Địa danh Lạc Việt trên đất Lĩnh Nam
Lãn Miên , nguồn http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19447-dia-danh-lac-viet-tren-dat-linh-nam/
Người Choang ngày nay sống chủ yếu ở Quảng Tây và bộ phận ở Quảng Đông , Qúi Châu và Vân Nam, dân số 17 triệu người, là một bộ phận còn lại của dân Nam Việt, còn giữ khá nguyên vẹn bản sắc. Ngôn ngữ của họ là do phát triển từ ngôn ngữ Việt cổ. Tên các địa danh đều là tên Lạc Việt, đều cấu trúc xuôi như tiếng Việt Nam, trái với cấu trúc ngược của Hán ngữ, tiếng đầu của các địa danh thường biểu hiện thực thể địa lý tự nhiên hoặc khu vực.
Có đến hàng chục chữ , làm tên đầu địa danh ở vùng Lĩnh Nam xưa, đều là tên Lạc Việt, mà phải chú vào cái phát âm mới nhận được ra. (Những chữ ấy là do thư lại người Hán đời sau mượn chữ nho để ghi âm lại tên địa danh Lạc Việt, chứ theo biểu ý của chữ thì nhiều chữ chẳng khớp gì với nghĩa của âm tiếng Choang và tiếng Việt cả) ,nếu cứ đọc và hiểu chữ theo Hán ngữ hiện đại thì không thấy được và ý nghĩa của nhiều địa danh theo Hán ngữ lại thành ra vô lý. Ví dụ như sau:
1.“Nà 那” nghĩa là ruộng nước. ( Vùng Giang Nam từ vĩ tuyến 24 vào vĩ tuyến 21 có đến 90% tên các địa danh bắt đầu bằng chữ “Nà”, chủ yếu nằm ở vùng thung lũng có sông và vùng đồng bằng lưu vực như ở các vùng Quảng Tây 廣 西Quảng Phiếm 廣 泛,Việt Tây 粤 西,Quỳnh Lôi 瓊 雷)
2.“Động洞,峒,垌” nghĩa là Vùng, chỉ nơi thung lũng hẹp có sông nhỏ, sau nghĩa mở rộng hơn chỉ quần thể dân cư cùng huyết thống (như ở Việt Nam thì ở Quảng Bình có Đồng Hới=Động Hới=Vùng Hời là nơi người Hời xưa, cũng thuộc tộc Việt sinh sống). Chữ Động 洞 này không phải là Hang như giới sử học Việt Nam có người giải thích. Chữ Hang là bộ thủ gọi là bộ “Hãn 厈”, một trong các nét cấu trúc cơ bản của chữ nho của người Lạc Việt. Ví dụ vùng Quảng Phủ tại Đài Sơn có Động Mỹ 洞 美, tại Tân Hội có Động Giác 洞 角; tại các nơi khác chữ đã đổi ngược theo Hán hóa như ở Dương Xuân có Đại Động 大 洞, ở Dương Giang có Cao Động 高 洞, Tùy Động 隋 洞, Nho Động 儒 洞, Dương Động 陽 洞(xưa chữ Dương 陽 này đọc là Việt), ở Thẩm Quyến có Nam Động 南 洞, Bạch Hoa Động 白 花 洞, ở Trung Sơn có Mai Hoa Động 梅 花 洞 v. v.
