Người Quảng Phủ.
Lãn Miên .
Nguồn : http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19865-nguoi-quang-phu/
Từ nhiều nguồn tư liệu, trong đó có cả di truyền học, nay ta biết rằng, người Hoa Hạ, tổ tiên người Hán chỉ ra đời khoảng 2600 năm TCN, kết quả của sự lai giống giữa người du mục Mông Cổ và người Bách Việt sau cuộc xâm lăng của tộc Mông Cổ.(Trích)
Nền văn minh lúa nước của người Bách Việt dẫn đến nền văn minh nông canh của người Hoa Hạ. Tộc du mục vào Trung Nguyên bất quá một trăm năm sau là bị Hán hóa hoàn toàn. Nhưng tộc Việt trải qua hàng ngàn năm bị Hán hóa vẫn không thể Hán hóa hoàn toàn (Trích mạng Trung Quốc).
“Bác vật chí” 《博物志》viết:”Nam Việt sào cư, bắc tố huyệt cư, tị hàn thử d㔓南越巢居,北溯穴居,避寒署也”: Người Nam Việt ở nhà sàn, người Bắc ngược lại ở nhà hầm trong đất để tránh nóng lạnh.
Tộc Liêu là các tộc người Bách Việt , sử xưa còn gọi là Nam Man, thời cổ đại sống đông đúc ở Kim, Điền, Quế, Tương, Việt, tức Tứ Xuyên, Vân Nam, Qúi Châu, Hồ Nam, Lưỡng Quảng ngày nay . Cái tên “Liêu” là cái tên miệt thị, chỉ dân bản địa Lĩnh Nam, còn thường gọi là “Lý Liêu”, “Di Liêu”. Tiên nhân của người Liêu thời tiên Tần là người Tây Âu và Lạc Việt, thời Hán là người Ô Hủ 乌浒 và Nam Việt. Về sau sử gọi chung là Bách Việt Di Man. Cuốn “Thông khảo dư địa khảo “《通考舆地考》 viết: “Tự Lĩnh nhi Nam, đương Đường Ngu tam đại Man Di chi quốc, thị Bách Việt chi địa 自岭而南,当唐虞三代蛮夷之国,是百越之地”: Từ Ngũ Lĩnh trở vào Nam là nước của Man Di ba đời Đường, Ngu, là đất của Bách Việt. Bởi vậy các dân tộc bản địa vùng lưu vực Châu Giang cổ đại thường được gọi là Bách Việt. Thời Đường, sử tịch gọi là “Lý Liêu”. “Ngụy Thư” thì gọi là “Nam Man”. Hán Vũ Đế gọi dân nước Dạ Lang là “Di Liêu”. Từ “Liêu” tiếng Choang và Bố Y phát âm là “Raeu” có nghĩa là “Tao”. Thời Đông Tấn người Liêu phân bố rộng khắp Vân Nam, Quảng Tây, Qúi Châu ,Tứ Xuyên. Thời các nước Nam Chiếu (649-902), Đại Lý (937-1253) cư dân Liêu phân hóa thành nhiều tộc người như Kim Xỉ, Mường, Mán, Bạch Y v.v. nhưng vẫn tự xưng là Liêu. Ở Tứ Xuyên là người Nam Bình Liêu, ở nhà sàn, trai mặc áo tả nhậm, để tóc trần và đi chân đất. Ở Quảng Đông người Liêu phát triển thành các tộc người Lê, người Dao Liêu, người Man Liêu, người Dao Đồng.
Giáo sư Triệu Đồng Mậu 赵桐茂 và các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu về gen đã chia người Trung Quốc thành hai nhóm gen là quần thể người phương Bắc và quần thể người phương Nam. Nghiên cứu đó chỉ ra người Tứ Xuyên, Hồ Nam và Hồ Bắc (riêng Hồ Bắc là bị bất ngờ) đều thuộc nhóm gen quần thể phương Nam. (Như vậy người nước Sở, còn gọi là nước Kinh hay nước Kinh Sở, là người tộc Việt. Nước Sở lúc đầu gồm Hồ Bắc và Hồ Nam, sau chiếm trọn Trung Nguyên và các nơi khác, rộng lớn gồm 11 tỉnh của Trung Quốc ngày nay). Người An Huy, nam Giang Tô, bắc Triết Giang (riêng bắc Triết Giang là bị bất ngờ) là thuộc nhóm gen quần thể phương Bắc (vốn là người Giang Nam nhưng gen lại thuộc nhóm quần thể phương Bắc). Chứng tỏ thời cận đại đã từng có có một sự di cư xáo trộn lớn. Riêng người Quảng Phủ được xác định, họ huyết thống chủ yếu là người Bách Việt. Người Quảng Phủ là do đa số người Việt cổ hòa huyết với thiểu số người Hán di cư đến từ Trung Nguyên. Gen di truyền của họ gần gũi nhất với người Việt Nam và người Thái Lan. Người Quảng Phủ coi tiếng Quảng Phủ là tiếng mẹ đẻ, ngôn từ có đến 1/3 là phương ngôn, nhưng lại là những từ gốc có tần suất xuất hiện trong khẩu ngữ nhiều gấp 5-6 lần những ngôn từ hiện đại khác, nhất là trong cấu trúc câu có số lượng rất nhiều là theo cấu trúc xuôi chứ không theo ngược như ở Hán ngữ hiện đại. Ví dụ người phương bắc nói “nhĩ tiên tẩu”(anh trước đi) thì người Quảng Châu lại nói “nhĩ hành tiên”(anh đi trước), người phương bắc nói “rất cảm ơn” thì người Quảng Châu lại nói “cảm ơn nhiều”, người phương bắc nói “quá no rồi”, người Quảng Châu lại nói “no đến đầy”, người phương bắc nói “cho anh một đồng tiền”, người Quảng Châu lại nói “ tiền một đồng cho anh”, người phương bắc nói “tìm không được anh”, người Quảng Châu lại nói “tìm anh không được” v.v. Đặc biệt về phát âm thì tiếng Quảng Phủ còn gọi là Việt ngữ, phát âm có mở và ngậm môi phân biệt rõ ràng như tiếng Việt Nam . Trong 7 phương ngữ của TQ , Việt ngữ 粤方言được coi là cổ nhất cả về từ vựng cả về cách dùng, lạ lùng đối với người phương Bắc. Như “xí 企” là đứng (xí chỗ), “thực 食” là ăn, “hàn 行” là đi 、“cảnh 颈” là cái cổ、“cừ 渠” là nó、“yến=om 晏” là tối、“kiệm 悭” là tiết kiệm、“vô=mô 无” là không có、“ngân 银子” là tiền tệ、“tốt=chót 卒之” là cuối cùng, thán từ như “chả 嗟” mang ý phủ định. Những từ người Quảng Phủ phát âm cũng giống như người Việt Nam phát âm có rất nhiều như: Lợi 利, Thị 市, Thiêu 烧, Nam 男, Nữ 女, Nam南, Bắc 北, đông 东, Tây 西, Đậu Phụ 豆腐, Cẩm 锦, Ngọc 玉, Cộng 共, Chí 志, Minh 明, Gia 加, Cát 吉, Anh 英, Ốc 屋, Cơ 机, Nha 牙 v.v. Cổ Hán thư như “Ngụy thư 魏书” đã hình dung xứ Lĩnh Nam là “ Điểu thanh cầm hô, ngôn ngữ bất đồng, hầu xà ngư biết, kỳ dục giai dị 鸟声禽呼,言语不同,猴蛇鱼鳖,嗜欲皆异”: tiếng nói khác lạ như chim, đủ thứ quái dị như khỉ, cá, rắn, ba ba. Đủ thấy là vào thời Tam Quốc vùng Lĩnh Nam vẫn còn là thiên hạ của Bách Việt, người Hán ở vùng này chẳng có bao nhiêu. Học giả Triều Sán là Lâm Luân Luân 林伦伦 cho rằng người Quảng Phủ học tiếng Việt Nam thì rất nhanh. Ở Quảng Đông thì hai huyện Triều Châu và Sán Đầu ven biển cư dân lại là cộng đồng người Triều Châu, nói tiếng Triều Châu khác tiếng Quảng Phủ nhưng lại càng gần tiếng Việt Nam hơn.
Người Quảng Phủ là do người Việt cổ bản địa đa số và di dân thiểu số từ Trung Nguyên tới hòa hợp với nhau mà thành. Nguồn thứ nhất là người Việt cổ 古越人 ,chủ yếu là người Nam Việt, là dân bản địa. Nguồn thứ hai là di dân gồm hai thời kỳ, thời kỳ đầu là thời Quảng Tín 广信时期, thời kỳ sau là thời di dân từ Nam Hùng tới do vụ Chu Cơ Hạng 珠玑巷 cuối Tống đầu Nguyên, do chiến loạn nên dân Trung Nguyên ồ ạt di cư xuống Lĩnh Nam rồi xuống đồng bằng Châu Giang, hỗn cư với người Nam Việt bản địa.
Những khảo cổ ở đất Quảng Đông năm 1957 và 1982 với những di chỉ đồ đá mới với rất nhiều rìu đá cuội mài có vai và vật dụng đồ gốm niên đại cách nay 5-6 ngàn năm, chứng minh người định cư ở Quảng Đông thời đó là người Việt cổ. Giai đoạn từ thời Nam Bắc triều đến thời Đường dân cư vùng đồng bằng Châu Giang đã rất đông đúc, với các nghề nông nghiệp, đánh cá, làm muối, thủ công, buôn bán hưng thịnh, riêng thành Quảng Châu dân số đã quá 1 triệu người. Cả vùng Quảng Đông và Quảng Tây nói thông dụng ngôn ngữ Quảng Phủ là tiếng Pạc Và.
