Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến lịch sử . phần 2 Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến lịch sử . phần 2 Flags_1



    Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến lịch sử . phần 2

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến lịch sử . phần 2 Empty Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến lịch sử . phần 2

    Bài gửi by Admin 7/8/2012, 2:48 pm

    Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến lịch sử . phần 2

    Tất cả chứng cứ trên góp phần phục hồi chân lý khách quan của lịch sử: Hoàng đế chính là người Việt chứ không phải tổ tiên của nhân dân Trung Quốc. Một vài sách cổ có viết Hoàng đế là người Hán cũng không thuyết phục được ai vì như Khổng Tử đã than rằng “Làm sao bàn được lễ tục của họ? Tài liệu thì chẳng còn mà người hiền cũng đã mất…” Chính vì thế, Khổng Tử với lập trường dứt khoát dù theo triều Chu cũng không hề nhắc tới Hoàng đế một lần nào. Mặc dù biết rằng nhân vật Hoàng đế mới được một sử gia nào đó, đã mang một vị Thần ở vùng Sơn Đông địa bàn cư trú của Lạc bộ Tri lên làm Tổ Tiên Hán tộc nhưng các sử gia Hán tộc vẫn tô điểm và tôn thờ là “Thủy Tổ” của họ để lấp vào khoảng trống mù mờ về nguồn gốc tổ tiên của họ. Như vậy thời đại Tam Hoàng ngũ đế của Trung Hoa thời cổ đại phải hiêủ là sau Toại Nhân được xem như thủy tổ loài người, kế đến là Phục Hi họ Thái Hạo và Thần Nông họ Thiếu Hạo. Ngũ Đế là Đế Hoàng, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn đều là Việt tộc mới đúng.

    Một vấn đề khác cũng phải đặt ra là sau thời đại Đế Hoàng, mà cổ sử Trung quốc nhận là của họ nên họ viết theo cú pháp Hán là Hoàng Đế, tới họ Đào Đường tức Đế Nghiêu đóng đô ở Bình Dương, Sơn Tây. Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn đóng đô ở Bồ Bản, Sơn Tây. Thuấn truyền ngôi cho Vũ lập ra nhà Hạ, Vũ truyền ngôi cho con là Khải. Thế mà Mạnh Tử lại bảo rằng vua Thuấn là Rợ Đông Di. Từ điển Từ Hải cũng cho biết rằng tổ tiên và con cháu vua Thuấn đều được phong ở đất Đông Di. Đây chính là một nghi vấn lịch sử cần phải làm sáng tỏ mặc dù Tư Mã Thiên đã đính chính điều này và cho rằng vua Thuấn là người Tàu bị xem là Đông Di vì thói quen hồi đó là như thế. Luận điệu này xem là ra không có tính thuyết phục. Tại sao lại có thói quen gọi một người đồng chủng nhất là một vị vua của mình là man di, mọi rợ điều này hết sức vô lý. Thực tế lịch sử cổ đại Trung quốc cho biết vua Tàu chỉ phong vương cho những nước lân cận khi những nước này mạnh khiến Hán tộc tạm thời phải chấp nhận. Thay vì chưa thống trị được thì coi như chư hầu miễn là hàng năm triều cống cho Thiên Tử, việc phong vương và chế độ chư hầu có tính ngoại giao chiếu lệ để chứng tỏ uy vệ của Thiên Triều buộc các chư hầu phải khuất phục thế thôi.

    Thư tịch cổ cũng cho biết rằng Vua Thuấn tuần du phương Nam và chết ở núi Thương Ngô. Núi Thương Ngô trước có tên là núi Cửu Nghi ở miền Bắc tỉnh Hồ Nam . Hai bà vợ đi theo than khóc rồi chết ở sông Tương nên dân gian gọi là Tương phi. Sông Tương ăn lên tới Ba Thục, nguồn tại Long Uyên và chảy vào hồ Động Đình. Trong hồ Động Đình có đền thờ Sương quân là con của vua Nghiêu. Cổ thư chép rằng Thuấn đi lấy vợ người Việt ở phương Nam đã ở rể tại nhà vợ. Sách Lễ Ký XVII, Nhạc Ký triệt 2 viết: “ Đế Thuấn là một nông dân Việt ở Lôi Trạch phát minh ra đàn Huyền 5 dây để ca bài Nam Phong. Ong Qui chế ra nhạc để thưởng chư hầu. Ai đức cao tài cả thì đoàn vũ đông người, ai đức ít thì đoàn vũ ít người. Cứ xem đoàn vũ thì biết đức ai cao”. Theo “Văn Hiến Thông Khảo” của Mã Đoan Lâm thì lúc đầu Tam Miêu không chịu thuần phục nên Thuấn đã cho múa bài Nam phong và bài vũ Li Vưu để chứng tỏ cùng một nguồn cội thì chư hầu mới tuân phục. Theo Đổng Trọng Thư thì Li Vưu là vua phương Nam, có lúc làm quan xem thiên văn làm lịch, có cánh mà không bay được hàm ý là thuộc chi Au Việt thờ Chim. Theo Kim Định thì Li Vưu có nghĩa Rồng Vàng chúa cao cả là người có 4 mắt, 6 tay với 2 phụ tá là thần gió và thần mưa. Li Vưu cũng là tên một bài vũ gồm nhiều vũ nhân nhất 9x9= 81 người. Li Vưu cũng còn chỉ lá cờ hay xuất hiện trên trời như hình sao chổi đuôi cong.

    Một nguồn cổ thư khác cũng chép là ban đầu Tam Miêu không phục, Thuấn sai ông Vũ đi đánh cũng không được nên Thuấn chế ra đàn Huyền 5 dây để hát bài Nam phong. Cổ thư chép là ông Vũ thì múa, Ong Thuấn và ông Vũ cả hai đều mặc áo lông chim vào rồi cầm khiên múa, sau 3 năm ( con số linh của Việt tộc) thì Tam Miêu mới phục vì nhận ra Thuấn Vũ là cùng một nền văn hóa của cùng một chủng tộc. Theo các công trình nghiên cứu thì chữ Hạ có nghĩa là mùa Hạ phương Nam, nơi phát xuất của ngũ hành nên chữ Hạ còn chỉ lông chim ngũ sắc lấy từ núi Vũ sơn về làm trang sức cho người múa. Nhà nghiên cứu Vũ Bình thì khi giải mã chữ “vũ” cổ đã cho rằng đó là dáng múa điển hình của cư dân nông nghiệp khi cầu mưa và vũ có quan hệ mật thiết với lễ dâng hương của truyền thống thờ cúng Tổ tiên của cư dân nông nghiệp. Theo Hoài Nam Tử thì vua Vũ khi đến miền dân ở trần, là một chi tộc Việt gọi là Khoả loã thì cũng giữ phong tục là cởi trần đóng khố. Vấn đề gốc tích của vua Vũ lại sáng tỏ khi cổ sử Trung quốc ghi rõ năm Quí Tỵ (2.198 TDL), vua Đại Vũ nhà Hạ hội chư hầu ở Cối Kê thuộc U-Việt và năm Quí Mão ( 2085TDL), vua Thiếu Khang nhà Hạ phong cho con thứ là Vô Dư ở đất Việt. Cổ thư chép vua Vũ được ban cho “Cửu Trù” cũng là “Cửu Đỉnh” rồi chia nước ra làm 9 châu.

