Hình trích từ internet
Sử kí Tư mã Thiên - Tần thủy hoàng bản kỉ viết :
Khi Tần thủy hoàng lên ngôi thì :
...Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên, phía tây đến Lâm Thao, Khương Trung, phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc , phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông. Sai dời các nhà hào khí trong thiên hạ đến Hàm Dương tất cả mười hai vạn nhà. ...
Vậy mà :
....Năm thứ 33, Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 31 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn,. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giả, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện. Cấm không được thờ . Sao sáng xuất hiện ở phương tây....
Đoạn sử có vài điểm phải bàn :
Bên trên thì : phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc ..., Miền Bắc hộ giới nghiên cứu hầu như đồng thuận là chỉ xứ Quảng miền Trung Việt nam ngày nay .
Nhưng bên dưới lại chép : Năm thứ 33, Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải.
Khi thủy hoàng lên ngôi thì đất đai phía Nam đã vượt xa đất Lục Lương đến tận miền Trung Việt Nam như thế năm 33 quân Tần chiếm đất nào ?. không lẽ Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải nằm xa nữa về hướng Nam tức trên đất Phù Nam ?.
Nhìn bản đồ thời chiến quốc trên ...Bắc Hoàng hà là lãnh thổ các nước : Triệu – Ngụy – Yên - Tề tức khi Thủy hoàng lên ngôi đã thuộc lãnh thổ của nhà Tần vậy năm 33 ...sai Mông Điềm vượt Hoàng hà chiếm cái gì ?. còn muốn ngụy biện nói Mông Điềm vượt Hà ở phía Tây quãng bắc Thiểm Tây thì xin xem lại bản đồ , trường thành ngăn Hung nô cách Hoàng hà bao xa hỏi lấy đất đâu cho Mông Điềm lập ra 44 huyện ?.
Nếu Sử kí viết đúng thì Bắc Hoàng hà trước năm 33 đời Tần Thủy hoàng là đất của rợ Nhung và chính Mông Điềm mới là người đem miền này nhập vào đất đai Thiên hạ lập thành 44 huyện của nhà Tần , Sử gọi vùng này là đất Hà Nam – phía Nam Hoàng hà đúng theo phương hướng của Dịch học (nay Bắc- Nam lộn ngược).
Nhìn cái bản đồ Chiến quốc quái gở trên lòng không khỏi ‘bùi ngùi’ thương Châu Thiên tử , Trung quốc của vua bé không bằng cái ngón tay trong khi chư hầu to như cả bàn tay , ấm ớ vớ vẩn thế mà cũng lừa đượcThiên hạ mới kỳ ...
Nhiều người đồng ý với quan điểm ...sau khi Mông điềm chết , lợi dụng lúc Thiên hạ lo dồn sức vào cuộc Hán - Sở Tranh hùng , Hung nô đã chiếm lại đất Hà Nam nay là vùng Bắc Hoàng hà , sau khi thắng cuộc Lưu Bang đem quân định chiếm lại Mã ấp phía Tây Bắc tỉnh Sơn Tây ngày nay đã bị 3 đến 4 trăm ngàn kị binh Hung nô vây hãm súyt mất mạng ... từ đấy Hiếu cao tổ bỏ hẳn ý định chiếm miền Bắc Hoàng hà , ngược lại còn phải ve vãn biếu xén quà cáp các Thiền vu Hung nô để xin 2 chữ bình yên .
Xét ra vào đầu thời nhà Hiếu của Lí Bôn – Lưu Bang thiên hạ đã mất phía Bắc Hoàng hà so với đất đai thời Tần nhưng đến thời Hiếu vũ đế – Lí Triệt sau khi bình Nam Việt thu giang sơn về 1 mối đã không chịu để Hung nô chèn ép mà đem quân đánh bại chúng ; hầu như tất cả đất đai của Hung nô phía Bắc Thiên hạ chạy từ Tân cương tới Triều tiên đều bị quan quân của Hiếu Vũ khuất phục thu vào bản đồ . Phía Nam đã mở đường thông thương đến Tây vực ; Nhà Hiếu con cháu Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang rõ ràng đã trở thành 1 đế quốc vô cùng hùng mạnh , Nam Bắc Tây Đông đất đai mênh mông không biết sao mà kể .
