Nguồn https://bahviet18.com/2019/07/30/chau-truong-dang-thien-quang-va-di-tich-dinh-lang-ly-do/
Cuốn sách CHÂU TRƯỞNG ĐẶNG THIỆN QUANG VÀ DI TÍCH ĐÌNH LÀNG LÝ ĐỎ của 2 tác giả Vũ Đình Toàn, Nguyễn Đức Tố Lưu, xuất bản bởi NXB Dân trí, tháng 7/2019. Tổng số 150 trang. Sách được biên soạn và hỗ trợ xuất bản bởi Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt.
LỜI NGỎ
Trên miền đồng bằng Bắc Bộ, mỗi làng quê Việt đều mang những nét cổ kính, đậm đà, sâu lắng, gắn bó với mỗi người dân làng. Làng Việt đã trải qua hàng ngàn năm gió mưa, dông tố của lịch sử dựng và giữ nước đầy gian nan, nhưng hình bóng của nó vẫn còn lưu đậm trong tâm khảm con dân Việt cho tới ngày nay.
Làm nên văn hiến của làng xã trước hết là bởi các vị thành hoàng làng, những người đã có công lao to lớn không chỉ đối với quê hương mà còn đối với đất nước. Công đức, sự nghiệp của các vị được dân làng ghi sâu, khắc đậm và các vị đã trở thành điểm dựa tinh thần cho mỗi người dân làng, trở thành biểu tượng cao đẹp, hội tụ dân làng qua những lễ tục đầy chất nhân văn và thấm đẫm tinh thần uống nước nhớ nguồn của người Việt.
Thành hoàng, linh hồn của làng trước hết an ngự trong đình làng. Đình làng cùng với những công trình kiến trúc tín ngưỡng khác trong làng như đền, chùa, miếu, mạo hợp thành một tổng thế tâm linh, tín ngưỡng dân gian, rất riêng của làng quê Bắc Bộ.
Làng Lý Đỏ ở xã Tân Việt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là một ngôi làng cổ như vậy. Ngôi đình làng trải qua hàng trăm năm khắc nghiệt của chiến tranh, của thời cuộc, vẫn còn lưu giữ được nhiều kiến trúc và những minh văn cổ, nói về một truyền thống văn hóa, một vị nhân thần mang tầm vóc quốc gia: Châu trưởng Giao Châu Đặng Thiện Quang, vị Thái thú nước ta thời kỳ đầu Công nguyên.
Là con em trong làng, tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn, biên dịch những tư liệu còn lưu giữ lại được ở quê hương Lý Đỏ. Khi tìm hiểu sâu hơn vào vị thành hoàng của làng, chúng tôi đã thấy đây là một vị tiền nhân danh tiếng trong lịch sử Việt Nam, được thờ phụng ở nhiều nơi. Để tiện đường so sánh, đối chiếu, chúng tôi đã sưu tầm các thần tích, văn bia, hoành phi câu đối từ những di tích thờ phụng này, tập hợp trình bày trong cuốn sách nhỏ mà các bạn đang có. Kết hợp các thông tin tư liệu từ những nguồn khác nhau, thu thập qua sử sách, qua di tích góp phần làm sáng tỏ rất nhiều điều trong thân thế và sự nghiệp của Châu trưởng Đặng Thiện Quang, khẳng định sự hợp lý của dân làng trong việc thờ phụng, tri ân tiền nhân có công có đức với làng xã, với đất nước.
Cuốn sách là tấm lòng của một người dân làng, một người dân Việt để tri ân cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tác giả: Vũ Đình Toàn
Vế đối trên cổng đền thờ Sĩ Nhiếp ở Tam Á, Thuận Thành, Bắc Ninh ghi nhận chính xác công nghiệp của các cư sĩ – thái thú Giao Châu Đặng Nhượng – Tích Quang.
汶陽幾辰遷為軍將為州牧為教育師儒恩信遍蒼梧七郡外
龍编何日事此城郭此人民此江河運會文采傳武寧一部中
Vấn Dương kỉ thời thiên, vi quân tướng, vi châu mục, vi giáo dục sư Nho, ân tín biến Thương Ngô thất quận ngoại
Long Biên hà nhật sự, thử thành quách, thử nhân dân, thử giang hà vận hội, văn thái truyền Vũ Ninh nhất bộ trung.
Dịch nghĩa:
Vấn Dương mấy lúc dời, là quân tướng, là châu mục, là giáo dục Nho gia, bảy quận ngoài Thương Ngô ơn nghĩa trải khắp
Long Biên sự ngày nọ, đây thành quách, đây nhân dân, đây non sông vận hội, toàn bộ trong Vũ Ninh văn đức còn truyền.
Căn cứ vào hành trạng, rõ ràng Đặng Thiện Quang, Đặng Nhượng – Tích Quang là một anh hùng trong lãnh vực văn hóa, đồng thời cũng là anh hùng chống ngoại xâm của Việt tộc, nên việc thờ kính của người đời sau là hoàn toàn xứng đáng.