    Theo Kim Định trích dẫn Danses thì truyền thuyết kể rằng vua Vũ khi đi trị thủy, đào sâu xuống lòng sông thì gặp mả của Phục Hi, mở ra thấy Phục Hi đang quấn đuôi với Nữ Oa rồi Đại Vũ lại được ban cho Lạc thư cũng trên dòng sông Lạc. Hai con sông cùng có tên Lạc là địa bàn của cư dân Lạc Việt. Lạc bộ Chuy (điểu) là chi Âu Việt ở Sơn Tây, Thiểm Tây và Lạc bộ Trãi ở Bắc Hà Nam . Hai thủy danh gắn liền với tộc danh đã cho thấy Đại Vũ là người Việt vì chỉ có ông Vũ mới được con rùa nổi lên ở sông Lạc, đội quyển sách Lạc thư có 9 khoản để trị thủy. Nói cách khác, huyền sử cho chúng ta thấy rằng quyển sách đó là tinh hoa Việt : Hồng Phạm Cửu Trù với Lạc thư để Đại Vũ lập ra nhà Hạ của Việt tộc. Đặc biệt gần đây các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa tìm thấy một cổ vật hình rồng làm từ hơn 2 ngàn viên Lam ngọc có niên đại 3.700 năm ở khu khảo cổ Nhị Lý Đầu, thành phố Yên Sư tỉnh Hà Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khu vực này trước đây là thủ đô của nhà Hạ (2.100-1.600 TDL), chứng cứ khảo cổ này một lần nữa xác minh nhà Hạ là của Việt tộc.

    Cổ thư Trung Quốc chép vua các nước Ngô, Việt đều là con cháu Hoàng Đế, Đại Vũ và chính họ cũng xác điều này. Chính sử ký của Tư Mã Thiên chép Tổ Tiên của Câu Tiễn vua nước Việt là dòng dõi vua Vũ, hiện ở núi Cối Kê tỉnh Triết Giang TQ bây giờ vẫn còn đền thờ vua Vũ. Sử ký cũng ghi các vua nước Sở đã nhận rằng họ là hậu duệ của Hiên Viên Hoàng đế. Hùng Dịch là cháu vua Xuyên Húc (còn gọi là Chuyên Húc) tổ của nhà Hạ. Cổ thư cũng chép Xuyên Húc thuộc dòng Cao Tân, Cao Dương của Việt còn để dấu ấn trong sự tích trầu cau. Đế Cốc thay Xuyên Húc lại là cháu của Thiếu Hạo, dòng Thần Nông, chi tộc thờ chim (bái điểu tộc) chính là chi Âu Việt. Đế nghiêu là con thứ của Đế Cốc, em của Đế Chí, như vậy Đế Nghiêu cũng thuộc dòng Thần Nông. Sự thật lịch sử này sẽ làm đảo lộn tất cả những kinh điển sử sách của Hán tộc từ trước tới nay.

    Đời Hạ được coi là bắt đầu văn minh với kỹ thuật đúc đồng, kỹ thuật cất nhà. Vua Đại Vũ nhà Hạ cho đúc Cửu đỉnh và chia nước thành 9 châu dựa trên 9 chi tộc lớn mà đến bây giờ sách giáo khoa Trung Quốc vẫn phải công nhận là ngôn ngữ Tàu có tất cả 10 phương âm trong đó Hán tộc chỉ có một ngôn ngữ chính gọi là Quan thoại ở vùng Đông Thiểm Tây, Bắc Hà Nam, Nam Hà Bắc và Nam Sơn Tây còn lại là chín phương âm toàn là âm Lạc Việt. Đó là Tần ngữ, Yên Tề ngữ, Thục ngữ, Việt ngữ, Mân ngữ, Giang Hoài ngữ, Ngô Việt ngữ, Điền Kiềm ngữ và Sở ngữ (13). Chín châu đời nhà Hạ gồm :

    - Châu Ung ở vùng Thiểm Tây Cam Túc.
    - Châu Ký ở Sơn Tây là kinh đô của Đường Nghiêu và Ngu Thuấn và nhà Hạ.
    - Châu Duyện ở Sơn Đông nơi có núi Thái Sơn về sau là nước Tề và nước Lỗ.
    - Châu Lương là vùng Tứ Xuyên phía Tây Nam Thiểm Tây.
    - Châu Dự là vùng Hồ Quảng giữa Kinh sơn và Hoàng Hà.
    - Châu Thanh cũng ở vùng Sơn Đông.
    - Châu Kinh là vùng Hồ Quảng giữa núi Kinh và Hành sơn.
    - Châu Dương là vùng Giang Nam gồm cả Thái Hồ.
    - Châu Từ là vùng ở giữa núi Đại và sông Hoài.

    Đối chiếu truyền thuyết với thư tịch cổ, căn cứ theo kết quả của khoa Tiền sử học và kết quả đo chỉ số sọ của cư dân Hoa Bắc (Trung Quốc) sẽ làm sáng tỏ những ẩn ý gói ghém trong truyền thuyết. Thư tịch cổ Trung Quốc xác định ở vùng Hoa Bắc nguyên là địa bàn cư trú Tây Nhung ở phía Tây Thiểm Tây và Rợ Đông Di(14) tức Lạc bộ Trãi cũng đọc là Trĩ, có địa bàn ăn khớp với rợ Đông Di tức tỉnh Sơn Đông và ở trên nữa là tỉnh Hà Bắc. Cổ thư Trung Hoa tả Rợ Đông Di xâm mình, nhuộm răng đen. Sách Nhĩ Nhã viết là Lạc bộ Trĩ, chữ Lạc giống như chữ Lạc họ của Long Quân. Khi Hán tộc tràn xuống, họ vượt biển đi xuống phương Nam , một số rút lên rừng núi cao nguyên nhưng rồi theo thời gian họ bị đồng hoá thành người Sơn Đông. Tuy vậy, mãi đến thời Hán, họ lại nổi lên mà Sử Hán gọi là giặc Huỳnh Cân tức giặc khăn vàng (15). Nhà bác học Shiro Kogoroff đo chỉ số sọ người Sơn Đông là 81,7 gần với chỉ số sọ Việt.

