Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Góp bàn về Ngọc phả Hùng vương  . Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Góp bàn về Ngọc phả Hùng vương  . Flags_1



    Góp bàn về Ngọc phả Hùng vương .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Góp bàn về Ngọc phả Hùng vương  . Empty Góp bàn về Ngọc phả Hùng vương .

    Bài gửi by Admin 12/8/2019, 1:48 pm

    Ngọc phả Hùng vương là bản văn được những người có tâm đủ tầm thâu thập trong dân gian và biên tập lại để lưu truyền , trường hợp đặc biệt cùa Việt nam cả ngàn năm mất nước tức thời kì đứt đoạn không liên thông với qúa khứ , thông tin lịch sử truyền qua cửa miệng biết bao đời cho đến ngày được thâu thập làm sao tránh khỏi lầm lẫn rơi rớt . chưa kể Quan điểm sử học không thể thoát li văn hoá đương thời , nếu Ngọc phả nào soạn thời  Phật thịnh Lão suy thì bên cạnh Tiên ‘cổ truyền’ sẽ có thêm  Phật và yêu ma thêm vào , sự việc khiến truyền thuyết càng cách xa lịch sử , người đời sau càng khó phân định....đâu là sự thực ?.
    Với sự trân trọng yêu qúy vô cùng qúa khứ gian khó mà tiền nhân đã trải qua , trong thời văn minh hiện đại chỉ với chút thông tin lịch sử lưu truyền qúy gía ngày nay có thể so chiếu với nhiều thành tựu trong những lãnh vực khoa học liên quan mà hiệu chỉnh , rồi đây chắc chắn có ngày con cháu sẽ có được bộ sử chân xác của nòi giống .
    Sau khi đọc bản dịch mới Ngọc phả Hùng vương do tác giả Bách Việt trùng cửu công bố bản thân thấy rằng thông tin ghi nhận trong bản dịch Ngọc phả Hùng vương và Sử thuyết Hùng Việt nhiều chỗ không giống nhau , xin nêu ra để cùng bạn đọc luận bàn .
    ….Xưa kia từ thời Hoàng Đế, cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, ..; ý của đoạn văn rất rõ : đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế anh em cùng cha khác mẹ của Hoàng đế .
    Theo thiển ý Đây là sai lầm rất cơ bản trong Hùng phả …. về vai vế đế Minh tổ của người Việt không lẽ là cháu 3 đời của Hoàng đế tổ của người Trung hoa ?. Sử thuyết Hùng Việt cho đế Minh tổ người Việt là cháu 3 đời của Thái Viêm – Thần nông không phải là cháu của Viêm đế .
    Cổ sử dân gian Việt kết tạo lịch sử tiên khởi của mình với Ngũ Thái tức 5 tổ phụ dòng giống : Thái Cao Bào Hy , Thái Viêm Thần nông (nhiều tư liệu sai chép là Viêm đế Thần nông) , Thái Khang Thiếu Hạo , Thái Tiết hay Tiếp cũng gọi là đế Tiên hay vua Xuyên Húc (hắc – đen) , Xuyên Húc chính là Hắc thủy tên gọi xưa của sông Đà và thứ 5 là Thái Công , Thái Công là tổ phụ sau cùng của các thị tộc đã có công kiến tạo nên quốc gia và trở thành quốc tổ của người Việt, sử Việt gọi là Hùng Vũ vương tức vua Hùng , sử Trung hoa gọi là đế Hoàng nghĩa là vua ‘màu Vàng’ (vàng là màu chính giữa của Ngũ sắc theo Dịch học) , xét ra về vai vế Thái Viêm Thần nông cũng giống như với đế Minh là tổ 3 đời của Hoàng đế , xin nhấn mạnh Thái Viêm không phải là Viêm đế ngang hàng với Hoàng đế như xưa nay vẫn lầm .
