Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Những vị thần Lỗi Lạc: Thiên Y A Na, Cao Các, Man Nương, Bạch Mã Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Những vị thần Lỗi Lạc: Thiên Y A Na, Cao Các, Man Nương, Bạch Mã Flags_1



    Những vị thần Lỗi Lạc: Thiên Y A Na, Cao Các, Man Nương, Bạch Mã

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Những vị thần Lỗi Lạc: Thiên Y A Na, Cao Các, Man Nương, Bạch Mã Empty Những vị thần Lỗi Lạc: Thiên Y A Na, Cao Các, Man Nương, Bạch Mã

    Bài gửi by Admin 26/8/2018, 9:12 am

    Bách Việt trùng cởu – nguồn Bách Việt trùng cởu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3240
    Trong tín ngưỡ ng dân gian ở khu vực miền Trung, như trong các miếu hội đồng hay trong văn sớ cúng thường nhắc tới một số tên các vị thần, không rõ lai lịch, nhưng lại được tôn thờ từ lâu. Như trong văn khế của thầy pháp đọc khi làm lễ tạ thổ ở Phú Yên có đoạn:


    Cung thỉnh:
    Cao Các thành hoàng đại vương chi thần thỉnh đáo lai lâm thỉnh đồng hiệp ta.
    Thái giám Bạch Mã chi thần đồng lai hiệp tạ.
    Thiên Y An Na Diễn Phi chúa ngọc hồng nương, phổ chi đức thượng đẳng thần đồng lai hiệp tạ.
    Bổn thổ quản cai ngũ phương chủ Ngung Man nương phu thê nhị vị vãng thần…
    Cao Các, Bạch Mã, Thiên Y An Na, Man Nương là ai? Đây là vị thần người Việt hay người Chăm? Tại sao những vị thần quen thuộc của người Việt là được thờ ở khu vực miền Trung, Nam Trung Bộ?
    Thực ra những vị thần được tôn thờ như vậy vốn đều là những con người thực sự có công, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của khu vực Trung Bộ trong quá khứ xa xưa. Càng đi vào thời xa xưa lại càng thấy sự tương đồng giữ các nhân thần ở miền Trung với các vị thần của miền Bắc.
    Vị thần thờ phổ biến nhất ở khu vực miền Trung là Thiên Y A Na thánh mẫu. Bá chúa Trầm đã được xác định là nhân vật Mai An Tiêm trong truyền thuyết Việt và cũng là hình ảnh chim Tinh Vệ lấp biển trong truyền thuyết Trung Hoa. Bà là người đã có công khai phá vùng đất ven biển miền Trung, quai đê lấp biển, phát triển nông nghiệp, hy sinh ngoài biển vì nhân dân. Do đó bà đã trở thành vị nữ thần tối cao trong tín ngưỡng ở miền Trung. Thiên Y A Na hoàn toàn không phải vị thần có nguồn gốc Ấn Độ và cũng không phải vị thần riêng của người Chăm, bởi ở cái thời khai thiên lập địa ấy người Chăm là một nhánh phương Nam trong cộng đồng người Việt của các vua Hùng.

    Những vị thần Lỗi Lạc: Thiên Y A Na, Cao Các, Man Nương, Bạch Mã IMG_5323-1024x768Miếu thờ Thiên Y A Na ở Phú Lâm, Tuy Hòa, Phú Yên.
    Vị thần khác cũng hay được nhắc đến trong sớ cúng và có nhiều miếu thờ, đình thờ thành hoàng ở miền Trung là Cao Các quảng độ đại vương. Cao Sơn Cao Các ở vùng Thanh Hóa Nghệ An đã từng được xác định chính là Tiết độ sứ Cao Biền dưới thời Đường. Do việc đánh dẹp Nam Chiếu, mà ngọn nguồn Nam Chiếu là khu vực miền Trung Việt, nên vị Cao Vương này được thờ suốt dải miền Trung, tới tận Phú Yên, Khánh Hòa như một người có công mở đất phương Nam. Cao Sơn Cao Các cũng là vị thần trấn Nam của kinh thành Thăng Long vì người đầu tiên xây thành Đại La chính là Cao Biền.
    Một đoạn bản văn sớ ở Thừa Thiên Huế:
    Thừa Thiên hiệu pháp, Khai hoàng Hậu thổ Nguyên quân, Thổ hoàng Địa kỳ Tử Anh phu nhân, Thái giám Bạch Mã tôn thần, Kim niên hành khiển đại vương, Thái tuế chí đức tôn thần, Đương cảnh thành hoàng đại vương, Bổn xứ thổ địa lý vực chánh thần, Khôn ly thổ hỏa nhị vị tiên nương, Ngũ hành liệt vị tiên nương, Lịch đợi tiên sư tôn thần, Đông trù tư mệnh táo quân, Ngũ phương thổ công tôn thần, Ngũ phương long thần thổ địa trú trạch thần quan, Ngọc tuyền kim tỉnh long vương, Tiên khai canh hậu khai khẩn chi thần, Thập bát long trạch liệt vị tướng quân, Thổ địa phước đức tài thần, Gia đường hương hỏa liệt vị oai linh, Ngũ phương chúa Ngung cổ tích chi thần, Môn thừa hộ úy cấm kỵ liệt vị đẳng thần, Phổ cập Man Nương thần nữ, Chúa Lỗi chúa Lạc châm chợ mọi rợ Man Di, Mê linh khô cốt phục thi cố khí, Thổ mộc tà tinh lỵ mị vong lương nội ngoại gia viên cư nhất thiết yếm trệ nam nữ vô tự âm linh u hồn liệt vị đồng lai hiến hưởng cộng bảo bình an…

