Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/08/17/vu-khi-cua-thanh-dong/
Phù Đổng Thiên Vương khi ra trận đánh giặc Ân giúp nước đã dùng những loại thần binh lợi khí gì? Xin xem xét từng món bảo bối của Thần vương.
Theo yêu cầu của Đổng Thiết, vua Hùng sai các tướng tìm các đồ sắt đủ 50 trăm cân, truyền cho trăm thợ rèn để rèn thành ngựa sắt cao mười tám thước, có đủ năm tạng… Thần Vương nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt, đội nón sắt, thét vang như sấm chớp, rằng:
– Ta là Thần tướng, vâng sắc chỉ xuống giúp nước!
Ngựa sắt nhảy mạnh, bay lên không mà phi, lập tức tới nơi Vua ngự. Thần vương cầm roi sắt chỉ huy tiên phong, lệnh khiến các quan hành quân tiếp ứng, chỉ phút chốc đã đến dưới chân núi Vũ Ninh huyện Yên Việt, đại chiến với Thạch Linh thần tướng bên núi...
Còn trong tác phẩm Phong Thần diễn nghĩa kể, thừa tướng của nhà Chu là Lã Vọng Khương Tử Nha, người Đông Hải, đã phò giúp Chu Vũ Vương đánh Trụ diệt Ân. Khương Tử Nha cưỡi con kỳ thú là Tứ bất tướng. Con thú này sống từ thủa khai thiên lập địa đến nay. Hình dáng đầu kỳ lân, có sừng, đuôi hươu, vóc dáng như rồng. Có thơ rằng:
Ðầu lân đuôi trại vóc như rồng
Chân đạp hào quang thấu chín trùng
Bốn biển mười châu đi nhất khắc
Ba non năm núi đến như không.
So sánh ở đây thì thấy con Ngựa sắt của Thánh Dóng là con Tứ bất tướng của Lã Vọng.
“Tứ bất tướng” trước cửa đền Thượng Sóc Sơn.
Trước đây các bản dịch thần tích nói rằng Phù Đổng Thiên vương dùng cây gậy sắt. Nhưng đúng chữ gốc thì đây là “Thiết tiên”, tức là cây Roi sắt. Cây roi này dài mười thước.
Vũ khí tấn công của Khương thừa tướng là cây Roi đánh thần (Đả thần tiên), có thể đánh cho thần tiên hồn rời khỏi phách, mà bay lên đàn Phong Thần. Có thể thấy Roi đả thần và Thiết tiên của Phù Đổng là một.
Cùng với vũ khí này là tục chém tướng Ân trong lễ hội đền Sóc. Cũng như trong hội làng Phù Đổng, tướng Ân được thể hiện là các cô gái trẻ được trang điểm và được rước bằng kiệu. Hội Phù Đổng có bài hát Ải Lào:
Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hai tám tướng cường nữ Nhung
Xâm cương cậy thế khoe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.
Ở Sóc Sơn sau khi làm động tác chém tướng các cô gái được cõng chạy về làng. Chém tướng cũng là một lễ tế trong ngày Khương Thái Công đăng đàn Phong Thần, đã chém 2 tướng Ân làm lễ là Phi Liêm và Ác Lai.
Tướng Ân trong hội đền Sóc (Ảnh: internet).
Ngọc phả Hùng Vương cho biết Đổng Thiết chỉ yêu cầu nhà vua rèn một con ngựa sắt cao 10 thước, một cây roi sắt dài 10 thước, một chiếc nón sắt rộng 3 thước. Còn không có áo giáp bằng sắt.
Ngày hôm ấy mặt trời vừa đúng chính Ngọ, Đổng Thiết cười vang một tiếng, duỗi tay vươn vai, tiếng vang như sấm, ánh mắt loé sáng như chớp, thân mình cao hơn 18 thước. Vì chưa kịp may quần áo nên sai 10 vạn quân đi bẻ hoa lau đem về kết thành đồ mặc.
Đồ mặc của Phù Đổng là một chiếc áo hoa lau, có hàng ngàn bông hoa.
Bọn giặc còn lại chưa diệt hết, nhưng roi sắt đã bị rơi mất. Thần vương bèn nhổ lấy các bụi tre gai vung lên quét sạch quân Ân. Khi đến núi Sóc xã Vệ Linh huyện Kim Hoa, thần vương cởi bỏ bộ áo hoa lau, cưỡi ngựa bay lên không mà bay đi…
Khương Thái Công có vật hộ thân là Hạnh Hoàng Kỳ, hay lá cờ của hành màu Vàng (trong Ngũ hành). Lá cờ này khi phất lên thì hàng ngàn bông hoa sen bay ra, ngăn cản tất cả binh khí của quân giặc đánh đến.
Hạnh Hoàng Kỳ như vậy chính là bộ áo hoa lau (hoa tre) của Phù Đổng hay cành tre đằng ngà được Thánh Dóng nhổ lên quét sạch giặc Ân. Trong lễ hội Dóng ở Sóc Sơn hiện còn tục ban lộc hoa tre. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Đây là tái hiện lại hình ảnh Phù Đổng cởi bỏ bộ áo “hoa lau” trước khi bay về trời ở núi Sóc.
Hoa tre trong hội đền Sóc (Ảnh: internet).