Cuối thời Nam Tống là lần di cư đầu tiên của dân từ Trung Nguyên xuống Quảng Đông. Những lần di cư đại qui mô sau là thời Tần, thời Hán Vũ Đế, thời Bắc Tống và thời cuối Tống đầu Nguyên là từ Chu Cơ Hạng xuống.
Tại sao nhiều người Quảng Phủ lại tự nhận tổ tiên mình là người từ Chu Cơ Hạng xuống? Đó là vì sau khi Hán Vũ Đế diệt nước Nam Việt, vùng Lĩnh Nam bị Hán hóa, sự khác biệt giữa người Việt “粤人” và người Hán “汉人” dần dần xóa mờ, nên đến thời cuối Tống đầu Nguyên khi đợt di dân qui mô lớn từ Chu Cơ Hạng xuống thì người Quảng Phủ hầu như bị Hán hóa hoàn toàn, tự coi mình như là phát tích từ Chu Cơ Hạng mà quên mất lịch sử tổ tiên mình là dân bản địa Việt cổ từ 5-6 ngàn năm trước. Tóm lại người Quảng Phủ và ngôn ngữ Quảng Phủ là hình thành từ sau khi Hán Vũ Đế diệt Nam Việt chứ không phải là sau thời Nam Tống mới hình thành.
Việt ngữ 粤语 bảo lưu nhiều nhất đặc điểm và từ ngữ của tiếng Việt cổ , rất nhiều từ gốc là giống tiếng Choang. Huyết thống Quảng Phủ tộc là huyết thống Bách Việt. Khi văn hóa Hán từ Trung Nguyên xâm nhập Lĩnh Nam thì có sự giao thoa và văn hóa Hán chỉ là thứ yếu, bởi dân số người Hán từ Trung Nguyên xuống không phải là chiếm ưu thế. Thời Tần , Hán, dân di cư xuống Mậu Danh (nay Cao Châu Quảng Đông) đa phần là dân từ Phúc Kiến, gồm người Khách Gia 客家民系 và người Phước Lào 福佬民系, đều là huyết thống Bách Việt. Thời Tùy chưa có văn hóa ghi gia phả. Thời Đường mới có văn hóa ghi gia phả của người Hán di cư xuống Mậu Danh, nhưng các họ thời Đường ,Tống ghi không nhiều. Đến thời Minh, Thanh di dân Phúc Kiến xuống đồng bằng Châu Giang càng nhiều, đem theo văn hóa ghi gia phả thịnh hành. Người Quảng Phủ mới bắt chước ghi gia phả, nhưng lại rập khuôn cách lập gia phả của người Hán từ Trung Nguyên nên lại cũng ghi rằng họ mình có nguồn gốc từ Trung Nguyên. Ví dụ họ Tiển 洗 rõ ràng là dân bản địa, là vọng tộc của dân tộc Lý 俚族 cổ, nhưng gia phả của họ Tiển cũng theo trào lưu mà ghi mình nguồn gốc từ Trung Nguyên. Dân tộc Lý cổ 古俚族 gồm các họ lớn là Phùng冯, Ninh 宁, Lý 李, Trần 陈, Bàng 庞 v.v., do vậy nói là tổ tiên từ Trung Nguyên đến là không chính xác. Học giả Nhật Bản nhận đinh rằng các truyền thuyết như “truyền thuyết Chu Cơ Hạng 珠矶巷传说” của người Quảng Phủ, “Truyền thuyết Bồ Điền 莆田传说” của người Phước Lào, “Truyền thuyết Ninh Hóa thạch bích 宁化石壁传说” của người Khách Gia là kết quả truyền bá đồng bộ Hán hóa dân tộc thiểu số, tồn tại rất nhiều thành phần hư cấu. Bởi vậy Quảng Phủ tộc đại bộ phận là hậu duệ của Việt tộc 越族, không thể đơn giản cứ căn cứ vào gia phả của họ để nhận định nguồn gốc được. Các họ có gốc là Nam Việt tộc 南越族 về sau diễn biến thành họ của người Hán là: Sử 史, Tu 须, Đô 都, Khu 区(Âu 欧、瓯), Cư 居, Hoa 毕, Hoàng 黄, Vi 微, Châu 朱, Thi 诗, Phiên 番, Triệu 赵, Phạm 范, Lô 卢, Nguyễn 阮. Các họ có gốc là Lý tộc 俚族 về sau diễn biến thành họ của người Hán là : Trương张, Uất Lâm郁林 (ở Ngọc Lâm), Đằng滕, Đoan Khê端溪 (ở Tất Khánh肇庆), Lĩnh岑, Vương 王 (ở Quảng Châu 广州), Chu 周, Lý 李, Mạc 莫, Tính 并, Phùng 冯 (ở Cao Châu 高州), Tiển 洗, Lâm 临, Hạ 贺 (ở Hạ Châu贺州), Chung 钟, Ngu 虞, Tượng Châu 象州 (ở Tượng Huyện 象县), Đỗ 杜, La Châu 罗州 (ở Hóa Châu 化州), Bàng 庞, Lương 梁 (ở Kiến Châu 建州), La 罗, Trần 陈 (ở La Định 罗定), Ninh 宁 (ở Khâm Châu 钦州), Hà 何 (ở Qúi Huyện 贵县), Lục 陆. Người Quảng Phủ và người Choang Quảng Tây có tính tương tự cao độ, theo như kết quả phân tích nghiên cứu đặc trưng thể chất nhân chủng của đại học Trung Sơn Quảng Châu. Sách “Bách Việt dân tộc 百越民族” của Thương Vụ Ấn Thư Quán 商务印书馆 xuất bản, viết: Thời cổ đại khi Hán tộc chưa đặt chân đến Lĩnh Nam thì đất Nam Việt rộng lớn đã tồn tại nền văn hóa Châu Giang rực rỡ của cư dân sớm nhất vùng đất này là dân tộc Bách Việt. Đại bộ phận hậu duệ của họ ngày nay là người Quảng Phủ. Nam Việt Vương Triệu Đà đã thực hành chính sách hòa mục Bách Việt. Khi bắt đầu cục diện Hán Việt dung hợp thời Tần, Hán thì Việt ngữ 粤语 thoát ly khỏi mẫu thể của nó, trở thành tiếng Quảng Phủ, còn lại như ngày nay, là phương ngữ cổ nhất trong bảy phương ngữ hiện tồn tại ở Trung Quốc. Riêng Quảng Tây qua nghiên cứu nhân chủng học, các nhà khoa học Trung Quốc nhận định rằng số người Quảng Tây có huyết thống Choang tộc nhiều hơn số có huyết thống Hán tộc. Song trước đây do Hán hóa nên cư dân thuộc các tộc phi Hán cứ nhận mình là người Hán để tránh bị kỳ thị. Tình trạng này không chỉ riêng Quảng Tây, mà còn ở Quảng Đông, Phúc Kiến và một số tỉnh khác, gia phả người Hán đa phần là ghi tổ tiên đến từ lưu vực Hoàng Hà bắc bộ Trung Quốc, thuộc chính thống Hoa Hạ vĩ đại, nhưng thực tế huyết thống họ lại là thuộc tộc phi Hán, thuộc gen quần thể phương Nam. Giáo sư Triệu Đồng Mậu 赵桐茂 và giáo sư Trần Nhã Dũng 陈雅勇 nghiên cứu về gen đã chỉ ra hai quần thể Bắc và Nam ở Trung Quốc là khác nhau. Cuốn sách “Quảng Đông tộc quần dữ văn hóa nghiên cứu 广东族群与区域文化研究” do Hoàng Thúc Sính 黄淑娉 chủ biên, nghiên cứu đặc trưng thể chất ba cộng đồng dân cư chủ yếu ở Quảng Đông là người Quảng Phủ, người Triều Châu và người Khách Gia, đã kết luận rằng người Quảng Phủ có huyết thống gần gũi nhất với người Choang ở Quảng Tây, huyết thống Việt tộc trong họ chiếm đa số, huyết thống Hán tộc trong họ chiếm thiểu số. Đa số họ là hậu duệ của dân bản địa là tộc Lý 俚族 cổ chứ không phải là di cư từ Trung Nguyên xuống. Văn hóa Quảng Phủ là văn hóa Nam Việt di truyền lại, có giao thoa với văn hóa Hán. Quá trình Hán hóa người Quảng Phủ có thể coi như là một điển hình: Đầu tiên là Hán hóa nhanh chóng tầng lớp trên, sau đó trải qua một nghìn năm dân gian mới dần dần quên đặc trưng độc đáo của mình, cũng mơ theo cái hiển quí, ta cũng là “Hà Lạc di dân 河洛移民( tức dân từ Trung Nguyên xuống) đây, dẫn đến gán ghép gia phả là người Hán, chứ không nhận mình là dân bản địa như đích thực mình là (trích Hoa Đông Sư Phạm Đại Học hiệu san).
Trong lịch sử, vì tranh đoạt đất đai nên giữa người Hán và người Liêu trường kỳ có chiến tranh. Người Liêu ở Lưỡng Quảng nhiều lần khởi nghĩa chống đô hộ nhà Đường.
