Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=1905
Thần phả đình Giẽ Hạ (xã Thịnh Đức, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), khu vực thuộc phủ Ứng Thiên cũ, chép:
Vào ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn đệ nhị tiên cung tên là Tiên Dung Châu xuất thần giáng sinh. Nhân đó đặt tên là Giáng Tiên. Khi nàng trưởng thành, sắc đẹp tuyệt trần…, những lúc nhàn rỗi thường du ngoạn ở châu Phong, đất Giao Chỉ. Tình cờ gặp vua Hùng Vương thứ 8 là Huy Vương. Vua rất ưng ý liền phong làm cung phi chính thất.
Hai năm sau nàng có thai tròn 12 tháng. Lúc đó là ngày mồng 10 tháng 6 năm Giáp Ngọ nàng đến ngã ba sông Sa tắm gội. Đến ngày 12-6 sinh được một bọc, nở ra 5 người con trai. Người xưa vẫn ca ngợi “nhất bào ngũ tử”…
Khi trưởng thành 5 anh em này đều lần lượt nhiều lần lập công lớn, dẹp giặc đem lại yên bình cho đất nước… Sau khi hóa vua lại ban cho sắc chỉ phong vào hàng thượng đẳng thần. Cả năm anh em đều là quý tử… Vua ban sắc phong cho là Thủy thần…
Các đền thờ là:
1. Quảng Xung linh tế đại vương (xã Hữu Vĩnh, phủ Hoài An)
2. Quảng Bác uyên dung đại vương (xã Thịnh Đức, huyện Phú Nguyên)
3. Quảng Xuyên linh quang đại vương (xã Quảng Tái, huyện Sơn Minh)
4. Quảng Tế linh ứng đại vương (xã Bãi Nhiễm, huyện Duy Tiên)
5. Quảng Hóa cư sĩ đại vương (xã Vĩnh Tuy, huyện Thanh Trì).
Ở khu vực xã Thịnh Đức hiện còn đền thờ đức Quảng Bác đại vương, là con thứ 2 của Vua Hùng thứ 8. Đức thánh này được gọi là thánh Ba Sa, hay thủy thần Tam Giang.
Thần tích đình Giẽ Hạ về 5 vị thủy thần với đền thờ trong vùng phủ Ứng Thiên là một đầu mối để lần tìm lại sự tích, công nghiệp và nhân vật thật sự của các vị thần được thờ ở đây.
Câu đối tại ở đình Giẽ Hạ:
三两秀所鍾龍子仙孫七世譜
百千秋為烈丹庭紫誥歷朝恩
Tam lưỡng tú sở chung, long tử tiên tôn thất thế phổ
Bách thiên thu vi liệt, đan đình tử cáo lịch triều ân.
Dịch:
Đôi ba đúc ngời, con rồng cháu tiên truyền lưu thế phả
Trăm ngàn thu rạng, thềm son chiếu tía ơn ghi lịch triều.
Thần tích của đình Giẽ Hạ hoàn toàn tương đồng với sự tích về Trung Thành phổ tế đại vương, vị thần được thờ phổ biến ở khu vực Phú Xuyên – Hà Nam:
– Hùng Vương thứ 8 tương ứng trong thần tích về Trung Thành đại vương là ông Đào Công Bột hay Bột Hải đại vương. Bột = Bát, là số 8. Số 8 hay số 3 (trong Ba Sa) ở đây là chỉ hướng Đông, “bộ Hải Dương” hay vùng Biển Đông. Bức đại tự trong đình Giẽ Hạ Trạch tư Đông thổ 宅兹東土 (Yên định vùng đất Đông) cùng hàm ý này.
– 5 người con trai sinh ra cùng một bọc trứng họ Đào là Cự, Hồng, Trưởng, Quý Lân và Thạch Khanh. Ở sự tích tại Giẽ Hạ gọi là Quảng Xung, Quảng Bác, Quảng Xuyên. Quảng Tế, Quảng Hóa. Cả 5 người có công đánh giặc (giặc Thục) và là các thủy thần, phụ trách thủy quân, sông nước.
