Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/08/17/vu-khi-cua-thanh-dong/
Một vũ khí “tinh thần” (mưu lược) quan trọng của Khương Tử Nha được nói tới là cuốn Thiên thư (Sách trời). Trong chuyện của Phù Đổng Thiên vương bảo bối tương ứng là chiếc Nón sắt. Chữ Sắt trong chuyện Thánh Dóng không nên hiểu ra thành “thời kỳ đồ sắt” Sắt ở đây nên hiểu tương đương với từ “Thần”. Ngựa sắt là con ngựa thần Tứ bất tướng. Roi sắt là Roi đả thần. Còn Nón sắt hẳn là chỉ Thiên thư.
Trong Ngọc phả Hùng Vương còn có chỗ nói tới Thiên thư:
Vào năm Giáp Tí bỗng thấy biên giới phía Bắc có thư gửi cấp báo. Tướng giặc Ân là Thạch Linh thần tướng khởi binh từ phía Bắc tiến sang, giáo giáp kín trời, tinh kỳ rợp đất. Quả đúng như lời bà mo đã nói. Vua bèn thành tâm lập đàn trai giới, thắp hương cầu khấn. Các quan triều đến cầu niệm suốt trong ba ngày, trông mong lúc trời đất, tiền thánh tổ Long Quân âm phù cho tướng giúp yên. Được một tháng, trời ứng mưa to sấm gió nổi lên. Bỗng thấy một cụ già thân cao hơn 9 thước, mày râu bạc phơ ngồi ở ngoài đường, cười nói ca hát nhảy múa. Ai trông thấy cũng phải lấy làm lạ, cho là bậc kỳ nhân. Sứ giả vào tâu Vua. Vua đích thân ra đón, mời vào đàn tế, hỏi rằng:
– Nay quốc gia có việc, giặc tới xâm lăng, thắng thua chưa biết thế nào, xin lão ông cho chỉ giáo. Lão ông trầm ngâm hồi lâu rồi đáp:
– Ta từng đến khắp đáy bể cửa trời, biết tới sách thần phép ước trời đất. Sẽ thử vận mà bói một quẻ. Rồi nói với Vua:
– Ba năm sau, giặc xâm lăng nước này, sẽ có được người tới, giặc sẽ được dẹp!
Lão ông lại nói chuyện với Vua, chân tình giảng giải, rồi tặng cho Vua một cuốn sách thần. Nói xong cụ già vút lên không bay đi.
Phù điêu thể hiện trăm trai của mẹ Âu Cơ tại chùa Hoa Long, bến Việt Trì.
Ngọc phả không kể cuốn Thần thư này được dùng làm gì trong cuộc chiến chống giặc Ân. Tuy nhiên, cuốn Thiên thư được dùng ở một đoạn khác, là đoạn Âu Cơ sinh thai ngọc trăm trứng:
Khi đó, có một cụ già tướng mạo trượng phu, râu tóc bạc phơ, dáng điệu tiên ông, đầu đội mũ trời gấm lĩnh, mình mặc áo vải nhuộm nâu, chân đi giày cỏ, tay cầm gậy tre, ra chơi ở bến sông Bạch Hạc Việt Trì, tại chùa Hoa Long. Ông già rửa chân bên sông, trên tảng đá phẳng trên con sông gọi là sông Nhị Hà.
Hôm ấy có quan trong triều là Tướng quân nguyên soái tiết chế trấn thủ đô thành Phong Châu đang ngồi trên ngôi lầu ở bên sông Việt Trì. Quan Nguyên suý trông thấy ông Tiên đang xem phong thủy, mặt hướng nhìn các sông Bạch Hạc Hoàng Hà Manh Hà, chân đạp lên tảng đá hình lưng rùa. Triều quan sai sứ giả nghênh đón tiên ông lên lầu hỏi chuyện với Nguyên soái. Quan đem hết sự thể bộc bạch chân tình, mở tiệc khoản đãi rồi mời ông về cung điện trên núi Nghĩa Lĩnh. Triều quan vào tâu vua.