Phù Đổng Thiên Vương khi ra trận đánh giặc Ân giúp nước đã dùng những loại thần binh lợi khí gì? Xin xem xét từng món bảo bối của Thần vương.
Ngựa sắt
Theo yêu cầu của Đổng Thiết, vua Hùng sai các tướng tìm các đồ sắt đủ 50 trăm cân, truyền cho trăm thợ rèn để rèn thành ngựa sắt cao mười tám thước, có đủ năm tạng… Thần Vương nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt, đội nón sắt, thét vang như sấm chớp, rằng:
– Ta là Thần tướng, vâng sắc chỉ xuống giúp nước!
Ngựa sắt nhảy mạnh, bay lên không mà phi, lập tức tới nơi Vua ngự. Thần vương cầm roi sắt chỉ huy tiên phong, lệnh khiến các quan hành quân tiếp ứng, chỉ phút chốc đã đến dưới chân núi Vũ Ninh huyện Yên Việt, đại chiến với Thạch Linh thần tướng bên núi...
Còn trong tác phẩm Phong Thần diễn nghĩa kể, thừa tướng của nhà Chu là Lã Vọng Khương Tử Nha, người Đông Hải, đã phò giúp Chu Vũ Vương đánh Trụ diệt Ân. Khương Tử Nha cưỡi con kỳ thú là Tứ bất tướng. Con thú này sống từ thủa khai thiên lập địa đến nay. Hình dáng đầu kỳ lân, có sừng, đuôi hươu, vóc dáng như rồng. Có thơ rằng:
Ðầu lân đuôi trại vóc như rồng
Chân đạp hào quang thấu chín trùng
Bốn biển mười châu đi nhất khắc
Ba non năm núi đến như không.
So sánh ở đây thì thấy con Ngựa sắt của Thánh Dóng là con Tứ bất tướng của Lã Vọng.
“Tứ bất tướng” trước cửa đền Thượng Sóc Sơn.
Roi sắt
Trước đây các bản dịch thần tích nói rằng Phù Đổng Thiên vương dùng cây gậy sắt. Nhưng đúng chữ gốc thì đây là “Thiết tiên”, tức là cây Roi sắt. Cây roi này dài mười thước.
Vũ khí tấn công của Khương thừa tướng là cây Roi đánh thần (Đả thần tiên), có thể đánh cho thần tiên hồn rời khỏi phách, mà bay lên đàn Phong Thần. Có thể thấy Roi đả thần và Thiết tiên của Phù Đổng là một.
Cùng với vũ khí này là tục chém tướng Ân trong lễ hội đền Sóc. Cũng như trong hội làng Phù Đổng, tướng Ân được thể hiện là các cô gái trẻ được trang điểm và được rước bằng kiệu. Hội Phù Đổng có bài hát Ải Lào:
Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hai tám tướng cường nữ Nhung
Xâm cương cậy thế khoe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.
Ở Sóc Sơn sau khi làm động tác chém tướng các cô gái được cõng chạy về làng. Chém tướng cũng là một lễ tế trong ngày Khương Thái Công đăng đàn Phong Thần, đã chém 2 tướng Ân làm lễ là Phi Liêm và Ác Lai.
Tướng Ân trong hội đền Sóc (Ảnh: internet).
Áo giáp
Ngọc phả Hùng Vương cho biết Đổng Thiết chỉ yêu cầu nhà vua rèn một con ngựa sắt cao 10 thước, một cây roi sắt dài 10 thước, một chiếc nón sắt rộng 3 thước. Còn không có áo giáp bằng sắt.
Ngày hôm ấy mặt trời vừa đúng chính Ngọ, Đổng Thiết cười vang một tiếng, duỗi tay vươn vai, tiếng vang như sấm, ánh mắt loé sáng như chớp, thân mình cao hơn 18 thước. Vì chưa kịp may quần áo nên sai 10 vạn quân đi bẻ hoa lau đem về kết thành đồ mặc.
Đồ mặc của Phù Đổng là một chiếc áo hoa lau, có hàng ngàn bông hoa.
Bọn giặc còn lại chưa diệt hết, nhưng roi sắt đã bị rơi mất. Thần vương bèn nhổ lấy các bụi tre gai vung lên quét sạch quân Ân. Khi đến núi Sóc xã Vệ Linh huyện Kim Hoa, thần vương cởi bỏ bộ áo hoa lau, cưỡi ngựa bay lên không mà bay đi…
Khương Thái Công có vật hộ thân là Hạnh Hoàng Kỳ, hay lá cờ của hành màu Vàng (trong Ngũ hành). Lá cờ này khi phất lên thì hàng ngàn bông hoa sen bay ra, ngăn cản tất cả binh khí của quân giặc đánh đến.
Hạnh Hoàng Kỳ như vậy chính là bộ áo hoa lau (hoa tre) của Phù Đổng hay cành tre đằng ngà được Thánh Dóng nhổ lên quét sạch giặc Ân. Trong lễ hội Dóng ở Sóc Sơn hiện còn tục ban lộc hoa tre. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Đây là tái hiện lại hình ảnh Phù Đổng cởi bỏ bộ áo “hoa lau” trước khi bay về trời ở núi Sóc.
Hoa tre trong hội đền Sóc (Ảnh: internet).