3.“Phong 封” nghĩa là Vùng lớn. Nếu theo nghĩa này như của tiếng Choang, thì phủ Khai Phong ở Trung Nguyên vốn nguyên thủy nó phải là phủ “Phong Khơi”, tức “Vùng lớn Mới” , vì so lịch sử thì nó vẫn là mới hơn Phong Châu ở Việt Nam hay Phiên Ngung ở Quảng Đông. Khai Mới=(lướt)=Khơi , đi biển khi ra Khơi thì càng ra càng Mới. Ví dụ ở phía bắc Hợp Phố thuộc Quảng Tây có Phong Xuyên 封 川, Phong Khê 封 溪 ( Phong Xuyên nghĩa là “Vùng lớn của Sông”, Phong Khê nghĩa là “Vùng lớn của Khe”, còn giải nghĩa theo cấu trúc Hán ngữ và biểu ý chữ là “Sông bịt Kín” và “Khe bịt Kín” thì vô lý), Phong Sơn 封 山, Phong Khai 封 開; ở đông Khai Bình cũng có Phong Khai 封 開; ở tây nam huyện Nhữ Nam có Phong Môn Sở 封門 所; ở bắc Tân Hội có Phong Lạc 封 樂; ở đông bắc huyện Phong Khai có Phong Hưng 封 興,v.v.
4.“Phu 夫,扶” nghĩa là Núi. Từ thời Tam Quốc đến thời Đường, Tống thì “Phu” là đơn vị hành chính, ví dụ thời Tống ở quận Tấn Khang có huyện Phu Nguyễn 夫 阮 nay thuộc La Định 羅 定, thời Đông Tấn có huyện Phu Ninh 夫 寧 nay thuộc bắc Thắng Huyện 藤 縣 Quảng Tây, v.v.
5.“La 羅” nghĩa là Lưới, hay Lụa dệt thưa. Ví dụ ở Dương Xuân có La Ngân 羅 銀; ở Dương Giang có La Cầm Sơn 羅 琴 山, La Dẫn Sơn 羅 引 山; ở Việt Trung có La Cương 羅 崗, La Lâm 羅 林, La Khê 羅 溪, La Kháng 羅 坑, La Tế 羅 仔, La Tú 羅 秀, v. v.; ở lưu vực Tây Giang (xưa là Châu Giang, đến thời nhà Thanh đổi tên thành Tây Giang nhằm xóa hết dấu vết nhà Chu) có La Định 羅 定, La Kính 羅 鏡, La Bình 羅 坪, La Phùng 羅 逢, La Khổng 羅 孔, La Hiệp 羅 荔, La Sa 羅 沙, La Cầu 羅 求, La Xung 羅 冲, v.v.; tại Việt Đông thì ở Nhiêu Bình có La Kháng 羅 坑.
6.“Xung 冲” nghĩa là Sông nhỏ, cũng hàm ý Động, mở rộng nghĩa là bổn khu. Ví dụ Thuận Đức có Xung Hạc 冲 鶴; tân hội có Xung Đường 冲 塘, Xung Liêm 冲 廉, Xung Hoa 冲 花, Xung Trà 冲 茶; Tùng Hoa có Xung Lĩnh 冲 嶺; Đài Sơn có Xunng Dương 冲洋, Xung Hoa 冲 華, Xung Sài 冲 柴, Xung Vân 冲 雲; Phong Khai có Xung Đẳng 冲 等, Xung Lăng 冲 陵,v.v.
7.“Lai 瀨” nghĩa là con Lạch. Sách “Hán thư. Vũ Đế kỷ 漢 書.武 帝 紀” viết: “Lai, thoan dã, Ngô Việt vị chi Lai, Trung Quốc vị chi Thích 瀨,湍 也,吴 越 謂 之 瀨,中 國謂 之 磧, ý là tiếng Ngô Việt gọi Lai là dòng nước xiết, tiếng Trung Quốc gọi Lai là bãi đá sỏi”. Lai là địa danh tiếng Choang nghĩa là Lạch. Các tên đã bị Hán hóa đổi ngược như ở vùng Dương Giang có Thượng Lai 上 瀨, Hạ Lai下 瀨, Tây Lai 西 瀨, v.v.
