Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Địa danh Việt tên đất Trung hoa . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Địa danh Việt tên đất Trung hoa . Flags_1



    Địa danh Việt tên đất Trung hoa .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Địa danh Việt tên đất Trung hoa . Empty Địa danh Việt tên đất Trung hoa .

    Bài gửi by Admin 7/8/2012, 11:37 am

    Địa danh Việt tên đất Trung hoa .

    Nguồn : anviettoancau .

    Đất nước Trung Hoa gồm có 22 tỉnh,nhưng chỉ có 8 tỉnh được gọi tên theo cú pháp Trung Hoa là:Cam Túc,Hắc Long Giang,Phúc Kiến, An Huy,Thanh Hải,Cát Lâm,Chiết Giang,Quý Châu còn lại 13 tỉnh chiếm đa số lại được đặt tên theo cú pháp Việt:Hà Bắc,Hà Nam,Hồ Bắc,Hồ Nam,Sơn Đông,Sơn Tây,Thiểm Tây ,Vân Nam,Quảng Đông,Giang Tây ,Giang Tô,Hải Nam,Liêu Ninh,không riêng 13 tỉnh này mà còn có cả thành phố Thượng Hải và Khu Tự Trị của dân tộc Choang Quảng Tây nữa cũng đặt tên theo cách nói của người Việt.Tứ Xuyên không kể vì tên đặt với từ số lượng đứng trước thì dân tộc nào cũng làm thế.

    Với những từ chỉ hướng vị trí của một địa điểm,người Hoa thường đặt trước danh từ như Bắc Kinh,Nam Kinh.Lấy Kinh làm chuẩn thì kinh đô ở về mạn bắc họ gọi là Bắc Kinh,Kinh đô ở mạn nam gọi là Nam Kinh.Kinh Đô Tokyo của Nhật Bản vì nằm ở phía đông nên gọi là Đông Kinh,Paris kinh đô của Pháp nằm ở trời Tây nên cụ Phan Thanh Giản khi đi sứ qua đó đã có câu :”Từ ngày đi sứ đến Tây Kinh,Thấy việc năm châu bỗng giật mình”,cụ gọi Paris là Tây Kinh.
    Lấy Sơn (núi) làm chuẩn,nếu địa điểm ở về phía đông núi theo lệ phải mang tên là Đông Sơn,địa điểm ở về phía tây phải gọi là Tây Sơn,nhưng người Hoa không làm đúng theo cú pháp Trung Hoa khi đặt tên cho các khu vực ở hai bên Thái Hành Sơn,dãy núi dài 400km chạy qua ba tỉnh Sơn Tây,Hà Bắc ,Hà nam.Vùng bên đông Thái Hành Sơn lại được gọi là Sơn Đông,vùng bên Tây Thái Hành Sơn lại được gọi là Sơn Tây hoàn toàn theo cú pháp Việt.
    Hai tỉnh Hà Bắc Hà Nam lại lấy Hoàng Hà làm chuẩn để dựa vào đó mà gọi tên.Hoàng Hà vừa là niềm kiêu hãnh của Trung Quốc vừa nỗi buồn của họ vì những tai họa khôn lường, là con sông lớn thứ hai của Trung Quốc đứng sau sông Dương Tử,dài 5.464km bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn ở phía Tây bắc tỉnh Thanh Hải chảy ra biển Bột Hải (tỉnh Sơn Đông).Hà Bắc tỉnh ở phía bắc Hoàng Hà,Hà Nam là tỉnh ở phía nam Hoàng Hà.Đây cũng là cách gọi tên theo cú pháp Việt thay vì theo cách Hoa phải là Bắc Hà,Nam Hà.
    Hồ Động Đình là một trong hai hồ lớn nhất của Trung Quốc nằm ở phía đông bắc tỉnh Hồ Nam.Hồ này tích nước của năm con sông :Tư giang,Nguyên giang,Lễ Thủy,Tương giang và Tiêu giang.Về mùa lũ nước sông Dương Tử lại đổ vào hồ làm diện tích của hồ tăng gấp 10 lần.Theo truyền thuyết bờ cõi nước Văn Lang phía Bắc lên đến Hồ Động Đình. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân.Nếu lấy Động Đình Hồ làm trung tâm thì tỉnh ở phía bắc hồ được gọi là Hồ Bắc,tỉnh ở phía nam hồ được gọi là Hồ Nam,đều là cách gọi theo lối Việt .
    Trong tiếng Trung,con sông lớn miền Bắc họ gọi là hà như Hoàng Hà,Đại Vận Hà nhưng miền Nam thường gọi là giang như Dương Tử Giang (Trường giang).Chữ giang (
    ) gồm có bộ thủy chỉ ý và chữ công chỉ âm.Âm này cận âm với âm sông trong tiếng Việt và âm krông trong tiếng Ê Đê như krông Ana (sông mẹ),krông nô (sông cha).Lấy giang làm chuẩn,thành phố ở hướng nào thì gọi tên theo hướng đó như Giang Đông,Giang Nam,Giang Bắc,Giang Tây (phía tây Giang Nam).
    Cũng cách nói theo cấu trúc tiếng Việt,lấy sông Hoài làm ranh giới,Trung Hoa được chia thành hai miền,về phia bắc sông Hoài gọi là Hoa bắc,về phía nam sông Hoài gọi là Hoa Nam.
    Tại giao giới các tỉnh Quảng Đông,Quảng Tây,Hồ Nam,Giang Tây có năm rặng núi Việt Thành Lĩnh,Đô Bàng Lĩnh,Manh Chữ Lĩnh,Kỵ Điền Lĩnh,Đại Dữu Lĩnh gọi chung là Ngũ Lĩnh.Địa khu từ Ngũ Lĩnh sơn mạch trở về nam gọi là Lĩnh Nam gồm địa phận của Quảng Đông và Quảng Tây.Đó cũng là cách nói theo cú pháp Tiếng Việt.


