Vo Van Quang – Thành phố Hồ Chí Minh
đăng lại từ https://www.facebook.com/van.laoshi/posts/10156187169812206
(Link bài của: Viên Đằng Phi 袁腾飞, Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh) – (Bài đã đăng trong web-blog) .
Lời bàn VVQ:
Bỏ ra 10 năm để lai rai với Hán Ngữ, đi phượt một mình vòng quanh Trung Hoa vạn dặm… từ cực Nam lên cực Bắc, cực Tây Bắc xứ Hồi, Tân Cương… vòng về Tây tạng nhập thiền các Tu viện ngắm núi thần Mai Lý trên dòng Lan Thương và chiêm bái đỉnh Gống Ga 7500 mét… theo dấu chân của lão nghệ sỹ Phạm Khắc trong trường thiên Ký sự Mê Kông, rồi sau này sang kết bạn với Mục dân Mông Cổ… hay những chuyến lữ hành miễn phí của anh học trò giám đốc lữ hành ở Hà Nội làm du lịch bất đắt dĩ từ Bắc Kinh xuống Thượng Hải Tô Hàng, về Thẩm Quyến, tắm 36 kiểu ở Nam Ninh, sưu tầm hàng chục bài dân ca các vùng từ Tình ca Khang Định, Tây Hải, Phổ Đà La, Trác Mã cho đến A Lý Sơn…(và nhiều chuyện khác). Cho nên, cũng tạm am hiểu về cái thứ ngôn ngữ phổ biến nhất nhì thế giới (Mandarin) cũng như các vùng thuộc Altai mà TQ gọi là Rợ Hồ, để rồi xem bài viết này vị giáo sư Bắc Kinh bạch hoá rằng cái tiếng Phổ Thông ấy (đối với người TQ thật ra bị gọi nhục) là Mãn Đại Nhân 满大人 (Mãn Châu – Mãn Thanh) và vị học giả này chứng minh cho thiên hạ (kể cả những tay cuồng Đại Hán ở nước Việt như Trương Thái Du) thấy rằng Việt Ngữ (Quảng Đông, miền Lĩnh Nam) mới đích thị là Hán Ngữ Cổ Đại (!) cũng may bọn nhà quê học thật tụi mình (như là bác Nguyễn Vũ Tuấn Anh, anh Hoàng Triệu Hải) cho đến gốc bự như đại ca Đỗ Ngọc Thành ở tận Sacramento (làu bàu gần hết các thứ Bách Việt cổ) biết rằng tiếng Hán cổ hay thơ Đường đọc bằng âm Việt thì mới làu. Lâu lâu rãnh rãnh như Tết rồi mình thì phiên âm vài chữ từ Việt Nôm ĐNÁ bằng Thuyết Văn Giải Tự sang âm Hán mới, để rồi trêu ngươi tiếng Bắc Kinh… bật mí hàng trăm cổ tự Việt gốc, mà cũng rất nhiều bị chặt đẽo qua thời gian nhất là đợt Simplified hóa bởi lãnh tụ họ Mao hồi thập niên ’60.
Tiếng Việt (cổ Hán ngữ) theo Âm Dương Luật đã bị bẻ quặt sang đơn âm tiết, nhất là các cặp từ láy Việt, bị Hán (Altai) hoá thành các cặp song từ vô tính (từ phổ biến như Cám Ơn, Đa Tạ, Tó Chè… bị biến thành Xiè Xiè… và hàng trăm ví dụ như thế). Không khác mấy quá trình ‘cải cách’ của Mr. Buồi ở xứ Giao Chỉ thế kỷ 21 này…
– Với Hán Ngữ ngày nay đừng hòng đọc và viết môn ‘Chính Tả’ và muốn nói chuyện thì viết ra giấy, coi chừng nhầm… Phát âm rồi đoán chữ… như vi giáo sư này giải thích hàng chục lần trong bài viết, rằng đã bị Hồ hoá, Rợ hoá, Altai hóa, không chỉ một lần, mà nhiều lần: Khiết Đan, Liêu, Kim, Nguyên, Mãn… như vậy có phải tội nghiệp cho tiếng Phổ thông Quan Thoại (≠Mandarin) không vì phải mang danh mà hãy còn bao nhiêu % là Hán Ngữ gốc (?)
– Ở cuối bài viết, mình chỉ xin phép đính chính một chút thôi, nguyên ngữ của khái niệm Quan Thoại (Tiếng Quan) xuất xứ từ Nam Kinh chứ hổng phải Bắc Kinh, và hơi khác với ý nghĩa của Mãn Đại Nhân, vì nhiều người (phương Tây) hay dịch nhầm Mandarin là Quan Thoại cũng như dịch nhầm Trung Hoa là China vậy (ha ha, China là Tần-Quốc các cụ ạh).