8.“Mãnh 猛” nghĩa là Mảnh
9.“Bằng 馮” nghĩa là Bằng
10. “Bộ 步, 埗,埔,甫” nghĩa là Bờ. Cũng giống như Chợ Bờ ở Hòa Bình. Thời Tống có Ngô Hậu Sở 吴 厚 處viết cuốn “Thanh hương tạp ký 青 箱 雜 記” nói: “ Lĩnh Nam vị thủy tân vi Bộ 嶺 南 謂 水 津 為 步 ý là người Lĩnh Nam gọi cảng là Bờ”. Dấu vết địa danh là “Bờ” này ở phương bắc thì đã tuyệt tích, nhưng ở vùng Lĩnh Nam thì vẫn còn không ít. Như Quảng Châu có Thập Bát Bồ 十 八 甫, Hoàng Bộ 黄 埔, Tăng Bộ 增 步, Diêm Bộ 鹽 步; Hoa Đô có Quan Lộc Bộ 官 禄 埗; Thẩm Quyến có Thượng Bộ 上 步.
11. “Biên 邊” nghĩa là Bến. Cũng có chỗ thì Biên nghĩa là Bản, cũng viết bằng chữ Bản 板 . Quảng Đông có vô vàn tên làng có chữ sau là Biên邊hay Bản 板. Giáo sư Trung Quốc Từ Tùng Thạch徐松石 nói, nếu đảo lại cấu trúc xuôi theo như thổ ngữ xưa thì Biên hay Bản phải đứng trước, có nghĩa là “Bản” tức làng. Ở Nam Hải, thành phố Phật Sơn, có đến 80 địa danh là “Biên”, như Tạ Biên 謝 邊, Đàm Biên 潭 邊, Âu Biên 歐 邊, Cao Biên 高 邊, Quảng Biên 鄺 邊v.v. Ở Tam Thủy có Mạch Biên 麥 邊, La Biên 羅 邊, Sát Biên 蔡 邊 v.v.Dương Giang có Cát Biên 葛 邊. Chợ Kim Biên ở tp HCM là chợ Bến Vàng, chữ Biên ấy dù là mượn chữ Biên nghĩa là ranh giới, nhưng nghĩa của nó là ở cái âm chứ không phải ở biểu ý của chữ, nó đồng bộ với chợ Bến Thành.
12. “Lan 欄” nghĩa là Lán, Lều. Tiếng Choang thì Lan nghĩa là phòng ốc.Quảng Châu có Đậu Lan, Kiến Lan, Tương Lan v.v.Dương Giang có Ngư Lan; Hương Cảng có Quả Lan v.v.Ngoài ra Quảng Châu có các chợ, các phố, các hẻm, các hãng chuyên một mặt hàng, mang tên mặt hàng đó.
13. “Vân 雲” nghĩa là Vạn, tức vạn chài, Vân tiếng Choang còn có nghĩa là Dân tức người. Ví dụ ở Cao Yếu có Vân Giải Sơn 雲 解 山; Đức Khánh 德 慶có Vân Trinh 雲 貞; Phong Khai có Vân Kính 雲 鏡; Nhữ Nam có Vân Lệ Đường 雲 霄 塘;La Định có Vân La Phụng 雲 羅 鳳,nghĩa là “dân lưới chim”; Hoài Tập có Vân Điền 雲 田,nghĩa là “dân ruộng” chứ không phải là “ruộng trên mây” v.v.Vùng đồng bằng Châu Giang tại Thuận Đức có Vân Lộ 雲 路, Bác La có Vân Bộ 雲 步,nghĩa là “dân cảng” chữ không phải là “bước trên mây”, Phổ Ninh có Vân Lộ 雲 路, Hải Phong có Vân Lộ 雲 路v.v.
14. “Đô 都” nghĩa là làng qui mô lớn, đây là do từ Đông Họ=(lướt)=Đô, là làng lớn , dân cư có nhiều họ tộc sinh sống. Như Thuận Đức có Đô Ninh 都 寧, Tân Hội có Đô Hội都 會, Cao Minh có Đô Quyền 都 權, Tân Hưng có Đô Hộc 都 斛, Đức Khánh có Đô Hồng 都 洪, Vân Phù có Đô Kỵ 都 騎, La định có Đô Môn 都 門, Phong Khai có Đô Lũ 都 縷, Hoài Tập có Đô Khẩu 都 口 v.v.