Năm Đường Khai Nguyên 16, Trần Hạnh Phạm khởi nghĩa , xưng đế ở Long Châu, quốc hiệu Đại Long; Hà Du Lỗ xưng Định quốc đại tướng quân; Bằng Lâm xưng Nam Việt Vương cát cứ Lĩnh Nam. Suốt các thời Ngũ Đại, Tống, Nguyên, Minh ,Thanh đều có đấu tranh anh dũng của người Liêu chống Hán hóa. Năm1446 Minh Chính Thống thứ 11, người Dao ở Quảng Tây công hãm thành Hóa Châu, giết tri châu Mâu Tự Đắc. Năm 1448 nhà Minh sai Ngô Dương xuất binh bắt giết người Dao, cuối năm đó Triệu Âm Vượng lãnh đạo người Dao tiến công Thủy Long, Điện Bạch, công hãm thành Thần Điện Vệ, tự xưng “Thiên hiền tướng quân”. Năm Thiên Thuận 14 (1460-1467) khởi nghĩa của người Choang Quảng Tây công hãm thành huyện Tín Nghi. Năm Gia Tịnh có khởi nghĩa của người Dao ở La Bàng. Năm Vạn Lịch thứ 4 (1576) tướng Minh là Trần Lâm đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Dao ở La Bàng, càn quét san bằng hơn 90 trại của người Dao. Sau chiến tranh La Bàng thì cái tên “Liêu” như một tộc người đã biến mất trong sách sử., chỉ còn lại các dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Trung Quốc.
Quảng Đông cũng từng là nơi phản kháng quân Nguyên kịch liệt nhất TQ đương thời. Người Quảng Phủ và người Khách Gia đều đồng lòng theo anh hùng dân tộc Văn Thiên Tường chống Nguyên, sau đó họ lại cùng nhau quyết chiến chống quân Thanh, máu đổ khắp miền nam TQ, kiên quyết bảo vệ nền văn minh Trung Hoa. Tại sao vào thời buổi Nguyên thay Tống, hay Thanh thay Minh thì người miền nam TQ lại chống lại tráng liệt và bi thảm như vậy? Phải liên hệ lại với lịch sử thời Tây Tấn Nam Bắc Triều thì mới không khó tìm được câu trả lời.
Thời Mãn Thanh, nhà Thanh thực hiện chính sách chia rẽ, khích bác người Quảng Phủ và người Khách Gia, gây nên cuộc xung đột giữa hai sắc tộc, thương vong tới 5-6 chục vạn người, lâu sau đó khó lành vết thương. Người Quảng Phủ nếu có ai thông hôn với người Khách Gia liền bị cộng đồng dè bỉu. Người Khách Gia giữ di huấn hàng trăm năm quyết không thông hôn với người Quảng Phủ. Chuyện này đã qua cách nay hơn một thế kỷ rồi.
Ba cộng đồng dân cư lớn nhất ở Quảng Đông là người Quảng Phủ, người Khách Gia và người Triều Châu. Người Khách Gia ở Trung Quốc tập trung đông nhất là ở tỉnh Quảng Đông, hơn 20 triệu người. Ở tỉnh này người Quảng Phủ có 40 triệu, gấp đôi người Khách Gia. Do vậy văn hóa ở Quảng Đông chủ lưu là văn hóa Quảng Phủ, ngôn ngữ thông dụng cũng là tiếng Quảng Phủ. Tuy vậy nắm quyền chính trị ở Quảng Đông hàng nghìn năm qua lại chủ yếu là người Khách Gia. Do người Khách Gia là dân di cư từ Trung Nguyên đến từ thời Tần ,Hán, không còn đất nên họ phải tập trung khai phá vùng núi hoang cằn cỗi “vô sơn bất trú Khách 无山不住客”, vì vậy họ hiếu học với mục đích làm quan để đổi đời. Người Quảng Phủ chỉ lo làm ăn, tư duy hành động. Người Quảng Phủ và người Khách Gia đều di cư đi khắp thế giới nhiều, đương nhiên do người Quảng Phủ sống gần biển nên họ xuất ngoại nhanh hơn, số người Quảng Phủ ở nước ngoài cũng đông gấp đôi số người Khách Gia ở nước ngoài. Người Quảng Phủ nói: “ Mặt trời không bao giờ lặn trong xã hội người Việt 粤人”. Người Khách Gia nói: “Phàm nơi nào có nước mặn thì ở đó có người Khách Gia”, phẩm vị của hai câu ngạn ngữ này cho thấy sự cảm thụ khác nhau: Người Quảng Phủ nhấn mạnh mặt trời, họ khoáng đạt, lạc quan và tự tin. Người Khách Gia tâm tư nồng hậu, nước mặn là nước biển, vừa mặn vừa chát, nghìn năm phiêu bạt, bối cảnh ly hương, họ đem cả ý thức đó ra nước ngoài. Cũng có người Khách Gia nói dòng máu của họ cũng có dòng máu của người Hẹ 畲, nhưng người Khách Gia và người Hẹ ngôn ngữ hoàn toàn không giao tiếp đượcvới nhau.
Người Quảng Phủ và người Khách Gia có rất nhiều điểm tương đồng, cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Người Khách Gia ở Quảng Đông đều biết nói tiếng Quảng Phủ, cũng giống như người Khách Gia ở Phúc Kiến đều biết nói tiếng Mân Nam. Nhưng chỉ cần nhìn cách xử sự, tiếp đãi là có thể phân biệt ra người Khách Gia hay người Quảng Phủ, đặc trưng tính cách rất rõ rệt, hình tượng, phong độ, giá trị quan hoàn toàn khác nhau, thể hiện trong rất nhiều góc độ, do lịch sử hình thành, quan niệm văn hóa, địa vực, kinh tế, phong tục tạo nên. Ở đây chỉ nêu qua biểu hiện ở ngạn ngữ của hai cộng đồng người này, vì một câu ngạn ngữ phải qua vài trăm năm mới định hình được, nó thẩm thấu văn hóa của một dân tộc, thể hiện ra giá trị quan và lối sống của một cộng đồng người.
Người Khách Gia thì “ Ninh mại tổ tông điền, bất mại tổ tông ngôn 宁卖祖宗田,不卖祖宗言”, cái mà họ trọng nhất là “tổ tông ngôn”, vì đó là di huấn của văn hóa lịch sử, là một thứ thừa truyền, trọng ngôn tức trọng tinh thần. Hay “ Tố bất tận đích tử tôn ốc, mãi bất tận đích tử tôn điền 做不尽的子孙屋,买不尽的子孙田”, mua nhà mua ruộng thì dễ, nhưng cái quan trọng hơn là lưu giữ được cho con cháu cái “ngôn”, văn hóa của tổ tiên mới là cái mạnh. Hay “Tố quan mãi điền, bất như tử hiếu thê hiền 做官买田,不如子孝妻贤”,làm quan mua ruộng chẳng bằng con hiếu vợ hiền; “Hảo tử bất bần phủ thiên địa, hảo nữ bất cầu giá thời y 好子不贪爷天地,好女不求嫁时衣”,( trai ngoan khắp chốn chẳng nghèo, gái ngoan chẳng phải mè nheo tiền tài); “Gia hữu thiên kim bất như tàng thư vạn quyển 家有千金,不如藏书万卷”, (nhà giàu có sẵn ngàn vàng, chẳng bằng có được kho tàng sách văn), v.v. đều là chú trọng vào văn hóa tinh thần truyền thống, coi kinh cái quan mỏng, cái ruộng, hồi môn, vàng bạc.
Người Quảng Phủ lại lưu hành nhất những câu ngạn ngữ “ Đỉnh ngạnh thượng 顶硬上”, cứng cỏi là nhất, như câu cửa miệng, hay “Mã tử lạc địa hành 马死落地行”, rớt ngựa thì đi đất, họ không bao giờ lùi bước trước khó khăn. Câu cửa miệng “Đỉnh ngạnh đầu” còn phổ thành bài dân ca lưu truyền
顶硬上,鬼叫你穷! Đỉnh ngạnh thượng, quỉ khiếu nhĩ cùng!
铁打心肝铜打肺, Thiết đả tâm can, đồng đả phế,
立实心肠去捱世。 Lập thực tâm trường khứ nhai thế.
捱得好,发得早, Nhai đắc hảo, phát đắc tảo,
老来叹番好! Lão lai thán phiên hảo!
(Ở đời cứng cổ làm đầu. Qủi ma cũng phải ghen giàu với ta. Gan đồng dạ sắt mới là. Thẳng ngay lòng dạ xông pha thương trường. Sớm chịu đựng, sớm thịnh cường. Về già yên ổn gia đường thong dong).
Đó là tinh thần ngoan cường bất khuất, kiên trì độc lập không thể lung lay; miệt thị cái nghèo túng; siêng năng, dám mạo hiểm, không sợ rủi ro, dám đi xa, dù khi chỉ một người cũng dám tự bươn chải không ỷ lại vào bất cứ gì, cũng không oán trời trách người, nhất định phải tìm cho ra thế giới của riêng mình, đó chính là truyền thống “Tẩy cước thượng điền洗脚上田”, rửa chân vào ruộng, “ Yếu sĩ tùng thương 要仕从商”, đảm việc lãnh đạo kinh doanh, của người Quảng Phủ. Những câu ngạn ngữ với khí phách đó có rất nhiều ở người Quảng Phủ. Như “Tể đại tể thế giới 崽大崽世界” (trẻ đã lớn rồi là thế giới của trẻ), để chúng độc lập tự chủ đương đầu đi lập thế giới. Hay “Sơn cao hoàng đế viễn, hải khoát gia cường 山高皇帝远海阔家强” (chẳng dựa núi chẳng ỷ vua, nhà ta biển rộng đủ thừa mưu sinh), người Quảng Phủ dựa biển mà sinh sống, tư duy của họ là “thượng” và “hành” tức thiên về tiến thủ và hành động chứ không câu nệ vào “ngôn”.