    Thêm việc nữa phải bàn :
    Lộc tục thông minh thánh trí , đế Minh thương yêu muốn truyền ngôi cho nhưng Lộc Tục khiêm nhường không nhận , đế Minh bèn truyền ngôi ‘đê’cai quản thiên hạ cho đế Nghi , và ban cho Lộc tục tước vương phương Nam tức  đại diện cho Lạc tộc hay Lục tộc , đấy là quan điểm của Sử thuyết Hùng Việt .
    Đế Minh đang ở ngôi ‘đế’ , truyền ngôi tức truyền ngôi đế cai quản cả Thiên hạ cho đế Nghi , không thể nào tách đôi ngôi đế thành 2 ngôi vương Bắc và Nam tức xẻ đôi Thiên hạ truyền cho 2 con . Giới Nho học xưa thường coi phương Bắc là người Tàu , phương Nam là ‘ta’ (như phân biệt thuốc Bắc thuốc Nam) , do lòng kiêu hãnh và ý chí vượt lên trước kẻ man rợ luôn chèn ép và xâm hại mình khi có dịp … nên đã viết thành chuyện …vương phương Bắc vương phương Nam như trên , xét cho kĩ ý tưởng này là sai lầm và có hệ lụy vô cùng lớn trong cách đối nhân xử thế …. không lẽ Ta và người Hán phương Bắc là anh em 1 cha ?. Điều này ngày nay đã bị ánh sáng khoa học bác bỏ hoàn toàn .
    Xét ý trong bản dịch thì chính Kinh Dương vương :
    …xây dựng đô thành cung điện lâu đài cửa ngọc, làm nơi cho bốn phương triều cống…. ở Hoan châu nay là Nghệ An sau mới …lạc ra ngoài biển. Bất giác thấy thuyền rồng đã thẳng đến xứ hồ Động Đình, … tại đây Kinh Dương vương gặp và lấy Thần Long con gái Động đình hồ quân làm vợ .
    Một đoạn tin ngắn nhưng vô cùng quan trọng trong việc xác định quê hương bản quán người Việt nói chung , ra ngoài biển. bất giác thấy thuyền rồng đã thẳng đến xứ hồ Động Đình, …theo ý tứ của đoạn văn không thể nào Động đình hồ là ở Hồ Nam Trung quốc ngày nay vỉ Hồ Nam ở rất xâu trong đất liền , Từ Động đình hồ vào đất Bắc để khám phá thế đất và xây kinh đô mới ở Phong châu Phú thọ thì Động đình hồ chỉ có thể là Vịnh Bắc bộ ngày nay không thể ở nơi nào khác .
    Ra đất Bắc Kinh Dương vương :
    … nhận ra thế cục của đất Bắc quý đẹp hơn đô thành cũ Hoan Châu, bèn lập điện ở núi Nghĩa Lĩnh. Vua thường ngự giá đến đất bên nơi ngoại này, lập dựng đô thành Phong Châu, đặt quốc hiệu là Văn Lang. Rồi vua ngự giá về cựu đô ở Hoan Châu. Việc dựng đô thành của vua, trước bắt đầu ở núi Thứu Lĩnh, sau lại định đô ấp, vị trí của chính điện, thành trời ao vàng, ở núi Nghĩa Lĩnh, làm đô ấp của họ Việt Thường xưa tại đó.
    Suy ngẫm cặn kẽ thẫy …
    Có lẽ vì thiếu thông tin nên những vị soạn ngọc phả đã đốt cháy cả 1 quãng lịch sử dài ; Sử thuyết Hùng Việt cho là chính đế Minh cũng là đế Hoàng mới dựng kinh đô ở Thướu lĩnh Hoan châu Nghệ An gọi là kinh đô Ngàn Hống sau tuần du tới Ngũ lĩnh đã dựng hành cung ở phía Bắc , đế Minh cũng là đ̣ế Hoàng truyền ngôi cho con là Nghi hay Nghiêu tước hiệu Đ̣ường vương cũng gọi là ông Giao Thường (Giao là đất Giao chỉ) , đường hay thường là tượng của phương Nam theo Dịch học , Đường vương tức vương phương Nam là danh vị của đế Nghi không phải của Lộc tục như trong ngọc phả chép . Đường vương lên ngôi sử Trung hoa gọi là đế Đường Nghiêu .Triều Đế Đường nghiêu lấy hành cung Phong châu thời vua cha làm kinh đô ,đất này cũng chính là ̀Phong kinh hay đất Phong của nhà Châu trong sử Trung hoa .