Vua thân hành ra mời cụ già vào cung, dùng đại lễ, mở tiệc chúc mừng. Vua hỏi cụ già rằng:
– Tiên sinh từ đâu đến ngao du phong cảnh ở đây? Nay trong nước có chuyện, nhờ cụ chỉ giáo cho.
Tiên ông ha hả cười vang. Vua vẫn đứng nói chuyện, hỏi Tiên ông:
– Nước sinh được trăm con trai, có trí tuệ cùng tài như nhau, cho nên khó đặt định danh hiệu thần xếp thứ tự luận anh em. Kính nhờ Tiên ông đặt tên, định thứ bậc giúp cho.
Cụ ông đáp:
– Ta sinh ở thời Hoàng Đế, theo học đạo Phật, ngao du nơi hải ngoại, xem hết trời đất, đi thăm thế giới, đến tận Nam Miên, thấy phong cảnh đẹp. Vua nay muốnđặt tên cho trăm con trai. Ta có một quyển sách thần có thể bói biết được tinh thần trời đất trăng sao, gọi tên các phép tiên.
Vua nói: Nước đã có thành tâm cầu đảo, đúng là cầu tất ứng.
Tiên ông nói: Lão thành tâm bốc một quẻ trong Thiên thư xem tới trời định thế nào. Trước là để xác lập vương tử, cùng với tên gọi cho trăm trai. Xem tướng trăm trai thì Vua sẽ cử được người tài lập làm con trưởng, phân định thứ bậc anh em
Tiên ông lấy bút viết ra, đặt tên cho các thần tướng, đặt lên chiếc mâm vàng.
Ông lão cầm gậy trúc đứng trên Bàn Thạch bên sông Nhị rõ ràng là ông Lã Vọng câu cá, được Chu Văn Vương cầu về giúp nước. Cuốn Thiên thư ở đây có tác dụng là: bói biết được tinh thần trời đất trăng sao, gọi tên các phép tiên. Cuốn Sách trời tức Hà thư, dùng để đoán định về tinh thần, phân định lãnh thổ, đặt tên các quốc gia chư hầu.
Thiên thư phối hợp với chiếc Mâm vàng dùng để đặt tên cho trăm người con trai Bách Việt trong chuyện Âu Cơ (Cơ Xương Văn Vương trong Phong Thần diễn nghĩa cũng có 100 người con). Như vậy chiếc Mâm vàng chính là Bảng phong thần của Khương Tử Nha. Chiếc Mâm vàng này cũng đã dùng để bảo giữ thai ngọc của Âu Cơ:
Thiên sứ báo cho Hiền vương đặt bào ngọc lên chiếc mâm vàng đem đến ngôi chùa cổ ở núi Viễn Sơn, tức là chùa Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng ở ngọn Thứu Lĩnh, đặt ở trong chùa.
Mâm vàng ở đây dùng đặt đồ tế lễ các tướng lĩnh tử trận và đặt định trăm quan, trăm chư hầu là một dạng tế đàn. Hình ảnh thật của nó là các bàn đá hay các cự thạch lớn tìm thấy nhiều ở vùng Sóc Sơn. Tế đàn lớn cho phong thần của Phù Đổng chính là đỉnh núi đá Sóc – Vệ Linh, trước đây còn có mấy dấu chân ngựa, nước không bao giờ cạn.
Cự thạch ở Minh Trí, Sóc Sơn (Ảnh: Nguyễn Huân).
Có lẽ “Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng“chính là Khương Thái Công, người đã tiến hành việc phong thần, tức là thiết lập chế độ lễ nhạc tín ngưỡng cho thiên hạ, và phong tước cho các công thần của nhà Chu sau cuộc chiến diệt Ân. Ngọc phả Hùng Vương viết, Lão tiên sau khi đặt tên cho trăm trai:
… Từ đó thứ bậc anh em phân định rõ ràng, ai nấy đều vui. Xếp đặt việc đặt tên đã xong, tự nhiên có một làn mây xanh bay đến trên không trung, Tiên ông biến hoá bay về Thượng giới.
