Ở Qúy châu khảo cổ học mới khám phá ra nền văn minh Kẻ Lạc khoảng 300 năm TCN , điều đặc biệt là cư dân vùng núi non rất sâu trong lục địa lại mang dấu ấn văn hóa của tộc người nói tiếng Nam đảo tức chung ngữ hệ với người Chàm và Mã lai - Indonesia .
Tư liệu lịch sử cổ xưa để lại 2 điều lạ :
- Sư khẳng định .... “Qúy châu bản Tây Âu Lạc Việt chi địa “...
- Qúy châu là lãnh thổ nước Dạ lang thiên niên kỉ thứ I trước công nguyên .
Giới sử học Việt ...chữ tác đánh chữ tộ nước Dạ lang thành ra động Dã năng , có nước Dạ lang ắt có Dạ lang vương ...sử việt chép thành Lí thiên Bảo chiếm Cửu chân xưng là ...Đào lang vương , Điền trì là cái ao Điền – nước Điền thì hóa ra hồ Điển triệt không biết đâu mà lần ..., Cửu chân cũng chỉ là tam sao thất bản của Cùi chu – Qúy châu mà thôi ;mà cũng chẳng có nước nào là Dạ lang cả , ta biết do tranh nhau thừa kế ngôi vua của ông Đại vũ ; ông Khải và ông Bá Ích đã uýnh nhau kết qủa là con dân Đại vũ phân thành người Hoa hạ theo ông Khải chiến thắng sống ở đất ‘phồn hoa đô hội’, còn người Di hạ theo ông bá Ích thua phải rời khỏi đất ‘ chỗ giữa – Giao chỉ’ lưu vong đến miền Kì sơn nay là Qúy châu , phép phiên thiết Hán văn chỉ ta : di hạ thiết Dạ ...thì ra Dạ lang là nước của người Di Hạ vua là Di hạ lang thuộc dòng giống ông bá Ích xưa .
Phân li vài trăm năm sau cùng Di Hạ cũng quy phục trở thành phiên quốc của triều Hạ , thủ lãnh nước này đời nhà Thương Ân không ai khác là Vương Qúy cha của Cơ Xương , xét mặt chữ nghĩa thì không thể chối bỏ điều này , Cơ Xương ông tổ của nền Dịch học ‘có chữ’ bị Trụ vương vô cớ... bỏ tù nhưng sau không những thả ra mà còn phong chức Tây bá tức bá chủ miền Tây của Thiên hạ , Sử thuyết Hùng Việt cho đại bản doanh của Tây bá hầu chính là vùng Vạn gia bá ở Quảng Tây ngày nay , 1000 năm trước công nguyên thì vạn hộ tức 5 – 6 mươi ngàn người là con số rất lớn có lẽ chỉ Tây bá hầu mới có thể có .
Trụ vương ... thực ra không có ông vua nào tên là Trụ , Trụ chỉ là biến âm của chủ – chúa tiếng Việt , Chậu tiếng Thái – Lào tức ông vua thế thôi . Trụ chết mê chết mệt với nàng Đắc kỉ chẳng kể gì đến nước với non ....ông Cơ xương lẳng lặng xây dựng ‘miền Tây’ thành quốc gia của nhà Châu – chiêu – chiều ; miền Qúy châu và Quảng Tây sẵn là đất của mình , đầu tiên Cơ Xương đánh chiếm nước Mật tu , thực ra Mật tu chỉ là kí âm Hán văn nói ngọng của 2 từ ‘mặt Tây’ tiếng Việt , mặt tây nay chính là miền Vân Nam ngày nay , thêm bước nữa ông đánh nước Sùng của Bắc bá Hầu sử gọi là Sùng hầu Hổ rồi gom tất cả thành raTrung quốc của Thiên hạ nhà Châu về sau (Sùng là Cao nên người Việt còn được gọi là người Cao – keo – cần keo , chùa Sùng Nghiêm tên Nôm là chùa Keo ).