    Những vị thần Lỗi Lạc: Thiên Y A Na, Cao Các, Man Nương, Bạch Mã So-mien-Trung-736x1024Văn sớ này có nói đến tên: “Phổ cập Man Nương thần nữ, chúa Lỗi chúa Lạc”. Như trong văn khế ở Phú Yên còn gọi là “Chủ Ngung Man Nương”. Cái tên Man Nương thần nữ nhắc tới bà Man Nương trong sự tích Tứ pháp thời Sĩ Nhiếp ở thành Luy Lâu (Bắc Ninh). Đây là dẫn chứng cho thấy mối liên quan giữa sự tích Tứ pháp với khu vực miền Trung Lâm Ấp lúc này. Bà Man Nương trong truyện là hình ảnh đại diện cho khu vực miền Trung (Nam Man) khi đạo Bà Là Môn của Khâu Đà La truyền vào Giao Châu.
    Chúa Lỗi chúa Lạc” là cụm từ khá hay. Lỗi  hay Lồi là từ thường dùng để chỉ người Chăm như thành Lồi ở Huế. Còn Lạc thì đã biết, chính là Lạc Việt, chỉ người Kinh. Cụm từ “lỗi lạc” nghĩa là chỉ người Chăm người Kinh hay Nam – Bắc. Tên hiệu trên nói rằng bà Man Nương là chúa (chủ) của cả người Chăm và người Kinh.

    Những vị thần Lỗi Lạc: Thiên Y A Na, Cao Các, Man Nương, Bạch Mã IMG_5262_1-768x1024
    Tháp Nhạn ở thành phố Tuy Hòa, Phú Yên.
    Suốt dải miền Nam Trung Bộ từ Bình Trị Thiên tới Phú Yên Khánh Hòa có tục thờ thần Bạch Mã thái giám. Miếu, đình thờ vị này gặp ở nhiều nơi. Ngay như ở Hội An theo thống kê có đến 73% làng xã có thờ, có sắc phong cho thần Bạch Mã. Ở Phú Yên, đình Ngọc Lãng tại xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa và miếu Thái Giám dưới chân núi Ngọc (chân Tháp Nhạn) cùng nhiều nơi khác còn giữ tục thờ và các sắc phong cho thần Bạch Mã.
    Vậy thần Bạch Mã là ai mà được tôn thờ đến vậy?
    Tên thần “Bạch Mã” nhắc nhớ tới vị thần trấn Đông của kinh thành Thăng Long. Vị thần này có mỹ tự là “Long đỗ Quảng lợi Bạch mã đại vương”.  Còn thần Bạch Mã ở Hội An cũng thường có tên “Lợi vật Bạch Mã chi thần”.
    Thần Bạch Mã ở miền Trung cũng là thần Bạch Mã của Thăng Long, điều này sẽ không khó hiểu nếu biết rằng thần Long Đỗ Bạch Mã của Thăng Long chính là Sĩ Nhiếp họ Phạm. Sĩ Nhiếp là vị vương đã cai quản toàn bộ khu vực Giao Châu 7 quận dưới thời Tam quốc. Miền Trung Việt lúc đó do con cháu của Sĩ Nhiếp họ Phạm quản lý (Phạm Hùng), sau này tách ra thành nước Lâm Ấp tồn tại gần 600 năm. Do đó người miền Trung lấy Sĩ Nhiếp – Bạch mã làm một vị thần tối cao là hoàn toàn hợp lý.
    Sĩ Nhiếp cũng là vị Đô Hồ Phạm Tu, thượng thủy tổ họ Phạm ngày nay. Bản thân tên “Đô Hồ” của Phạm Tu cũng chỉ ra rằng ông là thủ lĩnh của người Hồ, tức là người Lâm Ấp lúc này (vùng nước Hồ Tôn thời Hùng Vương).
    Chữ “thái giám” trong tên của thần Bạch Mã ở miền Trung không phải chỉ “hoạn quan” như nhầm tưởng. “Giám” là soi xét, coi sóc, như trong từ “giám đốc”. Thái giám phải hiểu là vị quan đứng đầu cai quản khu vực. Hiểu nôm na theo ngôn ngữ ngày nay là “Tổng giám đốc”. Chức danh này rất phù hợp với vị trí của Sĩ Nhiếp, là người cai quản toàn bộ phương Nam (Lâm Ấp) một cách độc lập tự trị trong thời loạn Tam quốc.
    Dấu ấn của thời kỳ này trên khu vực miền Trung như vậy thể hiện qua hình tượng thần Bạch Mã cũng như Man Nương thần nữ. Vì Sĩ Nhiếp và Tứ pháp theo đạo Bà La Môn (Đế Thiên Đế Thích) nên khả năng hình ảnh Bạch Mã phải tìm trong đạo giáo này, chứ không phải trong đạo Phật.
    Các vị thần được tôn thờ ở miền Trung, Nam Trung Bộ lại là những vị chủ quản của vùng miền Bắc (Cao Biền, Sĩ Nhiếp). Mối quan hệ giữa Bắc Việt và Trung Việt đã có từ xa xưa, sâu sắc “như cành chung gốc lớn lên”, “như anh em của mẹ hiền” Việt Nam.

      Hôm nay: 29/3/2024, 2:31 pm