Vua nói: Triều đình lòng kính cầu khẩn, trên đàn thành tâm được cảm ứng, thần đến từ phương Tây bày cách, mới biết lão Phật tiên ông hiển ứng giáng đàn giúp nước. Hôm nay lệnh các quan bái hạ. Trẫm lập một ngôi chùa tên là Từ Sơn Tuyên Quang Hoà Thượng Vạn Đức Thiền Sư…
Tam quan chùa Thiên Quang ở Nghĩa Lĩnh.
Câu đối ở đền Thượng Sóc Sơn:
天上降神鉄馬鐵鞭朱粤動
水中顯聖金鎗金甲太原寒
Thiên thượng giáng thần, thiết mã thiết tiên Chu Việt động
Thủy trung hiển thánh, kim thương kim giáp Thái Nguyên hàn.
Dịch ý:
Thần giáng từ trời, Roi tiên Ngựa sắt rung Chu Việt
Nhân gian tỏ thánh, Giáp tre Mâm đá lạnh Thái Nguyên.
Khương Thái Công Lã Vọng, “từ trời thần giáng”, cưỡi ngựa sắt – Tứ Bất Tướng, dùng Roi sắt Đả Thần, làm kinh động miền đất Việt nhà Chu. Chiếc Mâm vàng – bàn đá dùng để phong thần, phong tước kiến địa. Áo giáp hoa tre – Hạnh Hoàng Kỳ làm vật hộ thân, làm cho quân giặc phương Bắc (Thái Nguyên) phải run sợ…
Truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ tục của người Việt về cậu bé làng Phù Đổng – ông lão bên sông Nhị giúp Văn Lang Vũ Ninh đánh Trụ diệt Ân nay đã là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Câu chuyện lập quốc Văn Lang, tạo nên một thiên hạ thái bình thịnh trị của nhà Chu với hàng trăm chư hầu, tồn tại hàng trăm năm, không hề bị quên lãng trong tâm thức Việt.
Thiên thư
Một vũ khí “tinh thần” (mưu lược) quan trọng của Khương Tử Nha được nói tới là cuốn Thiên thư (Sách trời). Trong chuyện của Phù Đổng Thiên vương bảo bối tương ứng là chiếc Nón sắt. Chữ Sắt trong chuyện Thánh Dóng không nên hiểu ra thành “thời kỳ đồ sắt” Sắt ở đây nên hiểu tương đương với từ “Thần”. Ngựa sắt là con ngựa thần Tứ bất tướng. Roi sắt là Roi đả thần. Còn Nón sắt hẳn là chỉ Thiên thư.
Trong Ngọc phả Hùng Vương còn có chỗ nói tới Thiên thư:
Vào năm Giáp Tí bỗng thấy biên giới phía Bắc có thư gửi cấp báo. Tướng giặc Ân là Thạch Linh thần tướng khởi binh từ phía Bắc tiến sang, giáo giáp kín trời, tinh kỳ rợp đất. Quả đúng như lời bà mo đã nói. Vua bèn thành tâm lập đàn trai giới, thắp hương cầu khấn. Các quan triều đến cầu niệm suốt trong ba ngày, trông mong lúc trời đất, tiền thánh tổ Long Quân âm phù cho tướng giúp yên. Được một tháng, trời ứng mưa to sấm gió nổi lên. Bỗng thấy một cụ già thân cao hơn 9 thước, mày râu bạc phơ ngồi ở ngoài đường, cười nói ca hát nhảy múa. Ai trông thấy cũng phải lấy làm lạ, cho là bậc kỳ nhân. Sứ giả vào tâu Vua. Vua đích thân ra đón, mời vào đàn tế, hỏi rằng:
– Nay quốc gia có việc, giặc tới xâm lăng, thắng thua chưa biết thế nào, xin lão ông cho chỉ giáo. Lão ông trầm ngâm hồi lâu rồi đáp:
– Ta từng đến khắp đáy bể cửa trời, biết tới sách thần phép ước trời đất. Sẽ thử vận mà bói một quẻ. Rồi nói với Vua:
– Ba năm sau, giặc xâm lăng nước này, sẽ có được người tới, giặc sẽ được dẹp!