    Sau khi diệt nhà Hạ, triều Thương mở đầu lịch sử Trung quốc chỉ chiếm được một diện tích bằng hai tỉnh rưỡi gồm Nam tỉnh Sơn Tây, Đông Thiểm Tây, Bắc Hà Nam, Nam Hà Bắc và một vùng đất nhỏ của tỉnh Sơn Đông m thơi. Cứ liệu lịch sử này xác định Việt tộc đã có mặt ở Hoa Bắc, phíaTây Thiểm Tây tức Thanh Hải và Hà Bắc, Sơn Đông. Thực tế này được Khoa Tiền sử Học xác nhận là cách đây hơn 5000 năm, đợt thiên cư của Việt tộc qua Cam Túc xuống lưu vực sông Hoàng Hà ở Hoa Bắc một thời gian ngắn rồi định cư ở Hà Bắc, Sơn Đông. Từ trước đời nhà Hạ Việt tộc đ định cư ở lưu vực sông Bộc ở Hoa Bắc nên cổ sử ghi rõ là Bách Bộc. Từ nơi sinh tụ tiên khởi, Việt tộc đã thiên di về hướng Đông Nam dọc lưu vực sông Hoàng Hà từ Thanh Hải xuyên qua hành lang Cam Túc xuống Sơn Tây rồi định cư ở Hà Bắc Sơn Đông(16). Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết là Thần Nông chia làm hai nhánh: Thần Nông phương Bắc, truyền từ Đế Nghi đến Đế Lai, đến Đế Du Võng thì xảy ra việc tranh giành ngôi thủ lĩnh. Cuối cùng Hoàng đế tức Đế Hoàng lên ngôi thủ lĩnh, thành lập các triều đại Đế Chuyên (Húc), Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đại Vũ nhà Hạ sau đó bị Thành Thang (Thương) đánh đuổi để chiếm lĩnh địa bàn này thành lập triều Thương của Hán tộc.

    Đối chiếu với kết quả của khoa khảo tiền sử, chúng ta biết tộc người mà cổ sử Trung Quốc gọi là Rợ Đông Di chính là đợt thiên di của Lạc bộ Trĩ cách đây là 5000 năm. Ngành Thần Nông phương Bắc do Đế Du Võng là thủ lĩnh, cũng gọi là Thần Nông nhưng là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông, vị vua cuối cùng của dòng Thần Nông phương Bắc, làm chủ vùng Hà Bắc, Sơn Đông. Đây chính là thời kỳ xảy ra chiến tranh giữa các bộ lạc để giành quyền thống lĩnh Trung Nguyên khiến một số phải vượt biển xuôi Nam, định cư ở Đài Loan, Hải Nam, Trung Việt hoặc ngược lên phía Bắc định cư ở Đại Hàn, Nhật Bản. Thời kỳ này, một bộ phận do Đế Du Võng lãnh đạo tràn xuống Hoa Nam đã gặp phải sự đề kháng của những chi tộc Việt khác mà Li Vưu là hậu duệ của Thần Nông phương Nam từng làm vua một chư hầu ở cuối đời Thần Nông. Li vưu thống lĩnh mấy anh em tù trưởng các bộ lạc đánh Du Võng. Lúc bấy giờ, thủ lĩnh một chi Việt tộc khác cũng gọi là Viêm đế, vua nước Hùng ở phía tây Bắc tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây đem quân tới đánh diệt Li -Vưu ở cánh đồng Trác Lộc. Cổ sử Trung Quốc ghi là Hoàng Đế cũng đánh bại Du Võng ở Phản Tuyền phía Đông huyện Bảo An tỉnh Trực Lệ cũ. Đây chính là thời kỳ chiến tranh tao loạn, nhân dân thống khổ, Việt tộc phải ly tán sang Cao Ly, Nhật Bản và xuống phương Nam .

    Truyền thuyết là những trang chiếu giải trung thực nhất của người xưa. Việc tìm hiểu những ý nghĩa hàm ẩn trong chiều sâu ý niệm của dòng sống sinh động thuở xa xưa là điều hết sức cần thiết để tìm về nguồn cội giống dòng. Bằng thái độ duy lý và với phương pháp khoa học, chúng ta nghiên cứu vấn đề một cách nghiêm túc, điều này không có nghĩa là vội vàng cho rằng chúng ta sống trong thời đại ngày nay, với tri thức khoa học thì làm gì có chuyện người sinh ra trứng, từ đó cho rằng truyền thuyết hoang đường, phản khoa học. Đó là thái độ khoa học kiểu Jean Poirier phê phán những quan niệm giả tiến hóa. Vấn đề là tại sao người lại đẻ ra trứng, tại sao là100 trứng? Chuyện ngược đời này cho ta ý niệm gì? Đó mới là cốt lõi sinh tử của bức thông điệp người xưa gửi lại cho chúng ta, để chúng ta “giải mã” bức thông điệp lịch sử của tổ tiên ta.

    II. VẬT TỔ BIỂU TRƯNG CỦA VIỆT TỘC
    A. VẬT TỔ CHIM
    Các công trình nghiên cứu về nhân loại học cho chúng ta biết rằng khi một xã hội thị tộc phát triển đến một giai đoạn nhất định nào đó thì người nguyên thủy bắt đầu tìm hiểu về cội nguồn thị tộc của họ. Ở thời kỳ tri thức loài người còn ở mức độ nhất định chưa phân biệt được ranh giới giữa xã hội loài người với thiên nhiên vạn vật muôn loài. Họ cho thiên nhiên có những sức mạnh kỳ bí, nên cho rằng thị tộc có một quan hệ huyết thống mật thiết với một động vật hoặc thực vật nào đó. Từ ý niệm ban sơ này, họ coi động vật mang ý nghĩa thần linh như vật tổ biểu trưng để che chở bảo vệ họ trong cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên và các bộ tộc khác.Từ đó, người cổ đại sùng bái vật tổ thần linh và coi đó là biểu tượng của thị tộc, ý niệm này được các nhà nhân loại học gọi là Totem. Totem là dịch âm chữ “toten” trong ngôn ngữ Indian nghĩa là tông tộc(17). Tuy người cổ xưa sùng bái nhưng không có nghĩa là tôn giáo vì tự thân chữ toten là tông tộc đã bao hàm ý nghĩa biểu trưng cho giống dòng thị tộc. Thật vậy, các di chỉ đào được Hà Mẫu Độ có khắc hình tượng con chim, điều này có nghĩa là Việt tộc đã sùng bái totem chim như vật tổ thiêng liêng của mình. Sách Tả truyện chép: “Họ Hoàng Đế lấy mây để làm dấu, họ Thái Hạo lấy Rồng, họ Thiếu Hạo lấy chim…”. Điều này có nghĩa là tộc Thái Hạo coi Rồng là totem, Thiếu Hạo coi chim là vật biểu. Sách Thuyết Văn giải tự viết: “Man Di phương Nam theo côn trùng, Địch ở phương Bắc theo Khuyển. Lạc ở phương Đông theo Trĩ, Khương ở phương Tây theo Dương ..”

