Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Sĩ vương Đặng Thiện Quang . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Sĩ vương Đặng Thiện Quang . Flags_1



    Sĩ vương Đặng Thiện Quang .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Sĩ vương Đặng Thiện Quang . Empty Sĩ vương Đặng Thiện Quang .

    Bài gửi by Admin 7/4/2019, 2:25 pm

    Nhân đọc bài ‘Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở nghè Gia Lâm’ của nhà Nghiên cứu Bách Việt trùng cửu đăng trên Blog – https://bahviet18.com/2019/04/05/than-tich-giao-chau-dang-thai-thu-o-nghe-gia-lam

    Xin bàn thêm về giai đoạn lịch sử đầy rối rắm này.
    Như đã nói trong bài trước , thông tin lịch sử truyền miệng trong dân gian suốt 2000 năm chắc chắn không ít thì nhiều cũng sai lạc đi . Dù thế nào đi nữa với thông tin chắt lọc trong thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở nghè Gia Lâm vẫn có thể đoan chắc : Quan thứ sử họ Đặng tên Thiện Quang trông coi Giao chỉ bộ cuối thời ‘Tây Hán’ cũng chính là cặp đôi thứ sử – thái thú Đặng Nhựơng – Tích Quang trong sách sử vì Giao châu ở cùng 1 thời điểm không thể có 2 ông quan khác nhau cầm đầu .
    Đối chiếu thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở nghè Gia Lâm với những tư liệu khác :
    Thông tin hiện biết về nhân vật lịch sử Đặng Nhương :


    *Trong Tư liệu Trung quốc :
    Đặng Nhượng là quan thứ sử Giao Châu vào cuối thời Tây Hán, tự cát cứ thời nhà Tân, Theo sách sử ký của đời vua Quang Vũ trong Hậu Hán Thư, trong thời Vương Mãng (năm 8 CN Vương Mãng cướp ngôi) các quận Giao Chỉ đều đóng cửa tự giữ lấy, có Sầm Bành ngày thường có tình thân mật với Đặng Nhượng làm quan Mục ở đất Giao Chỉ, đưa thư cho Nhượng, Nhượng bèn suất cả các Thái thú ở các quận, sai sứ đem lễ vật về cống hiến, sau đó đều được phong tước hầu.
    *Trong Tư liệu lịch sử Việt Nam :
    Trích Đại Việt sử ký toàn thư chép: Kỷ thuộc Tây Hán.


    …Đến cuối đời Vương Mãng, châu mục Giao Châu là Đặng Nhượng cùng các quận đóng chặn bờ cõi để tự giữ. Tướng nhà Hán là Sầm Bành vốn quen thân với Nhượng, gửi thư cho Nhượng bày tỏ uy đức của nhà Hán. Thế rồi [Nhượng] bảo Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang và Thái thú các quận là bọn Đỗ Mục sai sứ sang cống hiến nhà Hán. Nhà Hán đều phong cho những người ấy tước hầu…
    * Trích ‘Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở nghè Gia Lâm’
    …Từ khi ông làm Thái thú, hình phạt được giảm nhẹ, dân chúng đều được yên ổn làm ăn. Ông lại thong thả đến cung Gia Lâm, dạy cho dân hiểu về ân nghĩa và tình đoàn kết. Nhân dân thấy đó mà cảm phục bèn thưa với Ông “nơi đây ngày nay là học đường, ngày sau làm nơi phụng thờ”. Ông bằng lòng, rồi cùng sĩ tốt về châu phủ.
    Tới thời Ai Đế gặp lúc Vương Mãng nổi loạn, Ông mang quân đi trấn giữ cửa ải. Quân ông đi đến An Nam, bất ngờ quân Hán kéo đến. Ông nói, quân Hán đang đánh nhau với Vương Mãng thì cớ gì lại kéo sang nước Nam, liền sai đóng cửa quan không cho vào. Tướng Hán rất tức giận sai phá cửa quan tiến thẳng vào. Ông thấy quân Hán thế rất mạnh, liền rút quân về châu phủ. Chẳng bao lâu quân Hán đến kịp, nhân lúc đêm tối, chúng bủa chặt vòng vây. Ông cưỡi ngựa cự chiến, thoát vòng vây chạy ra ngoài. Đến Long Biên, ông ngửa mặt lên trời mà than rằng: Kẻ bề tôi vì vua mà chết, không có hai lòng, ta đến nông nỗi này có lẽ chỉ có trời mới hiểu vậy! Rồi quay lại không nhìn thấy Long Biên mà hóa (nhằm ngày 10/8). Một dải sông rộng nổi sôi sóng, giao long đưa tiễn.  Quân Hán kinh sợ quay đầu chạy.
    Việc này đến tai vua, vua sai sứ giả đến cúng tế ở đất Long Biên, phong làm phúc thần, cho người dân trong phủ lập miếu thờ, cùng với các nơi như Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương, Gia Lâm, là những nơi Ông đã có công giáo hóa nhân dân, đều đón mĩ tự về phụng thờ.
    Đến vua Bình Đế nghe sự tích của Ông có công giúp Hán đã sai sứ giả sắc phong Nhất phong Tế thế Hộ quốc Cư sĩ Đại vương….