    Không chỉ những vùng rộng lớn mà cho chí những vùng hẹp hơn ,nhỏ hơn cũng đều mang dấu ấn ngôn ngữ Việt.Không chỉ những địa danh cũ,có từ lâu đời mà ngay đến cả những địa danh mới đặt cũng tuân theo ngữ pháp Việt ,chứng tỏ ngôn ngữ Việt đã ăn sâu tận gốc rễ người Hoa.Tạm dẫn các vùng miền sau đây:
    Sơn Đông , thành phố Tế Nam có các quận Thị Trung,Thị Nam,Thị Bắc
    Sơn Tây có quận Tấn Trung
    Thiểm Tây có thành phố Vi Nam và Hán Trung,có hai huyện Lạc Nam và Thương Nam thuộc Thành phố Thương Lạc.
    Tứ Xuyên có thành phố Ba Trung
    Liêu Ninh một tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc có Liêu Tây và Liêu Đông.
    Hà Bắc,thành phố Thạch Gia Trang,Hình Đài,Trương Gia Khẩu đều có quận mang tên Kiều Đông,Kiều Tây.Thành phố Đường Sơn có các quận Lộ Bắc,Lộ Nam,Phong Nam
    Hà Nam, tp Trịnh Châu có quận Thượng Nhai,tp Lạc Dương có quận Giản Tây.
    Hồ Bắc, tp Hiếu Cảm có quận Hiếu Nam
    Hồ Nam, tp Hành Dương có huyện Hành Đông,Hành Nam,Kỳ Đông.TP Thiệu Dương có huyện Thiệu Đông.
    An Huy có Tp Hoài Nam,tp Hoài Bắc.Có quận Phì Đông,Phì Tây thuộc TP Hợp Phì,có quận Dĩnh Đông (tpPhụ Dương)
    Giang Tô,thành phố Tô châu có quận Ngô Trung
    Giang Tây , Tp Thượng Nhiêu có huyện Thượng Nhiêu,(Tp Bình Hương) có huyện Thượng Lật,(tp Cám Châu,quận Chương Cống)có huyện Long Nam,Định Nam, (tp Nghi Xuân) có h. Thượng Cao.
    Chiết Giang,tp Hàng Châu có q.Thượng Thành,Hạ Thành,tp Ninh Ba có q.Giang Đông,Giang Bắc.,tp Hồ Châu có q.Ngô Hưng,tp Thiệu Hưng có thị xã Thượng Ngu.
    Phúc Kiến có huyện Thượng Hàng thuộc quận Tân La,tp Long Nham
    Thượng Hải có khu Áp Bắc và khu mới Phố Đông
    Thiên Tân có các quận Hà Đông,Hà Tây ,Hà Bắc,Tân Nam
    Quảng Đông: tp Yết Dương có h.Yết Đông và Yết Tây,Tp Dương Giang ,q.Giang Thành có huyện Dương Đông, Dương Tây.Tp Sán Đầu có h.Triều Nam.