Như đã từng xác định, đây cũng là chuyện về Vĩnh Công Bát Hải Động Đình của đền Đồng Bằng (An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình). Bột Hải đại vương là Bát Hải Động Đình, là vua cha của Thoải phủ trong tín ngưỡng Tứ phủ. 5 người con là Ngũ vị quan lớn của ban Công đồng trong tín ngưỡng này. Trung Thành phổ tế đại vương là Thổ Lệnh hay Quan lớn đệ Tam, thờ chính ở đền Lảnh (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam). Còn Thạch Khanh, một trong 2 vị thần sông Bạch Hạc là Quan lớn đệ Ngũ tuần Tranh.
Trong sự tích ở đình Giẽ Hạ thì Quảng Bác đại vương là người con thứ hai, tức là tương ứng với Quan lớn đệ Nhị. Vị Quảng Xuyên đại vương ở Quảng Tái, nay thuộc xã Trung Tú của huyện Ứng Hóa, vẫn còn được thờ ở các làng tại đây. Vị Quảng Tế đại vương ở huyện Duy Tiên có thể tương ứng với Quan lớn đệ Tam, là khu vực đền Lảnh ở Duy Tiên. Trong 2 vị Quảng Hóa và Quảng Xuyên, không rõ vị nào là quan lớn đệ Tứ, vị nào là quan lớn đệ Ngũ, cần khảo cứu thêm.
Riêng người con thứ nhất, Quảng Xung đại vương, khá đặc biệt. Trong thần tích Giẽ Hạ ghi là thờ ở đền Hữu Vĩnh. Tại thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang của huyện Ứng Hòa nay có ngôi đền rất nổi tiếng, là đền Đức thánh Cả. Vị thánh này không rõ tại sao lại bị ghi chép thành một tướng dưới thời Lý Bôn, đánh dẹp giặc Lương. Trong khi đó, sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: Đền Hữu Vĩnh ở xã Hữu Vĩnh, huyện Hoài An. Tương truyền thần là con của Kinh Dương Vương, tên là Quảng Xung.
Đôi câu đối ở nghi môn đền Vựng (đền Hữu Vĩnh):
四千餘年于兹鴻貉聖神秀水奇山標勝跡
百年萬世之下龍仙民族普風甘雨藉靈庥
Tứ thiên dư niên vu tư/ Hồng Lạc thánh thần/ tú thủy kỳ sơn tiêu thắng tích
Bách niên vạn thế chi hạ/ long tiên dân tộc/ phổ phong cam vũ tạ linh hưu.
Dịch:
Bốn ngàn năm dư ấy nay, thánh thần Hồng Lạc, sông đẹp núi lạ nêu thắng tích
Trăm năm vạn đời sau đó, dân tộc rồng tiên, gió lộng mưa thơm nhờ phúc thần.
Câu đối này nói sự tích của vị Đức thánh Cả tại Hữu Vĩnh đã có từ 4000 năm, từ thời Hồng Lạc, liên quan tới con rồng cháu tiên. Câu đối tương tự cũng thấy ở trong đình Giẽ Hạ. Nội dung này nhắc tới câu đối cũng ở nghi môn đền Đồng Bằng về Vĩnh Công Bát Hải Động Đình:
Tứ thiên niên quốc tục thượng thần, Bát Hải long phi truyền dị tích
Thập bát hiệu Hùng triều xuất thế, Đào giang hổ lược chấn linh thanh.
Dịch:
Bốn nghìn năm nước gọi thượng thần, biển Bát rồng bay truyền tích lạ
Mười tám hiệu triều Hùng xuất thế, sông Đào hổ lược dậy danh thiêng.
Có thể thấy Đức thánh Cả ở Hữu Vĩnh cũng là Vĩnh Công, là con Hoàng xà lớn trong 3 con Hoàng xà do Quý Nương sinh ra của sự tích đền Đồng Bằng. Ở đền Đồng Bằng có sự tôn sùng Vĩnh Công ở cả 2 ngôi, vừa là vua cha Bát Hải của Thủy phủ, vừa là Quan lớn đệ Nhất. Điều này có thể hiểu, người con đầu đã được tôn làm vua nên Quan lớn đệ Nhất khi đánh giặc Thục cũng là đức Vua cha Thoải phủ sau đó.
