Bách Việt Trùng cửu .
Theo sử sách ngày nay Phùng Hưng là quan lang người Đường Lâm, cùng các em trai khởi nghĩa vào khoảng những năm Đường Đại Lịch (766-779), chiếm được thành Tống Bình, làm vua một thời gian rồi mất. Con là Phùng An được sự ủng hộ của Bồ Phá Lặc, đã lên ngôi, tôn cha là Bố Cái đại vương. Phùng An sau thần phục sự chiêu dụ của nhà Đường.
Ở làng Hòa Mục, quận Thanh Xuân, Hà Nội có đền Dục Anh thờ bà Phạm Thị Uyển. Bà là cháu ngoại của Phùng Hạp Khanh, cha của Phùng Hưng, lúc 18 tuổi lấy Mai Thúc Loan, sau trở thành Mai Hoàng Hậu. Bà cũng là người chỉ huy quân khởi nghĩa trong cuộc chiến ở thành Tống Bình và đã tuẫn tiết trên sông Tô Lịch. Cùng với 2 người em trai khác là Phạm Miên và Phạm Huy (là các tướng của Phùng Hưng), bà Phạm Thị Uyển được lập làm thành hoàng và thờ tại đình làng Hòa Mục (thần tích đình Hòa Mục).
Những thông tin trên khá mâu thuẫn. Cháu gái của Phùng Hưng lại là Hoàng hậu của Mai Hắc Đế, trong khi 2 cuộc khời nghĩa này cách nhau tới gần 60 năm. Cùng lúc 2 người em trai Phạm Miên và Phạm Huy của Mai Hoàng hậu lại là các bộ tướng của Phùng Hưng. Vào thời điểm năm 722 khi Mai Thúc Loan khởi nghĩa như vậy thì ông cậu Phùng Hưng còn chưa sinh ra, nói gì đến việc cháu gái làm Hoàng hậu của Mai Hắc Đế. Có thể thấy khởi nghĩa Phùng Hưng đã xảy ra vào thời điểm sớm hơn và là sự kế tiếp cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
Theo bia đình Quảng Bá, Phùng Hạp Khanh, cha của Phùng Hưng, cũng tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, sau khi khởi nghĩa thất bại mới về quê Đường Lâm. Mai Thúc Loan khởi nghĩa ở vùng Nghệ An. Vậy quê của Phùng Hưng (Đường Lâm) là ở đâu mà cháu gái lại làm Mai Hoàng hậu, còn cha thì tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan? Châu Đường Lâm thời Đường theo một số khảo cứu phải ở vào khoảng miền Tây Thanh Hóa Nghệ An ngày nay.
Đại Việt sử kí toàn thư chép: “… Hưng xưng là Đô Quân, Hãi xưng là Đô Bảo, đánh nhau với Chính Bình, lâu ngày không thắng được. Đến đây dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ. Chính Bình lo sợ, phẫn uất thành bệnh ở lưng mà chết. Hưng nhân đó vào đóng ở phủ trị, chưa bao lâu thì chết. Con là An tôn xưng làm Bố Cái đại vương (tục gọi cha là Bố, mẹ là Cái, cho nên lấy [Bố Cái] làm hiệu). Vương thường hiển linh, dân cho là thần, mới làm đền thờ ở phía tây phủ đô hộ, tuế thời cúng tế (tức là Phu hựu chương tín sùng nghĩa Bố Cái đại vương. Đền thờ nay ở phường Thịnh Quang, phía đông nam ruộng tịch điền).”
Đền thờ Phùng Hưng ở phường Thịnh Quang như vậy là đền đã được ghi trong quốc sử. Hiện nay trong văn bản Hán Nôm còn lưu được bản thần tích “Phu hựu chương tín sùng nghĩa Bố Cái đại vương” của đền này. Thậm chí còn lưu được bài thơ đề vịnh của Trần Bá Lãm trong sách La thành cổ tích vịnh. Tuy nhiên, để đi tìm được vị trí ngôi đền này thật chẳng dễ dàng gì. Các sách hiện tại chỉ chép chung chung là đền nằm ở phường Thịnh Hào, quận Đống Đa, Hà Nội, còn cụ thể đền Phùng Hưng ở chỗ nào thì không ai nói được.