Từ những ngạn ngữ đó thấy rõ tư duy người Khách Gia nặng về “ Độc thư lang 读书郎” hay “Độc thư nhân 读书 人”. Trẻ con người Khách Gia từ nhỏ đã bị kèm cặp vào con đường học gạo, như bài đồng dao “Nguyệt quang quang, tú tài lang 月光光,秀才郎”, nhấn mạnh vào việc học để ra làm quan. Nào là “读不尽的书,走不完的路”( học bao giờ hết được văn, đi bao giờ hết được chăng độ đường)、“唔读书,瞎眼球”( đọc cho mòn mắt chưa thôi)、“养子不读书,不如养头猪”( nuôi con chẳng học, thà nhọc nuôi heo)、“秀 才不怕衫破,最怕肚中无货”(tú tài chẳng biết sợ ai, sợ nhất trong bụng chẳng tài cán chi)、“补漏趁天晴,读书赶少年” (trời tạnh lo dọi mái nhà, học hành tranh thủ khi là trẻ măng)、“读书肯用功,茅寮里面出相公”( siêng năng dốc sức học hành, nhà tranh vách đất cũng thành tướng công)……luôn luôn theo đòi tố chất văn hóa, học vấn, theo truyền thống “Học nhi ưu tắc sĩ 学而优则仕” của Trung Nguyên. Đó là do điều kiện sống của họ ở vùng đất núi cằn cỗi (do di cư từ Trung Nguyên xuống sau, khi người Bách Việt bản địa đã khai phá hết vùng đồng bằng trù phú), cuộc sống nghèo khó, không học không có lối thoát, mà tiền đồ thì chỉ có con đường học để ra làm quan.
Đối với người Quảng Phủ, học đương nhiên cũng rất quan trọng, chẳng thế mà riêng huyện Thuận Đức đã từng có 3 trạng nguyên văn, 1 trạng nguyên võ, tỷ lệ số đỗ đạt của người Quảng Phủ so với người Khách Gia ở Quảng Đông là 11/10 ( tỷ lệ số dân là 20/10). Nhưng người Quảng Phủ không chỉ coi trọng học hành, ý chí họ rộng hơn, tư duy họ là muốn làm “mãnh nhân”, ngôn từ cửa miệng của họ là từ “sinh mãnh”, giàu là ở sức sống năng động, sức mạnh phi thường, như câu “Bất thị mãnh long bất quá giang 不是猛龙不过江” v.v. “Mãnh nhân” của họ tuy cũng bao gồm cả những trạng nguyên , nhà văn, nhưng rộng hơn là bao gồm tất cả những ai có thành tựu trong sự nghiệp, tức là những người có “tính hành động”, dám làm dám chịu, không sợ bất cứ gì, nhất là dám xuất ngoại ra đi va chạm với thế giới, “ quá giang”, “độ hải”. Hai chữ “mãnh nhân” thể hiện một điều bắt buộc bản thân, rất có khí thế, không tin tà, không sợ khó. Cái mà người Quảng Phủ theo đòi là hành động, đó là tinh thần vật thực, tinh thần hành động dám làm dám chịu, tự mình lớn lên, bởi họ có sắc thái văn hóa biển mạnh hơn là người Khách Gia.
Người Quảng Phủ và người Khách Gia cũng có những điểm chung, thể hiện trong ngạn ngữ như câu chung “ Hữu trạng nguyên học sinh, vô trạng nguyên tiên sinh 有状元学生,无状元先生” tức coi “con hơn cha là nhà có phúc”. Hoặc người Khách Gia nói “Bất bần lang điền địa, chỉ bần lang tinh chí 不贪郎田地,只贪郎精致”, thì người Quảng Phủ lại nói “ Hảo tế bất luận tía điền địa, hảo nữ bất luận giá thời uy 好仔不论爹田地,好女不论嫁时威”cũng đều cho rằng giá trị bản thân là ở tự tại chứ không phải ở cha mẹ lắm ruộng hay mình có lắm của hồi môn . Họ đều có ý thức tiết kiệm, người Khách Gia nói “Cận sơn mặc uổng sài, cận hà mặc uổng thủy” thì người Quảng Phủ cũng nói “ Cận tỉnh ngộ hảo sử uổng thủy, cận sơn ngộ hảo sử uổng sài”. Họ đều coi giữ khí tiết là nguyên tắc, như người Khách Gia nói “Miên đảo đả ngộ thất 眠倒打唔跌” là dù có ngủ say cũng không đánh đổ được họ, thì người Quảng Phủ nói “Tố nhân yếu hữu yêu cốt 做人要有腰骨” là làm người phải vững xương hông. Người Quảng Phủ nói cửa miệng “Đỉnh ngạnh thượng 顶硬上” nhấn mạnh cái “thượng” là chí tiến thủ, thì người Khách Gia cũng nói “ Ngạnh cảnh 硬颈” là cứng cổ, nhấn mạnh về tính kiên trì không lay chuyển.
(Tổng hợp từ mạng Trung Quốc)
Nhận xét của Văn Nhân về đoạn mở đầu bài viết . .
Trước hết là một chút về vấn đề nhân chủng ,để ai cũng có thể nhìn nhận vấn đề xin phép được đơn giản hoá tránh dùng thuật ngữ qúa chuyên sâu của ngành di truyền học .
Nhìn bản đồ di cư và hình thành các tộc người dựa trên yếu tố gen di truyền trên có thể tóm tắt : ở khu vực trải dài từ chân cao nguyên tây tạng tới bờ Thái bình dương 2 tập đoàn người mang các gen M174 và M9 đã cộng cư và cộng huyết ở quãng thời gian cách nay 35.000 năm , sự hoà trộn dòng máu đó đã cho ra đời tâp đoàn người mới , tập đoàn người mang gen M175 , từ khoảng 10.000 năm cách nay tập đoàn người mang gen M175 phân hoá thành 2 nhánh , nhánh M122 di cư lên hướng bắc tức vùng Hoa nam , nhánh M4 di cư xuống phía nam là vùng đông nam Á ngày nay.
Gen M174 là gen của những tộc người nói tiếng Altai và Hán – Tạng trong đó chỉ có tổ tiên của những người nói tiếng Tạng –Miến là đã tham gia vào sự hoà huyết tạo nên tộc người mang Gen M175 mà nhân chủng học gọi là chủng Nam Môngoloid .
Người Hán thuộc dòng di tố M174 cùng với người Mông cổ và Mãn – Kim được gọi chung là Chủng Mongoloid (bắc ?) là chủng của người mang dấu gen M174 và M130.
Chủng Mongoloid (bắc ?) và Nam Mongoloid được xếp chung thành đại chủng Mongoloid là đại chủng của hầu hết người Á châu da vàng ngày nay.
Căn cứ vào nền tảng khoa học như trình bày ở trên thì :
Nói người Hoa hạ là tổ tiên người Hán là hoàn toàn sai ; theo thư tịch cổ thì nhà Hạ dành riêng miền Cối kê ở Triết giang ngày nay là nơi thờ Hạ Vũ tổ nhà Hạ như vậy khẳng định Người nhà Hạ là người Hoa nam thuộc dòng Gen M175 tức người Nam Mongoloid không thể nào là tổ của người Hán chủng Mongoloid được càng không thể có chuyện người Mông cổ lai với người Bách Việt để cho ra đời người Hán , ngay khi được định danh là người Hán thì tộc người này đã là người Mongoloid rồi và người Bách Việt cũng vậy họ đã là người Nam Mongoloid từ trước khi được gọi là người Bách Việt .
Từ Hán ngày nay được dùng theo nghĩa ‘lẩu thập cẩm’, người Hoa bắc chủng Mongoloid là người Hán , người Hoa nam dòng Nam Mogoloid cũng là người Hán nốt ....thực không hiểu nổi...vậy mà lâu nay không phải dân gian mà cả giới khoa học cũng chẳng thấy ai đặt thành vấn đề ..., trắng là màu trắng và đen cũng là màu trắng ....thật chẳng ra nghĩa ngọn gì ... , có thể nói đó không phải là từ dựa trên khoa học để biện biệt sự vật mà mang nặng tính chính trị thể hiện ý đồ đen tối diệt tộc Trung hoa sau khi đã diệt quốc Trung hoa để cướp không cái gọi là văn minh Trung hoa của người Bách Việt dòng nam Mongoloid .
Nói Tộc du mục vào Trung Nguyên bất quá một trăm năm sau là bị Hán hóa hoàn toàn ...vì họ cùng từ 1gốc mà ra thì dù thời gian xa cách có làm họ khác biệt đi nhưng đó chỉ là khác biệt ở ngọn ở cành , là khác biệt râu ria còn cái cốt vẫn là một nên hoà nhập dễ dàng nhanh chóng là điều dễ hiểu còn ngược lại người Bách Việt là hẳn 1chủng khác thì muôn đời chứ đừng nói ngàn năm cũng chẳng thể đồng hoá thành Hán tộc thực sự được , lừa gạt bịp bợm dù công phu tới đâu cao lắm cũng chỉ được 1 thời gian , cái kim trong bọc lâu ngày thế nào cũng lòi ra đó là lẽ tự nhiên ....lúc đó thì cả thiên hạ rõ chuyện ... cáo mượn oai hùm và rồi ...mèo lại hoàn mèo...làm sao mèo có thể lột xác biến thành hổ được .