Vua cha Vĩnh Công Bát Hải từng được xác định là Lạc Long Quân, vị quốc tổ 4000 năm của người Việt. Như vậy, Đức thánh Cả ở Hữu Vĩnh cũng là đức Lạc Long Quân. Điều này giải thích vì sao đền Hữu Vĩnh nổi tiếng linh thiêng. Người dân địa phương thậm chí còn lưu truyền câu nói “Bất lộ trần ai”, không được tiết lộ điều gì về Đức Thánh Cả. Không ai được vào cung cấm của đền trừ thủ từ. Còn có chuyện, có cụ đồ ở làng vào cung cấm để đọc sắc phong và thần tích, chỉ mấy tháng sau đó bị chết không rõ nguyên nhân…
Câu đối tại đền Hữu Vĩnh của Thượng thư Bùi Bằng Đoàn viết:
國有永祠昭帝德
民懷安宅仰皇恩
Quốc Hữu Vĩnh từ chiêu đế đức
Dân Hoài An trạch ngưỡng hoàng ân.
Dịch
Đền quốc gia Hữu Vĩnh sáng đế đức
Đất nhân dân Hoài An ngưỡng ơn vua.
Theo như câu đối này thì Đức thánh Cả là một vị vua chứ không phải chỉ là một tướng quân thông thường. Trong đền 2 bên có đắp tượng ban văn và ban võ đầy đủ. Đã có sự nhầm lẫn, tam sao thất bản về thần tích của Xung Lang đại vương tại Hữu Vĩnh. Đây là hình ảnh của quốc tổ Lạc Long Quân, vị vua khởi sử của người Việt, không thể chép thành vị tướng thời Tiền Lý.
Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam dẫn theo Đại Việt địa chí và Bắc Thành đia dư chí lục cho biết đền Hữu Vĩnh có tên “Nam thiên hoàng đế từ“. Tương truyền đền thờ thần Quảng Xung là con của Kinh Dương Vương. Truyền thuyết nói vua Lê đi tuần qua miền này, thuyền đang đi trên sông Vĩnh thì gặp phải bãi cát, không tiến lên được. Vua lên bờ vào đền làm lễ cầu đảo, dòng sông lại thông suốt. Vua bèn phong cho thần là Nam Thiên hoàng đế.
Có lẽ chính tên Nam thiên hoàng đế này mà Đức thánh Cả thời Hùng Vương đã bị nhầm lẫn thành thời Tiền Lý Nam Đế. Quảng Xung đại vương như vậy rõ ràng đã là một vị vua lớn của trời Nam.
Bản thân chi tiết thần Xung Lang là con của Kinh Dương Vương cũng chứng tỏ điều này. Con cả của Kinh Dương Vương thì rõ là Lạc Long Quân. Như vậy bà Tiên Dung Châu thờ ở đình Giẽ Hạ hay đức Vua Bà ở đền Hữu Vĩnh phải là Quý Nương – Mẫu Thoải, hay là Xích Lân Long nữ vợ của Kinh Dương Dương.
Câu đối khác ở chính điện đền Hữu Vĩnh, do tiến sĩ Nguyễn Thượng Hiền đề:
隆典奮崇祠五彩鸞章僊闕下
靈蹤傳古史千年雲駕海天歸
Long điển phấn sùng từ, ngũ thái loan chương tiên khuyết hạ
Linh tung truyền cổ sử, thiên niên vân giá hải thiên quy.
Dịch:
Điển rồng hưng đền lớn, nét phượng năm sắc xuống cửa tiên
Dấu thiêng truyền sử xưa, xe mây ngàn năm về trời biển.
“Ngũ thái loan chương” có thể ám chỉ việc đức Vua Bà (Mẫu Thoải) sinh 5 người con rồng.
Về Ngũ vị tôn quan ở phủ Ứng Thiên còn có thể lẫn trong sự tích của thần Quý Minh đại vương. Ở đình Hoàng Xá (nơi khả năng là trị sở của phủ Ứng Thiên cũ), thờ Quý Minh đại vương, vị “Đệ Tam Tản Viên Sơn”, một trong Tam vị Tản Viên. Tuy nhiên rất khó xác định Quý Minh ở đây là Sơn thần hay Thủy thần. Đặc biệt ở góc mái của đình Hoàng Xá lại có một bức chạm riêng biệt hình chiếc thuyền bơi chải. Tục bơi chải là đặc trưng trong các lễ hội thờ các Thủy thần. Xét trong khung cảnh của phủ Ứng Thiên thì Quý Minh đại vương ở Hoàng Xá phải là Quan lớn đệ Tam của Thoải phủ, người anh em đã cùng Lạc Long Quân (được chép dưới tên Tản Viên Sơn Thánh) đánh Thục, giành ngôi, lập quốc. Quý là thứ 3 trong thứ tự Mạnh Trọng Quý. Quý Minh do đó tương ứng với Quan đệ Tam Thoải phủ.
