Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Phong thần diễn Việt nghĩa - 1 Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Phong thần diễn Việt nghĩa - 1 Flags_1



    Phong thần diễn Việt nghĩa - 1

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Phong thần diễn Việt nghĩa - 1 Empty Phong thần diễn Việt nghĩa - 1

    Bài gửi by Admin 16/8/2019, 9:44 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/08/15/phong-than-viet-dien-nghia/

    Phong Thần diễn nghĩa kể lại câu chuyện lập quốc của nhà Chu, từ lúc Trụ Vương suy đồi, Văn Vương cầu Khương Tử Nha, phò Vũ Vương hội chư hầu tiến đánh Triều Ca, dựng nên thiên hạ nhà Chu, phong hầu phong thần, đặt ra bách tính.
    Trong  huyền sử Việt câu chuyện Phong Thần này được “diễn nghĩa” theo một góc nhìn khác, mà người Việt ai cũng thuộc nằm lòng, bởi đó là các truyền thuyết về thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, được kể chi tiết trong Ngọc phả Hùng Vương cùng các di tích hiện còn ở Việt Nam.


    Hồi 1. Trụ Vương – Đát Kỷ


    Trụ Vương là vị vua cuối cùng của nhà Ân Thương. Vua Trụ coi khinh quỷ thần, chọc ghẹo cả Nữ Oa, ham mê tửu sắc, bị con hồ ly tinh Đát Kỷ mê hoặc, giết hại hiền thần, dẫn đến triều chính rối loạn. Mệnh của nhà Ân Thương từ Thành Thang coi như sắp hết.

    Ngọc phả Hùng Vương kể:
    Quốc Vương chưa tỏ sự lý của trời đất nên trong cung còn nhiều thuyết hoang đường, lấy đó làm cách cảm. Quần thần tấu thỉnh lên bệ hạ nên dùng một kế, chế lập ra một đàn tràng. Vua nghe theo lời tâu. Có một bà mo xưng có tài như thần. Vua sai bắt bà mo giam trong cung.
    Sau đó vua sai lập một đàn tế riêng, dùng các lễ dối, voi trắng không ngà, voi đen ba chân, ngựa đỏ năm chân để cầu đảo với Trời. Vua bảo triều thần:
    – Trẫm dùng kế ấy để xem người bà mo có biết giả trá hay không?
    Hoàng thiên tuy cao, nhưng nghe xong không bằng lòng, xem đến các đồ lễ trên đàn thì hoàn toàn không linh ứng. Hoàng thiên bèn giáng tai ương để cảnh báo vua không có đức.
    Vương mới nghiệm biết trời đất báo ứng ngay trước mắt. Đến năm Thân tháng Thân, thần khí âm dương rơi rụng. Mưa gió không điều hòa. Khí thời không chính. Đức của người làm vua không được thuần.
    Vua mới cho sứ đưa bà mo đến bảo:
    – Ngươi biết dò xét cơ trời. Nay trong nước có điềm chẳng lành. Ngươi có thể bay lên trời tìm hỏi xem lý do thế nào, về báo cho Trẫm biết.
    Bà mo bèn làm phép, trong khoảng ba canh, tự nằm mộng đến trước cửa khuyết Ngọc Hoàng, quỳ tâu rằng:
    – Tôi vâng mệnh quốc vương lên tâu thiên đình. Nay trần thế đang có biến. Xin cho biết nguyên do như thế nào?
    Ngọc Hoàng phán rằng:
    – Ngươi mau trở về báo cho Vua biết. Lưới trời lồng lộng, thưa mà không thể lọt. Trần hoàn lóc lóc, có cầu có nguyện tất được tòng tâm. Vua nay tự kiêu ngoa, truyền làm lễ vật giả dối. Đó là do trời báo phạt, không chỉ giáng bấy nhiêu tai ương mà thôi. Ba năm sau tất sẽ có nạn giặc lớn!
    Có thể thấy Hùng Vương ở đây là Trụ Vương. Bà mo là con yêu Đát Kỷ. Đã bày đặt ra những chuyện lừa dối cả Hoàng Thiên.
    Mâu thuẫn giữa hai dòng Thương và Chu còn được kể đến trong cuộc chia tay Lạc Long – Âu Cơ trong huyền sử Việt.
    Khi đó Long Quân nói với Âu Cơ rằng:
    – Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, giống loài không hợp nhau, chung sống với nhau thực cũng khó. Vì thế ta phải lìa nhau thôi. Chia 50 con theo cha về biển, làm Thuỷ tinh. Chia 50 con theo mẹ về núi, làm Sơn tinh, làm hiển rạng cho các vương tử, trấn ngự khắp các vùng núi biển, đều là với danh nghĩa thần thuộc.
    Và trong đoạn kể về Hùng Vương cuối cùng:
    Từ đó Tuyền Vương bỏ bễ không chăm sửa sang võ bị, chỉ đam mê tửu sắc làm vui. Đến khi quân Thục kéo đến tận nơi, vua vẫn còn say khướt chưa tỉnh. Quân lính trở giáo đầu hàng quân Thục…


    Hồi 2. Phượng gáy non Kỳ


    Cơ Xương Văn Vương là Tây Bá Hầu, là vị hầu tước đứng đầu miền Tây của nhà Ân, cũng gọi là xứ Tây Kỳ. Tương truyền khi Văn Vương sinh ra có điềm phượng hoàng bay đến đậu trên núi Kỳ Sơn mà gáy, báo hiệu sự ra đời của bậc thiên tử, khởi đầu một triều đại mới thay cho nhà Ân đã tận số.

    Ngọc phả Hùng Vương kể:
    Khi ấy có con gái của Đế Lai tên là Âu Cơ, là một thiếu nữ hiền đức, sống ở quê mẹ tại huyện Thanh Nguyên châu Đà Bắc của Giao Chỉ. Một hôm nàng Âu Cơ đi chơi ở châu Trường Sa, gặp khi vua đi tuần thú ở Đà Giang. Vua thấy Âu Cơ dung nhan xinh đẹp, tư chất kiều diễm, rất vừa ý, bèn lấy làm vợ, lập làm chính phi hoàng hậu. Thề rồi tới khi Kinh Dương Vương hai trăm năm bảy tuổi, ở ngôi hai trăm năm mươi năm, thì phong Lạc Long Quân lên nối ngôi chính thống ra ở tại núi Nghĩa Lĩnh, kinh thành đô ở núi Phong, triều đại quản lý việc nước nhà, lấy đức cai quản nhân dân.
    Mẹ Âu Cơ là dòng tiên, biểu tượng là chim phượng, là hình ảnh thể hiện trên mặt trống đồng, văn vật đặc trưng cho người Việt ở thời kỳ này. Âu Cơ lên núi lập nước Văn Lang, đô đóng Phong Châu, tức là Cơ Xương Văn Vương.

    Phong thần diễn Việt nghĩa - 1 Hien-luong

    Đền Hiền Lương ở Hạ Hòa, Phú Thọ, nơi Âu Cơ bay về trời (Ảnh: Nguyễn Huân).

      Hôm nay: 22/11/2024, 6:25 pm