15. “ Tư 思” nghĩa là Tụ=Trù=Chù=Chợ, là làng có mật độ dân cư lớn, trong tiếng Choang thì Tư= Tứ =Hư 虚=Khư 墟 , đều có nghĩa là chợ , mức độ lớn tăng dần. Hán thư giải thích “ Việt vị dã thị viết Hư 粤 謂 野 市 曰 虚 ý là người Việt gọi chợ ngoài trời là Hư” . Như ở Phong Khai có Tư Lục 思 六; Tân Hưng có Tư Lai 思 來; Vân Phù có Tư Lao 思 勞, Cao Yếu có Tư Lâm 思 霖v.v.
16. “Lương 良, 俍” nghĩa là Làng. Tiếng Choang chữ Lương nghĩa là đất bằng có quần cư đông dân (vậy nó giống như Làng ở miền đồng bằng Việt Nam, còn ở miền núi gọi là Bản), cũng còn có nghĩa là màu vàng, rồi sau dùng để chỉ đất hoàng tộc. Ví dụ Đại Lương ở huyện Thuận Đức từng là cứ địa của Hoàng tộc.
17. “Cổ 古” hay “Kê 鷄” nghĩa là Kẻ
Hàng ngàn tên làng ở Quảng Đông , Hồ Nam, Qúi Châu, Quảng Tây đều có tên Lạc Việt, vẫn tồn tại đến tận ngày nay, bắt đầu bằng chữ Kẻ (chứ không bị đổi thành tên khác như ở Việt Nam, vì cho rằng Kẻ là tên Nôm, từ tục tĩu, xấu). Chữ Kẻ ấy được ghi bằng âm chữ nho là chữ Cổ古hoặc chữ Kê鷄 ( học giả Trung Quốc Từ Tùng Thạch 徐 松 石cho rằng dùng chữ Kê 鷄gọi tên làng vì người Quảng Phủ nước Nam Việt xưa, mà ngày nay vẫn nói Việt ngữ 粤 語,có tục coi bói bằng chân gà, thực ra không phải như vậy, Kê 鷄là phiên âm chữ Kẻ, còn tục coi bói bằng chân gà thì người Việt Nam vẫn có từ cổ đại đến tận ngày nay. Như tên làng thì chỉ lấy một đặc điểm nổi trội nhất của cư dân kèm sau chữ Kẻ thành tên làng chứ không bao giờ lấy tới hai đặc trưng, ví dụ Kê Phụng là “Kẻ Phụng” chứ không thể là Gà Phụng được, làm gì lấy đến hai con vật làm đặc trưng; hay Kê Tâm Lĩnh nguyên phải là “núi Kẻ Tằm”, Kẻ Tàm là Dân nuôi tằm, chứ không thể là Núi Tim Gà được, vì quả tim con gà nó nằm trong mình con gà thì ai hình dung ra được mà đặt tên cho núi; hoặc Kê Ma Địa là “đất Kẻ Vừng” chứ không thể là Đất Gà Vừng được, tên làng không lấy hai đặc trưng !). Ví dụ Quảng Châu có Cổ Điền 古田, Phật Sơn có Cổ Qui 古 竈, Phiên Ngung có Cổ Bá 古 壩, Thuận Đức có Cổ Lầu 古 樓, Trung Sơn có Cổ Trấn 古 鎭, Đài Sơn có Cổ Đấu 古斗, Hạc Sơn có Cổ Lao 古勞, Cao Yếu có Cổ Bàng 古旁, Tân Hưng có Cổ Luân 古倫, Đức Khánh 德慶có Cổ Hạnh 古杏, Phong Khai có Cổ Kim 古 今, Nhữ Nam có Cổ Phiên v.v. Quảng Châu có Kê Tâm Lĩnh 鷄 心 嶺, Kê Tâm Nham 鷄 心 岩; Trung Sơn có Kê Trường Khiếu 鷄 腸 滘; Đông Hoàn có Kê Lĩnh 鷄 嶺, Kê Lồng Sơn 鷄 籠 山; Thẩm Quyến có Kê Miếu 鷄 廟; Tăng Thành có Kê Phụng 鷄 鳳; Bác La có Kê Ma Địa 鷄麻地; Tân Hưng có Kê Điền 鷄田, Nhữ Nam có Kê Lâm 鷄林; Vân Phù có Kê Sơn 鷄山v.v.
