Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Lan man ...chi Ngọ – con ngựa . Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Lan man ...chi Ngọ – con ngựa . Flags_1



    Lan man ...chi Ngọ – con ngựa .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Lan man ...chi Ngọ – con ngựa . Empty Lan man ...chi Ngọ – con ngựa .

    Bài gửi by Admin 15/1/2014, 3:31 pm


    Người Đông phương tính thời gian theo những đơn vị : Hội, Chuyển, Nguơn, Kỷ, Năm, Tháng, Ngày, Giờ . Công cụ đong đếm thời gian là 10 thiên can : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Và  12 Địa Chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi đơn nguyên thời gian được định danh bằng 1 can và 1 chi , Đủ một chu kỳ theo Can và Chi với năm là 60 năm.

    Đặc biệt tên gọi các Can và Chi trong Hán văn thuần là những tên riêng không ý nghĩa gì cả ngược lại trong Việt ngữ chúng hàm chứa ý nghĩa sâu xa chỉ rõ đặc tính của những phần tử cấu thành  Dịch học . Điều này xác định Dịch học là thành tựu trí tuệ của người họ Hùng tiền nhân của người Bách Việt mà truyền nhân duy nhất còn lại là người Việt nam ngày nay (hàng năm còn giỗ tổ Hùng vương).
    Theo Âm lịch hiện nay , tháng Giêng khởi đầu 1 năm là tháng Dần ,  ta có bảng phối hợp thời gian như sau :

    Lan man ...chi Ngọ – con ngựa . Image012

    Quan niệm của Dịch học :

    -         Phương đông – mùa Xuân – màu Xanh , Phương Tây – mùa Thu – màu trắng .

    -         Đông - động  , Tây – tịnh

    -          Đông chủ tình , Tây chủ lý

    Theo tư liệu hiện có tháng 1 hay tháng Giêng kiến Dần chủ lý như thế mùa Xuân nằm ở Trời Tây thuộc quẻ Ly ngược hoàn toàn với quan niệm của Dịch học phương Đông – mùa Xuân .

    Từ lời nhắn đơn giản của tiền nhân Việt ẩn trong ca dao tục ngữ :
    Xiên xẹo Mẹo Dậu ; Ý chỉ dẫn cho người đời sau rõ :chi Mẹo và Dậu đã bị làm cho sai lạc đi .

    Dựa vào Tư liệu hiếm hoi về trục thống nhất không –thời gian của nền văn minh cổ Việt còn xót lại chép trong Kinh Thư mục Thuấn điển :

    -         Tháng 2 vua Thuấn đi tuần thú phía Đông đến núi Đại Tông (đại tông thiết Đông ?) đốt củi tế vọng các thần sông núi ...định lại mùa ngày tháng ...

    -         - Tháng 8 đi tuần thú phía Tây đến núi Tây nhạc , các lễ cũng như trước ...

    Xem ra trục không thời gian thống nhất Trung hoa phải sửa  lại cho đúng với Dịch học :

     Lan man ...chi Ngọ – con ngựa . Image013

    - Kiền chỉ những gì to lớn .
    - Khôn chỉ những gì nhỏ bé khi dùng như một sự đối phản với Kiền.
    - Ly chỉ sự sáng suốt của lý trí , với lý trí con người nhận biết những quy luật vận động của tự nhiên và nhờ đó mà xử lý đúng đắn tương tác : người - tự nhiên .

    - Khảm chỉ tình thân giữa người với người , tình cảm là sợi giây vô hình bó cá nhân thành xã hội , tình càng nặng thì người với người càng gần .


    12 Điạ chi ứng vào 12 phần trong 1 chu kỳ thời gian  , mỗi chi được đại biểu bởi 1 con vật gọi là con Giáp , trong chu kỳ năm thì mỗi chi là 1 tháng :

    Bảng tóm tắt thông tin về 12 địa chi và 12 con giáp :
    Lan man ...chi Ngọ – con ngựa . Image014


    Lịch Trung quốc và Nhật bản thay chi Mão – Mẹo con mèo bằng con Thỏ.