Như trong nhiều bài đã viết : nhà Hiếu có truyền thống không phân biệt sắc dân sống trong Thiên hạ , không đối xử phân biệt người chủng Nam Mongoloid hay Mongloid (Bắc) thường gọi là Hung nô – Hồ , nhưng sang thời Vương Mãng nhà Tân thì mọi việc nhanh chóng đổi khác , triều đình nhà Tân phân biệt rõ ràng người họ Hùng và ngoại chủng , Vương Mãng thực hiện chính sách hạ thấp địa vị ngoại tộc không cho ngang bằng với người họ Hùng , chính vì điều này mà lợi dụng lúc cả thiên tai và nhân tai ập tới , xã hội rối loạn cực kì , quốc lực gần như bằng zéro ngoại chủng nổi lên lập bè trộm kết đảng cướp , trong số đó mạnh nhất là đám ‘ Lục lâm thảo khấu’ của rợ Hồ đã nhờ nhà Hiếu mà ‘văn minh hóa’ , nhiều người gọi là đám giặc cỏ tên là Lục lâm theo tên núi mà chúng làm sào huyệt , thực ra Lục là số 6 số của Huyền thiên tức phía màu đen – mun- man , Lâm chỉ là kí âm của lam – nam , Lục lâm chính là là Nam Man nên nghĩa thực ‘ lục lâm thảo khấu’ phải hiểu là đám ‘giặc cỏ Nam man’ .
Đắc thời tướng cướp lên ngôi Hán đế và ‘Lục lâm thảo khấu’ trở thành Hán quân , lịch sử chép rõ ràng như thế không úp mở gì , vậy mà xưa nay cả thiên hạ lầm lẫn Hán với Hoa , Hoa cũng là Hán ... . Không thể nói khác được ... đầu xỏ lục lâm thảo khấu Lưu Huyền (đen) trở thành Canh thủy đế ;can Canh theo Dịch học là can chủ phía Huyền thiên tức phía Nam xưa nay là Bắc , thủy nghĩa là đầu tiên , nước của Canh thủy đế sử gọi là Hãn quốc trước (tiền) ở Thiểm tây và Lưu Tú – Lu Túi đổi đời thành Hán Quan vũ đế , đại hãn của Hãn quốc sau (hậu ) ở Hà Bắc .
Vua Vương Mãng bị giết , nhà Tân bị diệt đồng nghĩa với Thiên hạ sụp đổ , theo đà tiến quân của lũ ‘đầu trâu mặt ngựa’ (mã diện – Viện) lần hồi hơn nửa phần Thiên hạ chìm vào đêm đen khổ ải , năm 39 – 42 chúng kéo đến Giao chỉ đất cội nguồn của Thiên hạ và nền Văn minh phương Đông bắt hết Cừ Súy , tịch thu linh khí tượng trưng cho quyền uy và sự nối kết với tiền nhân họ Hùng , thay đổi luật lệ , đi đến đâu đặt thành quận huyện theo kiểu Hán đến đó ..., ý nghĩa thực của tất cả những việc này là xóa đi cội nguồn tức làm đứt mạch nguồn linh khí truyền từ tổ tiên dòng Hùng bao đời , người Giao chỉ bị hóa thành đám ‘thất Sở thân xơ’, sở – sủy – thủy cũng là Lạc - nác – nước , mất nước nên thân xơ xác tiều tụy , người như cái bóng ma vất vưởng không hồn ...
