Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu Flags_1



    Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu Empty Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu

    Bài gửi by Admin 6/10/2017, 2:21 pm

    Bách Việt trùng cửu – http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2688

    Lời tiếm bình Việt Điện u linh của tiến sĩ thời Lê là Cao Huy Diệu chép “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”…
    Câu đối ở chính điện đền thờ Thánh Dóng tại làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội):
    神威古及今文郎國四最靈之右
    壯烈南而北武寧部一大定之功
    Thần uy cổ cập kim, Văn Lang quốc tứ tối linh chi hữu
    Tráng liệt Nam nhi Bắc, Vũ Ninh bộ nhất đại định chi công.
    Dịch:
    Oai thần từ trước tới nay, nước Văn Lang tứ linh chưng giúp
    Oanh liệt trong Nam ngoài Bắc, bộ Vũ Ninh nhất định đây công.
    Câu đối này cho biết Phù Đổng thiên vương là một trong Tứ linh của nước Văn Lang. Đây là ghi chép thứ 2 ít ỏi về bộ Tứ linh thần nước Nam còn lưu lại tới nay. Phù Đổng thiên vương là 1 trong Tứ linh chứ không phải trong bộ Tứ bất tử. Ở các nơi thờ Thánh Dóng đều không hề có tư liệu cổ nào nói Thánh Dóng là thần bất tử.


    Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu P1060322

    Thủy đình ở đền Phù Đổng.

    Câu hát phường Ải Lao trong lễ hội Phù Đổng:
    Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
    Ân sai hai tám tướng cường nữ Nhung
    Xâm cương cậy thế khoe hùng
    Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.
    Vào ngày lễ hội này 28 cô gái trẻ đóng làm 28 tướng Ân, đối địch với Thánh Dóng. Thông tin từ sự tích của làng Phù Đổng hoàn toàn phù hợp với thời Ân Thương. Thời kỳ này nhà Ân còn đang trong giai đoạn chế độ mẫu hệ. Phụ nữ làm tướng chỉ huy quân đội nhà Ân điển hình như trường hợp nữ tướng Phụ Hảo dưới thời Ân Vũ Đinh đã cầm quân đánh nước Quỷ Phương.


    Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu Phuong-dong-thoi-an

    Một chiếc phương di đồng thời Ân Thương có minh văn tìm thấy ở Việt Nam.