Nguyễn Quang Nhật
Liên hệ đặt sách với tác giả:
Vũ Đình Toàn: vudinhtoan1982@gmail.com
Nguyễn Đức Tố Lưu: bachviet18@yahoo.com
MỤC LỤC
LÀNG VIỆT CỔ TRUYỀN VÙNG BẮC BỘ
Khái quát về làng Việt
Cổng làng
Đền chùa miếu mạo
Đình làng
Thành hoàng làng
Lễ hội làng
XỨ ĐÔNG – HẢI DƯƠNG VÀ TRẠI TRIỀN ĐỔ – THÔN LÝ ĐỎ
Xứ Đông, trấn Hải Đông, trấn Hải Dương
Phủ Bình Giang, huyện Đường An
Trại Triều Đổ – làng Lý Đỏ
Hương lệ xã Lý Đỏ
DI TÍCH ĐÌNH LÀNG LÝ ĐỎ
Lịch sử đình làng
Nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc
Di sản Hán Nôm
TỤC THỜ CHÂU TRƯỞNG ĐẶNG THIỆN QUANG Ở LÀNG LÝ ĐỎ
Thân thế và sự nghiệp đức Đặng Thiện Quang
Sắc phong thành hoàng làng Lý Đỏ
Lễ hội làng Lý Đỏ
THÁI THÚ GIAO CHÂU TRONG QUỐC SỬ
Giao Châu thời Hán
Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ thuộc Tây Hán
Nhâm Diên truyện
Thăng Long cổ tích khảo
CHÂU TRƯỞNG GIAO CHÂU QUA CÁC THẦN TÍCH
Gia Lâm thần tích bi ký
Thần tích làng Nga My Thượng
Thần tích ba thôn Liên Bạt
Thần tích thôn Yên Mỹ, Dương Quang, Gia Lâm
Thần phả về thánh Tam Trinh
HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI VỀ CHÂU TRƯỞNG GIAO CHÂU
Thôn Gia Lâm, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
Đình Nga My Thượng, Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội
Đình Áng Phao, Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội
Ba thôn Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
Nghè Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội
KHẢO LUẬN VỀ CHÂU TRƯỞNG GIAO CHÂU ĐẶNG THIỆN QUANG
Nam Giao học tổ
Dẹp loạn Giao Châu
Bỏ mình vì nước
Châu trưởng Tam Trinh
Thay lời kết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cuốn sách CHÂU TRƯỞNG ĐẶNG THIỆN QUANG VÀ DI TÍCH ĐÌNH LÀNG LÝ ĐỎ của 2 tác giả Vũ Đình Toàn, Nguyễn Đức Tố Lưu, xuất bản bởi NXB Dân trí, tháng 7/2019. Tổng số 150 trang. Sách được biên soạn và hỗ trợ xuất bản bởi Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt.
LỜI NGỎ
Trên miền đồng bằng Bắc Bộ, mỗi làng quê Việt đều mang những nét cổ kính, đậm đà, sâu lắng, gắn bó với mỗi người dân làng. Làng Việt đã trải qua hàng ngàn năm gió mưa, dông tố của lịch sử dựng và giữ nước đầy gian nan, nhưng hình bóng của nó vẫn còn lưu đậm trong tâm khảm con dân Việt cho tới ngày nay.
Làm nên văn hiến của làng xã trước hết là bởi các vị thành hoàng làng, những người đã có công lao to lớn không chỉ đối với quê hương mà còn đối với đất nước. Công đức, sự nghiệp của các vị được dân làng ghi sâu, khắc đậm và các vị đã trở thành điểm dựa tinh thần cho mỗi người dân làng, trở thành biểu tượng cao đẹp, hội tụ dân làng qua những lễ tục đầy chất nhân văn và thấm đẫm tinh thần uống nước nhớ nguồn của người Việt.
Thành hoàng, linh hồn của làng trước hết an ngự trong đình làng. Đình làng cùng với những công trình kiến trúc tín ngưỡng khác trong làng như đền, chùa, miếu, mạo hợp thành một tổng thế tâm linh, tín ngưỡng dân gian, rất riêng của làng quê Bắc Bộ.
Làng Lý Đỏ ở xã Tân Việt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là một ngôi làng cổ như vậy. Ngôi đình làng trải qua hàng trăm năm khắc nghiệt của chiến tranh, của thời cuộc, vẫn còn lưu giữ được nhiều kiến trúc và những minh văn cổ, nói về một truyền thống văn hóa, một vị nhân thần mang tầm vóc quốc gia: Châu trưởng Giao Châu Đặng Thiện Quang, vị Thái thú nước ta thời kỳ đầu Công nguyên.