Chẳng bao lâu Đông Hán lòi mặt rợ (nói cho rõ : Hán là tên riêng tạo ra từ gốc Hãn nghĩa là chúa – vương danh từ chung , nước của Hãn là Hãn quốc tương đương với vương quốc , quân của Hãn là Hãn quân ngày nay gọi là quân đội hoàng gia sau Hãn quốc được sử Tàu cải thành Hán quốc , Hán quân ) , quan lại ra sức vơ vét bóp nặn dân chúng , tham nhũng nhan nhản khắp nơi thậm chí rao bán chức tước công khai ..., dân kêu trời không thấu xã hội đầy căng thẳng trở thành thùng thuốc súng , và việc phải đến ..., 3 anh em họ Trương thủ lãnh đạo Giáo đã lãnh đạo Giáo chúng khởi nghĩa gọi là khởi nghĩa khăn vàng , sử Việt gọi là khởi nghĩa 2 bà Trưng .
Tại kinh đô và miền Hoa Bắc nghĩa quân nhanh chóng thất bại , cả tử trận cả tự sát lên đến 20 -30 vạn người , ở miền Tây Nam thiên hạ nghĩa quân do Triệu quốc Đạt và nữ tướng Triệu thị Trinh lãnh đạo sau 1 thời gian vẫy vùng khiến quân Hán kinh hãi gọi là vua Bà hay Bà vương sau cùng cũng thất bại , thủ lãnh tử trận nhưng nghĩa quân không lùi bước khiến Mã Viện tướng Đông Hán phải cắm mốc phân ranh 2 nước Hán – Trưng ở động Cổ Xâm – Khâm châu nay thuộc Quảng Tây . Nước Trưng có tư liệu lịch sử Việt gọi là nước Lạc Hùng , Sử thuyết Hùng Việt cho là do Sĩ Nhiếp II – người có học tạm nắm quyền cai quản . Không như mô tả của Hán sử , khởi nghĩa Khăn vàng tuy giai đoạn đầu thất bại nhưng giai đoạn sau hoàn toàn thắng lợi , 3 cha con Tôn Kiên – Tôn Sách – Tôn Quyền lập ra nước Đông Ngô của người Bách Việt ở Đông Nam Thiên hạ , phía Tây Khu Đạt tức Triệu quốc Đạt và bà Triệu kiến lập Lâm Ấp tên gọi khác là nước Hùng Lạc tồn tại được 3 năm , cũng trên đất Tây Nam Thiên hạ này chỉ chừng 30 năm sau Lí Thiên Bảo - Lưu Biểu và Lí Phật tử - Lưu Bị kiến lập nước Đông Ngô I .
Thực ra thời mà người Tàu gọi là Tam quốc phải coi là thời Lưỡng quốc kháng Ngụy , 2 nước là Thục – Ngô của người Bách Việt chống lại Ngụy – ngoại là ‘giặc ngoài’ , khởi nghĩa Khăn vàng đã khiến Đông Hán lung lay tận gốc rễ ; đại hãn của Đông Hán biến thành bù nhìn ngồi chứng kiến Đông Hồ - Liêu do Viên Thiệu cầm đầu và Tây Hồ – Tacta do Đổng Trác thống lĩnh đánh nhau , cuối cùng bản thân vua và quyền hành rơi vào tay Tào Tháo , Tào Tháo đem dân dĩ nhiên là người Hán đến vùng nay là An Huy lập đồn điền trồng trọt và đóng đại bản doanh ở đấy , chính vì điều này mà sử Tàu nói Tào Tháo quê ở An Huy . Việc di dân lập đồn điền của Tào tháo đã làm thay đổi chủng tính người An Huy từ Nam mogoloid của dân nhà Thương Ân xưa sang chủng Mongoloid của người Từ Nhung , Tào chỉ là biến âm của Từ cùng với nước Quan là 2 thuộc quốc của nhà Thương Ân . Sau người họ Tào cướp ngôi vua của Đông Hán lập ra nước Tào - Ngụy (Từ – Ngụy ; An huy là đất của nước Ngụy thời Chiến quốc) .