-Người An Huy, nam Giang Tô, bắc Triết Giang là thuộc nhóm gen quần thể phương Bắc cũng chẳng đáng ngạc nhiên vì từ thời Tam quốc , Tào tháo đã di dân Hán xuống vùng An huy lập đồn điền cung cấp lương thực cho quân Ngụy , nam Giang tô –bắc Triết giang xưa có Nam kinh là vùng trung tâm của Hán tộc từ thời Đông tấn về sau , người Hán di cư xuống phương nam thường tập trung ở đây rất ngại đến các vùng khác ở Hoa nam vì lý do thủy thổ hoặc do khác biệt văn hóa giữa kẻ di cư và dân bản địa .
Lãn Miên .
Nguồn : http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19865-nguoi-quang-phu/
Từ nhiều nguồn tư liệu, trong đó có cả di truyền học, nay ta biết rằng, người Hoa Hạ, tổ tiên người Hán chỉ ra đời khoảng 2600 năm TCN, kết quả của sự lai giống giữa người du mục Mông Cổ và người Bách Việt sau cuộc xâm lăng của tộc Mông Cổ.(Trích)
Nền văn minh lúa nước của người Bách Việt dẫn đến nền văn minh nông canh của người Hoa Hạ. Tộc du mục vào Trung Nguyên bất quá một trăm năm sau là bị Hán hóa hoàn toàn. Nhưng tộc Việt trải qua hàng ngàn năm bị Hán hóa vẫn không thể Hán hóa hoàn toàn (Trích mạng Trung Quốc).
“Bác vật chí” 《博物志》viết:”Nam Việt sào cư, bắc tố huyệt cư, tị hàn thử d㔓南越巢居,北溯穴居,避寒署也”: Người Nam Việt ở nhà sàn, người Bắc ngược lại ở nhà hầm trong đất để tránh nóng lạnh.
Tộc Liêu là các tộc người Bách Việt , sử xưa còn gọi là Nam Man, thời cổ đại sống đông đúc ở Kim, Điền, Quế, Tương, Việt, tức Tứ Xuyên, Vân Nam, Qúi Châu, Hồ Nam, Lưỡng Quảng ngày nay . Cái tên “Liêu” là cái tên miệt thị, chỉ dân bản địa Lĩnh Nam, còn thường gọi là “Lý Liêu”, “Di Liêu”. Tiên nhân của người Liêu thời tiên Tần là người Tây Âu và Lạc Việt, thời Hán là người Ô Hủ 乌浒 và Nam Việt. Về sau sử gọi chung là Bách Việt Di Man. Cuốn “Thông khảo dư địa khảo “《通考舆地考》 viết: “Tự Lĩnh nhi Nam, đương Đường Ngu tam đại Man Di chi quốc, thị Bách Việt chi địa 自岭而南,当唐虞三代蛮夷之国,是百越之地”: Từ Ngũ Lĩnh trở vào Nam là nước của Man Di ba đời Đường, Ngu, là đất của Bách Việt. Bởi vậy các dân tộc bản địa vùng lưu vực Châu Giang cổ đại thường được gọi là Bách Việt. Thời Đường, sử tịch gọi là “Lý Liêu”. “Ngụy Thư” thì gọi là “Nam Man”. Hán Vũ Đế gọi dân nước Dạ Lang là “Di Liêu”. Từ “Liêu” tiếng Choang và Bố Y phát âm là “Raeu” có nghĩa là “Tao”. Thời Đông Tấn người Liêu phân bố rộng khắp Vân Nam, Quảng Tây, Qúi Châu ,Tứ Xuyên. Thời các nước Nam Chiếu (649-902), Đại Lý (937-1253) cư dân Liêu phân hóa thành nhiều tộc người như Kim Xỉ, Mường, Mán, Bạch Y v.v. nhưng vẫn tự xưng là Liêu. Ở Tứ Xuyên là người Nam Bình Liêu, ở nhà sàn, trai mặc áo tả nhậm, để tóc trần và đi chân đất. Ở Quảng Đông người Liêu phát triển thành các tộc người Lê, người Dao Liêu, người Man Liêu, người Dao Đồng.
Giáo sư Triệu Đồng Mậu 赵桐茂 và các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu về gen đã chia người Trung Quốc thành hai nhóm gen là quần thể người phương Bắc và quần thể người phương Nam. Nghiên cứu đó chỉ ra người Tứ Xuyên, Hồ Nam và Hồ Bắc (riêng Hồ Bắc là bị bất ngờ) đều thuộc nhóm gen quần thể phương Nam. (Như vậy người nước Sở, còn gọi là nước Kinh hay nước Kinh Sở, là người tộc Việt. Nước Sở lúc đầu gồm Hồ Bắc và Hồ Nam, sau chiếm trọn Trung Nguyên và các nơi khác, rộng lớn gồm 11 tỉnh của Trung Quốc ngày nay). Người An Huy, nam Giang Tô, bắc Triết Giang (riêng bắc Triết Giang là bị bất ngờ) là thuộc nhóm gen quần thể phương Bắc (vốn là người Giang Nam nhưng gen lại thuộc nhóm quần thể phương Bắc). Chứng tỏ thời cận đại đã từng có có một sự di cư xáo trộn lớn. Riêng người Quảng Phủ được xác định, họ huyết thống chủ yếu là người Bách Việt. Người Quảng Phủ là do đa số người Việt cổ hòa huyết với thiểu số người Hán di cư đến từ Trung Nguyên. Gen di truyền của họ gần gũi nhất với người Việt Nam và người Thái Lan. Người Quảng Phủ coi tiếng Quảng Phủ là tiếng mẹ đẻ, ngôn từ có đến 1/3 là phương ngôn, nhưng lại là những từ gốc có tần suất xuất hiện trong khẩu ngữ nhiều gấp 5-6 lần những ngôn từ hiện đại khác, nhất là trong cấu trúc câu có số lượng rất nhiều là theo cấu trúc xuôi chứ không theo ngược như ở Hán ngữ hiện đại. Ví dụ người phương bắc nói “nhĩ tiên tẩu”(anh trước đi) thì người Quảng Châu lại nói “nhĩ hành tiên”(anh đi trước), người phương bắc nói “rất cảm ơn” thì người Quảng Châu lại nói “cảm ơn nhiều”, người phương bắc nói “quá no rồi”, người Quảng Châu lại nói “no đến đầy”, người phương bắc nói “cho anh một đồng tiền”, người Quảng Châu lại nói “ tiền một đồng cho anh”, người phương bắc nói “tìm không được anh”, người Quảng Châu lại nói “tìm anh không được” v.v. Đặc biệt về phát âm thì tiếng Quảng Phủ còn gọi là Việt ngữ, phát âm có mở và ngậm môi phân biệt rõ ràng như tiếng Việt Nam . Trong 7 phương ngữ của TQ , Việt ngữ 粤方言được coi là cổ nhất cả về từ vựng cả về cách dùng, lạ lùng đối với người phương Bắc. Như “xí 企” là đứng (xí chỗ), “thực 食” là ăn, “hàn 行” là đi 、“cảnh 颈” là cái cổ、“cừ 渠” là nó、“yến=om 晏” là tối、“kiệm 悭” là tiết kiệm、“vô=mô 无” là không có、“ngân 银子” là tiền tệ、“tốt=chót 卒之” là cuối cùng, thán từ như “chả 嗟” mang ý phủ định. Những từ người Quảng Phủ phát âm cũng giống như người Việt Nam phát âm có rất nhiều như: Lợi 利, Thị 市, Thiêu 烧, Nam 男, Nữ 女, Nam南, Bắc 北, đông 东, Tây 西, Đậu Phụ 豆腐, Cẩm 锦, Ngọc 玉, Cộng 共, Chí 志, Minh 明, Gia 加, Cát 吉, Anh 英, Ốc 屋, Cơ 机, Nha 牙 v.v. Cổ Hán thư như “Ngụy thư 魏书” đã hình dung xứ Lĩnh Nam là “ Điểu thanh cầm hô, ngôn ngữ bất đồng, hầu xà ngư biết, kỳ dục giai dị 鸟声禽呼,言语不同,猴蛇鱼鳖,嗜欲皆异”: tiếng nói khác lạ như chim, đủ thứ quái dị như khỉ, cá, rắn, ba ba. Đủ thấy là vào thời Tam Quốc vùng Lĩnh Nam vẫn còn là thiên hạ của Bách Việt, người Hán ở vùng này chẳng có bao nhiêu. Học giả Triều Sán là Lâm Luân Luân 林伦伦 cho rằng người Quảng Phủ học tiếng Việt Nam thì rất nhanh. Ở Quảng Đông thì hai huyện Triều Châu và Sán Đầu ven biển cư dân lại là cộng đồng người Triều Châu, nói tiếng Triều Châu khác tiếng Quảng Phủ nhưng lại càng gần tiếng Việt Nam hơn.
