hồi 4. Văn Thái sư đánh Tây Kỳ
Sau khi Cơ Xương đánh chiếm nước Sùng của Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ, Trụ Vương liên tiếp sai quân tiến đánh Tây Kỳ. Cầm đầu quân đội của Trụ Vương là Văn Thái sư, là một người tài giỏi, có nhiều phép thuật.
Ngọc phả Hùng Vương kể:
Thời Việp Vương, người giàu vật nhiều nên mới có sàm thần tấu lời, không tin bà mo, đùa lễ giả với trời. Thời này không có phong tục kính lễ. Vua Ân muốn xâm lăng đất nước. Vào năm Giáp Tí bỗng thấy biên giới phía Bắc có thư gửi cấp báo. Tướng giặc Ân là Thạch Linh thần tướng khởi binh từ phía Bắc tiến sang, giáo giáp kín trời, tinh kỳ rợp đất. Quả đúng như lời bà mo đã nói.
Tướng giặc Ân trong cách diễn nghĩa của người Việt là Thạch Linh thần tướng. Sau đó Phù Đổng Thiên Vương giáng xuất, đánh nhau với Thạch Linh thần tướng ở vùng Yên Việt.
Đền thờ Thạch Linh thần tướng ở Hạ Lát, Tiên Sơn, Việt Yên, Bắc Giang (Ảnh: Nguyễn Huân).