18. “Hạc 鶴” là tên làng bằng totem chim Hạc, là loài chim mà người Việt cổ sùng bái nhất. Quảng Châu có các làng Hạc Biên, Hạc Lâm, Bạch Hạc Động; Thuận Đức có Xung Hạc; Trung Sơn có Cổ Hạc; Phiên Ngung có Hạc Châu, Hạc Trang; Đấu Môn có Hạc Thả; Thâm Quyến có Hạc Đấu; Đông Hoàn có Hạc Điền; Ân Bình có Hạc Bình; Dương Giang có Bạch Hạc; Đức Ái có Điền Hạc v. v. Các khu vực người Khách Gia và người Phước Lào sinh sống ở Quảng Phủ cũng có các địa danh “Hạc”.
19. “ Dõng 湧” (冲)nghĩa là Dòng, Sông con. Trong thành Quảng Phủ có Tây Quan Dõng 西 關 湧, Đông Hào Dõng 東 濠 湧; Hoa Đô có Lô Bao Dõng 蘆 包 湧; Phật Sơn có Phật Sơn Dõng 佛 山 湧v.v.
20. “ Khiếu 滘” nghĩa là nhánh sông nhỏ, chữ KheTiểu=(lướt)=Khiếu. Hán thư giải thích: “thủy câu viết Khiếu”. Không chỉ đồng bằng Châu Giang mà nhiều vùng khác ở Quảng Đông đều có tên này. Như gần Quảng Châu có Lịch Khiếu 瀝 滘, Tân Khiếu 新 滘, Hoành Khiếu 横 滘, Tăng Khiếu 增 滘; Thuận Đức có Bắc Khiếu 北 滘 v.v.
21. “Quyến 圳” là mương con dẫn nước vào ruộng, do từ “cuốn” hay “cún” là mương dẫn nước từ cọn vào ruộng, sau thành từ “câu” là “thủy câu”. Hán thư giải thích “điền biên thủy câu viết Quyến”. Như Đức Khánh 德 慶 có Quyến Biên 圳 邊; Tam Thủy có Quyến Đông 圳 東, Phong Khai có Quyến Điền 圳 田, Quyến Trúc 圳竹 v.v.Krông=Sông=Sóng=Súng=Xung=Xuyên=Quyến. Thâm Quyến 深 圳 nghĩa là “mương sâu” là tên một xóm nghèo xưa hẻo lánh vùng “chó ăn đá gà ăn sỏi”, nay sau 40 năm đã thành một thành phố công nghiệp công nghệ cao hiện đại 8 triệu dân. Nhưng các bà buôn hàng phụ tùng điện, máy ở chợ Sắt Hải Phòng lại gọi nó là “Xóm Trăng”, vì: “Nghe người ta gọi thành phố ấy là Sấn Trân nên tụi em gọi là Xóm Trăng cho dễ gọi”.
22. “Lãng 朗, 塱” nghĩa là Lắng, chỉ vùng đất bồi lắng ở cửa sông ven biển. Như Quảng Châu có Lãng Khẩu 塱 口, Lãng Biên塱 邊, Lãng Đầu 塱 頭, Lãng Khê 塱 溪, Quách Lãng 郭 塱, Hoàng Trúc Lãng 黄 竹 塱, Tùng Bá Lãng 松 柏 塱; Đông Hoàn có Đại Lãng 大 塱; Dương Giang có Tân Lãng 新 塱, Nguyễn Lãng 阮 塱, Tư Lãng 司 塱v.v.