Người Quảng Phủ là do người Việt cổ bản địa đa số và di dân thiểu số từ Trung Nguyên tới hòa hợp với nhau mà thành. Nguồn thứ nhất là người Việt cổ 古越人 ,chủ yếu là người Nam Việt, là dân bản địa. Nguồn thứ hai là di dân gồm hai thời kỳ, thời kỳ đầu là thời Quảng Tín 广信时期, thời kỳ sau là thời di dân từ Nam Hùng tới do vụ Chu Cơ Hạng 珠玑巷 cuối Tống đầu Nguyên, do chiến loạn nên dân Trung Nguyên ồ ạt di cư xuống Lĩnh Nam rồi xuống đồng bằng Châu Giang, hỗn cư với người Nam Việt bản địa.
Những khảo cổ ở đất Quảng Đông năm 1957 và 1982 với những di chỉ đồ đá mới với rất nhiều rìu đá cuội mài có vai và vật dụng đồ gốm niên đại cách nay 5-6 ngàn năm, chứng minh người định cư ở Quảng Đông thời đó là người Việt cổ. Giai đoạn từ thời Nam Bắc triều đến thời Đường dân cư vùng đồng bằng Châu Giang đã rất đông đúc, với các nghề nông nghiệp, đánh cá, làm muối, thủ công, buôn bán hưng thịnh, riêng thành Quảng Châu dân số đã quá 1 triệu người. Cả vùng Quảng Đông và Quảng Tây nói thông dụng ngôn ngữ Quảng Phủ là tiếng Pạc Và.
Cuối thời Nam Tống là lần di cư đầu tiên của dân từ Trung Nguyên xuống Quảng Đông. Những lần di cư đại qui mô sau là thời Tần, thời Hán Vũ Đế, thời Bắc Tống và thời cuối Tống đầu Nguyên là từ Chu Cơ Hạng xuống.
Tại sao nhiều người Quảng Phủ lại tự nhận tổ tiên mình là người từ Chu Cơ Hạng xuống? Đó là vì sau khi Hán Vũ Đế diệt nước Nam Việt, vùng Lĩnh Nam bị Hán hóa, sự khác biệt giữa người Việt “粤人” và người Hán “汉人” dần dần xóa mờ, nên đến thời cuối Tống đầu Nguyên khi đợt di dân qui mô lớn từ Chu Cơ Hạng xuống thì người Quảng Phủ hầu như bị Hán hóa hoàn toàn, tự coi mình như là phát tích từ Chu Cơ Hạng mà quên mất lịch sử tổ tiên mình là dân bản địa Việt cổ từ 5-6 ngàn năm trước. Tóm lại người Quảng Phủ và ngôn ngữ Quảng Phủ là hình thành từ sau khi Hán Vũ Đế diệt Nam Việt chứ không phải là sau thời Nam Tống mới hình thành.
Việt ngữ 粤语 bảo lưu nhiều nhất đặc điểm và từ ngữ của tiếng Việt cổ , rất nhiều từ gốc là giống tiếng Choang. Huyết thống Quảng Phủ tộc là huyết thống Bách Việt. Khi văn hóa Hán từ Trung Nguyên xâm nhập Lĩnh Nam thì có sự giao thoa và văn hóa Hán chỉ là thứ yếu, bởi dân số người Hán từ Trung Nguyên xuống không phải là chiếm ưu thế. Thời Tần , Hán, dân di cư xuống Mậu Danh (nay Cao Châu Quảng Đông) đa phần là dân từ Phúc Kiến, gồm người Khách Gia 客家民系 và người Phước Lào 福佬民系, đều là huyết thống Bách Việt. Thời Tùy chưa có văn hóa ghi gia phả. Thời Đường mới có văn hóa ghi gia phả của người Hán di cư xuống Mậu Danh, nhưng các họ thời Đường ,Tống ghi không nhiều. Đến thời Minh, Thanh di dân Phúc Kiến xuống đồng bằng Châu Giang càng nhiều, đem theo văn hóa ghi gia phả thịnh hành. Người Quảng Phủ mới bắt chước ghi gia phả, nhưng lại rập khuôn cách lập gia phả của người Hán từ Trung Nguyên nên lại cũng ghi rằng họ mình có nguồn gốc từ Trung Nguyên. Ví dụ họ Tiển 洗 rõ ràng là dân bản địa, là vọng tộc của dân tộc Lý 俚族 cổ, nhưng gia phả của họ Tiển cũng theo trào lưu mà ghi mình nguồn gốc từ Trung Nguyên. Dân tộc Lý cổ 古俚族 gồm các họ lớn là Phùng冯, Ninh 宁, Lý 李, Trần 陈, Bàng 庞 v.v., do vậy nói là tổ tiên từ Trung Nguyên đến là không chính xác. Học giả Nhật Bản nhận đinh rằng các truyền thuyết như “truyền thuyết Chu Cơ Hạng 珠矶巷传说” của người Quảng Phủ, “Truyền thuyết Bồ Điền 莆田传说” của người Phước Lào, “Truyền thuyết Ninh Hóa thạch bích 宁化石壁传说” của người Khách Gia là kết quả truyền bá đồng bộ Hán hóa dân tộc thiểu số, tồn tại rất nhiều thành phần hư cấu. Bởi vậy Quảng Phủ tộc đại bộ phận là hậu duệ của Việt tộc 越族, không thể đơn giản cứ căn cứ vào gia phả của họ để nhận định nguồn gốc được. Các họ có gốc là Nam Việt tộc 南越族 về sau diễn biến thành họ của người Hán là: Sử 史, Tu 须, Đô 都, Khu 区(Âu 欧、瓯), Cư 居, Hoa 毕, Hoàng 黄, Vi 微, Châu 朱, Thi 诗, Phiên 番, Triệu 赵, Phạm 范, Lô 卢, Nguyễn 阮. Các họ có gốc là Lý tộc 俚族 về sau diễn biến thành họ của người Hán là : Trương张, Uất Lâm郁林 (ở Ngọc Lâm), Đằng滕, Đoan Khê端溪 (ở Tất Khánh肇庆), Lĩnh岑, Vương 王 (ở Quảng Châu 广州), Chu 周, Lý 李, Mạc 莫, Tính 并, Phùng 冯 (ở Cao Châu 高州), Tiển 洗, Lâm 临, Hạ 贺 (ở Hạ Châu贺州), Chung 钟, Ngu 虞, Tượng Châu 象州 (ở Tượng Huyện 象县), Đỗ 杜, La Châu 罗州 (ở Hóa Châu 化州), Bàng 庞, Lương 梁 (ở Kiến Châu 建州), La 罗, Trần 陈 (ở La Định 罗定), Ninh 宁 (ở Khâm Châu 钦州), Hà 何 (ở Qúi Huyện 贵县), Lục 陆. Người Quảng Phủ và người Choang Quảng Tây có tính tương tự cao độ, theo như kết quả phân tích nghiên cứu đặc trưng thể chất nhân chủng của đại học Trung Sơn Quảng Châu. Sách “Bách Việt dân tộc 百越民族” của Thương Vụ Ấn Thư Quán 商务印书馆 xuất bản, viết: Thời cổ đại khi Hán tộc chưa đặt chân đến Lĩnh Nam thì đất Nam Việt rộng lớn đã tồn tại nền văn hóa Châu Giang rực rỡ của cư dân sớm nhất vùng đất này là dân tộc Bách Việt. Đại bộ phận hậu duệ của họ ngày nay là người Quảng Phủ. Nam Việt Vương Triệu Đà đã thực hành chính sách hòa mục Bách Việt. Khi bắt đầu cục diện Hán Việt dung hợp thời Tần, Hán thì Việt ngữ 粤语 thoát ly khỏi mẫu thể của nó, trở thành tiếng Quảng Phủ, còn lại như ngày nay, là phương ngữ cổ nhất trong bảy phương ngữ hiện tồn tại ở Trung Quốc. Riêng Quảng Tây qua nghiên cứu nhân chủng học, các nhà khoa học Trung Quốc nhận định rằng số người Quảng Tây có huyết thống Choang tộc nhiều hơn số có huyết thống Hán tộc. Song trước đây do Hán hóa nên cư dân thuộc các tộc phi Hán cứ nhận mình là người Hán để tránh bị kỳ thị. Tình trạng này không chỉ riêng Quảng Tây, mà còn ở Quảng Đông, Phúc Kiến và một số tỉnh khác, gia phả người Hán đa phần là ghi tổ tiên đến từ lưu vực Hoàng Hà bắc bộ Trung Quốc, thuộc chính thống Hoa Hạ vĩ đại, nhưng thực tế huyết thống họ lại là thuộc tộc phi Hán, thuộc gen quần thể phương Nam. Giáo sư Triệu Đồng Mậu 赵桐茂 và giáo sư Trần Nhã Dũng 陈雅勇 nghiên cứu về gen đã chỉ ra hai quần thể Bắc và Nam ở Trung Quốc là khác nhau. Cuốn sách “Quảng Đông tộc quần dữ văn hóa nghiên cứu 广东族群与区域文化研究” do Hoàng Thúc Sính 黄淑娉 chủ biên, nghiên cứu đặc trưng thể chất ba cộng đồng dân cư chủ yếu ở Quảng Đông là người Quảng Phủ, người Triều Châu và người Khách Gia, đã kết luận rằng người Quảng Phủ có huyết thống gần gũi nhất với người Choang ở Quảng Tây, huyết thống Việt tộc trong họ chiếm đa số, huyết thống Hán tộc trong họ chiếm thiểu số. Đa số họ là hậu duệ của dân bản địa là tộc Lý 俚族 cổ chứ không phải là di cư từ Trung Nguyên xuống. Văn hóa Quảng Phủ là văn hóa Nam Việt di truyền lại, có giao thoa với văn hóa Hán. Quá trình Hán hóa người Quảng Phủ có thể coi như là một điển hình: Đầu tiên là Hán hóa nhanh chóng tầng lớp trên, sau đó trải qua một nghìn năm dân gian mới dần dần quên đặc trưng độc đáo của mình, cũng mơ theo cái hiển quí, ta cũng là “Hà Lạc di dân 河洛移民( tức dân từ Trung Nguyên xuống) đây, dẫn đến gán ghép gia phả là người Hán, chứ không nhận mình là dân bản địa như đích thực mình là (trích Hoa Đông Sư Phạm Đại Học hiệu san).
