Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Thiên Tiên Thánh giáo  Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Thiên Tiên Thánh giáo  Flags_1



    Thiên Tiên Thánh giáo

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Thiên Tiên Thánh giáo  Empty Thiên Tiên Thánh giáo

    Bài gửi by Admin 10/6/2019, 10:11 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/06/09/thien-tien-thanh-giao/

    On June 9, 2019 By Bách Việt 18In Bàn về tín ngưỡng

    Thiên Tiên Thánh giáo  Cong


    Trụ sở Thiên Tiên thánh giáo ở Huế.


    Đạo Mẫu ở Huế được biết với tên Thiên Tiên Thánh giáo. Người theo đạo này thờ Tứ phủ, nhưng 4 phủ này không hoàn toàn giống Tứ phủ ở miền Bắc. Ngoài 2 phủ là Thủy phủ và Thượng ngàn là tương đồng, còn 2 phủ khác trong Thiên Tiên Thánh giáo đều là Thiên phủ, chia thành Thượng Thiên và Trung Thiên. Đứng đầu Tứ phủ ở Huế là các vị thánh mẫu:
    – Cõi Thượng thiên có Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Thánh mẫu
    Cõi Thượng ngàn có Quản cai Sơn nhạc Cửu châu Lê Mại đại vương
    Cõi Trung Thiên có Tây Cung Vương Mẫu bổn mạng Chúa tiên
    Cõi Thủy phủ có Thủy phủ Long Cung Thánh mẫu.
    Có thể thấy ở vị trí chính – Thượng thiên Thánh mẫu trong Tứ phủ Huế không phải là Thánh mẫu Liễu Hạnh mà lại là một vị Thánh mẫu của “người Chăm” – Thiên Y A Na. Trong khi bản thân đạo Mẫu Huế xuất phát từ hội Sơn Nam, là những người dân từ Nam Định di cư vào Huế từ thời tiền Nguyễn, mà Nam Định là quê hương của Mẫu Liễu. Việc này phải giải thích thế nào? Tại sao người Việt lại tôn thờ một nữ thần Chăm làm thiên chủ?
    Thiên Y A Na được biết là bà Mẹ xứ sở Poh Nagar trong tín ngưỡng của người Chăm. Bà là thiên thần sinh ra từ thế giới của mây trời và bọt biển… 
    Ngài là nữ thần Mẹ của vương quốc. Ngài tạo dưng nên vùng đất cho cây cối và rừng gỗ quý sinh sôi. Ngài gây ra giống lúa và dạy dân trồng lúa…
    Bà Poh Nagar là nữ thần Uma, vợ của thần Shiva trong Hindu giáo. Là vợ của Vua Trời  (Shiva) nên bà Uma được tôn làm Thượng thiên Thánh mẫu, rất hợp lý.
    Xét mặt khác, Thánh mẫu Liễu Hạnh được sắc phong là “Đế Thích Tiên đình“. Đế Thích Tiên có thể hiểu là vợ của Đế Thích hay Thiên Đế. Như vậy, bản thân mẫu Liễu là hóa thân của bà Uma ở miền Bắc Việt. Khi vào miền Trung, ngôi Thượng thiên chuyển cho Thiên Y A Na, cũng là vợ Đế Thích, tương đương với vị trí của Mẫu Liễu ở miền Bắc.
    Đến đây ta có một phát hiện quan trọng. Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế thờ nữ thần Hindu giáo là thần chủ Thượng thiên. Chữ “Thiên” trong tên của Thiên Tiên Thánh giáo chính là chỉ ngôi Thượng Thiên của nữ thần Uma. Suy rộng hơn, Thiên ở đây chỉ các vị thần của Hindu giáo, được gọi là các Chư Thiên, bao gồm cả Phật. Thiên Tiên Thánh giáo thờ Phật A Di Đà và Phật Bà Quan Âm cũng là với ý này.
    Chữ Phật nhiều nơi được ghi bằng chữ Thiên với bộ Nhân. Phật là “Người Trời” hay Chư Thiên. Thiên trong Thiên Tiên Thánh giáo là chỉ chung cho Phật đạo – Hindu giáo.