    Từ di chỉ khảo cổ đến nguồn sử liệu minh văn gợi cho chúng ta biết về totem vật tổ biểu trưng của Việt tộc là Rồng và Chim. Chi tộc Âu Việt thờ vật biểu chim nên người xưa thần thánh hoá Âu Cơ là chim hoá thành tiên thì phải đẻ ra trứng là chuyện dễ hiểu, bình thường thế thôi. Nhờ vậy, thế hệ cháu con biết về cội nguồn tông tộc thuở khai nguyên để nhận biết nhau cùng là một nguồn căn gốc cội. Thật vậy, hình ảnh những vũ nhân hoá trang thành chim, đầu dắt lông chim trên mặt trống đồng thể hiện “Totem” vật tổ biểu trưng là chim của Việt tộc. Các tài liệu dân tộc học và những người bản địa ở Tây Bắc Việt Nam cùng một Totem “Chim” đã góp phần xác minh cùng một cội nguồn dân tộc.

    Tộc Xá người Khmer (Tây Khương) còn gọi là Xá Cẩu đến ngày nay vẫn duy trì việc sùng bái vật tổ Chim. Trong các tộc Khmer có đến 24 họ mang tên các loài chim nhưng quan trọng nhất là chim Phượng Hoàng đất vì nó là chúa tể muôn loài chim. Ngôn ngữ dân tộc học gọi là “THRÀNG” mang một ý nghĩa óng ánh, nhấp nháy, tương tự như “Mling” chỉ một loài chim trong tiếng Việt cổ. Người Miêu (Miao) mà dân gian ta vẫn gọi là Mèo, họ là cư dân bản địa ở Trung Nguyên trước khi Hán tộc xâm lấn. Người Miêu có truyền thuyết về cuộc di tản của họ, một số người vượt qua bờ nước, một số người lên miền núi cao như một dị bản của truyền thuyết Rồng Tiên của Việt và hiện còn thấy ở Quý Châu. Họ cũng thờ vật tổ Chim, thiếu nữ Miêu trang điểm tóc của họ giống như đuôi chim công … Người Mạng ư, người Xing Minh tức Xá Puộc cũng có nhiều họ chim nhưng toàn bộ thì thờ chim Đa Đa. Người Thái có họ Lò là họ gốc và cũng từ họ Lò này chuyển hoá ra nhiều họ khác. Hiện giờ người Thái vẫn còn giữ tục thờ vật tổ Chim. Đó là chim Phượng Hoàng đất.(18) Đồng bào Stiêng, người J’ro trước ở miền Đông Nam Việt hiện nay còn ở Phước Long cũng nhận là học nói tiếng chim nên phát âm nhẹ nhàng líu lo, đặc biệt họ đều lấy họ là Điểu (chim) Theo nhà nghiên cứu Đoàn Nam Sinh thì năm 1838, đồng bào Stiêng đã được vua Minh Mạng cho nhận họ là họ Hồng và Nhạn (chim Hồng của Việt tộc). Trên khắp địa bàn cư trú của Âu Việt đều tôn thờ vật tổ là chim. Chim là biểu tượng của Mẹ Âu nên hình tượng Mẹ Âu đẻ ra trứng là điều dễ hiểu chứ không hoang đường quái đản gì cả.

    Phụng Hoàng là chúa tể của các loài chim, Phụng Hoàng còn đọc là Phượng Hoàng. Theo dân gian thì mỗi khi chim Phượng Hoàng xuất hiện là có thánh nhân ra đời. Phụng là chim trống, Hoàng là chim mái. Thời kỳ Quang Trung Hoàng Đế xướng nghĩa thì chim Phượng Hoàng xuất hiện nên dân gian tin Quang Trung là thánh nhân xuất hiện cứu dân giúp đời. Chính vì vậy, Hoàng Đế Quang Trung đã cho xây dựng Phượng Hoàng Tây Đô. Rừng núi Trường Sơn là môi trường sinh cảnh thích hợp của loài chim Phượng Hoàng. Sách Lâm Ấp ký chép: “ Phía Tây Tùng Nguyên quận Cửu Chân thì chim muông rất dạn, không biết sợ cung. Đàn bà góa ở vậy, xoã tóc cho đến già. Đèo vào phương Nam không cao lắm chim Thương Canh nhớ Xuân phương Bắc, chim Phỉ Thuý vui cảnh phương Nam ..” Thủy Kinh Chú quyển 36 chép “Từ Hàm Hoan ở phía Bắc Nghệ An vào Nam Hươu Hoẵng đầy gò, kêu gọi vang đồng, chim công (Phượng) bay lượn, che rợp quanh núi. Vượt qua Tạc Khẩu đến Cửu Đức, cửa sông Cửu Đức phía trong qua suối Cửu Đức suối Nam Lăng”. Nhà điểu học Pháp Jabouills cho rằng những con chim quý này là đặc chủng của rừng Đông Trường Sơn, vì trên thực tế người ta đã tìm thấy loài chim này trong những khu rừng ở đầu nguồn sông Hương. Tên của núi Kim Phụng và núi Cẩm Kê ở Huế, ngày xưa là nơi cư ngụ của đôi chim Loan Phụng trong truyền thuyết Đông phương biểu trưng cho hạnh phúc lứa đôi (Loan Phụng Hoà Minh).

    Việt tộc tôn thờ vật tổ (Totem) biểu trưng Phượng Hoàng đất là chúa tể các loài chim. Ngôn ngữ các tộc người Nam Á gọi giống chim này là “Thràng” và địa danh Mê Linh của quốc gia Văn Lang xuất phát từ Miling, Ma Ling, Minh Linh có nghĩa là lấp lánh tương tự như “thràng” (Phượng Hoàng đất) vật tổ biểu trưng linh thiêng của người Việt cổ xưa (19). Theo nhà điểu học Nhật Bản Hachi Suka thì chim Trĩ (còn gọi là Công) là bản gốc trong thiên nhiên của hình tượng chim Phượng Hoàng huyền thoại trong văn hoá truyền thống xa xưa của châu Á, kể cả trong sách cổ Trung Hoa và Nhật Bản. Hình tượng chim Loan thì chính là chim Trĩ Cẩm Kê có tên khoa học Argussianus argus. Thật vậy, Trĩ chữ Nho gọi là Địch. Địch là một loài Trĩ có đuôi dài, lông ngũ sắc. Lạc Địch là giống chim Trĩ của Lạc Việt cũng như Tất Phương, Uyên Ương là những giống chim đặc biệt của Lạc Việt mà người cổ đại đã tôn thờ như vật tổ. Theo Kim Định thì đặc trưng riêng biệt Trĩ Lạc Việt là khi bay thường thu cánh bên trái trước “Lạc địch tập kỳ tả dực” mà cổ thư gọi là Tả nhậm. Hình ảnh con chim Trĩ của Việt tộc bay theo hướng mặt trời (Tùy dương Việt Trĩ) vừa nói lên vật tổ biểu trưng vừa là tín ngưỡng nguyên thủy thờ mặt trời cư dân sống bằng nghề nông.