23. “ Đàm 鐔, 談” nghĩa là Đầm và “Trung 中” nghĩa là Trũng là tiếng Bách Việt ở vùng Lĩnh Nam cổ, sau Đàm biến thành Đường 塘 nghĩa là cái hồ. Như Quảng Châu có Kiến Đường 蜆 塘, Khẩu Đường 塘, Lăng Dụng Đường 菱 角 塘 v. v. Ở vùng Tây Giang thì tiếng Choang gọi là “ Điền 榃” nghĩa là Đầm. Như huyện Phong Khai có Điền Cẩu 榃 狗, Điền Điền 榃 田, Điền Cát榃 吉, Điền Lộng 榃 弄, Điền Vũ 榃 武v.v.
24. “Đê” nghĩa là Đê. Như Quảng Châu có Trường Đê 長 堤, Đông Đê 東 堤, Tây Đê 西 堤.
25. “Vi 圍” là đê quây, Quây=Vây=Vi. Như đồng bằng Châu Giang có Tàm Viên Vi 桑 園 圍, Trường Lợi Vi 長 利 圍, Xích Hạng Vi 赤 項 圍, La Cách Vi 羅 格 圍, Long Lợi Vi 龍 利 圍, Đại Hữu Vi 大 有 圍v.v.
25. “Cơ 基” là đê quai, Quai=Cơ. Như Quảng Châu có Lê Gia Cơ 黎 家 基, Thủy Tùng Cơ 水 松 基v.v.
Đến đời Đường, ở Trung Nguyên, mà Võ Tắc Thiên vẫn còn lưu luyến tiếng Việt:
Võ Tắc Thiên là tên đời sau gọi nữ hoàng đế họ Võ. Tên đó lần đầu tiên xuất hiện là trong cuốn “Tắc Thiên thực lục” biên soạn năm 721, đời Đường Khai Nguyên năm thứ 9. Nguyên do là khi đang chấp chính, hoàng đế họ Võ đã từng đứng trên Tắc Thiên Môn tuyên bố rằng đổi lại quốc hiệu Đường 唐 thành quốc hiệu Chu 周, tự lập là Võ Chu Hoàng Đế (năm 690-705), định đô ở Lạc Dương kèm tên là Thần Đô.
Bà tên thật là Minh Không “曌”, là pháp danh của Bà, vì Bà rất sùng đạo Phật.( Chữ Minh Không gồm Trời ,Trăng và Không, có nghĩa là chiếu sáng trên trời, cũng có thể đọc là Chiếu, sau Bà ngự triều tự xưng là Chế). Chữ Minh Không 曌này là một trong 19 chữ cổ, đương thời không dùng nữa, gọi là chữ chết, khi Võ Tắc Thiên xưng đế Bà đã đem phục hồi lại rồi dùng, sau khi Bà mất, những chữ đó đời sau lại không dùng nữa, cũng dần dần quên lãng. Ví dụ chữ cổ mà Bà đem dùng lại như: Minh Không 曌 (nghĩa là Chiế u照), Nguyệt 月(là Vuông Con 囝 ), Địa (là Đất Nước Non 埊 ), Quốc 国(đổi là Vuông trong có Tám Hướng 圀,hay là ý muốn nói Vùng có Bát Quái?) , Nhân 人 ( đổi là 玍 , chữ này từ điển Hán ngữ đọc là “Cả” , giải thích là phương ngữ, nghĩa là “tính khí không ra gì”, nhưng Việt ngữ thì Cả=Kẻ=Ca=Con tức con người), Chính 正(đổi là 缶 ) v.v. Ngoài ra , sách “Cựu Đường Thư” còn ghi rõ, khi Võ Tắc Thiên đổi Đường thành Chu thì đồng thời các địa danh có “Hoa” như Hoa Nguyên 华 原, Hoa Châu Thượng Phố 华 州 上 辅, Hoa Âm 华 阴, Hoa Đình 华 亭, Hoa Dung 华 容, Giang Hoa 江 华v.v. đều bị gạch bỏ chữ “Hoa”, đến khi Đường Trung Tông phục vị mới lại đổi về có “Hoa” như tên cũ . Học giả Trần Dương 陈 洋khi tra sử liệu còn phát hiện, thậm chí như Hoa Sơn 华 山 Tây Nhạc 西 岳 