Hiện tại ở khu vực Thịnh Hào có một địa điểm khả dĩ là vết tích của đền Phùng Hưng thời Lê. Đó là đình Đông Các ở ngõ Đình Đông, đầu phố Nguyễn Lương Bằng. Thông tin về đình này như sau:
"… ở đầu phố Nam Đồng, có ngõ Đình Đông. Gọi tên như vậy là do trong ngõ có đình Đông Các. Đình này trùng tu năm Hàm Nghi thứ nhất (1885) nhưng vốn có từ thế kỷ XVII. Trong đình còn hai tấm bia cổ. Một tấm dựng bên trái đình, văn bia do tiến sĩ Nguyễn Độn, tức Danh Nho soạn năm Chính Hòa thứ 13 (1692) và một tấm dựng trong đình do tiến sĩ Đỗ Công Quỳnh soạn năm Chính Hòa thứ 25 (1701). Cả hai bia này cung cấp một chi tiết chính xác về vị trí địa lý của đình này: Văn bia nêu rằng đây là “đình của giáp Đông Các phường Thịnh Quang, ở bên trái đàn Xã Tắc”. Như vậy là đoạn đầu phố Nam Đồng ngày nay là đất xóm Đông Các, và vào đời Lê đã có tên phường Thịnh Quang. Đình này thờ Tây Hưng đại vương (có người cho rằng đó là Phùng Hưng) và 3 nhân vật huyền thoại: Anh Đoái đại vương, Hoàng thái hậu Phương Dung, Bảo Hoa công chúa."
Văn bia đình Đông Các chỉ rõ đây chính là phường Thịnh Quang thời Lê. Khu vực này nằm cạnh đàn Xã tắc xưa, nên có khả năng cũng chính là khu “ruộng tịch điền” đã được nhắc đến. Tên phường Nam Đồng có thể nghĩa là khu phía Nam của ruộng (đồng) tịch điền, đúng với vị trí sử đã chép về đền Phùng Hưng.
Thế nhưng cái tên Tây Hưng đại vương của thành hoàng làng Đông Các mới là lạ. Chẳng nghi ngờ gì việc đây chính là tên của Phùng Hưng vì… bài vị vị thần này đã chuyển về đình Hoàng Cầu để thờ là Bố Cái đại vương. Đình Đông Các bây giờ không còn tồn tại nữa. Chỉ còn cái cổng đình cổ ở đầu ngõ Đình Đông với vài dòng chữ Nho sót lại. Khi người ta xây đồn công an phường Ô chợ Dừa thì các thứ trong đình đã chuyển về đình Hoàng Cầu gần đó. Đình Hoàng Cầu trước đó thờ Phùng An làm thành hoàng, nay lại thờ thêm bố là Phùng Hưng của đình Đông Các.
Cổng ngõ Đình Đông, 2 cột cổng đình còn sót lại bị hàng quán che phủ.
Tên Tây Hưng đại vương ở đình Đông Các cho thấy chữ Phùng trong họ của Phùng Hưng thực chất là Phong, là tượng chỉ hướng Tây. Phùng Hưng hay Tây Hưng đại vương nghĩa là vị vua đã chấn hưng đất Phong phía Tây. Cùng với câu đối:
“Thanh chấn Lý Đường, Thuận Đức niên gian uy Bắc Khấu
Vận thừa Mai Đế, Phong thành phủ lỵ thái Nam Bang”
Có thể khẳng định Phùng Hưng chính là người đã chiếm Phong Châu đô hộ phủ, xưng vương, lập nước… Nam Bang thời Đường. Nước Nam Bang ở Phong Châu đô hộ phủ thời Đường thì không còn gì khác là nước Nam Chiếu, một nước vẫn được coi là của những người Man, Di ở Vân Nam.
Bản thân từ “Bố Cái” đã được giải nghĩa là “Vua lớn” theo tiếng… Mường Mán. Người dân tộc vùng cao nước ta tới nay vẫn gọi các lãnh đạo chính quyền là “bố” và dùng từ “cái” để chỉ sự to lớn. Bố Cái đại vương là thủ lĩnh Nam Man (Nam Chiếu).
