Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Đồ ngọc Lương Chử - tiền thân văn hoá Thương? Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Đồ ngọc Lương Chử - tiền thân văn hoá Thương? Flags_1



    Đồ ngọc Lương Chử - tiền thân văn hoá Thương?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Đồ ngọc Lương Chử - tiền thân văn hoá Thương? Empty Đồ ngọc Lương Chử - tiền thân văn hoá Thương?

    Bài gửi by Admin 28/2/2014, 10:39 am

    Bách Việt trùng cửu

    Trong khảo cổ học ngoài văn hoá đồ đá, đồ đồng, ... người ta thường hay không chú ý tới văn hoá khảo cổ đồ ngọc. Văn hoá đồ ngọc Lương Chử ở Triết Giang rất nên quan tâm vì có thể có liên hệ với Văn Lang (cũng như các khuyên tai ngọc thời Đông Sơn). Ở đây có hình tượng "Ngọc tông" thao thiết vuông tròn theo quan niệm trời tròn đất vuông (trong sự tích bánh chưng, bánh dầy). Văn hoá thờ đồ ngọc sau này còn ghi dấu nhiều trong các tín ngưỡng của đạo Giáo như Ngọc Hoàng, Ngọc Nữ...

    Địa điểm khảo cổ Lương Chử gần Hàng Châu - Triết Giang được biết là điểm khảo cổ hậu kỳ đồ đá mới nổi tiếng bởi những đồ ngọc bích tuyệt đẹp với những hình thao thiết (taotie) độc đáo.




    Đồ ngọc Lương Chử - tiền thân văn hoá Thương? Image001




    Một ngọc khí có thao thiết của văn hoá Lương Chử

    Hình thao thiết này ở giai đoạn sau trở thành một đặc điểm của đồ đồng nhà Thương và Chu.




    Đồ ngọc Lương Chử - tiền thân văn hoá Thương? Image002




    Thao thiết trên đỉnh đồng đời Thương

    Với vai trò quan trọng của ngọc khí ở Lương Chử và đỉnh đồng trong văn hoá Thương (đồ tế tự, đồ dùng của tầng lớp khanh sĩ, vua chúa) thì có thể thấy văn hoá Thương phải bắt đầu từ vùng Nam Dương Tử chứ không phải ở Hoàng Hà. Điều này cũng trùng với cách giải thích sự có mặt của các địa điểm khảo cổ thời Tiền và Trung Thương ở Tân Can, Ngô Thành và Bàn Long Thành ven sông Dương Tử.

    Cùng thời với Lương Chử ở hạ lưu Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông có văn hoá Long Sơn, được coi là một trong những nền văn hoá khởi thủy của Trung Nguyên cùng với Ngưỡng Thiều ở trung lưu Hoàng Hà. Văn hoá Long Sơn còn gọi là văn hoá "gốm đen", còn Ngưỡng Thiều là văn hoá "gốm đỏ" (gốm vẽ).




    Đồ ngọc Lương Chử - tiền thân văn hoá Thương? Image003




    Các khu vực hậu kỳ đồ đá mới Trung Quốc: Liangshu - Lương Chử, Lungshan - Long Sơn, Yangshao - Ngưỡng Thiều, Hongshan - Hồng Sơn.

    Tuy nhiên khu vực hạ lưu Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông ngay trong giai đoạn đồ đồng tiếp theo lại được xác định là của tộc người Đông Di, với đặc trưng là các mộ đá, và có quan hệ trực tiếp với văn hoá đồ đồng ở bán đảo Triều Tiên (theo phân bố của dao găm đồng Liêu Ninh). Như vậy văn hoá Long Sơn không phải là của người Hoa Hạ. Chính văn hoá Lương Chử mới là tiền thân của nhà Ân Thương ở Hoàng Hà.

    Lương Chử có thể coi là giai đoạn tiếp theo của nền văn hoá lúa nước từ Hà Mẫu Độ, rồi Mã Gia Bang ở Nam Dương Tử. Đây rõ ràng là những địa điểm khảo cổ của người Mongon Nam (Bách Việt). Với trình độ ngọc khí cao như vậy (hơn cả Ngưỡng Thiều lẫn Long Sơn) người ta đã nói đến một "vương quốc Lương Chử" dọc theo bờ Nam sông Dương Tử. Nhưng vương quốc này sau đó biến đi đâu, không còn vết tích gì, là câu hỏi khó cho các nhà khảo cổ Trung Quốc.

    "Vương quốc Lương Chử" đã không "biến mất" do "lũ cuốn trôi" hay do chiến tranh như quan niệm khảo cổ ngày nay, mà nó đã phát triển thành văn hoá Ân Thương ở giai đoạn đồ đồng tiếp theo và tiến lên phương Bắc theo bước dời đô của Bàn Canh. Chỉ vì không muốn nhìn nhận nhà Thương có nguồn gốc từ Nam Dương Tử nên nền văn hoá Lương Chử mới phải "đột ngột biến mất" như vậy. Và như vậy "vương quốc Lương Chử" không phải gì khác mà chính là nhà Hạ (trung hưng), triều đại trước của nhà Thương.

      Hôm nay: 25/11/2024, 8:26 am