thời Võ Chu cũng bị đổi thành Thái Sơn 太 山. Võ Tắc Thiên còn tự lập bia cho mộ của mình, gọi là “Vô Tự Bi”. Đến thời Tống, Kim về sau nhiều người vì thấy tên là “Vô Tự Bi” nên đề chữ nhằng nhịt lên đó. Người đời sau không đoán được dụng ý của Bà lập “Vô Tự Bi” là gì, cho rằng Bà để cho hậu thế tự luận công tội của Bà, có người lại cho rằng Bà kiêu ngạo ngầm ý không văn tự nào diễn tả được về bà. Nhưng điều đáng nói nhất là trên “Vô Tự Bi” không phải là không có chữ, mà là có khắc một loại chữ dân tộc thiểu số mà ngày nay thứ chữ ấy đã tuyệt diệt, chỉ còn “Vô Tự Bi” của Võ Chu là đang bảo tồn được văn tự ấy( theo mạng Trung Quốc, không có hình ảnh, không biết thứ chữ ấy là thuộc văn tự gì).
Võ Tắc Thiên sinh tại Lợi Châu (nay là tp Quảng Nguyên tỉnh Tứ Xuyên) ngày 17-2-624 ( năm Đường Cao Tổ Võ Đức thứ 7), mất ngày 16-12-705, thọ 82 tuổi. Bà là Hoàng Hậu đời Đường Cao Tông (655-683), là Hoàng Thái Hậu đời Đường Trung Tông (683-690), là Võ Chu Hoàng Đế (690-705).
Võ Tắc Thiên là con gái thứ của Võ Sĩ Hộ 武 士 彠, là công thần khai quốc của nhà Đường, tuy là công thần khai quốc nhưng cũng chỉ được xếp hạng thứ tộc là hàng thấp chứ không phải là thế tộc. Tên thật của bà không rõ là gì. Năm Bà 14 tuổi được vào cung làm Tài Nhân (Chánh ngũ phẩm, cũng là hàng thấp), Đường Thái Tông đặt tên cho là Mị, gọi là Võ Mị Nương 武 媚 娘.
Đời Cao Tông, Bà có tôn hiệu là “Thiên Hậu”. Đời Trung Tông, Bà là Hoàng Thái Hậu, khi lâm triều xưng là Chế, sau đổi là Minh Không. Sau khi xưng đế thì lấy tôn hiệu là “Thánh Thần Hoàng Đế”, sau khi thoái vị đổi tôn hiệu là “Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng Hậu”.
Sau khi Bà mất, thụy hiệucủa Bà được thay đổi nhiều: Thiên Hậu (710), Đại Thánh Thiên Hậu (710), Thiên Hậu Thánh Đế, Thánh Hậu (712), Tắc Thiên Hoàng Hậu (716), Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng hậu (749),Thánh Mẫu Thần Hoàng, Thánh Thần Hoàng Đế, Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng Đế, Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng Hậu. Tên thường gọi nhất mà đời sau gọi Bà là Võ Tắc Thiên hay Võ Hậu.
Cống hiến của Võ Tắc Thiên đối với lịch sử được đời sau đánh giá như sau: Đánh tan cái cửa van quí tộc trong tuyển dụng nhân tài; Phát triển mạnh kinh tế; Giữ ổn định đất nước bằng chính sách dân tộc ôn hòa; Phát triển văn hóa.
Các tác phẩm của Võ Tắc Thiên: “Thùy Củng Tập” 100 quyển, “Kim Luân Tập” 10 quyển, đã thất tán, thơ 46 bài, biên trong “Kim Đường Văn”.