Lão ông lại nói chuyện với Vua, chân tình giảng giải, rồi tặng cho Vua một cuốn sách thần. Nói xong cụ già vút lên không bay đi.
Phù điêu thể hiện trăm trai của mẹ Âu Cơ tại chùa Hoa Long, bến Việt Trì.
Ngọc phả không kể cuốn Thần thư này được dùng làm gì trong cuộc chiến chống giặc Ân. Tuy nhiên, cuốn Thiên thư được dùng ở một đoạn khác, là đoạn Âu Cơ sinh thai ngọc trăm trứng:
Khi đó, có một cụ già tướng mạo trượng phu, râu tóc bạc phơ, dáng điệu tiên ông, đầu đội mũ trời gấm lĩnh, mình mặc áo vải nhuộm nâu, chân đi giày cỏ, tay cầm gậy tre, ra chơi ở bến sông Bạch Hạc Việt Trì, tại chùa Hoa Long. Ông già rửa chân bên sông, trên tảng đá phẳng trên con sông gọi là sông Nhị Hà.
Hôm ấy có quan trong triều là Tướng quân nguyên soái tiết chế trấn thủ đô thành Phong Châu đang ngồi trên ngôi lầu ở bên sông Việt Trì. Quan Nguyên suý trông thấy ông Tiên đang xem phong thủy, mặt hướng nhìn các sông Bạch Hạc Hoàng Hà Manh Hà, chân đạp lên tảng đá hình lưng rùa. Triều quan sai sứ giả nghênh đón tiên ông lên lầu hỏi chuyện với Nguyên soái. Quan đem hết sự thể bộc bạch chân tình, mở tiệc khoản đãi rồi mời ông về cung điện trên núi Nghĩa Lĩnh. Triều quan vào tâu vua.
Vua thân hành ra mời cụ già vào cung, dùng đại lễ, mở tiệc chúc mừng. Vua hỏi cụ già rằng:
– Tiên sinh từ đâu đến ngao du phong cảnh ở đây? Nay trong nước có chuyện, nhờ cụ chỉ giáo cho.
Tiên ông ha hả cười vang. Vua vẫn đứng nói chuyện, hỏi Tiên ông:
– Nước sinh được trăm con trai, có trí tuệ cùng tài như nhau, cho nên khó đặt định danh hiệu thần xếp thứ tự luận anh em. Kính nhờ Tiên ông đặt tên, định thứ bậc giúp cho.
Cụ ông đáp:
– Ta sinh ở thời Hoàng Đế, theo học đạo Phật, ngao du nơi hải ngoại, xem hết trời đất, đi thăm thế giới, đến tận Nam Miên, thấy phong cảnh đẹp. Vua nay muốnđặt tên cho trăm con trai. Ta có một quyển sách thần có thể bói biết được tinh thần trời đất trăng sao, gọi tên các phép tiên.
Vua nói: Nước đã có thành tâm cầu đảo, đúng là cầu tất ứng.
Tiên ông nói: Lão thành tâm bốc một quẻ trong Thiên thư xem tới trời định thế nào. Trước là để xác lập vương tử, cùng với tên gọi cho trăm trai. Xem tướng trăm trai thì Vua sẽ cử được người tài lập làm con trưởng, phân định thứ bậc anh em
Tiên ông lấy bút viết ra, đặt tên cho các thần tướng, đặt lên chiếc mâm vàng.
Ông lão cầm gậy trúc đứng trên Bàn Thạch bên sông Nhị rõ ràng là ông Lã Vọng câu cá, được Chu Văn Vương cầu về giúp nước. Cuốn Thiên thư ở đây có tác dụng là: bói biết được tinh thần trời đất trăng sao, gọi tên các phép tiên. Cuốn Sách trời tức Hà thư, dùng để đoán định về tinh thần, phân định lãnh thổ, đặt tên các quốc gia chư hầu.