Xem lại lịch sử cuộc chiến tranh giữa Nam Chiếu và Đường trên đất Giao Chỉ có thể thấy thêm một số vết tích.
Toàn thư: “Mậu Dần, [858], (Đường Đại Trung năm thứ 12). … Đô hộ là Lý Trác làm chính sự tham lam tàn bạo, mua hiếp bò ngựa của người Man, mỗi con chỉ trả cho một đấu muối, lại giết tù trưởng Man là Đỗ Tồn Thành, dân Man oán giận, dẫn đường cho người Nam Chiếu đến lấn cướp biên giới. Đất Tây Nguyên, Đào Lâm, thuộc Phong Châu, từ xưa vẫn có quân phòng đông 6.000 người, tù trưởng Man Động Thất Quán bên cạnh là Lý Do Độc, thường giúp đỡ việc đóng giữ và thu tô thuế. Viên Tri Châu Phong Châu (không rõ họ tên) nói với Tác xin bỏ quân đóng thú, chuyên ủy cho Do Độc ngăn phòng. Từ đó Do Độc thế cô, không thể đứng vững được. Thác đông tiết độ của Nam Chiếu (Thác đông: ý nói khai thác cõi đông; Giao Chỉ ở phía đông nước Nam Chiếu, cho nên đặt chức ấy) gửi thư sang dụ Do Độc, đem con gái gả cho con trai của Do Độc, bổ làm Thác đông thác nha . Do Độc bèn đem dân chúng làm tôi nước Nam Chiếu. Từ đấy Giao Châu mới có mối lo về người Man [Nam Chiếu].”
Tiết độ sứ của Nam Chiếu dụ tù trưởng Lý Do Độc có danh là Thác Đông tiết độ, con của Lý Do Độc được phong là Thác Đông thác nha. Như vậy rõ ràng nước Nam Chiếu phải nằm ở phía Tây của Giao Chỉ, tức là vùng Tây Bắc và Lào ngày nay là đất Nam Chiếu.
Theo Toàn thư thì cuộc xâm lấn An Nam vào tháng 9-861, sự suy sụp của Đô hộ phủ vào năm 863 và chiến thắng đầu tiên của Cao Biền ở Đô hộ phủ đều là chống quân Nam Chiếu. Nhưng trong khi đó Cựu đường thư lại chép là do “người Lão đã xúi giục người Man Lâm Ấp đánh phá An Nam”. Nước Lâm Ấp nếu hiểu là quốc gia của người Chàm thì thành ra các sử liệu bị mâu thuẫn. Tên Lâm Ấp cũng không thích hợp để chỉ người Chàm vào thế kỷ IX. Chính xác hơn phải hiểu là “người Man Đường Lâm đánh phá An Nam”. Nói cách khác Nam Chiếu chính là những người đã xuất phát từ Đường Lâm (Thanh Nghệ) trong cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng.
Năm nay, trong ngày mất của Bố Cái đại vương Phùng Hưng các làng thờ ông làm Thành Hoàng đều tổ chức tế lễ. Làng Kim Mã, Quảng Bá, Triều Khúc thì lấy ngày 13/8 âm lịch làm ngày giỗ. Còn đình Hoàng Cầu lại lấy trước đó một ngày (12/8 âm lịch). Sự sai lệch này liệu có phải vì tục cha mất thì mới con nối ngôi? Ngày Phùng An (thành hoàng gốc ở đình Hoàng Cầu) lên ngôi là 13/8, thì ngày mất của Bố Cái Phùng Hưng là 12/8.
Lễ tế Đương cảnh Thành hoàng Bố Cái Phùng Hưng ở đình Kim Mã
Câu đối ở cửa đình:
Kim Mã hiếu trung tiêu sử sách
Đường Lâm nghĩa dũng biểu sơn hà
Dịch:
Đường Lâm nghĩa dũng truyền non nước
Kim Mã hiếu trung sáng sử xanh.
Ở Kim Mã còn có lăng mộ Phùng Hưng, mới được tu bổ lại. Xin giới thiệu một số câu đối hay ở khu lăng mộ này.