    Truyền thuyết về sự tích dân tộc Mường kể rằng: Xưa kia từ một tổ chim nở ra hai anh em chi Quyền chấp và chi Quyền chợ là tổ tiên người Việt và người Mường. Điều đó chứng tỏ cả Việt lẫn Mường đều có thờ vật tổ chim mang ý nghĩa biểu tượng của thị tộc. Người BơRu ở dọc Trường Sơn còn có sự tích kể rằng ngày xưa trời đất mưa nhiều, mưa mãi nước dâng lên ngập hết chỉ còn lại một quả bầu, từ trong quả bầu chui ra mấy anh em đặt tên là Tà Ôi, Bơ Ru, Lào Kinh… Nhiều dân tộc ở Tây Nguyên như Banar, Eđê cũng có những truyền thuyết tương tự như vậy. Mling, Mlang, Kling klang, Bling Blang là những cặp tên có tính chất lấp lánh, theo tiếng đồng bào Thượng ở Tây Nguyên đều có nghĩa là một loài chim. Người Xá Khmer còn có họ “Thràng”, thờ chim Thràng làm vật tổ. Người Mường có chim đẻ trứng, trăm nghìn trứng, nở ra muôn vật muôn loài, nở ra người Kinh tức người Việt, người Mường ..(20)

    Lĩnh Nam Trích Quái còn ghi truyền thuyết về đất Bạch Hạc với cây Chiên đàn và con chim Hạc trắng đến đó làm tổ. Dư Địa chí của Nguyễn Trãi cũng chép : “ Ở sông Hát có cá Anh Vũ bơi lội tới sông Giang Hán là sông Dương Tử và Hán Thủy vì cây Chiên Đàn ở sông Hát cao hàng nghìn trượng, rễ lâu năm kéo dài bám liền tới sông Giang Hán. Cá Anh Vũ bơi lội thông thương trong hốc cây, hốc đất. Cá Anh Vũ cũng có ở Hoa Lư là gốc rễ cây Chiên Đàn nói trong truyện Mộc tinh ở Lĩnh Nam Trích quái nay là ngã Ba Hạc đã thông tới Hoa Lư vì thế ở Hoàng Hạc Lâu có Anh Vũ Châu ..”. Theo Lê Quí Đôn trong Vân Đài Loại ngữ thì : “Trầm Hương, Tốc Hương, Bạch Đàn, Quế, Long Não, Giáng Châu Hương, Kỳ Nam, Uất Kim Cương, Tường Vi và các vị có hương đều sản sinh ở biên giới phía Nam. Nam phương Hỏa thịnh sinh Thổ, Thổ vị ngọt mà thơm. Cây cỏ ở phương Nam được vượng khí của Hỏa bồi dưỡng nên anh hoa phát tiết ra ngoài cho nên có hương thơm”.

    Thư tịch cổ cũng xác nhận người Việt cổ ở nước Sở chọn vật biểu là chim Hồng Hộc. Hồng Hộc là một loại chim nước gần với loài Cò, Sếu, Hạc. Chim Hồng chim Lạc là loài chim bay cao nên người xưa tự hào dòng giống LẠC HỒNG, hàm ý một tộc người có ý chí tiến thủ cao giống như chim Lạc, chim Hồng tung cánh bay cao vút từng mây hơn các loại chim khác.

    Theo Đào Tử Khai thì khi nghiên cứu hoa văn trên mặt trống đồng đã chứng tỏ:“Totem của các thị tộc Tổ tiên của người Đông Sơn là con chim Hồng mà mãi đến thời Đông Sơn, chim Hồng vẫn là vật tượng trưng cho ho”. Nhà nghiên cứu Đoàn Nam Sinh cho biết trên trống Cửu Cao tìm thấy ở Văn Giàng Hải Hưng mà giới nghiên cứu đã nhận ra 4 loại chim Hồng khác nhau gồm 2 loài cổ trụi mỏ nhọn như loài Hạc xám ở đồng bằng sông Hồng và 2 loài có phướn vì túm lông như cờ bay từ đỉnh đầu ra sau gáy. Trên mặt trống Miếu Môn I và Hà Nội I cũng khắc họa chim Hồng giống như Hồng Hạc ôn đới Flamingo. Số lượng chim Hồng cổ trụi chiếm một tỉ lệ khá cao trên các trống làng Hích, làng Vạc, Đắc Giao, Trường giang, làng Vạc IV, Đông Sơn IV, Giảo Tất, làng Gộp, Hà Nội III, Xuân Lập II, Phượng Tú, Vũ Bị, Bản Thôm, Pha Long .. còn lại hầu hết là chim Hồng mỏ dài có phướn. Theo tài liệu điều tra của nhà nghiên cứu người Pháp Blanford 1929 thì người ta đã xác lập được bản đồ phân bố và di cư của chim Hồng trải dài khắp phía Nam Trung quốc và Bắc Việt Nam .

    Nhà nghiên cứu Đoàn Nam Sinh cũng cho biết theo sách đỏ Việt Nam phần động vật xuất bản ở Hà Nội năm 2.000 thì Hồng Hạc hay Sếu đầu đỏ có tên khoa học là Grus Antigone Sharpii, Sarus crane hiện nay còn ở rừng Tràm Tam Nông. Những đàn chim Hồng Hạc này bay đi kiếm ăn khắp Mo Xo Hà Tiên, núi mây, Kiên Lương và nhiều nơi khác trên đồng bằng sông Cửu Long, đôi khi chúng nghỉ cánh ở Tân Hưng Long An hoặc sân chim Cần Giờ.