Là con em trong làng, tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn, biên dịch những tư liệu còn lưu giữ lại được ở quê hương Lý Đỏ. Khi tìm hiểu sâu hơn vào vị thành hoàng của làng, chúng tôi đã thấy đây là một vị tiền nhân danh tiếng trong lịch sử Việt Nam, được thờ phụng ở nhiều nơi. Để tiện đường so sánh, đối chiếu, chúng tôi đã sưu tầm các thần tích, văn bia, hoành phi câu đối từ những di tích thờ phụng này, tập hợp trình bày trong cuốn sách nhỏ mà các bạn đang có. Kết hợp các thông tin tư liệu từ những nguồn khác nhau, thu thập qua sử sách, qua di tích góp phần làm sáng tỏ rất nhiều điều trong thân thế và sự nghiệp của Châu trưởng Đặng Thiện Quang, khẳng định sự hợp lý của dân làng trong việc thờ phụng, tri ân tiền nhân có công có đức với làng xã, với đất nước.
Cuốn sách là tấm lòng của một người dân làng, một người dân Việt để tri ân cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tác giả: Vũ Đình Toàn
Vế đối trên cổng đền thờ Sĩ Nhiếp ở Tam Á, Thuận Thành, Bắc Ninh ghi nhận chính xác công nghiệp của các cư sĩ – thái thú Giao Châu Đặng Nhượng – Tích Quang.
汶陽幾辰遷為軍將為州牧為教育師儒恩信遍蒼梧七郡外
龍编何日事此城郭此人民此江河運會文采傳武寧一部中
Vấn Dương kỉ thời thiên, vi quân tướng, vi châu mục, vi giáo dục sư Nho, ân tín biến Thương Ngô thất quận ngoại
Long Biên hà nhật sự, thử thành quách, thử nhân dân, thử giang hà vận hội, văn thái truyền Vũ Ninh nhất bộ trung.
Dịch nghĩa:
Vấn Dương mấy lúc dời, là quân tướng, là châu mục, là giáo dục Nho gia, bảy quận ngoài Thương Ngô ơn nghĩa trải khắp
Long Biên sự ngày nọ, đây thành quách, đây nhân dân, đây non sông vận hội, toàn bộ trong Vũ Ninh văn đức còn truyền.
Căn cứ vào hành trạng, rõ ràng Đặng Thiện Quang, Đặng Nhượng – Tích Quang là một anh hùng trong lãnh vực văn hóa, đồng thời cũng là anh hùng chống ngoại xâm của Việt tộc, nên việc thờ kính của người đời sau là hoàn toàn xứng đáng.
Nguyễn Quang Nhật
Liên hệ đặt sách với tác giả:
Vũ Đình Toàn: vudinhtoan1982@gmail.com
Nguyễn Đức Tố Lưu: bachviet18@yahoo.com
MỤC LỤC
LÀNG VIỆT CỔ TRUYỀN VÙNG BẮC BỘ
Khái quát về làng Việt
Cổng làng
Đền chùa miếu mạo
Đình làng
Thành hoàng làng
Lễ hội làng
XỨ ĐÔNG – HẢI DƯƠNG VÀ TRẠI TRIỀN ĐỔ – THÔN LÝ ĐỎ
Xứ Đông, trấn Hải Đông, trấn Hải Dương
Phủ Bình Giang, huyện Đường An
Trại Triều Đổ – làng Lý Đỏ
Hương lệ xã Lý Đỏ
DI TÍCH ĐÌNH LÀNG LÝ ĐỎ
Lịch sử đình làng
Nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc
Di sản Hán Nôm
TỤC THỜ CHÂU TRƯỞNG ĐẶNG THIỆN QUANG Ở LÀNG LÝ ĐỎ
Thân thế và sự nghiệp đức Đặng Thiện Quang
Sắc phong thành hoàng làng Lý Đỏ
Lễ hội làng Lý Đỏ
THÁI THÚ GIAO CHÂU TRONG QUỐC SỬ
Giao Châu thời Hán
Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ thuộc Tây Hán
Nhâm Diên truyện
Thăng Long cổ tích khảo
CHÂU TRƯỞNG GIAO CHÂU QUA CÁC THẦN TÍCH
Gia Lâm thần tích bi ký
Thần tích làng Nga My Thượng
Thần tích ba thôn Liên Bạt
Thần tích thôn Yên Mỹ, Dương Quang, Gia Lâm
Thần phả về thánh Tam Trinh
HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI VỀ CHÂU TRƯỞNG GIAO CHÂU
Thôn Gia Lâm, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
Đình Nga My Thượng, Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội
Đình Áng Phao, Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội
Ba thôn Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
Nghè Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội
KHẢO LUẬN VỀ CHÂU TRƯỞNG GIAO CHÂU ĐẶNG THIỆN QUANG
Nam Giao học tổ
Dẹp loạn Giao Châu
Bỏ mình vì nước
Châu trưởng Tam Trinh
Thay lời kết
TÀI LIỆU THAM KHẢO