Vân phi ngũ sắc cao kình trụ
Phong tống thiên tường túc tịnh môn
Dịch:
Ngũ sắc mây bay, cao cột lớn
Ngàn tầng gió thổi, vững cửa thiền
Mây ngũ sắc chỉ bậc đế vương. Gió ngàn trùng ở đây liệu có phải nói đến … Phong Hưng? Phong là Phong Châu, Vân là Vân Nam, là đất của Nam Chúa – Phùng Hưng.
Một câu đối nữa có “phong vân”:
Phong vân bất bạt cương thường trụ
Nhật nguyệt trường minh tiết nghĩa môn
Dịch:
Gió mây không nghiêng cành đạo lý
Xuân thu sáng mãi cửa nghĩa tình.
Lăng Phùng Hưng ở Kim Mã
Câu đối tạc trên mộ đá của Phùng Hưng:
Đường nhân kỳ hữu tàm/ hoa ngạc liên huy/ thân hậu thiên vô Huyền Vũ giáp
Hán tặc hà túc sỉ/ thảo mao(?) xướng nghĩa/ sinh tiền bất sổ Lục Lâm binh.
Tạm dịch:
Người Đường có biết xấu, đài hoa liền sáng, thân mình không tránh giáp Huyền Vũ
Giặc Hán bao hổ thẹn, thảo mãng dấy nghĩa, trước trận sá gì lũ Lục Lâm.
Vế đầu có tích cửa Huyền Vũ, là nơi xảy ra tranh chấp ngôi vị của Đường Thái Tông Lý Thế Dân khi lên ngôi. Đối lại ở vế dưới là quân Lục Lâm, chỉ quân Đông Hán khi diệt nhà Tân của Vương Mãng. Vế đối trước thì đúng với công nghiệp của Phùng Hưng. Còn vế sau không rõ phải hiểu thế nào. Về này dành cho Trưng nữ Vương thì hợp hơn.
Một cuộc khởi nghĩa hào hùng, tiếp nối Mai Hắc Đế, từ đất Đường Lâm Thanh Nghệ tiến lên chiếm Phong Châu đô hộ phủ, mở nước Nam Châu, Tây Hưng đại vương sống mãi trong lòng các dân tộc người Việt.
Theo sử sách ngày nay Phùng Hưng là quan lang người Đường Lâm, cùng các em trai khởi nghĩa vào khoảng những năm Đường Đại Lịch (766-779), chiếm được thành Tống Bình, làm vua một thời gian rồi mất. Con là Phùng An được sự ủng hộ của Bồ Phá Lặc, đã lên ngôi, tôn cha là Bố Cái đại vương. Phùng An sau thần phục sự chiêu dụ của nhà Đường.
Ở làng Hòa Mục, quận Thanh Xuân, Hà Nội có đền Dục Anh thờ bà Phạm Thị Uyển. Bà là cháu ngoại của Phùng Hạp Khanh, cha của Phùng Hưng, lúc 18 tuổi lấy Mai Thúc Loan, sau trở thành Mai Hoàng Hậu. Bà cũng là người chỉ huy quân khởi nghĩa trong cuộc chiến ở thành Tống Bình và đã tuẫn tiết trên sông Tô Lịch. Cùng với 2 người em trai khác là Phạm Miên và Phạm Huy (là các tướng của Phùng Hưng), bà Phạm Thị Uyển được lập làm thành hoàng và thờ tại đình làng Hòa Mục (thần tích đình Hòa Mục).
Những thông tin trên khá mâu thuẫn. Cháu gái của Phùng Hưng lại là Hoàng hậu của Mai Hắc Đế, trong khi 2 cuộc khời nghĩa này cách nhau tới gần 60 năm. Cùng lúc 2 người em trai Phạm Miên và Phạm Huy của Mai Hoàng hậu lại là các bộ tướng của Phùng Hưng. Vào thời điểm năm 722 khi Mai Thúc Loan khởi nghĩa như vậy thì ông cậu Phùng Hưng còn chưa sinh ra, nói gì đến việc cháu gái làm Hoàng hậu của Mai Hắc Đế. Có thể thấy khởi nghĩa Phùng Hưng đã xảy ra vào thời điểm sớm hơn và là sự kế tiếp cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
Theo bia đình Quảng Bá, Phùng Hạp Khanh, cha của Phùng Hưng, cũng tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, sau khi khởi nghĩa thất bại mới về quê Đường Lâm. Mai Thúc Loan khởi nghĩa ở vùng Nghệ An. Vậy quê của Phùng Hưng (Đường Lâm) là ở đâu mà cháu gái lại làm Mai Hoàng hậu, còn cha thì tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan? Châu Đường Lâm thời Đường theo một số khảo cứu phải ở vào khoảng miền Tây Thanh Hóa Nghệ An ngày nay.