Bảng phong thần
Thiên thư phối hợp với chiếc Mâm vàng dùng để đặt tên cho trăm người con trai Bách Việt trong chuyện Âu Cơ (Cơ Xương Văn Vương trong Phong Thần diễn nghĩa cũng có 100 người con). Như vậy chiếc Mâm vàng chính là Bảng phong thần của Khương Tử Nha. Chiếc Mâm vàng này cũng đã dùng để bảo giữ thai ngọc của Âu Cơ:
Thiên sứ báo cho Hiền vương đặt bào ngọc lên chiếc mâm vàng đem đến ngôi chùa cổ ở núi Viễn Sơn, tức là chùa Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng ở ngọn Thứu Lĩnh, đặt ở trong chùa.
Mâm vàng ở đây dùng đặt đồ tế lễ các tướng lĩnh tử trận và đặt định trăm quan, trăm chư hầu là một dạng tế đàn. Hình ảnh thật của nó là các bàn đá hay các cự thạch lớn tìm thấy nhiều ở vùng Sóc Sơn. Tế đàn lớn cho phong thần của Phù Đổng chính là đỉnh núi đá Sóc – Vệ Linh, trước đây còn có mấy dấu chân ngựa, nước không bao giờ cạn.
Cự thạch ở Minh Trí, Sóc Sơn (Ảnh: Nguyễn Huân).
Có lẽ “Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng“chính là Khương Thái Công, người đã tiến hành việc phong thần, tức là thiết lập chế độ lễ nhạc tín ngưỡng cho thiên hạ, và phong tước cho các công thần của nhà Chu sau cuộc chiến diệt Ân. Ngọc phả Hùng Vương viết, Lão tiên sau khi đặt tên cho trăm trai:
… Từ đó thứ bậc anh em phân định rõ ràng, ai nấy đều vui. Xếp đặt việc đặt tên đã xong, tự nhiên có một làn mây xanh bay đến trên không trung, Tiên ông biến hoá bay về Thượng giới.
Vua nói: Triều đình lòng kính cầu khẩn, trên đàn thành tâm được cảm ứng, thần đến từ phương Tây bày cách, mới biết lão Phật tiên ông hiển ứng giáng đàn giúp nước. Hôm nay lệnh các quan bái hạ. Trẫm lập một ngôi chùa tên là Từ Sơn Tuyên Quang Hoà Thượng Vạn Đức Thiền Sư…
Tam quan chùa Thiên Quang ở Nghĩa Lĩnh.
Câu đối ở đền Thượng Sóc Sơn:
天上降神鉄馬鐵鞭朱粤動
水中顯聖金鎗金甲太原寒
Thiên thượng giáng thần, thiết mã thiết tiên Chu Việt động
Thủy trung hiển thánh, kim thương kim giáp Thái Nguyên hàn.
Dịch ý:
Thần giáng từ trời, Roi tiên Ngựa sắt rung Chu Việt
Nhân gian tỏ thánh, Giáp tre Mâm đá lạnh Thái Nguyên.
Khương Thái Công Lã Vọng, “từ trời thần giáng”, cưỡi ngựa sắt – Tứ Bất Tướng, dùng Roi sắt Đả Thần, làm kinh động miền đất Việt nhà Chu. Chiếc Mâm vàng – bàn đá dùng để phong thần, phong tước kiến địa. Áo giáp hoa tre – Hạnh Hoàng Kỳ làm vật hộ thân, làm cho quân giặc phương Bắc (Thái Nguyên) phải run sợ…
Truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ tục của người Việt về cậu bé làng Phù Đổng – ông lão bên sông Nhị giúp Văn Lang Vũ Ninh đánh Trụ diệt Ân nay đã là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Câu chuyện lập quốc Văn Lang, tạo nên một thiên hạ thái bình thịnh trị của nhà Chu với hàng trăm chư hầu, tồn tại hàng trăm năm, không hề bị quên lãng trong tâm thức Việt.