Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Chung quanh tuyện chị Hằng cung Trăng  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Chung quanh tuyện chị Hằng cung Trăng  Flags_1



    Chung quanh tuyện chị Hằng cung Trăng

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Chung quanh tuyện chị Hằng cung Trăng  Empty Chung quanh tuyện chị Hằng cung Trăng

    Bài gửi by Admin 5/10/2020, 5:11 pm

    Truyện cổ tích tết Trung Thu .

    Mẩu truyện số 1.
    Phần cốt lõi mở màn là 2 nhân vật Hậu Nghệ và Hằng Nga .
    Thời nhà Hạ Hậu Nghệ là anh hùng đã bắn rụng 9 mặt trời để cứu Thiên hạ thóat khỏi cảnh chết thiêu .
    Hậu Nghệ có vợ là Hằng Nga hay Thường Nga nguyên là thần tiên trên Thượng giới do mắc lỗi mà bị Ngọc Hoàng thượng đế đày xuống trần gian sống kiếp con người .
    Tới đoạn này thì ngoài Hằng Nga và Hậu Nghệ trong câu truyện đã xuất hiện 1 nhân vật quyền uy tột đỉnh là Ngọc Hoàng thượng đế .
    Hằng Nga hay Thường Nga ở trần gian là cô gái đẹp sống nơi thôn dã rất ư là bình thường , Hậu Nghệ sau được dân ‘răng Đen’ tôn làm hoàng đế nước Hữu Cùng ven bờ biển Đông .
    Truyện kể Hậu Nghệ được Tây vương Mẫu tặng viên thuốc Trường sinh dặn là 2 vợ chồng uống mỗi người 1 nửa để trở lại làm thần tiên bất tử . Nghệ qúy lắm giấu trong cái hộp giao cho vợ giữ . 1 hôm Nghệ đi vắng ,,,Hằng Nga táy máy thế nào mà viên thuốc Trường sinh lọt vào miệng không làm sao lấy ta được đành nuốt suống …tự nhiên bay tuốt lên không trung bất đắc dĩ trở thành phi hành gia đầu tiên của loài người không cần phi thuyền …, bay mãi tới mặt Trăng và dĩ nhiên chẳng làm sao xuống được nữa . Hậu Nghệ nhớ vợ chỉ còn biết nhìn trăng mà sầu khổ bèn … bày ra nhậu nhẹt cho đỡ buồn , kể từ đó dân gian có tết Trung thu , rằm tháng 8 tụ họp ăn uống ngắm trăng .


    Mẩu truyến thứ 2 .
    Chàng Tiều phu tên là Cuội vào rừng đốn củi gặp phải ‘ồ’ cọp có 4 cọp con , Cuội liền cho mỗi con 1 bụ́a đi đời nhà ma … bỗng cọp mẹ về Cuội hoảng vía leo tuốt lên ngọn cây ngồi run rẩy ….không ngờ được chứng kiến cảnh tưởng không thể có ….cọp mẹ dùng lá 1 loại cây rừng cứu các con sống lại…rồi dông mất thế là sui mà hên Cuộc vớ được cây ‘cải tử hoàn sinh’ đem về nhà trồng , từ đấy trở thành ‘lương y như từ mẫu’ (dĩ nhiên chữa bệnh free) , trong số người được cứu giúp có người con gái sau thành Cuội phu nhân . Vợ cuội là gái nông thôn quen sống hài hoá với thiên nhiên , chẳng biết đến WC đã thản nhiên …tưới vào gốc cây thần , đến thần cũñg không chịu nổi mùi của vợ Cuội phải nhổ rễ bay lên , thấy thế Cuội bám vào rễ cây định kéo xuống nhưng than ôi …cây Đa thần cứ bay lên mãi cuối cùng đưa phi hành gia thứ 2 của nhân lọai dùng tên lửa đẩy là cây Đa đáp xuống mặt Trăng . Cuội nhớ nhà lắm dân gian từ mặt đất vẫn nhìn thấy Cuội ngồi mãi dưới gốc Đa .