Sơ kết hậu Khởi nghĩa Khăn vàng : dòng Bách Việt giữ được đất Hoa Nam và Đông Nam Á lục địa , Hoa Bắc và đất Rợ cũ ở Hoàng hà rơi vào tay người Hán – Hãn .
Lâm thực ra là Nam chính là đất Nam Giao trong Kinh Thư nay là Quảng Tây , Ất là can thứ 2 bị chép sai thành Ích , quận Ích châu nhà Hiếu nay là Vân Nam , gọi là Lâm ấp – Nam Ất vì ban đầu Khu Liên – Lí Bí lập quốc trên 2 miền đất ấy sau Mãnh Hoạch mới theo về làm cho lãnh thổ Nam Ất mở rộng ra gần trọn Đông Nam Á Lục địa ngày nay . Sử Tàu viết Ngụy - Tấn diệt Thục thực ra là chỉ chiếm được phía Bắc Lâm Ất nay là Tứ Xuyên , mất ‘đầu’ Vân Nam – Quảng Tây nghe lời Sĩ Nhiếp về với Đông Ngô , Tư liệu thời Đông ngô viết phía Nam Giao chỉ là các nước : Minh Đường (thiết mường) , Lâm Ấp và Phù Nam ; phía Nam Giao chỉ chính là miền đất còn lại của nước Nam Ất không rơi vào tay Hãn tộc , chính người Đông Ngô đặt tên cho miền này là An Nam và lập chức ‘An Nam hiệu úy’ để từ Giao chỉ kéo quân đánh dẹp thực ra là thu phục . Tư liệu dân gian gọi là miền đất do Lí Thành con của Lí Thân và Phạm duy Hinh cai quản .
Cuộc chiến ‘ thù trong giặc ngoài’ kéo dài nửa thế kỉ sau cùng cả Thục và Ngô đều bị diệt bởi tay rợ Tấn – Tây Hán (đã thay nước Tào – Ngụy) . Quân Tấn – Tây Hán chỉ bị chặn đứng tại đất Giao chỉ .Truyện Nam chiếu – Lĩnh Nam trích quái cho biết cuộc chiến kháng Ngụy dị chủng chưa bao giờ chấm dứt , cụ thể thủ lãnh Mãnh Hoạch vẫn đánh quân Đông Hán giữ vững phần Tây – Nam Giao chỉ cho đến khi Lí Nam đế (Lí Bí – Lưu Bị – Khu Liên ) lập nước Nam - Ất , (Hán sử gọi là Tây Thục) thì theo về , dù Thục có mất nhưng vùng Tây – Nam giao chỉ vẫn nằm trong tay con cháu Triệu Vũ đế ...quân Tấn không đánh nổi ...phải rút lui (Nam Chiếu truyện) .
Sau khi bị Tấn – tây Hán đánh bại , Thiên hạ họ Hùng nằm dưới móng ngựa của rợ phương Bắc cho đến :
Năm 535 Vũ văn Thái Đại tướng nước Bắc Ngụy gốc người họ Hùng đã đoạt quyền đại Hãn và triều đình Hung nô lập ra nước Tây Ngụy , trên cơ sở nước Tây Ngụy năm 557 Vũ văn Giác con Vũ văn Thái tuyên lập nước sử gọi là Bắc Châu theo khuôn mẫu 1 triều đình ‘Trung hoa’ nhưng phải đợi mãi đến Vũ văn Ung (561-678) diệt Bắc Tề thống nhất Hoa Bắc Vũ văn Ung mới được sử gọi là Châu vũ đế tức chính thức làm vua Thiên hạ .
Bắc Châu vũ đế sử Việt gọi là Đinh Hoàn tức Đinh hoàng cùng có nghĩa là vua phía Tây thiên hạ . Đinh hoàng – Bắc Châu vũ đế đánh dấu thời họ Hùng phục hưng .