Người miền Qúy Châu – Vân Nam – Quảng Tây Trung quốc xưa gọi là người Ai lao di , ai lao thiết Âu ... thì ra việc thống nhất đất Âu – Ai lao di và nước Sùng của Sùng hầu Hổ lập ra ‘nước phía Tây’ của ông Cơ Xương đã được sử dân gian Việt chép thành ... “bà Âu cơ lấy Sùng Lãm...” (không phải Lạc long quân) , nước Sùng là nước vua Thành Thang tổ nhà Thương phong cho thứ nam , phải chăng đấy chính là nước ...truyền được 5 đời chuá …Ngũ vị tôn ông : là Sùng nghiêm , Sùng Tôn , Sùng Huề , Sùng Quyền , Sùng Cầm trong dã sử Việt và Sùng hầu Hổ chính là Sùng Lãm vua sau cùng đời Sùng Cầm ?. Nước phía Tây – Châu – chiêu – chiều do ông Cơ Xương kiến lập sử Việt gọi là nước Âu – Lạc ? . Dù đã đủ thế và Lực nhưng Cơ Xương vốn nổi tiếng là người có ‘tháng đức’ nên không hành động thí chúa là Trụ vương nhà Thương Ân hơn nữa Cơ xương còn là rể nhà Thương II nên nếu ‘đảo chánh’ chiếm nước chiếm ngôi của dòng bên vợ thì còn ra thể thống gì ...
Cổ sử chép sau khi lập quốc ông Cơ Xương đã lập đô trên đất mới gọi là Phong kinh , truyền thuyết Việt gọi là kinh đô Phong Châu (phải chăng là Phong kinh nhà Châu ?).
Cơ Xương thăng hà con là Cơ Phát kế vị lên ngôi ở Phong Châu , Cơ Phát truyền thuyết Việt gọi là Thục Phán đã kéo quân miền Tây đánh diệt Trụ vương chấm dứt nhà Thương Ân kiến lập triều đại Châu . Cơ Phát – Thục Phán lên ngôi Thiên tử cai quản cả Thiên hạ sử gọi là Châu Vũ vương , ông tôn phong cha Cơ Xương là ông tổ của Triều đại hiệu là Châu Văn vương vì thế mà nước Âu Lạc còn được gọi là nước Văn lang theo nghĩa là nước do Văn vương kiến lập (lang = vương).
Đất nước Âu Lạc - Văn lang được tiền nhân di ngôn cho con cháu đời sau :...Bắc giáp Động đình Hồ , Nam giáp nước Hồ Tôn , Tây giáp Thục và Đông giáp Nam hải ..., đây là di ngôn mà phương hướng và địa danh đã chỉnh sửa theo ‘thời đại’ , nguyên bản Sử thuyết Hùng Việt cho là : ...Bắc giáp Hồ Tân (tên 1 can) , Nam giáp hồ Nam (cái hồ ở phía Nam nay lấy làm tên tỉnh) , Tây giáp Xuyên Thục ( Tứ xuyên) , và Đông giáp Nam hải (tên cũ của Quảng Đông ). Chữ nghĩa rành rành ra thế mà không hiểu sao người Việt có cái thói ...hễ ngoài đất Giao chỉ ra là Tàu hết , biết đâu rằng ...như thế là đã tự nguyện biếu không cho Hán tộc cả 1 nền văn minh kì vĩ mà cha ông đã dày công tạo dựng bao đời , tự mình từ bỏ vị trí chủ nhân mà nhận thân phận chùm gửi về văn hóa...để đến nỗi có kẻ ngu dốt dám huyênh hoang ...không có Hán văn thì không có Việt sử ... thế mới đau chứ .
Xin một chút ngoài lề ; Nam Bắc ngàn trùng ...làm sao lí giải việc khoảng trên dưới 10% người Việt ngày nay có Gen giống Gen người Cao li ?.