    Mẫu truyện thứ 3 .
    Truyện thứ 3 này nói về Thỏ ngọc trên cung Hằng ,muốn cho đủ bộ lấp đầy cái gì đó nhưng người viết hết ý rồi nên viết truyện Thỏ Ngọc lên cung Trăng làm bạn với chị Hằng 1 cách hết sức đơn gỉản kì cục …sợ người khác chết đói thỏ tự nguyện nhảy vào đống lửa làm món thỏ nướng cho người ta ăn ….nào ngờ hành động cao cả khác thường đó được thần tiên ghi nhận và thỏ được phần thưởng đặc biệt… lên cung Trăng bầu bạn với chị Nga …


    Những nhân vật thần thọai gắn liền với tết Trung thu rằm tháng 8 Âm lịch không được kể chung trong 1 câu truyện mà bằng những truyện khác nhau , thoáng qua tưởng chỉ là những mẩu rời rạc không liên quan gì với nhau , kì thực khi dùng nhãn quan Dịch học mà xem thì ra đây chính là Ngũ hành được dân gian vận dụng 1 cách độc đáo tài tình đưa Dịch học vào kho tàng văn chương bình dân . .

    Chung quanh tuyện chị Hằng cung Trăng  Hang-nga

    Trước hết là câu hỏi …tại sao trung Thu rằm tháng 8 lại liên quan đến mặt Trăng ?.
    Dịch học quan niệm vòng tuần hoàn theo Tứ tượng thì phía Đông là ban ngày , mùa Xuân thần chủ là mặt Trời , ngược lại rằm tháng 8 là giữa Thu , thuộc phía Tây ban đêm do mặt Trăng làm thần chủ , chính vì thế trung Thu trở thành ngày Tết của chị Hằng thần mặt Trăng .
    Phần thứ 2 ta xét đến vấn đề tên gọi Hẳng Nga hay Thường Nga .
    Về mặt chữ nghĩa thì mấy ông Tàu nói cho xong ….Hằng thông nghĩa với Thường nên Hằng Nga cũng được và Thường nga cũng được luôn không sao cả , nói vậy nhưng đám Tàu học thật không học gỉa luôn dùng từ ‘Thường nga’, chương trình nghiên cứu mặt Trăng của họ cũng dùng tên Thường Nga chứng tỏ thực ra họ đã xác định rõ rồi nhưng tảng lờ .
    Đem ánh sáng Dịch học soi rọi thì nhận ra :Trong mặt phẳng thẳng đứng hành Hoả ở phía trên , Thủy ở phía dưới , 2 nhân vật Hậu Nghệ và Thường Nga làm thành 1 cặp đối ứng theo phép lưỡng lập .
    Xét các từ khoá :
    Nghệ nghĩa là đỉnh cao đối phản với Thường tiếng Việt là bình thường sàn sàn như nhau không có gì nổi trội . về tầng lớp xã hội thì Nghệ thuộc hàng qúy tộc lãnh đạo còn Nga chỉ là thường dân .
    Xét ra thì Hậu Nghệ thủ lãnh cao cả đối lại với Thường Nga người đẹp dân dã là hợp li ́(xin đừng lầm ..dân thường là bèo qúy tộc mới sang ,đừng quên Nho giáo quan niệm Dân vi qúy ,Xã tắc thứ chi , Quân vi khinh) . ai đó không biết vô tình hay cố ý lẫn chữ Thường như trong bình thường , dân thường với chữ thường trong thường xuyên thường trực đồng nghĩa của hằng xuyên luôn có luôn như thế mà nàng Thường Nga đã biến ra Hằng Nga . chẳng liên quan gì tới thông tin vợ Hậu Nghệ là …cô gái đẹp hiền hậu nết na nơi thôn dã (nghĩa của thường nga) . Phải chăng là ai đó muốn ém nhẹm thông tin về địa lí mang trong bản thân tên gọi ?.
    Hậu Nghệ hành Hoả cùng với Thường Nga hành Thủy làm thành cặ̣́p Lưỡng lập theo Dịch học xác định trục : Thủy – Hoả , trên – dưới , Bắc – Nam tương tự thời thái cổ Thiên hạ có 2 ông Cao Giao và Giao Thường là thủ lãnh phần đất Đào – Giao chỉ phía Bắc và Đường hay Thường – Giao chỉ phía Nam xưa vậy .
    Ngũ tượng Trung thu ngoài Hậu Nghệ – Thường Nga là trục trên dưới hay Nóng – Lạnh , trục Đông Tây được lập bởi Thỏ Ngọc và Cây Đa . Từ khoá Cây giúp nhận ra hành Mộc phía Đông , Cuội có thể là biến âm của ‘cội’ nghĩa là ‘gốc’ ứng với câu …thằng Cuội ngồi gốc cây Đa hoặc cũng có thể biến âm từ ‘cối’ trong từ kép cây cối , cối có thể là từ Việt cổ cũng nghĩa là cây ngày nay không còn dùng .
    Theo Dịch học thông hành phía Tây là hành Kim theo nghĩa Kim loại nhưng ở đây cây Đa đã là hành Mộc phía Đông thì chỉ còn lại mỗi biểu tượng là Thỏ Ngọc nên buộc phải là tượng của phía Tây . Khác với Dịch học Tàu ,Dịch học Hùng Việt cho phía Tây thuộc hành Thổ nghĩa là đất đá khoáng vật nói chung đối phản với thực vật ở phía Đông ; ‘Thỏ’̉ chính là ‘ Thổ’ như thế trong câu truyện dân gian về Trung Thu Thỏ Ngọc cùng với cây Đa đã tạo thành trục Đông Tây hợp với trục trên – dưới là Hậu Nghệ và Thường Nga hoàn chỉnh mặt phẳng đứng trong không gian 2 chiều .
    4 hành đã xác lập hành còn lại là trung tâm điều phối chuỗi phản ứng theo Dịch học Hùng Việt phải là hành Kim , bỏ qua mặt chữ viết nếu chỉ xét âm thì Kim là hiện giờ lúc này trung điểm của qúa khứ và tương lai trong trục thời gian ,
    Trong Ngũ kim thì Kim là Vàng đứng ở giữa ̣,
    Kim biến âm thành Cam tiếng Việt cũng là màu vàng trung tâm ngũ sắc ,
    với Ngũ Vị thì Cam là vị ngọt ở trung tâm .
    Trong tích truyện Trăng Trung Thu thì từ khóa Hoàng trong danh hiệu Ngọc Hoàng thượng đế đã xác định vị trí hành Kim của vị thần tối cao này .