    Tài liệu khảo cổ học cung cấp rất nhiều hình chim và hình người hoá trang thành chim, hình thuyền, hình vũ nhân trang sức bằng lông chim trên các trống đồng và những đồ đồng Đông Sơn khác. Mọi tài liệu đều nói lên một cách thống nhất là bộ lạc đó khi xưa mang tên một loài chim (Mling, Bling, Kling, Blang, Klang) với một thị tộc (Bào tộc) gốc thờ chim làm vật tổ. Đó là các bộ lạc gốc thời Hùng Vương dựng nước. Tên Trưng Trắc thời cổ phải phát âm là Mling Mlack hay Bling Black… Với tên đất, tên bộ lạc và ở thời xa xưa tên vật tổ được lấy làm tên họ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tín ngưỡng nguyên thủy với lối đặt tên đất, tên người thời cổ.(21) Nhân dân Nam Trung Hoa và cả Đài Loan vẫn bảo lưu truyền thuyết Phượng Hoàng Lửa trong đó Bái Điểu tộc tức Việt tộc thờ chim bị Thiên ma tộc tức Hán tộc đánh đuổi khỏi quê cha đất tổ nên vẫn âm thầm chờ ngày Phượng Hoàng Lửa xuất hiện để dẹp lũ yêu ma, khôi phục lại giang sơn xưa cũ.(22)

    B. VẬT TỔ RỒNG
    Bên cạnh vật biểu chim của chi Âu Việt, chi Lạc Việt của Việt tộc còn tôn thờ vật tổ Rồng, biểu trưng cho tổ phụ của dòng giống như lời trần tình của Bố Lạc. Nếu mẹ Tiên là biểu trưng của tình cảm và đời sống tinh thần mang tính tâm linh thì Bố Rồng biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của vật chất để sinh thành một con người Việt Nam toàn diện với đầy đủ ý chí và tình cảm, sức mạnh vật chất và đời sống tinh thần mang tính tâm linh cao độ. Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh là Long, Ly, Qui, Phượng. Việt tộc là cư dân nông nghiệp sinh sống ở miền sông nước với nghề trồng lúa nước nên tiền nhân ta đã hình tượng hóa thần thánh hóa con Giao Long thành Rồng, biểu tượng môt sức mạnh tiềm tàng, lúc ở dưới nước lúc bay lên trời để phun nước xuống cho dân cày cấy. Rồng còn biểu trưng cho giống dòng Việt với tinh thần dân tộc cao độ, lòng yêu nước tiềm tàng, sự kiên gan trì chí chịu đựng mọi gian khổ, tính linh động sáng tạo hầu thích ứng với mọi hoàn cảnh, mọi thách thức để tồn tại mãi tới ngày nay. Chính vì vậy, Rồng được xem là Totem vật tổ biểu trưng cho sự che chở của Bố Lạc tràn đầy may mắn hạnh phúc cho con cháu giống dòng Việt.

    Thật vậy, các nhà dân tộc đã minh chứng rất nhiều tài liệu dân tộc học cũng như truyền thuyết dân gian về hình tượng vật tổ linh thiêng “Rồng” là loài vật quý đứng đầu tứ linh. Vật linh Rồng gắn liền với nước là một nhu cầu sống còn đối với cư dân nông nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn lan toả khắp châu Á gió mùa. Theo DV Deopik (1993) thì “ Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hoá Trung Hoa”. Nhà nghiên cứu J. A Chesnov cho rằng “Hình tượng Rồng phát sinh từ Đông Nam Á đã thâm nhập đến những vùng xa xôi nhất của châu Âu”.(23)

    Các công trình khảo cổ phát hiện trên lưỡi qua đồng ở núi Voi có khắc hình một con vật bò sát có chân, đuôi dài, đầu có sừng, mình có vẩy cứng. Hiện nay, dân gian vùng Vĩnh Phú vẫn còn tổ chức lễ hội thờ cúng Rồng và đồng bào ta vẫn giữ tục kiêng cữ đối với loài thuồng luồng và loài giải… Trong dân gian vẫn truyền lưu những câu truyện thần kỳ về sự thụ thai huyền bí giữa người và Rồng như truyện truyền kỳ dân gian về sự giúp đỡ của Rồng đối với người khi gặp hoạn nạn… Giao Long là loài bò sát lưỡng thê khổng lồ phần nhiều sống ở dưới nước. Dân gian gọi giao long là thuồng luồng hay rồng rắn là con vật khổng lồ mình rắn có vẩy ngược. Thân to như cột đình, đầu to và miệng có nanh sắc.

    Tầm nguyên ngữ nghĩa của địa danh Giao Chỉ sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa vật biểu “Rồng” của Việt tộc. Thật vậy, theo Tân Biên Hoa Việt từ điển của Lý Văn Hùng (1960) thì chữ Giao (long) là một hình dung từ cho ta ý niệm về một sự gặp gỡ, tiếp xúc. Quan sát một con thuồng luồng nằm ngủ trên cạn, bốn chi (chân) duỗi thẳng vuông góc với thân nó chẳng khác nào hai vạch nhỏ chạy ngang qua một vạch lớn nên người ta gọi nó là con Giao. Chữ “ Giao” ở đây là danh từ riêng nên viết ghép với chữ trùng để chỉ con Giao thuộc loại bò sát họ“Long” vì vậy mới có tên là Giao Long(24). Chữ “Long” dùng để chỉ những con vật khổng lồ, có sức mạnh khủng khiếp thời cổ đại như Khủng Long, Lôi Long, Dực Long, Cù Long và Giao Long mà tiếng Việt gọi là Rồng. Còn chữ “Chỉ” viết tượng ý bàn chân in trên mặt đất hàm nghĩa là tại, ở. Mặt khác, căn cứ vào tự dạng của chữ Chỉ ở đây còn cho ta một ý nghĩa nữa là vùng đất, nơi ở như ta vẫn dùng từ địa chỉ.

    Như vậy, chữ Giao đi liền với chữ Chỉ thành đọc là Giao Chỉ(25). Chữ “Giao” ở đây có chữ “Trùng” nên có nghĩa là con Giao Long và Giao Chỉ là vùng đất có nhiều Giao Long chứ không có nghĩa là hai ngón chân cái giao nhau như người ta vẫn thường giải thích từ trước tới giờ(26).. Kinh Xuân Thu cũng nói tới địa danh Giao Chỉ theo đó năm 2205-2197 TDL, vua Hạ vũ định ra phép 9 châu, chép rõ núi sông, đường xá xa gần, sản vật từng nơi. Lúc đó vùng đất nước ta có nhiều Giao Long sinh sống nên đặt là Giao Chỉ và chép là Khuyết địa có nghĩa là đất trống. Trên thực tế, có thể lúc đó dân cư còn thưa thớt nên được gọi là đất trống một cách vô tình hay cố ý của Xuân Thu? Thư tịch cổ Trung Hoa có đề cập tới Nam Giao như là vùng đất tiếp giáp với phương Nam của các triều đại Nghiêu Thuấn cổ xưa. Theo công bố mới đây của giáo sư Hà Nỗ trong sở Khảo cổ của Viện khoa học xã hội Trung Quốc (IACASS) thì di tích “Đàn tế tự” kiêm đài quan sát thiên văn tại làng Đào Tự, huyện Tương Phần tỉnh Sơn Tây TQ có thể chính là đàn Nam Giao thời Nghiêu Thuấn. Tuổi di tích theo niên đại thiên văn xấp xỉ bằng tuổi đo bằng đồng vị phóng xạ carbon là hơn 4 ngàn năm. Theo nhà nghiên cứu Trương Thái Du thì Giao Chỉ là khái niệm nói về vùng đất tiếp giáp phía Nam của vương quốc Trung Hoa cổ đại. Lãnh thổ Trung Quốc cách đây hơn 4 ngàn năm nằm phía trên dòng Hoàng Hà. Trong suốt tiến trình xâm lược, lãnh thổ ấy ngày một bành trướng theo gót chân đế quốc “ Đại Hán”. Như vậy, nếu Giao Chỉ là một khái niệm thì chắc chắn khái niệm ấy sẽ di chuyển liên tục về phương Nam . Điều này đã được thư tịch cổ các triều đại Trung Quốc xác nhận khi viết về Giao Chỉ một khác.