Trong lịch sử, vì tranh đoạt đất đai nên giữa người Hán và người Liêu trường kỳ có chiến tranh. Người Liêu ở Lưỡng Quảng nhiều lần khởi nghĩa chống đô hộ nhà Đường.
Năm Đường Khai Nguyên 16, Trần Hạnh Phạm khởi nghĩa , xưng đế ở Long Châu, quốc hiệu Đại Long; Hà Du Lỗ xưng Định quốc đại tướng quân; Bằng Lâm xưng Nam Việt Vương cát cứ Lĩnh Nam. Suốt các thời Ngũ Đại, Tống, Nguyên, Minh ,Thanh đều có đấu tranh anh dũng của người Liêu chống Hán hóa. Năm1446 Minh Chính Thống thứ 11, người Dao ở Quảng Tây công hãm thành Hóa Châu, giết tri châu Mâu Tự Đắc. Năm 1448 nhà Minh sai Ngô Dương xuất binh bắt giết người Dao, cuối năm đó Triệu Âm Vượng lãnh đạo người Dao tiến công Thủy Long, Điện Bạch, công hãm thành Thần Điện Vệ, tự xưng “Thiên hiền tướng quân”. Năm Thiên Thuận 14 (1460-1467) khởi nghĩa của người Choang Quảng Tây công hãm thành huyện Tín Nghi. Năm Gia Tịnh có khởi nghĩa của người Dao ở La Bàng. Năm Vạn Lịch thứ 4 (1576) tướng Minh là Trần Lâm đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Dao ở La Bàng, càn quét san bằng hơn 90 trại của người Dao. Sau chiến tranh La Bàng thì cái tên “Liêu” như một tộc người đã biến mất trong sách sử., chỉ còn lại các dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Trung Quốc.
Quảng Đông cũng từng là nơi phản kháng quân Nguyên kịch liệt nhất TQ đương thời. Người Quảng Phủ và người Khách Gia đều đồng lòng theo anh hùng dân tộc Văn Thiên Tường chống Nguyên, sau đó họ lại cùng nhau quyết chiến chống quân Thanh, máu đổ khắp miền nam TQ, kiên quyết bảo vệ nền văn minh Trung Hoa. Tại sao vào thời buổi Nguyên thay Tống, hay Thanh thay Minh thì người miền nam TQ lại chống lại tráng liệt và bi thảm như vậy? Phải liên hệ lại với lịch sử thời Tây Tấn Nam Bắc Triều thì mới không khó tìm được câu trả lời.
Thời Mãn Thanh, nhà Thanh thực hiện chính sách chia rẽ, khích bác người Quảng Phủ và người Khách Gia, gây nên cuộc xung đột giữa hai sắc tộc, thương vong tới 5-6 chục vạn người, lâu sau đó khó lành vết thương. Người Quảng Phủ nếu có ai thông hôn với người Khách Gia liền bị cộng đồng dè bỉu. Người Khách Gia giữ di huấn hàng trăm năm quyết không thông hôn với người Quảng Phủ. Chuyện này đã qua cách nay hơn một thế kỷ rồi.
Ba cộng đồng dân cư lớn nhất ở Quảng Đông là người Quảng Phủ, người Khách Gia và người Triều Châu. Người Khách Gia ở Trung Quốc tập trung đông nhất là ở tỉnh Quảng Đông, hơn 20 triệu người. Ở tỉnh này người Quảng Phủ có 40 triệu, gấp đôi người Khách Gia. Do vậy văn hóa ở Quảng Đông chủ lưu là văn hóa Quảng Phủ, ngôn ngữ thông dụng cũng là tiếng Quảng Phủ. Tuy vậy nắm quyền chính trị ở Quảng Đông hàng nghìn năm qua lại chủ yếu là người Khách Gia. Do người Khách Gia là dân di cư từ Trung Nguyên đến từ thời Tần ,Hán, không còn đất nên họ phải tập trung khai phá vùng núi hoang cằn cỗi “vô sơn bất trú Khách 无山不住客”, vì vậy họ hiếu học với mục đích làm quan để đổi đời. Người Quảng Phủ chỉ lo làm ăn, tư duy hành động. Người Quảng Phủ và người Khách Gia đều di cư đi khắp thế giới nhiều, đương nhiên do người Quảng Phủ sống gần biển nên họ xuất ngoại nhanh hơn, số người Quảng Phủ ở nước ngoài cũng đông gấp đôi số người Khách Gia ở nước ngoài. Người Quảng Phủ nói: “ Mặt trời không bao giờ lặn trong xã hội người Việt 粤人”. Người Khách Gia nói: “Phàm nơi nào có nước mặn thì ở đó có người Khách Gia”, phẩm vị của hai câu ngạn ngữ này cho thấy sự cảm thụ khác nhau: Người Quảng Phủ nhấn mạnh mặt trời, họ khoáng đạt, lạc quan và tự tin. Người Khách Gia tâm tư nồng hậu, nước mặn là nước biển, vừa mặn vừa chát, nghìn năm phiêu bạt, bối cảnh ly hương, họ đem cả ý thức đó ra nước ngoài. Cũng có người Khách Gia nói dòng máu của họ cũng có dòng máu của người Hẹ 畲, nhưng người Khách Gia và người Hẹ ngôn ngữ hoàn toàn không giao tiếp đượcvới nhau.
Người Quảng Phủ và người Khách Gia có rất nhiều điểm tương đồng, cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Người Khách Gia ở Quảng Đông đều biết nói tiếng Quảng Phủ, cũng giống như người Khách Gia ở Phúc Kiến đều biết nói tiếng Mân Nam. Nhưng chỉ cần nhìn cách xử sự, tiếp đãi là có thể phân biệt ra người Khách Gia hay người Quảng Phủ, đặc trưng tính cách rất rõ rệt, hình tượng, phong độ, giá trị quan hoàn toàn khác nhau, thể hiện trong rất nhiều góc độ, do lịch sử hình thành, quan niệm văn hóa, địa vực, kinh tế, phong tục tạo nên. Ở đây chỉ nêu qua biểu hiện ở ngạn ngữ của hai cộng đồng người này, vì một câu ngạn ngữ phải qua vài trăm năm mới định hình được, nó thẩm thấu văn hóa của một dân tộc, thể hiện ra giá trị quan và lối sống của một cộng đồng người.
Người Khách Gia thì “ Ninh mại tổ tông điền, bất mại tổ tông ngôn 宁卖祖宗田,不卖祖宗言”, cái mà họ trọng nhất là “tổ tông ngôn”, vì đó là di huấn của văn hóa lịch sử, là một thứ thừa truyền, trọng ngôn tức trọng tinh thần. Hay “ Tố bất tận đích tử tôn ốc, mãi bất tận đích tử tôn điền 做不尽的子孙屋,买不尽的子孙田”, mua nhà mua ruộng thì dễ, nhưng cái quan trọng hơn là lưu giữ được cho con cháu cái “ngôn”, văn hóa của tổ tiên mới là cái mạnh. Hay “Tố quan mãi điền, bất như tử hiếu thê hiền 做官买田,不如子孝妻贤”,làm quan mua ruộng chẳng bằng con hiếu vợ hiền; “Hảo tử bất bần phủ thiên địa, hảo nữ bất cầu giá thời y 好子不贪爷天地,好女不求嫁时衣”,( trai ngoan khắp chốn chẳng nghèo, gái ngoan chẳng phải mè nheo tiền tài); “Gia hữu thiên kim bất như tàng thư vạn quyển 家有千金,不如藏书万卷”, (nhà giàu có sẵn ngàn vàng, chẳng bằng có được kho tàng sách văn), v.v. đều là chú trọng vào văn hóa tinh thần truyền thống, coi kinh cái quan mỏng, cái ruộng, hồi môn, vàng bạc.
Người Quảng Phủ lại lưu hành nhất những câu ngạn ngữ “ Đỉnh ngạnh thượng 顶硬上”, cứng cỏi là nhất, như câu cửa miệng, hay “Mã tử lạc địa hành 马死落地行”, rớt ngựa thì đi đất, họ không bao giờ lùi bước trước khó khăn. Câu cửa miệng “Đỉnh ngạnh đầu” còn phổ thành bài dân ca lưu truyền
顶硬上,鬼叫你穷! Đỉnh ngạnh thượng, quỉ khiếu nhĩ cùng!
铁打心肝铜打肺, Thiết đả tâm can, đồng đả phế,
立实心肠去捱世。 Lập thực tâm trường khứ nhai thế.
捱得好,发得早, Nhai đắc hảo, phát đắc tảo,
老来叹番好! Lão lai thán phiên hảo!