Đại Việt sử kí toàn thư chép: “… Hưng xưng là Đô Quân, Hãi xưng là Đô Bảo, đánh nhau với Chính Bình, lâu ngày không thắng được. Đến đây dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ. Chính Bình lo sợ, phẫn uất thành bệnh ở lưng mà chết. Hưng nhân đó vào đóng ở phủ trị, chưa bao lâu thì chết. Con là An tôn xưng làm Bố Cái đại vương (tục gọi cha là Bố, mẹ là Cái, cho nên lấy [Bố Cái] làm hiệu). Vương thường hiển linh, dân cho là thần, mới làm đền thờ ở phía tây phủ đô hộ, tuế thời cúng tế (tức là Phu hựu chương tín sùng nghĩa Bố Cái đại vương. Đền thờ nay ở phường Thịnh Quang, phía đông nam ruộng tịch điền).”
Đền thờ Phùng Hưng ở phường Thịnh Quang như vậy là đền đã được ghi trong quốc sử. Hiện nay trong văn bản Hán Nôm còn lưu được bản thần tích “Phu hựu chương tín sùng nghĩa Bố Cái đại vương” của đền này. Thậm chí còn lưu được bài thơ đề vịnh của Trần Bá Lãm trong sách La thành cổ tích vịnh. Tuy nhiên, để đi tìm được vị trí ngôi đền này thật chẳng dễ dàng gì. Các sách hiện tại chỉ chép chung chung là đền nằm ở phường Thịnh Hào, quận Đống Đa, Hà Nội, còn cụ thể đền Phùng Hưng ở chỗ nào thì không ai nói được.
Hiện tại ở khu vực Thịnh Hào có một địa điểm khả dĩ là vết tích của đền Phùng Hưng thời Lê. Đó là đình Đông Các ở ngõ Đình Đông, đầu phố Nguyễn Lương Bằng. Thông tin về đình này như sau:
"… ở đầu phố Nam Đồng, có ngõ Đình Đông. Gọi tên như vậy là do trong ngõ có đình Đông Các. Đình này trùng tu năm Hàm Nghi thứ nhất (1885) nhưng vốn có từ thế kỷ XVII. Trong đình còn hai tấm bia cổ. Một tấm dựng bên trái đình, văn bia do tiến sĩ Nguyễn Độn, tức Danh Nho soạn năm Chính Hòa thứ 13 (1692) và một tấm dựng trong đình do tiến sĩ Đỗ Công Quỳnh soạn năm Chính Hòa thứ 25 (1701). Cả hai bia này cung cấp một chi tiết chính xác về vị trí địa lý của đình này: Văn bia nêu rằng đây là “đình của giáp Đông Các phường Thịnh Quang, ở bên trái đàn Xã Tắc”. Như vậy là đoạn đầu phố Nam Đồng ngày nay là đất xóm Đông Các, và vào đời Lê đã có tên phường Thịnh Quang. Đình này thờ Tây Hưng đại vương (có người cho rằng đó là Phùng Hưng) và 3 nhân vật huyền thoại: Anh Đoái đại vương, Hoàng thái hậu Phương Dung, Bảo Hoa công chúa."
Văn bia đình Đông Các chỉ rõ đây chính là phường Thịnh Quang thời Lê. Khu vực này nằm cạnh đàn Xã tắc xưa, nên có khả năng cũng chính là khu “ruộng tịch điền” đã được nhắc đến. Tên phường Nam Đồng có thể nghĩa là khu phía Nam của ruộng (đồng) tịch điền, đúng với vị trí sử đã chép về đền Phùng Hưng.