    Như vậy, Giao Chỉ là tên chung những vùng đất có Giao Long sinh sống. Thư tịch cổ Trung Quốc cho biết ở lưu vực sông Dương Tử, địa phận Giang Nam Trung Quốc cũng có đất Giao Chỉ. Sách cổ cho biết ngay từ thời Xuyên Húc thì Giao Chỉ đã văn minh “ Xuyên Húc chi thời, Giao Chỉ để le”. Trong Phương Đình Dư địa chí, Nguyễn Siêu dẫn Thượng thư đại truyện chép: “ Chữ chỉ để bên phụ nghĩa là đất ở ngoài dãy núi đến bể là hết, nghĩa là bể dựa vào đấy”. Như vậy Chỉ ở đây là phần đất từ rặng Ngũ Lĩnh ra tới biển Đông bao gồm cả miền Hoa Nam TQ. Theo Nguyễn Đoàn Tuân thì Giao Chỉ là Sơn chỉ thủy giao khi mạch núi ngưng tụ thì gặp nước bọc lấy như một luồng khí tụ lại rất mạnh. Địa danh vùng đất này gọi là GIAO CHỈ chạy dài từ đầu dãy Ngũ Lĩnh xuống Trường Sơn đến tận Nam Dương quần đảo.

    Trên bình diện tâm linh thì chúng ta phải hiểu Giao Chỉ là Chỉ trời Chỉ đất giao nhau ở phương Nam vì tiền nhân ta là dân cư nông nghiệp nên hàng năm lễ tế trời đất gọi là Tế Nam Giao. Theo sách “Thuyết văn” thì chữ Chỉ là nền dưới vì tượng cây cỏ mọc có nền, cho nên lấy làm chân. Theo kim Định thì chính vì ý nghĩa này đem đến cho chữ chỉ bộ “túc” và ý nghĩa lớn nhất của túc là miền chân núi. Đó là ý nghĩa được nhiều học giả qui cho Giao chỉ kể cả sử gia Tư Mã Thiên. Miền chân núi này ở rặng Ngũ Lĩnh còn gọi là Nam Sơn nối dài dãy núi Côn Luân và Hi Mã Lạp Sơn. Cõi Nam Giao xa xưa được Kinh Thư gọi là vùng đất đỏ Xích Qui phương bao gồm vùng Tam giang Bắc gồm sông Vị, sông Hoàng, sông Lạc và Tam giang Nam với sông Nguyên, sông Tương, sông Dương Tử gọi là Cửa Việt hay Giao Chỉ là thế. Sau này, trước sự xâm lăng của Hán tộc đẩy lùi Việt tộc xuống Phương Nam , người Việt cổ mang theo địa danh cũ là Giao Chỉ xuống miền Bắc Việt Nam . Về sau Hán triều đặt tên quận Giao Chỉ nhưng chỉ vỏn vẹn hữu ngạn sông Hồng gồm miền Hà Nội và các vùng phụ cận.

    Theo Đào Duy Anh thì khoảng 5000 năm trước, vào đầu thời đồ đá mới, người Giao Chỉ đã hình thành xã hội nguyên thủy ở lưu vực sông Dương tử, họ sinh sống bằng nghề chài lưới thường lặn xuống nước bắt cá nên hay bị Giao Long làm hại. Truyền thuyết kể rằng: “Bố Lạc từ thủy phủ trở về, bố diệt ngư tinh, mộc tinh và dạy dân xâm vẽ mình để khi xuống nước khỏi bị các loài thủy tộc làm hại”. Tục xâm mình có từ đó như một phong tục, bản sắc riêng biệt của Việt tộc nên từ thứ dân đến vua chúa đều xâm mình, mãi đến đời Trần Anh Tông không xâm mình nữa nên tục này mới mai một dần. Theo “Sơn Hải Kinh” thì quan niệm của người xưa muốn tham dự vào vật tổ thiêng liêng thường cầu nguyện gọi tên vật tổ, xâm vẽ hình vật tổ lên thân mình và lên tới cực độ thì ăn thịt vật tổ. Các nhà Trung Hoa học xác nhận tục xâm vẽ mình khởi đầu từ hồ Động Đình. Tập tục này phổ biến khắp Hoa Nam bao gồm Triết Giang, Đài Loan, Hải Nam, Nam Tứ Xuyên và cả Ai Lao, Nhật Bản nữa. Theo H. Wiens thì người Việt ở Triết Giang cùng một chi tộc với Thục Sơn ăn liền với Kinh Sở.

    Cho dù Rồng là một con vật có thật hay không nhưng nó đã trở thành vật tổ thiêng liêng biểu trưng nguồn cội dòng giống, thấm đậm tâm thức Việt như sự che chở ban phát may mắn, hạnh phúc tốt lành cho Việt tộc suốt dòng lịch sử. Người việt cổ xưa vẫn trân trọng nghi lễ truyền thống“ Múa Rồng” trong các lễ hội dân gian. Tục này vẫn còn bảo lưu ở Việt Nam và ở Nam Trung Hoa nữa. Trò chơi “Rồng rắn lên mây” vẫn còn thịnh hành trong giới thiếu nhi … và hẳn không phải là ngẫu nhiên trong khi người xưa đặt tên cho con sông MêKong là sông Cửu Long mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã viết thành thơ “ Chín con rồng bơi ngược Cửu Long Giang ..” để hướng về miền đất tổ xa xưa.

    Sông Cửu Long dài 4184km, bắt nguồn từ cao nguyên Côn Sơn xuống Tây Tạng được coi như nóc nhà của thế giới. Sông Cửu Long mà người Tây Tạng gọi là Dza-Chu, Trung quốc gọi là Lac Cang Jiang, Thái Lào gọi là Mae Nam Khong, Cambodia gọi là Mékong, rồi xuống Việt Nam chia làm hai nhánh là Tiền Giang và Hậu Giang đổ ra biển Đông qua 9 cửa: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa BaTri, cửa Hàm Luông .. Chính vì vậy, người Việt đã gọi tên một cách thân thương gắn liền với cội nguồn dân tộc là sông Cửu Long. Cư dân gốc người Việt cổ ở Vân Nam vùng Jinghon gọi là Dòng Sông Mẹ. Theo cổ Thư và truyền thuyết dân gian tự xa xưa, cư dân bản địa đã gọi tên sông một cách tôn kính, đượm vẻ huyền thoại là: “Sông Cưỡi Rồng”. Tương truyền thuở xa xưa có một tiên nữ đi tắm sông đụng phải một vật lạ từ thượng nguồn trôi xuống rồi về nhà thụ thai sau đẻ ra 100 người con ..Truyền thuyết về tiên nữ thụ thai trên dòng sông Rồng theo lối “dã hợp” của người Việt cổ xưa để rồi sinh ra trăm con như một dị bản huyền thoại Rồng Tiên của Việt Nam. Từ đó dân gian gọi là “Dòng Sông Mẹ” hay còn gọi là “Sông Cưỡi Rồng”.