    Khác với nền văn minh Trung hoa 12 con giáp trong nền văn minh Ấn độ chi Ngọ dùng con Voi làm biểu tượng .

    Dịch học có tứ chính phương của đồ hình Tiên thiên bát quái với các quẻ chủ mỗi phương là : Kiền – Khôn – Ly – Khảm .

    12 chi chia thành 4 cụm  : TO – NHỎ – LÝ – TÌNH là tính chất của 4 quẻ chủ Kiền – Khôn – Ly – Khảm (xin xem bài 12 địa chi của người Việt cùng trong web – Blog này) .

    Bài viết này  xin riêng Luận về chi Ngọ – con ngựa .

    Dân gian Việt có câu :

    Tháng năm ngày tết Đoan Dương.
    Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang

    Tết Đoan Ngọ hay tết Đoan Dương, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 (Âm lịch). Đoan là bắt đầu, Ngọ hay Dương đều mang nghĩa là lúc giữa trưa, lúc nhiều dương khí. Ngọ cũng là tháng Năm (Âm lịch), khi mặt trời gần trái đất nhất, dương khí thịnh nhất.
    Ở Việt nam Ngày  mùng 5 tháng 5 chính là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ. Nhà nhà sắp cơm, bánh để cúng tế, tưởng nhớ tổ tiên.

    Theo ngôn ngữ số hóa của Dịch học thì Tết đoan Ngọ là ngày 5 tháng 5 tức Trùng Ngũ .


    Ngọ còn đọc là Ngũ điều này cho thấy Ngọ chỉ là biến âm của Ngũ - số 5 (trong bài chỉ dựa trên thanh âm không căn cứ vào mặt chữ )  mà với ngôn ngữ Dịch học thì :

    Số 5 – năm ; năm ↔ lam ↔ lang nghĩa là chúa – thủ lãnh .

    Số 5 – ngũ ↔ ngọ ↔ ngự cũng chỉ vua chúa thủ lãnh như : đồ vua ăn gọi là ngự dụng , áo khoác của vua gọi là ngự bào .v.v.

    Xét tới đây thì hiểu ra tại sao  Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 lại là ngày giỗ quốc mẫu Âu cơ của người Việt ,chính  ý nghĩa của từ ngũ ↔ ngọ ↔ ngự – vua  đã đánh đổ hoàn toàn luận thuyết vớ vẩn của mấy ông ‘Tào-lao’ cho đây là ngày giỗ thi sĩ ‘sỉn’ Khuất nguyên  .

    Ngoài ra Ngọ còn  biến âm khác là  ‘Nghệ’ nghĩa là đỉnh cao ; Nghệ – ngọ  ở vị trí cao nhất của mặt trời trong chu kỳ ngày hoàn toàn đúng ý nghĩa của Đoan Ngọ  (giữa trưa là chính Ngọ).
    Trong 12 con giáp hiện nay thì Chi Ngọ con vật tiêu biểu là  ngựa ; ngọ với ngựa là cận âm tưởng là rất dễ nhìn nhận ... nhưng không đơn giản như  thế ...trong nền văn minh Dịch học thì Trâu và Ngựa luôn thuộc quẻ Khôn vì tính thuận tòng biết nghe lời chủ của nó cho nên  không thể nào xếp nằm ở vị trí cao nhất của mặt trời thuộc quẻ Kiền được .; rất có thể đây là chi và con giáp đã bị người Tàu thay đổi : lấy con ngựa – mã là con vật tiêu biểu của nếp sống du mục đặc trưng của văn minh Hán tộc  đặt vào vị trí đỉnh cao để tôn vinh dân tộc mình .
    Chi Ngọ - con ngựa Phải chăng   là sai lầm lớn của nền  học thuật phương đông hiện nay .


    Có học gỉa Trung quốc khi viết về Dịch học đã ngược ngạo thay tứ Tượng truyền thống bằng tứ Mã .