– Số phận của ngôn ngữ người Mãn Thanh cũng bi đát lắm. Hiện nay khắp vùng Mãn Châu ở Đông Bắc không còn tồn tại ngôn ngữ gốc Mãn Thanh nữa (Manzhouli). Duy chỉ có một cộng đồng rất nhỏ nói được tiếng Mãn mẹ đẻ lại di dân sinh sống ở tận miệt Tân Cương biên giới Kazaghstan túc vùng sông Y Lí (Yining).
– Thích nhất, và khoa học rất luôn, là vị giáo sư người Bắc Kinh này chứng minh Hán Ngữ gốc (Tần Ngữ – Chinese) vẫn còn tồn tại ở miền Lĩnh Nam, và gọi tiếng Quảng Đông là Việt Ngữ với mình thì không ngạc nhiên nhưng nhiều học giả Việt Nam và Phương Tây sẽ giật mình khi nghe rằng tiếng Phúc Kiến, Hakka, Quảng Đông là gốc Việt Ngữ… và cũng là Hán Ngữ gốc (miền Lĩnh Nam suốt nghìn năm qua có ai bảo là Hán?). Mà nhắc tới Lĩnh Nam thì nhắc đến Hai Bà Trưng chứ còn gì, mình còn giữ tấm hình chụp tác phẩm Ngựa Đúc bởi Mã Viện khi cướp Trống Đồng của Lĩnh Nam (Đông Sơn)… Rồi còn phải nói về Lĩnh Nam Chích Quái tức nguồn tư liệu của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư về kỷ Hồng Bàng… Nếu ai bảo chuyện Lĩnh Nam là hoang đường thì đi tìm ông Chu Đệ hỏi ông ta đã cho lính sang Đại Việt đốt bao nhiêu quyển sách sử. Lại còn bắt KTS Nguyễn An (cùng gần 2 vạn thợ thủ công Việt) qua xây Tử Cấm Thành thành Bắc Kinh, để cho cả thế giới chiêm ngưỡng đến tận ngày nay…
……………
(*) Trân trọng cám ơn ngài Viên Đằng Phi 袁腾飞, Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh
(*) Hình Con Ngựa do Mã Viện đúc từ Trống Đồng thì vẫn còn, ai qua Cam Túc mình chỉ đến chỗ mà xem (hình bản quyền) – biết đúc tượng mà hổng biết luyện kim.
đăng lại từ https://www.facebook.com/van.laoshi/posts/10156187169812206
(Link bài của: Viên Đằng Phi 袁腾飞, Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh) – (Bài đã đăng trong web-blog) .
Lời bàn VVQ:
Bỏ ra 10 năm để lai rai với Hán Ngữ, đi phượt một mình vòng quanh Trung Hoa vạn dặm… từ cực Nam lên cực Bắc, cực Tây Bắc xứ Hồi, Tân Cương… vòng về Tây tạng nhập thiền các Tu viện ngắm núi thần Mai Lý trên dòng Lan Thương và chiêm bái đỉnh Gống Ga 7500 mét… theo dấu chân của lão nghệ sỹ Phạm Khắc trong trường thiên Ký sự Mê Kông, rồi sau này sang kết bạn với Mục dân Mông Cổ… hay những chuyến lữ hành miễn phí của anh học trò giám đốc lữ hành ở Hà Nội làm du lịch bất đắt dĩ từ Bắc Kinh xuống Thượng Hải Tô Hàng, về Thẩm Quyến, tắm 36 kiểu ở Nam Ninh, sưu tầm hàng chục bài dân ca các vùng từ Tình ca Khang Định, Tây Hải, Phổ Đà La, Trác Mã cho đến A Lý Sơn…(và nhiều chuyện khác). Cho nên, cũng tạm am hiểu về cái thứ ngôn ngữ phổ biến nhất nhì thế giới (Mandarin) cũng như các vùng thuộc Altai mà TQ gọi là Rợ Hồ, để rồi xem bài viết này vị giáo sư Bắc Kinh bạch hoá rằng cái tiếng Phổ Thông ấy (đối với người TQ thật ra bị gọi nhục) là Mãn Đại Nhân 满大人 (Mãn Châu – Mãn Thanh) và vị học giả này chứng minh cho thiên hạ (kể cả những tay cuồng Đại Hán ở nước Việt như Trương Thái Du) thấy rằng Việt Ngữ (Quảng Đông, miền Lĩnh Nam) mới đích thị là Hán Ngữ Cổ Đại (!) cũng may bọn nhà quê học thật tụi mình (như là bác Nguyễn Vũ Tuấn Anh, anh Hoàng Triệu Hải) cho đến gốc bự như đại ca Đỗ Ngọc Thành ở tận Sacramento (làu bàu gần hết các thứ Bách Việt cổ) biết rằng tiếng Hán cổ hay thơ Đường đọc bằng âm Việt thì mới làu. Lâu lâu rãnh rãnh như Tết rồi mình thì phiên âm vài chữ từ Việt Nôm ĐNÁ bằng Thuyết Văn Giải Tự sang âm Hán mới, để rồi trêu ngươi tiếng Bắc Kinh… bật mí hàng trăm cổ tự Việt gốc, mà cũng rất nhiều bị chặt đẽo qua thời gian nhất là đợt Simplified hóa bởi lãnh tụ họ Mao hồi thập niên ’60.