    Thiên Tiên Thánh giáo  Thien-tien-thanh

    Cửu trùng đài và chính cung Thiên Y A Na ở trụ sơ Thiên Tiên Thánh giáo.

    Ở vị trí Trung thiên là bà Tây Cung Vương Mẫu, được người miền Trung thờ là thần “bản mệnh” cho người phụ nữ. Các gia đình ở Thừa Thiên Huế thường thờ đặt ban bà trong nhà, gọi là Tran Bà, với hình ảnh của Cửu Thiên Huyền nữ. Tây Cung Vương Mẫu cũng là Cửu Thiên Huyền nữ, và cũng là Mẫu Cửu trùng trong Thiên phủ ở miền Bắc. Bà là bà Mẹ Trời, cai quản các thần tiên trong Đạo giáo.
    Tây Cung Vương Mẫu không chỉ là bản mệnh cho gia đình, mà còn là “bản mệnh” thành hoàng cho cả kinh thành Huế, vì bà mang tên Thừa Thiên Hiệu Pháp Khai Hoàng Hậu Thổ Nguyên Quân. Rất có thể tên “Thừa Thiên Huế” là bắt nguồn từ danh hiệu này của Tây Cung Vương Mẫu.
    Như thế, yếu tố thứ hai cấu thành Thiên Tiên Thánh giáo là yếu tố “Tiên”, tức là chỉ Đạo Lão, với thần chủ Tây Cung Vương Mẫu. Trong tín ngưỡng này còn mang nhiều hình tượng, thần tượng khác của Đạo Lão như bệ Cửu trùng, Ngọc hoàng Thượng đế, các bà Ngũ hành,… Thậm chí ngay cả vị Quan Thánh Đế Quân được thờ trong Thiên Tiên Thánh giáo cũng là một yếu tố từ Đạo Lão.
    Yếu tố thứ ba trong Thiên Tiên Thánh giáo là chữ “Thánh”. Ở Việt Nam đạo thờ Thánh tức là đạo thờ tổ tiển, thờ phụng những người có công với đất nước, những vị thủ lĩnh quốc gia hiển hách. Cụ thể vua Đồng Khánh đã tự xếp mình là một vị Thánh, cùng với Lục vị tôn ông thành bộ Thất Thánh trong Thiên Tiên Thánh giáo. Ngoài ra những vị Thánh trong lịch sử của dân tộc cũng được tôn thờ ở đây như Sơn Tinh, Thủy Tinh, Trần Hưng Đạo…


    Thiên Tiên Thánh giáo  Img_0695

    Một góc của điện Hòn Chén.

    Đạo thờ Thánh này cũng có thể coi là một dạng tín ngưỡng xuất phát từ Nho giáo, với triết lý tôn vinh các bậc Thánh hiền trong thiên hạ. Xét như vậy thì Thiên Tiên Thánh giáo thực chất là một tôn giáo gồm Tam giáo đồng nguyên:
    – Thiên: đạo Phật và Ấn Độ giáo.
    – Tiên: đạo Lão
    – Thánh: đạo thờ tổ tiên, hay đạo Nho.
    Tất cả hình thành một tổ hợp thần điện hỗn hợp nhưng lại rất có trật tự, có giáo lý, hợp thành một tôn giáo đầy đủ: Thiên Tiên Thánh giáo.
    Hình thức “Tam giáo đồng nguyên” này ở miền Bắc cùng thời đó là phong trào của Hội thiện với các Thiện đàn, cùng với tục thờ thần và thực hành lên đồng, cầu cơ, giáng bút rất tương đồng.
    Có thể nói Thiên Tiên Thánh giáo phát triển từ đạo mẫu Tứ phủ của miền Bắc, nhưng đã bổ sung thêm yếu tố tín ngưỡng của Ấn Độ (Phật và Hindu) trong thần điện, đề cao hơn các vị Thánh – những vị tiền liệt có công lao với đất nước.

      Hôm nay: 22/11/2024, 10:56 pm