    ...Lưỡng Nghi sinh ...tứ Mã nghe thật quái dị nhưng lại gợi ra ý hay :
    Rất có thể ...Con voi tượng trưng cho chi Ngọ trong văn minh Ấn độ là con Giáp nguyên thủy trước khi  bị học gỉa người Hán cạo sửa lấy Mã thay Tượng  .


     Dân gian Việt gọi 2 con vật bằng ông là ông Tý và ông Bồ , 2 ‘ông’ đối phản với nhau ; tý là bé tí , bồ là lớn  đúng ý nghĩa trong Dịch học (Xem đồ hình trên) , lại có câu ….  ‘đầu voi – đuôi chuột’  chỉ sự khoa trương dối trá ban đầu nghe cứ tưởng là ‘quan’ đào cái hồ to như biển rút cục thì ra cái hồ của ‘quan’ chỉ bằng cái ao cá vì đã ‘siêu’ rút ruột công trình tiền chảy vào túi ‘quan’ hết rồi ...,trong dân gian Việt   voi – chuột được dùng như cặp từ  đối phản nếu chi Tý con chuột có ngày Đông chí thì con voi có  ngày Hạ chí mặt trời ở thiên đỉnh xét ra  cũng là hợp lý .

    Trong Hán văn Ngọ cũng là Ngũ ; số 5 – ngũ ↔ ngọ ↔ ngự chỉ vua , Ngũ chỉ là từ biến âm từ : vua ↔vũ↔woo↔ngũ . Biến âm khác : vua ↔ voi  , phải chăng con voi chính là con vua ?.

    Ý khác nữa ... trong nền địa lý cổ Trung hoa thì chi Ngọ tương ứng với Viêm thiên nằm về phía Xích đạo  mà con voi tiếng Việt  gọi là con văm – vâm (khoẻ như văm) , viêm ↔văm . Con Văm – vâm tiêu biểu cho Viêm thiên là hoàn toàn hợp lẽ , Người Hán đem Mã thay cho Văm trấn Viêm thiên phải chăng vì vùng Hoàng hà của giống Mongoloid chỉ có ngựa không có voi ?.


    Tư liệu hiện có cho biết  Hoàng Đế Hiên viên  sai ông Đại Nhiễu tạo ra Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi để tính thời gian mà làm lịch cho dân dùng.
    Hoàng đế vua Tổ của Trung hoa sống cách nay 5-6 ngàn năm ;  cũng tư liệu cổ cho hay con ngựa chỉ du nhập vào đời sống và văn minh Trung hoa từ đời nhà Thương như thế Hoàng đế làm gì biết đến con Ngựa mà cho vào danh sách 12 con Giáp ?.
    Khoa học ngày nay xác định giống ngựa Mông cổ được thuần hoá cách nay 5000   năm ở Bắc Á châu vậy mà mãi đời Thương cách nay khoảng 3500  người Trung hoa mới biết tới con ngựa như thế rõ ràng Trung hoa cổ không nằm ở miền quê hương loài ngựa lùn bắc châu Á và người Trung hoa không thể thuộc loại hình nhân chủng Mongoloid  .
    Người Việt có câu :

    Tuổi ngọ con ngựa đen sì 
    Ỷ mình sức mạnh ngại gì đường xa



    Theo Cửu thiên thì phương Bắc ngày nay là Huyền thiên , phương Nam là Viêm thiên (ngược với xưa) , Huyền là ...đen sì đấy , ngựa đen sì thì không thể là con gíap của chi Ngọ cực nóng màu đỏ của vị trí mặt trời ở thiên đỉnh  được .
    Theo quan niệm Á đông thì phương nóng tức phương Nam ngày nay là cao qúy còn phương Bắc  tức huyền thiên  là tầm thường (dân đen) mà  ngôn ngữ Việt đầy dảy nhưng lời chửi bới liên quan tới ngựa như :

    Đầu trâu mặt ngựa (Mã Viện – diện )

    Ngưu tầm ngưu mã tầm mã (kẻ xấu kết bè)

    Làm thân trâu ngựa (chỉ kiếp đọa đày)

    Hàm chó vó ngựa (chỉ sự hung dữ nguy hiểm của giặc Mông phương Bắc – vó ngựa và giặc Thát hay Tat ta ở phương Tây – hàm chó  )

    Tất cả những lời ấy đều toát ra sự ti tiện ...tóm lại con ngựa không thể nào là hình ảnh tượng trưng cho chi Ngọ cao qúy được chỉ có con voi - con vua – con văm như trong 12 con Giáp của nền văn minh Ấn độ mới xứng đáng với chi Ngọ – Ngự – Nghệ (vua - đỉnh cao).