Ở khu vực Ứng Hòa, quanh thị trấn Vân Đình còn một số di tích với sự tích tương tự. Tại thôn Thái Bình (xã Thái Đường) cũng có đền thờ Đức thánh Cả. Vị thánh này có tên phong là Bột Hải đại vương, với công tích giúp vua Hùng thứ 6 đánh… giặc Ân, nhưng lại bằng thủy chiến và ở châu Hoan châu Ái. Thật khó hiểu, giặc Ân nào trên sông nước ở vùng Thanh Nghệ?
Câu đối trong đền Đức Thánh Cả ở Thái Đường:
第六代雄王神將揮刀鯨刳鰐断
幾千秋東海殷兵絶命戟折舟沉
Đệ lục đại Hùng Vương, thần tướng huy đao, kình khô ngạc đoạn
Kỷ thiên thu Đông Hải, Ân binh tuyệt mệnh, kích chiết chu trầm.
Dịch:
Hùng Vương thứ sáu triều xưa, thần tướng vung đao, kình đứt sấu đoạn
Biển Đông nghìn thu thủa trước, quân Ân hết số, kích gãy thuyền chìm.
Từ “Đông Hải” trong vế đối chỉ rõ Bột Hải đại vương là người cầm quân đánh thủy binh của giặc Ân ở vùng biển Đông. Bột Hải chính là chỉ biển Đông ở nước ta. Châu Hoan châu Ái là vùng đất ven biển Đông nên Bột Hải phải là biển Đông. Trận thủy chiến đánh giặc Ân ở châu Hoan, châu Ái này không phải trận chiến trên cạn của Thánh Dóng diệt giặc Ân ở núi Trâu Sơn – Vũ Ninh.
Đức Thánh Cả ở Thái Đường là Bột Hải đại vương, tức là vị Quan lớn đệ nhất hay vua cha Bát Hải Động Đình. Khu vực này còn có 2 vị Đức thánh Trung và Đức thánh Hạ tương ứng với các vị Quan đệ nhị và Quan đệ tứ trong ban Công đồng Tứ phủ.
Để lý giải sự khác biệt của sự tích này cần nhắc lại bản chất cuộc chiến Hùng Thục thời vua cha Bát Hải Động Đình. Đây là cuộc chiến tranh giành vương vị của ông Khải – Lạc Long Quân với ông Ích sau khi Đại Vũ – Kinh Dương Vương mất. Ích cũng là Ất, là số 2 trong thập can (Giáp, Ất…). Địa bàn gốc của tộc người theo Bá Ích là vùng cựu đô Ngàn Hống ở châu Hoan từ thời Hoàng Đế – Đế Minh. Vì thế thần tích về Đức thánh Cả ở Thái Bình đã kể thành Hùng Vương thứ sáu (Hùng Lục Vương hay Lạc Vương) đánh giặc Ân ở Hoan Ái. Ân hay ơn là số 2. Ái cũng là từ biến âm của Ích – Ất. Trong các thần tích về Trung Thành phổ tế đại vương gọi là dẹp giặc ở Hồng Châu.
Phủ Ứng Thiên là nơi tập trung các vị thủy thần thời Hùng Vương. Vị thánh Cả là Lạc Long Quân, đức Vĩnh Công Bát Hải, vua cha của Thoải phủ. Còn 5 vị thủy thần khác là Ngũ vị tôn quan, làm nên ban Công đồng, là một triều đình đầy đủ, khởi đầu lịch sử người Việt.