Thế nhưng cái tên Tây Hưng đại vương của thành hoàng làng Đông Các mới là lạ. Chẳng nghi ngờ gì việc đây chính là tên của Phùng Hưng vì… bài vị vị thần này đã chuyển về đình Hoàng Cầu để thờ là Bố Cái đại vương. Đình Đông Các bây giờ không còn tồn tại nữa. Chỉ còn cái cổng đình cổ ở đầu ngõ Đình Đông với vài dòng chữ Nho sót lại. Khi người ta xây đồn công an phường Ô chợ Dừa thì các thứ trong đình đã chuyển về đình Hoàng Cầu gần đó. Đình Hoàng Cầu trước đó thờ Phùng An làm thành hoàng, nay lại thờ thêm bố là Phùng Hưng của đình Đông Các.
Cổng ngõ Đình Đông, 2 cột cổng đình còn sót lại bị hàng quán che phủ.
Tên Tây Hưng đại vương ở đình Đông Các cho thấy chữ Phùng trong họ của Phùng Hưng thực chất là Phong, là tượng chỉ hướng Tây. Phùng Hưng hay Tây Hưng đại vương nghĩa là vị vua đã chấn hưng đất Phong phía Tây. Cùng với câu đối:
“Thanh chấn Lý Đường, Thuận Đức niên gian uy Bắc Khấu
Vận thừa Mai Đế, Phong thành phủ lỵ thái Nam Bang”
Có thể khẳng định Phùng Hưng chính là người đã chiếm Phong Châu đô hộ phủ, xưng vương, lập nước… Nam Bang thời Đường. Nước Nam Bang ở Phong Châu đô hộ phủ thời Đường thì không còn gì khác là nước Nam Chiếu, một nước vẫn được coi là của những người Man, Di ở Vân Nam.
Bản thân từ “Bố Cái” đã được giải nghĩa là “Vua lớn” theo tiếng… Mường Mán. Người dân tộc vùng cao nước ta tới nay vẫn gọi các lãnh đạo chính quyền là “bố” và dùng từ “cái” để chỉ sự to lớn. Bố Cái đại vương là thủ lĩnh Nam Man (Nam Chiếu).
Xem lại lịch sử cuộc chiến tranh giữa Nam Chiếu và Đường trên đất Giao Chỉ có thể thấy thêm một số vết tích.
Toàn thư: “Mậu Dần, [858], (Đường Đại Trung năm thứ 12). … Đô hộ là Lý Trác làm chính sự tham lam tàn bạo, mua hiếp bò ngựa của người Man, mỗi con chỉ trả cho một đấu muối, lại giết tù trưởng Man là Đỗ Tồn Thành, dân Man oán giận, dẫn đường cho người Nam Chiếu đến lấn cướp biên giới. Đất Tây Nguyên, Đào Lâm, thuộc Phong Châu, từ xưa vẫn có quân phòng đông 6.000 người, tù trưởng Man Động Thất Quán bên cạnh là Lý Do Độc, thường giúp đỡ việc đóng giữ và thu tô thuế. Viên Tri Châu Phong Châu (không rõ họ tên) nói với Tác xin bỏ quân đóng thú, chuyên ủy cho Do Độc ngăn phòng. Từ đó Do Độc thế cô, không thể đứng vững được. Thác đông tiết độ của Nam Chiếu (Thác đông: ý nói khai thác cõi đông; Giao Chỉ ở phía đông nước Nam Chiếu, cho nên đặt chức ấy) gửi thư sang dụ Do Độc, đem con gái gả cho con trai của Do Độc, bổ làm Thác đông thác nha . Do Độc bèn đem dân chúng làm tôi nước Nam Chiếu. Từ đấy Giao Châu mới có mối lo về người Man [Nam Chiếu].”
Tiết độ sứ của Nam Chiếu dụ tù trưởng Lý Do Độc có danh là Thác Đông tiết độ, con của Lý Do Độc được phong là Thác Đông thác nha. Như vậy rõ ràng nước Nam Chiếu phải nằm ở phía Tây của Giao Chỉ, tức là vùng Tây Bắc và Lào ngày nay là đất Nam Chiếu.