    Đối chiếu Lịch sử Ta – Tàu với thông tin trong thần tích đi tìm sự thực lịch sử :
    Xét hành trạng thì không thể nói khác : Đặng Thiện Quang trong thần tích chính là Đặng Nhượng – Tích Quang trong sử . theo nhà Nghiên cứu Bách Việt trùng cửu thì chữ ‘Thiện’ ghép vào danh xưng là lấy từ danh phong “Tá Thiện cư sĩ” của vị Giao Châu mục họ Đặng này. và cũng chính từ sắc phong của Bình đế : Nhất phong Tế thế Hộ quốc Cư sĩ Đại vương…. có thể luận ra Đặng thiện Quang cũng là Sĩ vương vẫn được sĩ dân 7 quận Giao chỉ bộ thờ kính ; sĩ vương chỉ là rút gọn của cụm từ ‘Cư sĩ Đại vương’trong sắc phong.
    Sử thuyết Hùng Việt cho là Giao châu còn 1 quan mục họ Sĩ khác là Sĩ Nhiếp – Ngạn Uy cũng tự đóng cửa giữ thành thời loạn lạc trong giai đoạn sử Trung quốc gọi là Tam quốc . Lịch sử Việt đã lầm chép lẫn trộn lộn những sự kiện lịch sử diễn ra cách nhau hàng trăm năm vào làm một khiến lịch sử Việt trở nên rối bời .
    Thần tích chỉ ra vì công trạng mở trường dạy dân chữ nghĩa mà được tôn làm Sĩ vương thì từ ‘Si’̃ trong danh hiệu rõ ràng nghĩa là người có học vấn hoàn toàn không có ai họ Sĩ .
    Thần tích có nhiều sai lầm về thời điểm sự việc diễn ra nhưng cung cấp thông tin vô cùng quan trong của qúa khứ dân Việt :
    Theo Sử Việt do loạn lạc cuối thời Vương Mãng nhà Tân , Sĩ vương Đặng thiện Quang đã cùng quân dân Giao châu đóng cửa tự giữ thành , loạn lạc nói đến ở thời điểm này thì chỉ có thể là đám ‘Lục lâm thảo khấu trộm cướp hèn hạ’ mà thần tích gọi là Hán quân kéo tới An Nam…, , Thần tích chép Đặng Thiện Quang tức Đặng Nhượng và Tích Quang đã tuẫn quốc chết 1 cách vinh quang nơi chiến trận chống quân Hán xâm lược , Sĩ vương được người Việt đời sau thờ kính là hoàn toàn xứng đáng vì không chỉ riêng là anh hùng văn hóa mà còn là anh hùng chống giậc ngoại xâm . thông tin Đặng Nhượng và Tích Quang nghe lời Sầm Bành hàng Quang Vũ vua Đ̣ông Hán đổi lấy tước hầu chỉ là sàn phẩm của đám sử nô đê tiện nhằm ngụy tạo lịch sử Thiên hạ lừa mọi người .
    Gọi Đặng Nhượng -Tích Quang là Nam Giao học tổ cũng chẳng có gì là sai vì trước đó sự học là của riêng giới quyền qúy , Đặng Thiện Quang đã đã mở trường truyền bá phổ quát Nho học thành cái học của đại chúng khắp 7 quận như thế không xứng sao ?
    Sử thuyết Hùng Việt cho chuyện Hán quân tiến đánh An Nam thời Giao châu Đắng thái thú trong thần tích đã bị sách sử sai lầm viết thành việc tướng Mã Viện nhà Đông Hán đánh bại Hai bà Trưng chiếm Giao chỉ năm 42 SCN vì xét lịch sử từ thời Tân của Vương mãng đến năm 42 không có cuộc tiến đánh Giao châu nào khác của quân Hán .
    Ngoài việc xét lại về mặt dòng tộc vua quan Lưu Bang – Lí Bôn và người Giao chỉ đã nói ở bài trước , đến đây còn phải xét kĩ hơn nữa nghi vấn lịch sử này khi có thông tin :
    Mã Viện chiếm Giao chỉ đã :
    * Bắt hơn 200 cừ súy Việt đem về Tàu.
    *Thu trống đồng nấu chảy đúc ngựa .
    * Dùng luật Hán khác với luật Việt 10 điều để cai trị .
    * Chiếm đến đâu thiết lập quận huyện kiểu Tàu đến đó ..
    Những điều này chứng tỏ trước khi Mã Viện đánh chiếm thì Giao châu thuộc nhà ‘Tây Hán’ cư dân có sinh hoạt văn hóa tinh thần thuần Việt , cả tổ chức hành chánh , luật lệ và guồng máy quản trị đất nước hoàn toàn khác với Tàu , Xét như thế cả về mặt chính quyền và dân chúng không thể nào Giao châu lại là thuộc địa đang bị ngoại tộc ‘Tây Hán’ chiếm và cai trị . hệ quả quan trọng khác ; Giai đoạn lịch sử này Giao châu không hề bị Bắc thuộc thì không thể có cuộc khởi nghĩa ‘Hai bà Trưng’ đánh đuổi ngoại bang dành độc lập như chép trong sử .
    Sử thuyết Hùng Việt cho Khởi nghĩa bà Trưng chép trong sử Việt chính là Khởi nghĩa ;Khăn Vàng’ ở Trung Hoa hơn trăm năm sau . Người Bách Việt tuy thất bại ở Hoa Bắc nhưng thắng lợi ở Hoa Nam với việc ra đ̣ời 2 nước Đ̣ông Ngô và Tây Thục .