Đất đai của Đinh hoàng là cả miền Hoa Bắc , ở Đông Hoa Nam Trần bá Tiên trước làm thứ sử Giao châu thời nhà Lương người Giang Tây lên ngôi vua nhưng sách sử cho Thiên hạ đã có Châu Vũ đế nên chỉ gọi là Trần bá nghĩa là bá chủ phương Đông không được gọi là đế – vương gì cả .
Dương tam Kha – Dương Bình vương thay nhà Đinh lên ngôi chính là nhà Tùy của Dương Kiên trong sử Trung hoa còn sử Việt bỏ sót không có triều Dương mà thay vào đó đoạn sử vớ vẩn Dương thái hậu đem ngôi vua của con trao cho ‘bồ’ là quan thập đạo tướng quân Lê Hoàn lập nên nhà Lê ...tưởng tượng .
Nhà Tùy sử thuyết Hùng Việt gọi là triều Việt Tủy , (Sở >sủy> thủy>Tùy) tuy ngắn ngủi nhưng công trạng rất lớn , Dương Kiên – Dương bình vương tiến quân xuống phương Nam (nay) thu phục1 miền rộng lớn xuống tới tận miền đất xưa nhà Ngô gọi là An – Nam tức miền Trung Việt ngày nay .
Triều Việt Thường – Đường của Lí Uyên thay triều họ Dương .
Nhà Đường Sử thuyết Hùng Việt gọi là Việt Thường thay thế triều Việt Tủy – Tùy đặt ở Giao chỉ 2 đô hộ phủ : Phong châu đô hộ phủ lo việc bảo hộ vùng đất các lãnh chúa người Cơ – Mi phía Tây , An Nam đô hộ phủ lo bảo hộ đất của các lãnh chúa phía Nam Giao chỉ liên kết với Đường quốc .
Thời Hán tộc cai trị đã từng phong cho 1 Lâm ấp vương tước An Nam tướng quân và 1 Phù Nam vương cũng được phong là An Nam tướng quân chứng tỏ An Nam chính là tên từ thời nhà Ngô - Tam quốc của đất Lâm Ấp và Phù Nam về sau .
An Nam chưa bao giờ là tên gọi đất hay nước của người Việt .
Dưới triều Việt Thường – Đường ; Lí thế Dân vì vua anh hùng cái thế của Hùng Việt đã kiến lập 1 Thiên hạ mênh mông hơn cả thời Hiếu Vũ đế , nền văn hóa văn minh rực rỡ trời Đông của thời Đường – Việt Thường nay còn đọng lại trong văn hóa Việt Nam từ câu chữ cho đến cái ăn cái mặc .
Nam chiếu chính xác là Nam Chúa ban đầu được sự tán trợ của nhà Đường hợp nhất lãnh thổ 6 lãnh chúa phía Tây Nhị hà , Bì la Cáp được tôn là ‘đại Chiếu’ , nhà Đường phong là Qui nghĩa vương , đời con Bì la Cáp là Cái lỗ Phong thu phục được Vân Nam và chuyển đại bản doanh về đấy , nhà Đường phong là Vân Nam vương .
Đến thời Đường Minh đế say mê qúi phi họ Dương bỏ bê chính sự , triều đại trở nên hủ hóa xã hội đồi bại , Nam Chiếu bất phục lập ra nước Đại Mường (chép sai thành Mông) đối đầu với vua quan quân nhà Đường .
Đã vậy thời mạt Đường lại nổ ra cuộc nổi dậy Hoàng sào , cả miền Hoa Nam và Giao chỉ đại loạn , Chu Ôn tướng của Hoàng sào trở cờ đầu phục nhà Đường được vua Đường mừng rỡ đặt là là Chu toàn Trung nhưng thực ra ông Chu chỉ trung với cái ngai vàng vua Thiên hạ mà ...muốn chắc chắn bảo vệ được ngai ấy thì tốt nhất là ngồi lên đó...vì vậy mà nhà Đường mất ngôi , Thiên hạ bước qua thời gian ngắn ngủi của vua Chu Ôn tức Ông Chu tiếng Việt thì chia ra làm 3 nước ; Đại Việt – Đại Lí và Đại Tống .