    Do kinh đô Phong châu ở về phía Nam (xưa) so với kinh đô Ngàn hống nên triều đế Nghi hay đế Đường Nghiêu và 2 triều đại kế sau là Ngu Thuấn và Đại Vũ định đô ở đấy được sử gọi là Nam triều , vua Nam triều gọi là Kinh dương vương chính xác là Canh Giang vương theo Dịch học . (tư liệu có khi viết sai thành Nam quốc – Nam bang) .
    Truyền thuyết thời thái cổ Thiên hạ có 3 vua Nam triều Kinh Dương vương :
    *Kinh Dương vương thứ I là đế Nghi hay đế Đường Nghiêu cũng là ông Giao Thường được vua cha truyền ngôi như chép trong ngọc phả Hùng vương .
    *Kinh Dương vương thứ II là đế Ngu Thuấn tức ông Diêu hay Giao trọng Hóa là cao tổ nước Đại Ngu thời Hồ qúy Li .
    *Kinh Dương vương thứ III là Đại Vũ tổ nhà Hạ cũng gọi là ông Cao Mật (hay Một ? ).
    Sang nhà Hạ thời sáng chói gọi là thời Hạ Trung hưng kinh đô ở Dương thành Quảng châu ̣̣(?) nằm ngoài Giao chỉ và Nam Giao nên vua không còn gọi là Kinh Dương vươơng vua phương Nam nữa , Lịch sử sang trang từ khi trở thành vương quốc các sử gia đã phân kì lịch sử Thiên hạ đặt tên các triều đại dựa trên ứng dụng của Ngũ hành , không còn đơn thuần theo chiều Nam và Bắc như thời quốc gia sơ khai nữa .
    Sử thuyết Hùng Việt cho Kinh dương vương kết duyên cùng Long nữ là Kinh dương vương thứ III – Đại Vũ . Long Nữ tức Long mẫu của người Việt chính là Đ̣ồ Sơn thị vợ của Đại Vũ trong truyền thuyết Trung hoa . Dân gian vùng Tây – Nam Trung quốc là tín đồ đạo Giáo còn lưu truyền câu truyện ….Đại Vũ chết hóa thành con Gấu , vợ thấy vậy sợ quá chết theo hoá thành hòn đá núi . tinh ý 1 chút thì thấy ngay chữ Hùng chỉ vua Hùng 雄 như trong từ kép anh Hùng đã bị thay thế bằng chữ Hùng 熊 là con gấu , hòn đá núi thì hoàn toàn có thể từ Đồ sơn mà ra , dân gian truyền miệng qua ngàn năm sai lầm là thường nhưng vẫn hết sức đáng qúy vì̀ hồn cốt của câu truyện ông Vũ là Hùng (vương) vợ là Đồ Sơn thì vẫn còn nguyên .
    Đồ Sơn thị nghĩa là người nữ ở Đồ sơn chính là Long mẫu , Sử thuyết Hùng Việt cho địa danh Đồ sơn trong cổ sử Trung hoa là bãi biển Đồ Sơn ở Hải phòng Việt nam ngày nay , sở dĩ vùng biển Đồ sơn có vị trí cao trọng như thế vì Hùng Phả chép nơi ấy theo phong thủy là nơi trọng yếu của địa lí nước Nam.