Thần phả đình Giẽ Hạ (xã Thịnh Đức, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), khu vực thuộc phủ Ứng Thiên cũ, chép:
Vào ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn đệ nhị tiên cung tên là Tiên Dung Châu xuất thần giáng sinh. Nhân đó đặt tên là Giáng Tiên. Khi nàng trưởng thành, sắc đẹp tuyệt trần…, những lúc nhàn rỗi thường du ngoạn ở châu Phong, đất Giao Chỉ. Tình cờ gặp vua Hùng Vương thứ 8 là Huy Vương. Vua rất ưng ý liền phong làm cung phi chính thất.
Hai năm sau nàng có thai tròn 12 tháng. Lúc đó là ngày mồng 10 tháng 6 năm Giáp Ngọ nàng đến ngã ba sông Sa tắm gội. Đến ngày 12-6 sinh được một bọc, nở ra 5 người con trai. Người xưa vẫn ca ngợi “nhất bào ngũ tử”…
Khi trưởng thành 5 anh em này đều lần lượt nhiều lần lập công lớn, dẹp giặc đem lại yên bình cho đất nước… Sau khi hóa vua lại ban cho sắc chỉ phong vào hàng thượng đẳng thần. Cả năm anh em đều là quý tử… Vua ban sắc phong cho là Thủy thần…
Miếu thờ bà Tiên Dung Châu ở Giẽ Hạ.
Các đền thờ là:
1. Quảng Xung linh tế đại vương (xã Hữu Vĩnh, phủ Hoài An)
2. Quảng Bác uyên dung đại vương (xã Thịnh Đức, huyện Phú Nguyên)
3. Quảng Xuyên linh quang đại vương (xã Quảng Tái, huyện Sơn Minh)
4. Quảng Tế linh ứng đại vương (xã Bãi Nhiễm, huyện Duy Tiên)
5. Quảng Hóa cư sĩ đại vương (xã Vĩnh Tuy, huyện Thanh Trì).
Ở khu vực xã Thịnh Đức hiện còn đền thờ đức Quảng Bác đại vương, là con thứ 2 của Vua Hùng thứ 8. Đức thánh này được gọi là thánh Ba Sa, hay thủy thần Tam Giang.
Thần tích đình Giẽ Hạ về 5 vị thủy thần với đền thờ trong vùng phủ Ứng Thiên là một đầu mối để lần tìm lại sự tích, công nghiệp và nhân vật thật sự của các vị thần được thờ ở đây.
Câu đối tại ở đình Giẽ Hạ:
三两秀所鍾龍子仙孫七世譜
百千秋為烈丹庭紫誥歷朝恩
Tam lưỡng tú sở chung, long tử tiên tôn thất thế phổ
Bách thiên thu vi liệt, đan đình tử cáo lịch triều ân.
Dịch:
Đôi ba đúc ngời, con rồng cháu tiên truyền lưu thế phả
Trăm ngàn thu rạng, thềm son chiếu tía ơn ghi lịch triều.
Thần tích của đình Giẽ Hạ hoàn toàn tương đồng với sự tích về Trung Thành phổ tế đại vương, vị thần được thờ phổ biến ở khu vực Phú Xuyên – Hà Nam:
– Hùng Vương thứ 8 tương ứng trong thần tích về Trung Thành đại vương là ông Đào Công Bột hay Bột Hải đại vương. Bột = Bát, là số 8. Số 8 hay số 3 (trong Ba Sa) ở đây là chỉ hướng Đông, “bộ Hải Dương” hay vùng Biển Đông. Bức đại tự trong đình Giẽ Hạ Trạch tư Đông thổ 宅兹東土 (Yên định vùng đất Đông) cùng hàm ý này.
– 5 người con trai sinh ra cùng một bọc trứng họ Đào là Cự, Hồng, Trưởng, Quý Lân và Thạch Khanh. Ở sự tích tại Giẽ Hạ gọi là Quảng Xung, Quảng Bác, Quảng Xuyên. Quảng Tế, Quảng Hóa. Cả 5 người có công đánh giặc (giặc Thục) và là các thủy thần, phụ trách thủy quân, sông nước.