    Sự xuất hiện của phường hát Ải Lao trong lễ hội Phù Đổng đánh đố các nhà nghiên cứu, vì không ai hiểu Thánh Dóng đánh giặc Ân thì liên quan gì tới nước Lào hay nước Chăm ở đây. Ý kiến cho rằng đây là phường hát do Lào hoặc Chăm cống tiến xem ra không hợp lý vì cần biết rằng các bố trí, lễ tục trong hội Phù Đổng đều mang tính biểu trưng rất cao. Không thể có chuyện cả một “đạo quân” lớn của Thánh Dóng trong lễ hội lại chỉ là hàng “nhập khẩu” để hát cho hay.
    “Đạo quân” Ải Lao là biểu tượng hoàn toàn xác thực cho quá khứ lịch sử khi nhận ra rằng Ai Lao Di là tộc người ở Vân Nam, Quý Châu. Ai Lao thiết Âu, là phần đất Âu trong nước Âu – Lạc đã cùng tham gia với Thánh Dóng đánh giặc Ân. Biểu tượng của phường Ải Lao là ông Hổ. Hổ cũng là con vật thiêng được người Ai Lao Di ở Vân Nam Quý Châu thờ.
    Đền Thượng ở xã Phù Linh, Sóc Sơn, nơi tương truyền Thánh Dóng cởi áo giáp bay lên trời trong hậu cung có 7 bức tượng thờ. Có tài liệu chép rằng 7 bức tượng này là gồm: Phù Đổng Thiên Vương, Vu Điền Quốc Vương, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Nữ Oa Bộ Thiên, Na Tra Thiên Tử, Tả Xiên Xiên Lực Sĩ, Hữu Vạn Vạn Tinh Binh.
    Vu Điền quốc vương phải chăng là vua đất Điền? Điền quốc là một nước từng tồn tại ở vùng Vân Nam, chính của người Ai Lao Di hay Di Lão xưa.
    Đặc biệt tư liệu trên nói tới Na Tra thiên tử. Na Tra là nhân vật được biết đến trong truyện Phong Thần, là nhân vật đã theo Khương Thái Công và Chu Vũ Vương diệt Trụ.
    Phù Đổng Thiên Vương sự tích diễn âm cũng chép lời của Thánh Dóng:
    Vốn ta nay thái tử Na Tra
    Vị Hùng Vương loạn quốc gia
    Khâm sai đế mệnh dẹp trừ Ân binh.
    Na Tra cùng với Thánh Dóng đánh giặc Ân. Vậy đây phải là cuộc chiến lịch sử của Trung Hoa khi nhà Chu diệt Ân Trụ Vương.
    Thần tích đền Phù Đổng có đoạn:
    Thiên Vương thao trận khiến quan quân giặc Ân toán loạn, bèn giết Ân Vương ở dưới Chu Sơn…
    Thiên vương đánh tan giặc Ân, vứt tre trên ruộng tại xã Nghiêm Xá, huyện Quế Dương. Tre ở đây sau này rất xanh tốt, có thần miếu gọi là miếu Tam Giang đại vương.
    Làng Nghiêm Xá nay ở thị trấn Phố Mới (Quế Võ, Băc Ninh) là nơi thờ đức thánh Tam Giang. Đức thánh là người ở xứ Ngõ Đông, thôn Đống Cải. Cha mẹ sinh được hai anh em… Khi hai người đang đập đất trên đồng thấy Thánh Dóng đuổi giặc chạy qua liền vác vồ đi theo và lập công lớn…
    Ta chú ý tên thánh là Tam Giang đại vương.
    Cùng với làng Phù Đổng mở hội còn có làng Lệ Chi Nam (Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội). Hội ở làng Lệ Chi Nam gọi là hội Phù Dóng. Theo thần tích thì làng Lệ Chi Nam thờ một vị tướng quân thời Hùng Vương tên là Bùi Duy Trí. Ông là người giỏi võ nghệ nên được vua cho chỉ huy một đạo quân lớn. Khi giặc Ân kéo quân vào chiếm đất Châu Sơn thuộc bộ Vũ Ninh vua Hùng phong cho Bùi tướng công chức Đô Thống, thống lĩnh đại quân đi đánh giặc Ân. Sau nhiều trận đánh ác liệt, quân của vị tướng họ Bùi vẫn không thắng nổi quân giặc hung ác… Khi Thánh Dóng ra trận, tướng Đô Thống cho tập trung tất cả binh mã tại làng Lệ Chi rồi tiến về phía núi Châu Sơn cùng Phù Đổng tham chiến… Sau khi mất vị tướng này được phong là Tam Giang đại vương, hiệu Châu Đô Thống.
    Các thần tích trên đã cho những cái tên quan trọng trong chuyện này là Châu Đô Thống, Châu Sơn và Tam Giang. Châu đây là chỉ nhà Châu hay Chu, triều đại đã đánh diệt nhà Ân. Châu Đô Thống nghĩa là tướng thống lĩnh quân đội nhà Chu. Châu Sơn ở bộ Vũ Ninh ghép thành Chu Vũ Vương. Cơ Phát trước khi lên ngôi thiên tử có tên là Ninh Vương. Nhân danh Châu Đô Thống và địa danh Châu Sơn chính là tên gọi của nhà Chu còn lưu lại mãi tới ngày nay trong truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương.
    Tam Giang ở đây là vùng đất của nhà Chu vì khi Tần Thủy Hoàng lập quận huyện đã lấy đất của Đông Chu lập thành quận Tam Xuyên. Tam Xuyên = Tam Giang. Tam Giang là nơi 3 con sông lớn hội tụ Đà, Lô, Thao tại ngã ba Việt Trì. Tam Giang xưa chỉ vùng Bắc Bộ Việt, là phần Lạc trong nước Âu – Lạc.
    Như thế trong truyền thuyết về Phù Đổng thiên vương có đủ Ải Lao – Tam Giang hay Âu – Lạc, là 2 khu vực khởi phát chính của nhà Châu – Chu khi Ninh Vương Cơ Phát phát động các chư hầu làm cuộc tổng tấn công Trụ vương.
    Câu đối ở đình Chi Nam (Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội):
    鐵馬出神威朱粵山頭天古頌
    金旗揚將略白騰海口萬年聲
    Thiết mã xuất thần uy, Chu Việt sơn đầu thiên cổ tụng
    Kim kỳ dương tướng lược, Bạch Đằng hải khẩu vạn niên thanh.
    Dịch:
    Ngựa sắt tỏ thần oai, đầu non Chu Việt khen ngàn thủa
    Cờ vàng nêu mưu tướng, cửa biển Bạch Đằng vọng vạn năm.
    “Chu Việt sơn đầu” ở đây nói tới núi Chu – Châu Sơn, là nơi Châu Đô Thống đánh giặc Ân. Núi Châu Sơn là ngọn núi đã được kể trong Truyện Giếng Việt của Lĩnh Nam chích quái, nơi vua Ân tử trận, có miếu thờ, cột đá buộc ngựa… Cuộc chiến mà vua Ân tử trận thì chỉ có cuộc chiến của Vũ Vương Cơ Phát nhà Chu dẹp Trụ Vương mà thôi.


    Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu Img_0043

    Núi Châu Sơn nhìn từ hồ Phùng Dị.