    Kết quả công cuộc khảo cứu dân tộc học về ngọn nguồn dân tộc được minh chứng bởi khoa Tiền sử học cho chúng ta biết về cuộc thiên cư vĩ đại của những người Tiền Việt (Protoviet) tổ tiên của đại chủng Bách Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trải dài hàng nghìn năm lịch sử, Cộng đồng Bách Việt mỗi khi nạn biển tiến thì phải ngược lên miền cao, khi biển lùi lại xuôi theo triền sông xuống miền Nam định cư lập nghiệp để thành lập các quốc gia vùng Đông Nam Á ngày nay.

    Các tư liệu Dân tộc học ở vùng Tây Bắc Việt Nam cũng cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa vật biểu Rồng và cuộc sống hằng ngày của họ. Thật vậy, tín ngưỡng Rồng của đồng bo thiểu số Xá,Thái liên quan đến vấn đề nước là yếu tố hết sức cần thiết cho việc đồng áng của nông dân và nghề đánh bắt cá của ngư dân. Trong ngôn ngữ và ý niệm của chi tộc Mơn-Khmer có một giống vật gọi là PRUDỒNG là một con vật to lớn giống như rắn, có mào như mào gà, có vẩy và có bờm như ngựa được xem như thần làm cho mưa nắng thuận hoà, mùa màng gặt hái, thóc lúa đầy kho. Các chi tộc Thái xem Tu-Luông là vật linh che chở cho họ cho nn dù cư trú tại đâu cũng đều có một nơi mà họ gọi là “Văng Mường” được xem như thủy phủ để cho Prudồng và Tu-Luông ngự trị làm thần hộ mạng cho bản Mường. Từ Quỳnh Nhai đến Mường Lài trên sông Đà có khoảng 20 thác nước thì có đủ 20 Văng Mường. Nơi thờ cúng Tu-Luông mang vẻ huyền bí, linh thiêng mà dân làng thường xuyên đem lợn, gà đến cúng để tế vị thần bản mệnh này che chở cho họ vượt thác, qua ghềnh an toàn thuận lợi. Tiếng Việt hiện đại biến thể của âm Việt cổ từ Pru-Dồng trại âm dần thành Rồng cũng như Tu-Luông thành thuồng luồng (27)

    Hình tượng Rồng không chỉ được trân trọng ở Việt Nam mà người Lào, người Nhật cũng có truyền thuyết tôn thờ vật biểu Rồng. Thủy kinh chú của Lê Đạo Nguyên viết:“Lý Lào cũng có truyền thuyết thờ Rồng”. Sách cổ Nhật ghi rõ là người Nhật có tục thờ Rồng nên tự xa xưa, lâu lắm rồi hình tượng Rồng được xem như sứ giả của hạnh phúc. Đặc biệt hơn nữa, Rồng được tôn vinh như một “vị thần” giữ gìn dòng giống. Điều này, một lần nữa chứng tỏ Nhật cũng là một chi tộc Việt trong Bách Việt. Tại thủ đô Tokyo có một cây cầu cổ có tên Nihon Baxi, mỗi dịp tết đến, người Nhật từ khắp nước đổ xô đến để thắt nơ đỏ lên cổ Rồng bằng đồng ở thành cầu với hy vọng Rồng ban phát may mắn suốt cả năm(28).

    Hình tượng Totem thuở ban sơ thường là đơn thể nghĩa là chỉ có một vật tổ biểu trưng nhưng về sau xuất hiện hình tượng phức thể nửa người nửa thú như Nữ Oa đầu người mình rắn, Viêm Đế Thần Nông đầu người thân trâu, rồi Cửu Thiên Huyền Nữ đầu người thân chim. Điều này phù hợp với sự phát triển theo quy luật tiến hoá nên Totem phức thể mang nét đặt trưng tổng hợp nhiều loại động vật, phản ánh thời kỳ hợp nhất của nhiều chi tộc nhưng mang ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn. Hình tượng Totem còn hàm ẩn bản sắc riêng biệt của một tông tộc, một dòng họ như Viêm Đế Thần Nông đầu người thân trâu để biểu trưng cho hậu duệ của Thần Nông, với nền văn minh nông nghiệp mà huyền sử nói về hình tượng nguyên thủy thuở ban sơ. Từ những Totem đơn thể như Rồng, Chim, tới đầu người mình rắn như hình tượng bà Nữ Oa của chi tộc thờ Rồng (Lạc-Việt ), đầu người thân chim như Cửu Thiên Huyền Nữ của chi tộc thờ chim ( Au-Việt ) và cuối cùng là sự kết hợp của Lạc Việt thờ Rồng với Âu Việt thờ Chim của hình tượng Bố Lạc (Rồng) Mẹ Âu (Tiên) được thần thoại hoá thành huyền thoại Rồng Tiên.

    Trong khi các dân tộc khác chỉ chọn một vật tổ biểu trưng thì Việt tộc lại chọn 2 vật tổ biểu trưng là Rồng và Tiên. Tự thân Rồng Tiên đã hàm ẩn sự thống nhất hài hòa giữa Am và Dương, tương sinh tương khắc nhưng không dẫn đến mâu thuẫn loại bỏ nhau mà cùng nhau tương hòa để cùng tồn tại. Lơì trần tình của Bố Lạc với mẹ Au bên cánh đồng Tương đ nĩi ln điều ny:

    “ Ta là giống Rồng đứng đầu Thủy Phủ, Nàng là giống Tiên người ở trên đất vốn không đoàn tụ được với nhau. Tuy khí âm dương hợp lại mà sinh con nhưng giống dòng tương khắc như nước với lửa , khó bề ở với nhau dài lâu được. Nay phải chia ly ..”.

    Tự thân huyền thoại Rồng Tiên đã hàm tàng uyên nguyên của triết lý âm dương, nguyên lý sinh tồn tiến hóa của vũ trụ vạn vật muôn loài.Tất cả đã đi vào tâm thức Việt về cội nguồn con Rồng cháu Tiên với nền văn minh đạo đức Việt cổ, biểu trưng của triết lý Đông Phương tỏa rạng suốt dòng vận động của lịch sử.



      Hôm nay: 22/11/2024, 4:52 pm