Như đã từng xác định, đây cũng là chuyện về Vĩnh Công Bát Hải Động Đình của đền Đồng Bằng (An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình). Bột Hải đại vương là Bát Hải Động Đình, là vua cha của Thoải phủ trong tín ngưỡng Tứ phủ. 5 người con là Ngũ vị quan lớn của ban Công đồng trong tín ngưỡng này. Trung Thành phổ tế đại vương là Thổ Lệnh hay Quan lớn đệ Tam, thờ chính ở đền Lảnh (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam). Còn Thạch Khanh, một trong 2 vị thần sông Bạch Hạc là Quan lớn đệ Ngũ tuần Tranh.
Trong sự tích ở đình Giẽ Hạ thì Quảng Bác đại vương là người con thứ hai, tức là tương ứng với Quan lớn đệ Nhị. Vị Quảng Xuyên đại vương ở Quảng Tái, nay thuộc xã Trung Tú của huyện Ứng Hóa, vẫn còn được thờ ở các làng tại đây. Vị Quảng Tế đại vương ở huyện Duy Tiên có thể tương ứng với Quan lớn đệ Tam, là khu vực đền Lảnh ở Duy Tiên. Trong 2 vị Quảng Hóa và Quảng Xuyên, không rõ vị nào là quan lớn đệ Tứ, vị nào là quan lớn đệ Ngũ, cần khảo cứu thêm.
nghi môn đền Thiên Vựng ở Hữu Vĩnh.
Riêng người con thứ nhất, Quảng Xung đại vương, khá đặc biệt. Trong thần tích Giẽ Hạ ghi là thờ ở đền Hữu Vĩnh. Tại thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang của huyện Ứng Hòa nay có ngôi đền rất nổi tiếng, là đền Đức thánh Cả. Vị thánh này không rõ tại sao lại bị ghi chép thành một tướng dưới thời Lý Bôn, đánh dẹp giặc Lương. Trong khi đó, sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: Đền Hữu Vĩnh ở xã Hữu Vĩnh, huyện Hoài An. Tương truyền thần là con của Kinh Dương Vương, tên là Quảng Xung.
Đôi câu đối ở nghi môn đền Vựng (đền Hữu Vĩnh):
四千餘年于兹鴻貉聖神秀水奇山標勝跡
百年萬世之下龍仙民族普風甘雨藉靈庥
Tứ thiên dư niên vu tư/ Hồng Lạc thánh thần/ tú thủy kỳ sơn tiêu thắng tích
Bách niên vạn thế chi hạ/ long tiên dân tộc/ phổ phong cam vũ tạ linh hưu.
Dịch:
Bốn ngàn năm dư ấy nay, thánh thần Hồng Lạc, sông đẹp núi lạ nêu thắng tích
Trăm năm vạn đời sau đó, dân tộc rồng tiên, gió lộng mưa thơm nhờ phúc thần.
Câu đối này nói sự tích của vị Đức thánh Cả tại Hữu Vĩnh đã có từ 4000 năm, từ thời Hồng Lạc, liên quan tới con rồng cháu tiên. Câu đối tương tự cũng thấy ở trong đình Giẽ Hạ. Nội dung này nhắc tới câu đối cũng ở nghi môn đền Đồng Bằng về Vĩnh Công Bát Hải Động Đình:
Tứ thiên niên quốc tục thượng thần, Bát Hải long phi truyền dị tích
Thập bát hiệu Hùng triều xuất thế, Đào giang hổ lược chấn linh thanh.
Dịch:
Bốn nghìn năm nước gọi thượng thần, biển Bát rồng bay truyền tích lạ
Mười tám hiệu triều Hùng xuất thế, sông Đào hổ lược dậy danh thiêng.
Có thể thấy Đức thánh Cả ở Hữu Vĩnh cũng là Vĩnh Công, là con Hoàng xà lớn trong 3 con Hoàng xà do Quý Nương sinh ra của sự tích đền Đồng Bằng. Ở đền Đồng Bằng có sự tôn sùng Vĩnh Công ở cả 2 ngôi, vừa là vua cha Bát Hải của Thủy phủ, vừa là Quan lớn đệ Nhất. Điều này có thể hiểu, người con đầu đã được tôn làm vua nên Quan lớn đệ Nhất khi đánh giặc Thục cũng là đức Vua cha Thoải phủ sau đó.