    Tóm lại :Truyện cổ tích về tết Trung Thu lưu truyền trong dân gian Việt từ lâu đời nay xem xét dưới ánh sánh Dịch học đã chỉ ra :


    • Tên của thần mặt Trăng là Thường Nga không phải là Hằng Nga tức kể từ nay chị Hằng vĩnh viễn lui vào qúa khứ :

    • Trong Ngũ hành thì phía Tây là hành Thổ tượng của đất đá khoáng vật và Kim là hành ở Trung tâm .
      _ Với Hậu Nghệ thì ngoài những yếu tố đã xác lập trong bài viết trước :
      Hậu Nghệ là người nước Hùng , Hùng là quốc gia ở ven biển Đông và dân chúng có tục nhuộm răng Đen nay có thêm thông tin về văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng : người nước Hùng theo đạo thờ ‘Mẫu’ , thông tin có được nhờ
      tích Tây vương Mẫu tặng thuốc trường sinh cho Hậu Nghệ . Mẫu là đạo thờ Me tôn gíao của riêng người Việt , đạo Mẫu có từ xa xưa lắm và truyền đến tận ngày nay ̣ , trên đất Việt từ Bắc chí Nam hiện còn không biết bao nhiêu điện thờ Mẫu , điểm đặc biệt các mẫu được thờ hầu hết là danh nhân anh hùng đất Việt . Dám hỏi mọi người với những bằng chứng đã tìm thấy liệu đã đủ thông tin để xác định về đất đaỉ và người dân của nhà Hạ hay chưa?.
      Xin bàn thêm 1 chút bên lề …có dị bản của tích Hậu Nghệ Thường Nga đổi Tây vương Mẫu thành Phật bà quan Âm , thật buồn cười người viết chẳng suy xét gì cả ….thời nhà Hạ 4000 năm cách nay thì ‘thế gian’ đã làm gì có đạo Phật mà có Phật bà quan Âm…, cứ cái kiểu cạo sửa vẽ vời tùy tiện này thì thời gian nữa nếu có dị bản viết đức mẹ MARIA tặng thuốc trường sinh cho Hậu Nghệ cũng chẳng có gì là lạ ….



      Hôm nay: 28/3/2024, 8:25 pm