    Hoặc gỉa cũng có thể như ở Trung quốc có câu :

    Hồ mã Việt điểu

     Ngựa Hồ phương Bắc và chim Việt phương Nam , Hồ là rợ Ngũ Hồ dòng Mongoloid , Việt cũng là Nhiệt chỉ người ở phương nóng tức cộng đồng Bách Việt- Bách Nhiệt  .

     ở Việt nam cũng có câu  thơ :

    Bây giờ kẻ Bắc người Nam

    Ngựa Hồ chim Việt biết làm sao đây

    Ngựa là con vật ‘văn hóa’ tượng trưng cho Hán tộc ở Huyền thiên , con Chim tượng trưng cho văn hóa Việt ở Viêm thiên (viêm – nhiệt ) .

    Con Chim bay trên trời đem đặt ở vị trí chi Nghệ - Ngọ – đỉnh cao là hoàn toàn phù hợp .

    Ngôn ngữ bình dân Nghệ  ...cao ↔ câu ↔ cu , con cu còn được gọi là con chim chỉ cái giống của con trai , bồ câu hay bồ cu là con chim lớn ,lại nữa tiếng Việt còn có cặp từ đối : thằng CU – cái TÍ chỉ con trai – con gái  , cu đối tí mà tí là 1 chi trong 12 địa chi sao cu lại không thể ?,   con chim làm con vật đại diện của chi Ngọ - Nghệ xét ra cũng là điều hợp lẽ .

    Cuối cùng thì kỳ án ‘chi Ngọ – con ngựa’ có 2 phương án giải :

    Lời giải I :

    -         chi là chi Ngọ – ngũ – ngự ; ngự là vua .

    -         Con Giáp là con voi ; vua ↔ voi

    Lời giải II :

    -         Chi là chi Cu – cao

    -         Con Giáp là con cu tức con chim

    Người Hán đã chuyển ngữ :

    Cao dịch sang Hán văn thành Nghệ –nghĩa là cao - đỉnh cao , nghệ ↔ Ngọ thành tên gọi 1 địa chi  .

    Cu – câu tiếng Việt là con chim bị tráo chữ đổi nghĩa thành câu – con ngựa , câu là từ Hán đồng nghĩa với mã tức con ngựa .

    Lời giải III :
    Không có chi Ngọ chỉ có chi Nghệ nghĩa là tột đỉnh , từ Đỉnh nhiều chi Việt tộc đọc là Tỉnh , tỉnh cận âm với tịnh là con voi vì thế hinh ảnh con Voi được dùng làm con Giáp đại diện cho chi Nghệ .


    Tóm lại Ngựa là con vật lạ lẫm trong văn minh  Việt cổ , người Việt xưa khoảng hơn ngàn năm trước công nguyên  khi thu nhận nó  gọi là con ‘ngộ’ tức con vật kỳ lạ không giống con gì thân quen  cả , về sau Ngộ biến ra  ngựa , do đó chẳng có lý gì khiến cho nó trở thành 1 trong 12 con Giáp của nền văn minh Việt  .  Ngựa - Ngự – Ngọ - Nghệ chỉ là những từ cận âm ngẫu nhiên mà thôi , người Tàu đã đưa ngựa – mã  vào chiếm chỗ của con voi – vua hoặc con chim – câu để tôn vinh nó vì con ngựa là biểu tượng của nền văn hóa Hán (Mã Viện nấu chảy trống đồng đúc tượng ngựa dâng vua Đông Hán) .


      Hôm nay: 21/11/2024, 7:55 pm