Vua cha Vĩnh Công Bát Hải từng được xác định là Lạc Long Quân, vị quốc tổ 4000 năm của người Việt. Như vậy, Đức thánh Cả ở Hữu Vĩnh cũng là đức Lạc Long Quân. Điều này giải thích vì sao đền Hữu Vĩnh nổi tiếng linh thiêng. Người dân địa phương thậm chí còn lưu truyền câu nói “Bất lộ trần ai”, không được tiết lộ điều gì về Đức Thánh Cả. Không ai được vào cung cấm của đền trừ thủ từ. Còn có chuyện, có cụ đồ ở làng vào cung cấm để đọc sắc phong và thần tích, chỉ mấy tháng sau đó bị chết không rõ nguyên nhân…
Vị trí các địa danh di tích trong bài viết.
Câu đối tại đền Hữu Vĩnh của Thượng thư Bùi Bằng Đoàn viết:
國有永祠昭帝德
民懷安宅仰皇恩
Quốc Hữu Vĩnh từ chiêu đế đức
Dân Hoài An trạch ngưỡng hoàng ân.
Dịch
Đền quốc gia Hữu Vĩnh sáng đế đức
Đất nhân dân Hoài An ngưỡng ơn vua.
Theo như câu đối này thì Đức thánh Cả là một vị vua chứ không phải chỉ là một tướng quân thông thường. Trong đền 2 bên có đắp tượng ban văn và ban võ đầy đủ. Đã có sự nhầm lẫn, tam sao thất bản về thần tích của Xung Lang đại vương tại Hữu Vĩnh. Đây là hình ảnh của quốc tổ Lạc Long Quân, vị vua khởi sử của người Việt, không thể chép thành vị tướng thời Tiền Lý.
Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam dẫn theo Đại Việt địa chí và Bắc Thành đia dư chí lục cho biết đền Hữu Vĩnh có tên “Nam thiên hoàng đế từ“. Tương truyền đền thờ thần Quảng Xung là con của Kinh Dương Vương. Truyền thuyết nói vua Lê đi tuần qua miền này, thuyền đang đi trên sông Vĩnh thì gặp phải bãi cát, không tiến lên được. Vua lên bờ vào đền làm lễ cầu đảo, dòng sông lại thông suốt. Vua bèn phong cho thần là Nam Thiên hoàng đế.
Có lẽ chính tên Nam thiên hoàng đế này mà Đức thánh Cả thời Hùng Vương đã bị nhầm lẫn thành thời Tiền Lý Nam Đế. Quảng Xung đại vương như vậy rõ ràng đã là một vị vua lớn của trời Nam.
Bản thân chi tiết thần Xung Lang là con của Kinh Dương Vương cũng chứng tỏ điều này. Con cả của Kinh Dương Vương thì rõ là Lạc Long Quân. Như vậy bà Tiên Dung Châu thờ ở đình Giẽ Hạ hay đức Vua Bà ở đền Hữu Vĩnh phải là Quý Nương – Mẫu Thoải, hay là Xích Lân Long nữ vợ của Kinh Dương Dương.
Miếu thờ Vua Bà bên cạnh đền Đức thánh Cả ở Hữu Vĩnh.
Câu đối khác ở chính điện đền Hữu Vĩnh, do tiến sĩ Nguyễn Thượng Hiền đề:
隆典奮崇祠五彩鸞章僊闕下
靈蹤傳古史千年雲駕海天歸
Long điển phấn sùng từ, ngũ thái loan chương tiên khuyết hạ
Linh tung truyền cổ sử, thiên niên vân giá hải thiên quy.
Dịch:
Điển rồng hưng đền lớn, nét phượng năm sắc xuống cửa tiên
Dấu thiêng truyền sử xưa, xe mây ngàn năm về trời biển.
“Ngũ thái loan chương” có thể ám chỉ việc đức Vua Bà (Mẫu Thoải) sinh 5 người con rồng.