Tiếng Việt (cổ Hán ngữ) theo Âm Dương Luật đã bị bẻ quặt sang đơn âm tiết, nhất là các cặp từ láy Việt, bị Hán (Altai) hoá thành các cặp song từ vô tính (từ phổ biến như Cám Ơn, Đa Tạ, Tó Chè… bị biến thành Xiè Xiè… và hàng trăm ví dụ như thế). Không khác mấy quá trình ‘cải cách’ của Mr. Buồi ở xứ Giao Chỉ thế kỷ 21 này…
– Với Hán Ngữ ngày nay đừng hòng đọc và viết môn ‘Chính Tả’ và muốn nói chuyện thì viết ra giấy, coi chừng nhầm… Phát âm rồi đoán chữ… như vi giáo sư này giải thích hàng chục lần trong bài viết, rằng đã bị Hồ hoá, Rợ hoá, Altai hóa, không chỉ một lần, mà nhiều lần: Khiết Đan, Liêu, Kim, Nguyên, Mãn… như vậy có phải tội nghiệp cho tiếng Phổ thông Quan Thoại (≠Mandarin) không vì phải mang danh mà hãy còn bao nhiêu % là Hán Ngữ gốc (?)
– Ở cuối bài viết, mình chỉ xin phép đính chính một chút thôi, nguyên ngữ của khái niệm Quan Thoại (Tiếng Quan) xuất xứ từ Nam Kinh chứ hổng phải Bắc Kinh, và hơi khác với ý nghĩa của Mãn Đại Nhân, vì nhiều người (phương Tây) hay dịch nhầm Mandarin là Quan Thoại cũng như dịch nhầm Trung Hoa là China vậy (ha ha, China là Tần-Quốc các cụ ạh).
– Số phận của ngôn ngữ người Mãn Thanh cũng bi đát lắm. Hiện nay khắp vùng Mãn Châu ở Đông Bắc không còn tồn tại ngôn ngữ gốc Mãn Thanh nữa (Manzhouli). Duy chỉ có một cộng đồng rất nhỏ nói được tiếng Mãn mẹ đẻ lại di dân sinh sống ở tận miệt Tân Cương biên giới Kazaghstan túc vùng sông Y Lí (Yining).
– Thích nhất, và khoa học rất luôn, là vị giáo sư người Bắc Kinh này chứng minh Hán Ngữ gốc (Tần Ngữ – Chinese) vẫn còn tồn tại ở miền Lĩnh Nam, và gọi tiếng Quảng Đông là Việt Ngữ với mình thì không ngạc nhiên nhưng nhiều học giả Việt Nam và Phương Tây sẽ giật mình khi nghe rằng tiếng Phúc Kiến, Hakka, Quảng Đông là gốc Việt Ngữ… và cũng là Hán Ngữ gốc (miền Lĩnh Nam suốt nghìn năm qua có ai bảo là Hán?). Mà nhắc tới Lĩnh Nam thì nhắc đến Hai Bà Trưng chứ còn gì, mình còn giữ tấm hình chụp tác phẩm Ngựa Đúc bởi Mã Viện khi cướp Trống Đồng của Lĩnh Nam (Đông Sơn)… Rồi còn phải nói về Lĩnh Nam Chích Quái tức nguồn tư liệu của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư về kỷ Hồng Bàng… Nếu ai bảo chuyện Lĩnh Nam là hoang đường thì đi tìm ông Chu Đệ hỏi ông ta đã cho lính sang Đại Việt đốt bao nhiêu quyển sách sử. Lại còn bắt KTS Nguyễn An (cùng gần 2 vạn thợ thủ công Việt) qua xây Tử Cấm Thành thành Bắc Kinh, để cho cả thế giới chiêm ngưỡng đến tận ngày nay…
……………
(*) Trân trọng cám ơn ngài Viên Đằng Phi 袁腾飞, Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh
(*) Hình Con Ngựa do Mã Viện đúc từ Trống Đồng thì vẫn còn, ai qua Cam Túc mình chỉ đến chỗ mà xem (hình bản quyền) – biết đúc tượng mà hổng biết luyện kim.