Chính miền Tây – Nam Giao châu là cái gốc cho con cháu họ Hùng quật khởi , thời mạt Đường đến Hậu Lương đã từ đất đó mở rộng ra kiến lập 2 quốc gia trước là Nam Chúa (chép sai thành Nam Chiếu), sau là Đại Việt – Đại Hưng .
Mai Hắc đế tức Nam chúa họ Mai (hắc là sắc tượng trưng cho phương Nam) với sự hiệp trợ của quân Đông Nam Á đã nổi dậy chiếm được Bắc Trung bộ ngày nay từ tay quan lại nhà Đường , sau yếu thế Nam chiếu phải rút về đất Lào nhưng vài chục năm sau từ đất Lào – Phong châu Phùng Hưng - Pi lo co đã tiếp nối nổi lên ở miền Tây Nhĩ hà lập ra nước Nam chúa viết sai thành Nam Chiếu như nói ở trên . Về phía Đông Lưu Ẩn –Lưu Nham con của thứ sử Phong châu Lưu tri Khiêm (lưu tri thiết Lê) đã từ Phong châu kéo quân dẹp yên nạn xứ quân cát cứ thống nhất đất Giao - Quảng năm 917 , đến năm 970 chính thức lập nước Đại Việt kinh đô đặt ở Phiên Ngu nay là Quảng châu .
Các vương họ Lê nước Đại Việt còn được gọi là Ngô vương vì định đô ở thành Phiên Ngu ,tổng cộng Ngô vương truyền được 5 đời thì bị nước Tống chiếm mất đất phía Đông , Quan Điện tiền chỉ huy sứ họ Lí lúc này đang giữ chức Đinh bộ lĩnh tức Tĩnh hải quân tiết độ sứ phải gỉa xưng họ Lê kiến lập triều đình Đại Việt – Đại Hưng phía Tây trên đất Giao chỉ tiếp nối vương quyền , sử Việt chép là Đinh bộ lĩnh vua nước Đại Cồ Việt .
Nước Đại Lí của họ Đoàn là hậu thân của Nam chiếu nhưng lãnh thổ chỉ còn Vân Nam tức miền Bắc lãnh thổ Đại Mường thời Cái Lỗ Phong trước đây, phần phía Nam tức đất Tây Nhị Hà khởi phát của Nam Chiếu đã nhập vào Đinh bộ của Đại Việt từ năm 930 .
Đại Tống là nước do Triệu Khuông Dận đoạt ngôi nhà Hậu Chu ở Hoa Bắc lập ra .
Mông - Thát là đám giặc cực kì hung hãn đã gây kinh hoàng từ Á sang đến trời Âu xua quân tràn chiếm Đại Lí và Đại Tống nhưng cả 3 lần tiến công Đại Việt thời nhà Trần đều bị Đại Việt đánh bại phải ôm đầu máu tháo chạy nhục nhã ..., ở các nước Đông nam Á khác cũng vậy , từ Miến điện tới Indonesia ngày nay ...chỉ sau 1 thời gian chiếm đóng là Mông cổ đành phải ... chạy , hoàn toàn đúng khi coi Đông Nam Á là nơi chôn vùi tham vọng siêu đế quốc của các khả hãn Mông Thát .