Về Ngũ vị tôn quan ở phủ Ứng Thiên còn có thể lẫn trong sự tích của thần Quý Minh đại vương. Ở đình Hoàng Xá (nơi khả năng là trị sở của phủ Ứng Thiên cũ), thờ Quý Minh đại vương, vị “Đệ Tam Tản Viên Sơn”, một trong Tam vị Tản Viên. Tuy nhiên rất khó xác định Quý Minh ở đây là Sơn thần hay Thủy thần. Đặc biệt ở góc mái của đình Hoàng Xá lại có một bức chạm riêng biệt hình chiếc thuyền bơi chải. Tục bơi chải là đặc trưng trong các lễ hội thờ các Thủy thần. Xét trong khung cảnh của phủ Ứng Thiên thì Quý Minh đại vương ở Hoàng Xá phải là Quan lớn đệ Tam của Thoải phủ, người anh em đã cùng Lạc Long Quân (được chép dưới tên Tản Viên Sơn Thánh) đánh Thục, giành ngôi, lập quốc. Quý là thứ 3 trong thứ tự Mạnh Trọng Quý. Quý Minh do đó tương ứng với Quan đệ Tam Thoải phủ.
Bức chạm bơi chải ở đình Hoàng Xá.
Ở khu vực Ứng Hòa, quanh thị trấn Vân Đình còn một số di tích với sự tích tương tự. Tại thôn Thái Bình (xã Thái Đường) cũng có đền thờ Đức thánh Cả. Vị thánh này có tên phong là Bột Hải đại vương, với công tích giúp vua Hùng thứ 6 đánh… giặc Ân, nhưng lại bằng thủy chiến và ở châu Hoan châu Ái. Thật khó hiểu, giặc Ân nào trên sông nước ở vùng Thanh Nghệ?
Câu đối trong đền Đức Thánh Cả ở Thái Đường:
第六代雄王神將揮刀鯨刳鰐断
幾千秋東海殷兵絶命戟折舟沉
Đệ lục đại Hùng Vương, thần tướng huy đao, kình khô ngạc đoạn
Kỷ thiên thu Đông Hải, Ân binh tuyệt mệnh, kích chiết chu trầm.
Dịch:
Hùng Vương thứ sáu triều xưa, thần tướng vung đao, kình đứt sấu đoạn
Biển Đông nghìn thu thủa trước, quân Ân hết số, kích gãy thuyền chìm.
Từ “Đông Hải” trong vế đối chỉ rõ Bột Hải đại vương là người cầm quân đánh thủy binh của giặc Ân ở vùng biển Đông. Bột Hải chính là chỉ biển Đông ở nước ta. Châu Hoan châu Ái là vùng đất ven biển Đông nên Bột Hải phải là biển Đông. Trận thủy chiến đánh giặc Ân ở châu Hoan, châu Ái này không phải trận chiến trên cạn của Thánh Dóng diệt giặc Ân ở núi Trâu Sơn – Vũ Ninh.
Đức Thánh Cả ở Thái Đường là Bột Hải đại vương, tức là vị Quan lớn đệ nhất hay vua cha Bát Hải Động Đình. Khu vực này còn có 2 vị Đức thánh Trung và Đức thánh Hạ tương ứng với các vị Quan đệ nhị và Quan đệ tứ trong ban Công đồng Tứ phủ.
Để lý giải sự khác biệt của sự tích này cần nhắc lại bản chất cuộc chiến Hùng Thục thời vua cha Bát Hải Động Đình. Đây là cuộc chiến tranh giành vương vị của ông Khải – Lạc Long Quân với ông Ích sau khi Đại Vũ – Kinh Dương Vương mất. Ích cũng là Ất, là số 2 trong thập can (Giáp, Ất…). Địa bàn gốc của tộc người theo Bá Ích là vùng cựu đô Ngàn Hống ở châu Hoan từ thời Hoàng Đế – Đế Minh. Vì thế thần tích về Đức thánh Cả ở Thái Bình đã kể thành Hùng Vương thứ sáu (Hùng Lục Vương hay Lạc Vương) đánh giặc Ân ở Hoan Ái. Ân hay ơn là số 2. Ái cũng là từ biến âm của Ích – Ất. Trong các thần tích về Trung Thành phổ tế đại vương gọi là dẹp giặc ở Hồng Châu.
Phủ Ứng Thiên là nơi tập trung các vị thủy thần thời Hùng Vương. Vị thánh Cả là Lạc Long Quân, đức Vĩnh Công Bát Hải, vua cha của Thoải phủ. Còn 5 vị thủy thần khác là Ngũ vị tôn quan, làm nên ban Công đồng, là một triều đình đầy đủ, khởi đầu lịch sử người Việt.
Khúc sông Đáy ở cửa đền Hữu Vĩnh.