Vào đời Thành vương nhà Châu ...Qúy tộc đại thần nhà Thương Ân cũ cầm đầu đám Từ Nhung – Hoài Di nổi loạn bất phục nhà Châu ; Từ Nhung là ngoại tộc người nước Từ - Thương là phụ quốc phía Đông thời nhà Thương II cũ và Hoài di là người di Hạ sống ở vùng sông Hoài khiến ông Châu công phải Đông chinh 3 năm mới dẹp yên , bình định phía Đông xong nhà Châu phong ông Vi tử là Tống công lo việc thờ cúng các vua nhà Thương , ông Cơ tử người hiền thuộc tông thất là Thái sư nhà Ân Thương sau khi truyền thiên Hồng phạm cho Châu Vũ vương thì đem gia đình thân tộc đi khỏi đất nhà Châu về hướng Đông , có tư liệu nói chính ông và con cháu đã lập ra nước Cao li sau này , điều này rất có thể vì theo phép phiên thiết Hán văn thì Cao li thiết cơ . Châu công nhìn xa đã cách li dân thường và qúy tộc nhà Thương II bằng cách bắt tất cả đám qúy tộc đại thần đi ‘kinh tế mới’ ở vùng sau là Lạc ấp , chính đám ngoan dân này đã xây dựng nên đại ấp Lạc làm Đông đô của nhà Châu , Sử thuyết Hùng Việt cho Đông đô - Lạc ấp xưa chính là Đông đô - Hà nội ngày nay , sự tương đồng về Gen chính là do hậu duệ ông Cơ tử và hậu duệ đám ngoan dân (dân ngoan cố) định cư ở đất Lạc xưa .
Dân gốc nhà Châu đời Đường gọi là người KIMI hay Cơ và Mi chính là những người nói tiếng Nam Á và Nam Thái (Austro – Tai) ngày nay . Châu Vũ vương lên làm vua khởi đầu cho việc phong tước kiến địa lập ra Thiên hạ xa gần cả trăm nước chư hầu lớn nhỏ quanh Trung quốc – Văn lang , Gần gũi và quan trọng nhất đối với nhà Châu là nước Lỗ – Lễ của Châu hay Chiêu công Đán (chiêu – chiều chỉ phía Tây) đất đai từ phía Tây Giao chỉ cho đến sông Mê kông nay là nước Lào - Lão biến âm của Lỗ – Lễ , nước Yên – Ôn ( ấm nóng) ở phía Nam Giao chỉ gần Xích đạo là nước của ông Thiệu công Thích (thực ra là Thiêu- đốt ) đời Trần gọi là An Chiêm , nước Tề của ông Khương tử Nha gần hạ lưu sông Mekong hay Khung giang là đất của người Khơ me ngày nay (Khung =Khương) , đặc biệt đất Phan – Phạm (phù nam thiết pham - phan) từ vùng Cam ranh – Phan ranh suôi về Nam ban cho họ Phan con cháu Tất công lại lọt sổ không thấy kê trong các nước chư hầu nhà Châu ( sau có vị trí rất quan trọng trong lịch sử Đông Nam Á ) .
Xin nói thêm 1 chút về tư liệu cổ made in China : ...Chu Nam – Thiệu Nam là 2 miền thơ ca nổi tiếng chép trong kinh Thi do Khổng tử san định thực ra là đất phong của 2 ông Châu – Chu công và Thiệu công , Ngũ kinh hiện có là sách dịch từ ‘ngoại ngữ’ sang Hán văn nên về địa danh và nhân danh khi thì kí âm lúc lại dịch nghĩa tạo ra đống văn bản vô cùng hỗn độn đơn cử :
Ban đầu các học giả (không thật) ấm ớ chuyển ngữ : Người đứng đầu đất phía Tây là Tây lang , Tây lang biến ra Châu – Chu lang . Tương tự người đứng đầu phía nóng – bức là bức - Bắc lang thành ra Thiêu (đốt) lang rồi …Thiệu lang , bước sau các đấng ‘cạo chữ gia’ con nhà Giời (ơi) kí âm thành ra địa danh : Chu Nam – Thiệu Nam , nhưng nhân danh thì lại dịch thành ra 2 ông : Chu công và Thiệu công ..., xin cảnh báo những ai nghiên cứu 4 cái kho hàng gian hàng giả ‘Tứ khố toàn thư’ của Càn long coi chừng có ngày ...phát rồ.
Xem ra ngoài lãnh thổ ‘thừa hưởng’ của nhà Thương Ân ; Bắc (nay) tới Hoàng hà phía Nam (nay) gần như toàn bộ Đông Nam Á lục địa đã nằm trong bản đồ Thiên hạ nhà Châu . Đời Đường – Việt Thường Phong châu đô hộ phủ chính là tiếp tục công việc của ông Tây bá xưa và quan An nam đô hộ làm tiếp công việc của Bắc bá hầu xưa.