    Có điều rất khó hiểu không phải chỉ riêng giới nghiên cứu mà là với mọi người , tại sao cứ cố ý lờ đi thông tin đích xác rõ ràng : Trong cuộc chiến  Đông Hán - Bả Trưng ; Mã Viện không hề chiếm Giao chỉ buộc phải chôn cột đồng đánh dấu ranh giới cực nam của nước Hán ở  động Cổ sâm , Khâm châu Quảng Tây ngày nay . truyền thuyết còn nói rõ trên cột đồng khắc câu ...Đồng trụ chiết Giao chỉ diệt ....
    Mã Viện không hề chiếm Giao chỉ trong cuộc đàn áp khởi nghĩa Hai bà Trưng vậy thông tin ...bắt cừ súy thu trống đồng khi chiếm Giao chỉ năm 42 SCN ở đâu ra ?, nếu qủa có thực thì ở cuộc chiến nào giữa Ta và Tàu ?.
    Sự việc tưởng là kì bí thực ra từ lâu đã có câu trả lời rõ ràng trong ‘Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở nghè Gia Lâm’ . cớ sự là tại người ta ...qúa  xem nặng sách Tàu , rè rúng với tư liệu  dân gian Việt mà thôi .
    Đắng Thiện Quang liệu có phải là Sĩ NhiếP ?.
    Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Bách Việt trùng cửu ghi nhận :
    Vế đối trên cổng đền thờ Sĩ Nhiếp ở Tam Á, Thuận Thành, Bắc Ninh ghi nhận chính xác công nghiệp của các cư sĩ – thái thú Giao Châu này.
    汶陽幾辰遷為軍將為州牧為教育師儒恩信遍蒼梧七郡外
    龍编何日事此城郭此人民此江河運會文采傳武寧一部中
    Vấn Dương kỉ thời thiên, vi quân tướng, vi châu mục, vi giáo dục sư Nho, ân tín biến Thương Ngô thất quận ngoại
    Long Biên hà nhật sự, thử thành quách, thử nhân dân, thử giang hà vận hội, văn thái truyền Vũ Ninh nhất bộ trung.
    Dịch:
    Vấn Dương mấy lúc dời, vì quân tướng, vì châu mục, vì giáo dục Nho gia, bảy quận ngoài Thương Ngô ơn nghĩa trải khắp
    Long Biên sự ngày nọ, đây thành quách, đây nhân dân, đây non sông vận hội, toàn bộ trong Vũ Ninh văn đức còn truyền.

    Ý tứ câu đối hoàn toàn trùng đ̣úng với nội dung của thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở nghè Gia Lâm ,
    Với những điều đã nêu có thể xác quyết :
    Đặng Thiện Quang , Đặng Nhượng – Tích Quang và Sĩ vương – Sĩ Nhiếp chỉ là một nhân vật lịch sử .
    Căn cứ vào hành trạng rõ ràng Sĩ vương là 1 anh hùng trong lãnh vực văn hóa đồng thời cũng là anh hùng chống ngoại xâm của Việt tộc nên việc thờ kính của người đời sau là hoàn toàn chính đáng .

      Hôm nay: 27/4/2024, 4:14 am