    Quảng Tây ,tp Nam Ninh có quận Giang Nam và h.Thượng Lâm,tp Liễu Châu có q.Thành Trung,Liễu Bắc,Liễu Nam.Thành phố Khâm Châu có q.Khâm Nam.Khâm Bắc.
    Tp Quý Cảng có q.Cảng Nam,Cảng Bắc.Tp Bách Sắc có h.Tỉnh Tây và H.Điền Đông thuộc quận Hữu Giang.
    Quý Châu có châu tự trị Kiềm Nam của dân tộc Bố Y và dân tộc Miêu.Địa khu Đồng Nhân có huyện Tư Nam.Địa Khu Tất Tiết có huyện Kiềm Tây.
    Vân Nam ,Châu tự trị dân tộc Choang,dân tộc Miêu Văn Sơn có huyện Khâu Bắc.
    Châu tự trị dân tộc Cáp Nê,Di Hồng Hà có h.Lô Tây
    Trùng Khánh có Khu Ba Nam,Du Bắc,Giang Bắc,Đồng Nam
    Hải Nam có huyện tự trị dân tộc Lê Lạc Đông.
    Thanh Hải,tp Tây Ninh có các Quận Thành Trung,Thành Đông,Thành Tây,Thành Bắc.Có các châu tự trị của dân tộc Tạng :Hải Tây,Hải Nam,Hải Bắc và địa khu Hải Đông.
    Cam Túc ,tp Định Tây có huyên Lũng Tây.Tp Trương Dịch có huyện tự trị dân tộc Dụ Cố Túc Nam.Tp Tửu Tuyền,quận Túc Châu có huyện tự trị dân tộc Mông Cổ Túc Bắc.
    Hắc Long Giang ,tp Cáp Nhĩ Tân có quận Tùng Bắc và Đạo Ngoại.Tp Tề Tề Cáp Nhĩ có quận Cam Nam và huyện Khắc Đông.Tp Tuy Hóa có huyện Lan Tây.Tp Giai Mộc Tư có huyện Hoa Nam.
    Cát Lâm,tp Bạch Thành có quận Thao Bắc,thị Xã Thao Nam.Tp Tứ Bình có quận Thiết Đông,Thiết Tây.
    Cả đến Nội Mông Cổ vẫn có tên đặt theo lối Việt,tp Ô Hải có quận Hải Nam,tp Xích Phong có huyện Lâm Tây.Tp Thẩm Dương có quận Thiết Tây.Tp An Sơn có quận Thiết Đông,q. Thiết Tây.
    Ngoài ra Đài Loan còn có Đài Bắc,Đài Trung,Đài Nam,Đài Đông.
    Xem vậy thì khắp mọi miền trên đất Trung Hoa,từ khu vực trung tâm cho đến tận miền biên viễn,từ Sơn, Lĩnh cho đến Hải,Hà,Hồ,Giang mọi nơi,mọi chốn đều in đậm dấu ấn ngôn ngữ Bách Việt.Bách Việt là cộng đồng nhiều dân tộc có gốc Việt.Giống dân này từ vùng Đông Nam Á sau kỳ băng hà biến tiến vượt lên phương Bắc và đã khai thác đất Trung Hoa từ rất lâu trước khi giống dân Mông Cổ phương Bắc tràn xuống hòa huyết với họ tạo thành giống dân Hoa Hạ.Người Hoa có máu du mục rất thiện chiến,bằng võ lực
    đẩy dân Bách Việt dần xuống lại phía Nam,lần lượt đồng hóa họ,chỉ có giống dân Lạc Việt kiên cường lui về đất cũ cùng với dân bản địa củng cố và xây dựng nước Văn Lang (1) chận đứng được thảm họa bành trướng của phương Bắc tồn tại cho đến ngày nay.
    Người Hoa không những chiếm đất đai của người Bách Việt(2),đồng hóa họ mà còn đoạt luôn những tài sản tinh thần của người Việt.Tần Thủy Hoàng đốt tất cả sách vở của dân Việt để phi tang may mà còn sót lại Kinh Dịch,Kinh Thi để làm bằng.Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa thu tất cả về một mối Hoa Hạ,rồi lại điển chế chữ viết của người Bách Việt biến thành của người Hoa.Sức mạnh của kẻ đô hộ luôn được củng cố và bành trướng lâu dần người Việt không còn biết đâu là di sản của mình cứ tưởng mình phải học nhờ viết mượn,co cụm lại từ bỏ những gì mình đã có ,tìm phương sách khác tạo con đường đi khác để bảo tồn sắc tộc của mình chỉ giữ 60% tiếng Việt nguyên thủy mà oái ăm thay ngày nay bị quy là chịu ảnh hưởng tiếng Hoa(3).Nhiều người đặt câu hỏi tại sao người Việt văn minh thế mà không có chữ viết,xin thưa đó là chữ mà ngày nay người ta gọi là chữ Hình Vuông,chính là biến tướng của chữ tượng hình mà dân Bách Việt đã khai sáng.Đó là nỗi oan khiên của kẻ yếu chỉ biết đứng nhìn kẻ mạnh sử dụng tài sản của mình làm tài sản của họ một cách thản nhiên như lấy ra từ trong túi áo .Đó là nỗi niềm đau đớn của người nông dân đã trắng tay khi bị kẻ mạnh chiếm đoạt đất đai của mình mà có kêu ca cũng chẳng ai nghe,chẳng ai tin,lại còn bị chê là nghèo mà ham.Sự Thực lịch sử đến bao giờ mới được thừa nhận khi con người vẫn còn si mê với bao điều dối trá.