Phía Tây Đinh Bộ nước Đại Việt đất đai tới giáp sông Mékông bị quân Mông Thát tạm chiếm làm bàn đạp xâm lăng Đông Nam Á , khi quân Mông cổ rút chạy tạo ra khoảng trống quyền lực trên đất ấy , các vua dòng giống Thái đã nhân cơ hội chiếm đất của người bản địa lập ra 2 nước tiền thân của Lào và Thái lan ngày nay , không còn liên hệ gì với Đinh bộ của Đại Việt nhưng biểu hiện văn hóa chịu ảnh hưởng Ấn độ của người Tây Phong châu còn đầy dãy ở thành Thăng long kinh đô Đinh bộ . Về phía Nam trên cơ sở đất của các lãnh chúa Cơ Mi thống thuộc An Nam đô hộ phủ thời Đường , (phía Bắc đất này là nơi mà giới nghiên cứu ngày nay gọi là 6 địa khu của nước Champa) nhà Tống lập nước An Nam và phong vua nhà Lí nước Đại Việt là Lí Anh tông kiêm luôn An Nam quốc vương tức coi An Nam là 1 phụ quốc cùng do vua Đại Việt cai quản , liên tiếp các triều đại Lí Trần Lê Vua Hán vẫn công nhận vua Đại Việt đồng thời là An Nam quốc vương , nhưng bọn đểu cáng trên ‘giấy chứng nhận’ chỉ ghi là An Nam quốc vương không nhắc gì đến Đại Việt , thời cận đại sau những biến động phân tranh trong nội bộ Đại Việt – An Nam họ Nguyễn gốc Cầm châu bên Lào làm chủ phía Nam Giao chỉ tức đất An Nam lập ra nước người Mãn Thanh gọi là Quảng Nam , lãnh thổ bao gồm An Nam , Lộc lại , Giản phố Trại và Côn đại Ma tức Miền trung Việt Nam cộng với đất Phù nam , Lào , Campuchia và Côn đại Ma (không biết ở đâu trên bản đồ hiện nay) . Sau nước Quảng Nam gồm thâu được thêm Giao chỉ xưng là nước Nam Việt nhưng Mãn triều – Đại Hãn quốc không ưng thuận đổi thành Việt Nam . Đến vua Minh mạng nhà Nguyễn thì đổi quốc hiệu là Đại Nam .
Người Pháp đem quân tới chiếm nước Đại Nam lập ra cái gọi là xứ Đông Pháp , họ dùng tiêu chuẩn phương Tây vẽ ra bản đồ hành chánh Đông dương 3 nước – 5 vùng lãnh thổ , dưới cái bóng của binh lực bảo hộ đám đạo đức gỉa ra tay nghĩa hiệp tái lập Hoàng gia và nâng Lào - Campuchia từ là 2 phụ quốc của Đại Việt thành 2 nước ngang hàng với Việt Nam , chia đất Giao chỉ – An Nam thành 3 kì với những quy chế khác nhau biến Đại Nam thành Đông Dương với 5 vùng lãnh thổ cùng thuộc liên hiệp Pháp.
Bản đồ hành chánh Đông dương do Pháp vẽ theo ý đồ chia để trị hoàn toàn không dựa trên cơ sở lịch sử , thật bất công thời ‘hậu thực dân’ chính thức trở thành bản đồ lãnh thổ các nước Việt , Campuchia và Lào được thế giới công nhận , bản đồ hảnh chánh Đông dương thực dân chia để trị này đã lấy mất của người Việt 1 vùng rộng lớn ước cả trăm ngàn km2 đất .
Bước vào kỉ nguyên văn minh , thế giới đã định hình không thể có việc quay lui đòi món nợ trong qúa khứ..., nhưng cần thiết vẫn phải nhắc lại cho không chỉ người Việt mà cả bàn dân Thiên hạ rõ ... để ...khớp những cái ‘mỏ’ gian manh ngu dốt ăn phải bả của ‘thiên triều’ đang nhắm mắt la làng kích động hằn thù dân tộc , không biết ý đồ sâu xa thực sự của ‘con nhà giời’ là chống lại tiến trình hình thành 1 Đông nam Á thống nhất hùng mạnh ; hoàn toàn không có lợi cho sự tiếp tục việc các đại hãn Mông Thát xưa còn bỏ dở...làm chưa xong .