    Điểm khác biệt nữa nhận ra giữa bản dịch Hùng phả và Sử thuyết Hùng Việt là Lạc long quân húy là Sùng Lãm riêng bản dịch này gọi là Sùng Tục.
    Sử thuyết Hùng Việt cho Lạc long quân không có tên húy .
    Lạc long quân của Việt sử trong lịch sử Trung hoa là đế Khải chính xác là đế Khởi vua kiến lập triều Hạ vương triều đầu tiên của thiên hạ .
    Sùng Tục – Sùng Lãm là Sùng hầu Hổ ̀là Bắc bá thời Trụ vương nhà Thương Ân . Văn vương Cơ Xương đã hợp nhất 2 vùng đất của Tây bá và Bắc bá kiến lập tân quốc sử Việt gọi là nước Văn lang cũng là Âu Lạc , sử Trung hoa không nói đến tên nước nhưng viết Cơ Xương xây kinh thành trên đất mới sát nhập là đất Phong . sử gọi là Phong Kinh ,( sau nhà Châu có thêm Kiểu hay Cảo kinh ở phía Tây) .
    Ông Tây bá Cơ Xương sau được con là Vũ vương tôn phong là Châu văn vương , vương đồng nghĩa với lang cùng nghĩa là thủ lãnh ,
    Phải chăng quốc gia do Văn vương-Văn lang kiến lâp gọi là nước Văn lang ? .
    Ông Cơ Xương họ Cơ và là người đất U – Âu , người Việt kết hợp họ và đất của Tây bá hầu thành ra tên Âu – Cơ , ở miền Bắc Việt nam từ U tên riêng đã trở thành U dùng gọi mẹ . Sừ thuyết Hùng Việt cho Âu Cơ Tây bá đã kết duyên với Sùng Lãm Bắc bá nhà Ân Thương không phải với Lạc long quân con Kinh dương vương và Long nữ lập nên nước Âu – Lạc , Sùng Lãm là bá cuối cùng đời Sùng Cầm . Sùng là từ chuyển ngữ từ Cao tiếng Việt , cổ sử Việt đến nay vẫn rất mù mờ hầu như trắng thông tin về thời 5 đời chúa họ Sùng : Sùng Nghiêm , Sùng Tôn , Sùng Huề , Sùng Quyền và Sùng Cầm .
    Chính người viết bài này cũng không hay về vụ Lạc long quân húy là Sùng Lãm … , thú thật không biết ông Sùng Lãm ở đâu ra nữa …, chúa họ Sùng còn nước liệu có phải gọi là nước Cao hay Cao chỉ , dịch sang Hoa ngữ là Sùng ? .
    Trong quốc hiệu Âu – Lạc thành tố Âu – U chỉ đất U hay tộc Ai lao di , Lạc chỉ đất Lạc nước Sùng hay tộc Lạc Việt .
    Sử thuyết Hùng Việt Tính ra Sùng Lãm hay Sùng Tục xuất hiện trong lịch sử sau Lạc long quân cà Ngàn năm . Với lượng tin ít ỏi chỉ có thể tạm suy đoán Nước Sùng là nước vua Thành thang người khai sáng nhà Thương ban đất Giao chỉ cho con trai thứ lập nước riêng gọi là nước Sùng tức nước Cao tiếng Việt . , Nước có 5 đời chúa là : Sùng Nghiêm , Sùng Tôn , Sùng Huề , Sùng Quyền và Sùng Cầm , Truyền tích dân gian gọi là ‘Ngũ vị tôn ông’ , Sùng Lãm là vị chúa sau cùng đời Sùng Cầm được nhà Thương Ân phong là Bắc bá hầu toàn quyền 1 phương ngang chức ngang quyền với Tây bá hầu Cơ Xương .
    (Để hiểu rõ ngọn ngành xin đọc Sử thuyết Hùng Việt) .

      Hôm nay: 21/11/2024, 4:57 pm