Theo Toàn thư thì cuộc xâm lấn An Nam vào tháng 9-861, sự suy sụp của Đô hộ phủ vào năm 863 và chiến thắng đầu tiên của Cao Biền ở Đô hộ phủ đều là chống quân Nam Chiếu. Nhưng trong khi đó Cựu đường thư lại chép là do “người Lão đã xúi giục người Man Lâm Ấp đánh phá An Nam”. Nước Lâm Ấp nếu hiểu là quốc gia của người Chàm thì thành ra các sử liệu bị mâu thuẫn. Tên Lâm Ấp cũng không thích hợp để chỉ người Chàm vào thế kỷ IX. Chính xác hơn phải hiểu là “người Man Đường Lâm đánh phá An Nam”. Nói cách khác Nam Chiếu chính là những người đã xuất phát từ Đường Lâm (Thanh Nghệ) trong cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng.
Năm nay, trong ngày mất của Bố Cái đại vương Phùng Hưng các làng thờ ông làm Thành Hoàng đều tổ chức tế lễ. Làng Kim Mã, Quảng Bá, Triều Khúc thì lấy ngày 13/8 âm lịch làm ngày giỗ. Còn đình Hoàng Cầu lại lấy trước đó một ngày (12/8 âm lịch). Sự sai lệch này liệu có phải vì tục cha mất thì mới con nối ngôi? Ngày Phùng An (thành hoàng gốc ở đình Hoàng Cầu) lên ngôi là 13/8, thì ngày mất của Bố Cái Phùng Hưng là 12/8.
Lễ tế Đương cảnh Thành hoàng Bố Cái Phùng Hưng ở đình Kim Mã
Câu đối ở cửa đình:
Kim Mã hiếu trung tiêu sử sách
Đường Lâm nghĩa dũng biểu sơn hà
Dịch:
Đường Lâm nghĩa dũng truyền non nước
Kim Mã hiếu trung sáng sử xanh.
Ở Kim Mã còn có lăng mộ Phùng Hưng, mới được tu bổ lại. Xin giới thiệu một số câu đối hay ở khu lăng mộ này.
Vân phi ngũ sắc cao kình trụ
Phong tống thiên tường túc tịnh môn
Dịch:
Ngũ sắc mây bay, cao cột lớn
Ngàn tầng gió thổi, vững cửa thiền
Mây ngũ sắc chỉ bậc đế vương. Gió ngàn trùng ở đây liệu có phải nói đến … Phong Hưng? Phong là Phong Châu, Vân là Vân Nam, là đất của Nam Chúa – Phùng Hưng.
Một câu đối nữa có “phong vân”:
Phong vân bất bạt cương thường trụ
Nhật nguyệt trường minh tiết nghĩa môn
Dịch:
Gió mây không nghiêng cành đạo lý
Xuân thu sáng mãi cửa nghĩa tình.
Lăng Phùng Hưng ở Kim Mã
Câu đối tạc trên mộ đá của Phùng Hưng:
Đường nhân kỳ hữu tàm/ hoa ngạc liên huy/ thân hậu thiên vô Huyền Vũ giáp
Hán tặc hà túc sỉ/ thảo mao(?) xướng nghĩa/ sinh tiền bất sổ Lục Lâm binh.
Tạm dịch:
Người Đường có biết xấu, đài hoa liền sáng, thân mình không tránh giáp Huyền Vũ
Giặc Hán bao hổ thẹn, thảo mãng dấy nghĩa, trước trận sá gì lũ Lục Lâm.
Vế đầu có tích cửa Huyền Vũ, là nơi xảy ra tranh chấp ngôi vị của Đường Thái Tông Lý Thế Dân khi lên ngôi. Đối lại ở vế dưới là quân Lục Lâm, chỉ quân Đông Hán khi diệt nhà Tân của Vương Mãng. Vế đối trước thì đúng với công nghiệp của Phùng Hưng. Còn vế sau không rõ phải hiểu thế nào. Về này dành cho Trưng nữ Vương thì hợp hơn.
Một cuộc khởi nghĩa hào hùng, tiếp nối Mai Hắc Đế, từ đất Đường Lâm Thanh Nghệ tiến lên chiếm Phong Châu đô hộ phủ, mở nước Nam Châu, Tây Hưng đại vương sống mãi trong lòng các dân tộc người Việt.