    Chú thích:

    1. Nước Văn Lang,theo huyền sử có biên giới đến Hồ Động Đình,huyền sử là những mãnh vở của thực sử được bảo tồn qua những thăng trầm của lịch sử,đó là nước kế thừa của nước Xich Quỷ có diện tích bao trùm 22 tỉnh Trung Quốc và Bắc Việt Nam,sau trận Trác Lộc ,một phần đất mất vào tay người Hoa,thu lại thành nước Văn Lang giới hạn từ Hồ Động Đình trở về nam.Càng về sau càng thu hẹp lại chỉ còn phần đất Bắc Việt và Bắc Trung Việt.

    2. Bách Việt là từ Sử Trung Hoa chỉ khối dân Văn Lang tan rả thành những nhóm dân tộc định cư theo từng vùng trên phần đất Văn Lang cũ như U Việt,Dương Việt,Mân Việt,Lạc Việt,những giống dân này đã bị giống Hoa đồng hóa (nói đúng hơn những giống dân này đã đồng hóa giống Hoa vì họ văn minh hơn nhưng vì thiếu sức tự cường nên bị người Hoa lấn áp rồi thì mọi sự đều quy về Hoa,thế gian nói ngược Việt bị Hoa đồng hóa lâu đời hóa thành sự thực khó cãi được.Riêng Lạc Việt ở Việt Nam là sắc dân kiên cường vẫn giữ vững được nền độc lập tự chủ .

    3. Quí vị có thể tham khảo công trình của các học giả Nguyễn Cung Thông,Nguyễn Xuân Quang,Đỗ Thành để rõ hơn về luận điểm (giả thiết để làm việc ) này.Ngoài phát hiện về nguồn gốc Việt Nam tên 12 con giáp của Nguyễn Cung Thông,độc giả có thể ghi nhận hai dẫn chứng đáng chú ý của Đỗ Thành:



    1-“Trong thế giới của Blogger tiếng Hoa ngày nay -thông tin gần như là duy nhất và được rò rỉ một cách vô tình hay cố ý của nhóm phục chế CỔ HÁN NGỮ thì từ ngữ "Then Thinh" của tiếng Bắc Kinh , Thin thin của Tiếng Quảng Đông , Thenn thenn của tiếng Triều Châu ...là : Với kết qủa của "phục chế Cổ Hán Ngữ " thì những chữ đó ngày xưa có phát âm là "THIÊN_ĐINH -天庭"
    2-Cần chú ý điều nầy : những cổ văn từ Hàn , Tần ...trở về trước thì không phải là "Quan Thoại" hay "Phổ Thông" mà là Việt Ngữ-Nhã Ngữ ; Dù "quan thoại" đã được hình thành dần dần , nhưng chỉ đến đời nhà Tùy và Đường thì tiếng Phổ Thông mới được đẩy mạnh và phát triển mạnh thêm 1 lần nữa bởi Tùy và Đường đều là gốc Hung Nô ở Siberia , tuy vậy , thời đó tiếng Phổ thông chưa đủ để thay thế nổi cho Việt Ngữ , nên Đường thi là đa số phải đọc theo Việt ngữ ... thì mới đúng theo vần đã gieo trong Đường thi” .


    Trích Đỗ Thành-Bách Việt Sử :Những lớp bụi mờ của Lịch Sử (nguồn:http://newvietart.com/index4.581.html


      Hôm nay: 28/3/2024, 11:03 pm