    Núi Châu Sơn ở Vũ Ninh rất có thể như vậy là nơi hội quân ban đầu của Vũ Vương trong cuộc chiến phạt Ân Trụ Vương, đánh dấu sự thay đổi triều đại Trung Hoa từ Thương sang Chu. Nhà Chu được gọi chính xác trong câu đối trên là Chu Việt. Người đời sau không hiểu gọi thành núi Trâu Sơn, mất đi danh hiệu gốc của quốc gia thời Văn Lang – Âu Lạc trong đị danh này.
    Câu đối khác ở đền Sóc Sơn:
    天上降神鐵馬鐵韉朱粵動
    水中顯聖金鎗金甲太原寒
    Thiên thượng giáng thần, thiết mã thiết tiên Chu Việt động
    Thủy trung hiển thánh, kim thương kim giáp Thái Nguyên hàn.
    Dịch:
    Thần xuống từ trời, ngựa sắt yên đồng rung Chu Việt
    Thánh tỏ trong nước, giáo vàng giáp bạc lạnh Thái Nguyên.
    Một lần nữa lại có cụm từ Chu Việt. Chu Việt chỉ rõ quốc danh nước Việt thời Thánh Dóng là Chu. Nước Văn Lang của Vũ Vương nhà Chu (Vũ Ninh) ban đầu như vậy gồm 2 phần Âu và Lạc, được gọi trong truyền tích Phù Đổng Thiên Vương là Ải Lao và Tam Giang.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu Empty Re: Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu

    Bài gửi by Admin 7/10/2017, 11:39 am

    Góp ý của Văn Nhân :

    Trong 18 đời Hùng vương có 2 đời là vua nhà Châu của Thiên hạ .
    Thông tin khá rõ ràng nhưng không hiểu sao người đời sau mãi không nhận ra , đó là 2 đời :
    Hùng Chiêu vương – Quốc tiên lang và Hùng Ninh vương – Thừa Văn lang .
    Hùng vương thập bát chi thế truyền là thiên cổ sử Thiên hạ được ghi chép bởi chi Lạc Việt tức chi Việt Nước (phương Nam) . Hùng phả gọi đời vương là viết theo ngôn ngữ chung của Thiên hạ bên cạnh lại có Lang là theo phương ngữ chi Lạc Việt .


    *Hùng Chiêu vương – Quốc Tiên lang ;,
    Chiêu cũng là Châu hay Chu là triều đại sau cùng của Tam đại Hạ Thương Châu trong cổ sử Trung Hoa . Hùng là Hữu Hùng quốc tức nước của dòng họ Hùng do đế Hoàng hay vua màu Vàng sáng lập . Đế Hoàng sử của chi Lạc Việt gọi là đế Minh . Theo đúng quy tắc của Dịch học vua là đế Hoàng – màu Vàng thì đất chỉ có thể là Giao chỉ – chỗ Giữa vì Vàng là sắc của Trung tâm trong Ngũ sắc .
    Quốc Tiên lang nghĩa là vua đầu hay vị vua đã lập nên quốc gia , nước cũng là triều đại , theo sử Trung Hoa đó là nước hay triều của Văn vương sau là Châu – Chiêu Văn vương , tư liệu của chi Lạc Việt gọi Văn vương là Văn lang và Văn Lang trở thành 1 quốc hiệu .


    * Hùng Ninh vương – Thừa Văn lang .
    Ninh vương là tước hiệu của ông Cơ Phát trước khi lên ngôi vua nhà Châu . Vũ Ninh chính là Ninh vương , Vũ chỉ là kí âm của từ Vua tiếng Việt . Bộ Vũ ninh ở đây chỉ phần đất phía Tây do vua Ninh hay Ninh vương cai quản. Trong văn minh cổ Việt thì Bộ cũng nghĩa là quốc , theo truyền thuyết 9 chúa tranh vua thì 9 xứ họp thành Bộ , Bộ do vua đứng đầu , nhiều tư liệu Việt xưa cũng gọi vua là Bộ chủ .
    Thừa Văn lang nghĩa là …kế ngôi của Văn Lang tức Văn vương cũng là Châu Văn vương . chính Ninh vương mới là người lập nên nhà Châu của Thiên hạ được sử gọi là Châu Vũ vương và ông sau khi lên ngôi đã thiên đô từ đất Phong về đất Cảo – Cửu ở phía Tây . Phong chính là miền Phong châu kinh đô vua Hùng trong Tư liệu lịch sử Việt . Sử thuyết Hùng việt cho bộ Vũ Nunh chính là Côn Minh ngày nay , Côn chính xác là Cun – Khun nghĩa là vua – chúa trong ngôn ngữ Ải lào tức Ai Lao di , Minh chính xác là Ninh Dịch tượng chỉ phía Tây (không thay đổi) . Người Tàu đã cố ý tráo đổi để xóa những thông tin địa lí mang trong danh xưng ; Cun Ninh > Côn Minh ngược lại Nam Minh nghĩa là thủ phủ phía Nam thì họ tráo thành Nam Ninh không nghĩa …
    Đã mấy ngàn năm rồi nhưng vết tích triều đại đã tạo nên nền nếp văn minh Trung Hoa vẫn coǹ đầy dãy trên đất Việt , mong sao có nhiều thêm Bách Việt trùng cửu nữa để cơ đồ họ Hùng không còn bị mãi chôn vùi .

      Hôm nay: 22/11/2024, 5:00 pm