(Ở đời cứng cổ làm đầu. Qủi ma cũng phải ghen giàu với ta. Gan đồng dạ sắt mới là. Thẳng ngay lòng dạ xông pha thương trường. Sớm chịu đựng, sớm thịnh cường. Về già yên ổn gia đường thong dong).
Đó là tinh thần ngoan cường bất khuất, kiên trì độc lập không thể lung lay; miệt thị cái nghèo túng; siêng năng, dám mạo hiểm, không sợ rủi ro, dám đi xa, dù khi chỉ một người cũng dám tự bươn chải không ỷ lại vào bất cứ gì, cũng không oán trời trách người, nhất định phải tìm cho ra thế giới của riêng mình, đó chính là truyền thống “Tẩy cước thượng điền洗脚上田”, rửa chân vào ruộng, “ Yếu sĩ tùng thương 要仕从商”, đảm việc lãnh đạo kinh doanh, của người Quảng Phủ. Những câu ngạn ngữ với khí phách đó có rất nhiều ở người Quảng Phủ. Như “Tể đại tể thế giới 崽大崽世界” (trẻ đã lớn rồi là thế giới của trẻ), để chúng độc lập tự chủ đương đầu đi lập thế giới. Hay “Sơn cao hoàng đế viễn, hải khoát gia cường 山高皇帝远海阔家强” (chẳng dựa núi chẳng ỷ vua, nhà ta biển rộng đủ thừa mưu sinh), người Quảng Phủ dựa biển mà sinh sống, tư duy của họ là “thượng” và “hành” tức thiên về tiến thủ và hành động chứ không câu nệ vào “ngôn”.
Từ những ngạn ngữ đó thấy rõ tư duy người Khách Gia nặng về “ Độc thư lang 读书郎” hay “Độc thư nhân 读书 人”. Trẻ con người Khách Gia từ nhỏ đã bị kèm cặp vào con đường học gạo, như bài đồng dao “Nguyệt quang quang, tú tài lang 月光光,秀才郎”, nhấn mạnh vào việc học để ra làm quan. Nào là “读不尽的书,走不完的路”( học bao giờ hết được văn, đi bao giờ hết được chăng độ đường)、“唔读书,瞎眼球”( đọc cho mòn mắt chưa thôi)、“养子不读书,不如养头猪”( nuôi con chẳng học, thà nhọc nuôi heo)、“秀 才不怕衫破,最怕肚中无货”(tú tài chẳng biết sợ ai, sợ nhất trong bụng chẳng tài cán chi)、“补漏趁天晴,读书赶少年” (trời tạnh lo dọi mái nhà, học hành tranh thủ khi là trẻ măng)、“读书肯用功,茅寮里面出相公”( siêng năng dốc sức học hành, nhà tranh vách đất cũng thành tướng công)……luôn luôn theo đòi tố chất văn hóa, học vấn, theo truyền thống “Học nhi ưu tắc sĩ 学而优则仕” của Trung Nguyên. Đó là do điều kiện sống của họ ở vùng đất núi cằn cỗi (do di cư từ Trung Nguyên xuống sau, khi người Bách Việt bản địa đã khai phá hết vùng đồng bằng trù phú), cuộc sống nghèo khó, không học không có lối thoát, mà tiền đồ thì chỉ có con đường học để ra làm quan.
Đối với người Quảng Phủ, học đương nhiên cũng rất quan trọng, chẳng thế mà riêng huyện Thuận Đức đã từng có 3 trạng nguyên văn, 1 trạng nguyên võ, tỷ lệ số đỗ đạt của người Quảng Phủ so với người Khách Gia ở Quảng Đông là 11/10 ( tỷ lệ số dân là 20/10). Nhưng người Quảng Phủ không chỉ coi trọng học hành, ý chí họ rộng hơn, tư duy họ là muốn làm “mãnh nhân”, ngôn từ cửa miệng của họ là từ “sinh mãnh”, giàu là ở sức sống năng động, sức mạnh phi thường, như câu “Bất thị mãnh long bất quá giang 不是猛龙不过江” v.v. “Mãnh nhân” của họ tuy cũng bao gồm cả những trạng nguyên , nhà văn, nhưng rộng hơn là bao gồm tất cả những ai có thành tựu trong sự nghiệp, tức là những người có “tính hành động”, dám làm dám chịu, không sợ bất cứ gì, nhất là dám xuất ngoại ra đi va chạm với thế giới, “ quá giang”, “độ hải”. Hai chữ “mãnh nhân” thể hiện một điều bắt buộc bản thân, rất có khí thế, không tin tà, không sợ khó. Cái mà người Quảng Phủ theo đòi là hành động, đó là tinh thần vật thực, tinh thần hành động dám làm dám chịu, tự mình lớn lên, bởi họ có sắc thái văn hóa biển mạnh hơn là người Khách Gia.
Người Quảng Phủ và người Khách Gia cũng có những điểm chung, thể hiện trong ngạn ngữ như câu chung “ Hữu trạng nguyên học sinh, vô trạng nguyên tiên sinh 有状元学生,无状元先生” tức coi “con hơn cha là nhà có phúc”. Hoặc người Khách Gia nói “Bất bần lang điền địa, chỉ bần lang tinh chí 不贪郎田地,只贪郎精致”, thì người Quảng Phủ lại nói “ Hảo tế bất luận tía điền địa, hảo nữ bất luận giá thời uy 好仔不论爹田地,好女不论嫁时威”cũng đều cho rằng giá trị bản thân là ở tự tại chứ không phải ở cha mẹ lắm ruộng hay mình có lắm của hồi môn . Họ đều có ý thức tiết kiệm, người Khách Gia nói “Cận sơn mặc uổng sài, cận hà mặc uổng thủy” thì người Quảng Phủ cũng nói “ Cận tỉnh ngộ hảo sử uổng thủy, cận sơn ngộ hảo sử uổng sài”. Họ đều coi giữ khí tiết là nguyên tắc, như người Khách Gia nói “Miên đảo đả ngộ thất 眠倒打唔跌” là dù có ngủ say cũng không đánh đổ được họ, thì người Quảng Phủ nói “Tố nhân yếu hữu yêu cốt 做人要有腰骨” là làm người phải vững xương hông. Người Quảng Phủ nói cửa miệng “Đỉnh ngạnh thượng 顶硬上” nhấn mạnh cái “thượng” là chí tiến thủ, thì người Khách Gia cũng nói “ Ngạnh cảnh 硬颈” là cứng cổ, nhấn mạnh về tính kiên trì không lay chuyển.
(Tổng hợp từ mạng Trung Quốc)
Nhận xét của Văn Nhân về đoạn mở đầu bài viết . .
Trước hết là một chút về vấn đề nhân chủng ,để ai cũng có thể nhìn nhận vấn đề xin phép được đơn giản hoá tránh dùng thuật ngữ qúa chuyên sâu của ngành di truyền học .
Nhìn bản đồ di cư và hình thành các tộc người dựa trên yếu tố gen di truyền trên có thể tóm tắt : ở khu vực trải dài từ chân cao nguyên tây tạng tới bờ Thái bình dương 2 tập đoàn người mang các gen M174 và M9 đã cộng cư và cộng huyết ở quãng thời gian cách nay 35.000 năm , sự hoà trộn dòng máu đó đã cho ra đời tâp đoàn người mới , tập đoàn người mang gen M175 , từ khoảng 10.000 năm cách nay tập đoàn người mang gen M175 phân hoá thành 2 nhánh , nhánh M122 di cư lên hướng bắc tức vùng Hoa nam , nhánh M4 di cư xuống phía nam là vùng đông nam Á ngày nay.
Gen M174 là gen của những tộc người nói tiếng Altai và Hán – Tạng trong đó chỉ có tổ tiên của những người nói tiếng Tạng –Miến là đã tham gia vào sự hoà huyết tạo nên tộc người mang Gen M175 mà nhân chủng học gọi là chủng Nam Môngoloid .
Người Hán thuộc dòng di tố M174 cùng với người Mông cổ và Mãn – Kim được gọi chung là Chủng Mongoloid (bắc ?) là chủng của người mang dấu gen M174 và M130.
Chủng Mongoloid (bắc ?) và Nam Mongoloid được xếp chung thành đại chủng Mongoloid là đại chủng của hầu hết người Á châu da vàng ngày nay.
Căn cứ vào nền tảng khoa học như trình bày ở trên thì :
Nói người Hoa hạ là tổ tiên người Hán là hoàn toàn sai ; theo thư tịch cổ thì nhà Hạ dành riêng miền Cối kê ở Triết giang ngày nay là nơi thờ Hạ Vũ tổ nhà Hạ như vậy khẳng định Người nhà Hạ là người Hoa nam thuộc dòng Gen M175 tức người Nam Mongoloid không thể nào là tổ của người Hán chủng Mongoloid được càng không thể có chuyện người Mông cổ lai với người Bách Việt để cho ra đời người Hán , ngay khi được định danh là người Hán thì tộc người này đã là người Mongoloid rồi và người Bách Việt cũng vậy họ đã là người Nam Mongoloid từ trước khi được gọi là người Bách Việt .
Từ Hán ngày nay được dùng theo nghĩa ‘lẩu thập cẩm’, người Hoa bắc chủng Mongoloid là người Hán , người Hoa nam dòng Nam Mogoloid cũng là người Hán nốt ....thực không hiểu nổi...vậy mà lâu nay không phải dân gian mà cả giới khoa học cũng chẳng thấy ai đặt thành vấn đề ..., trắng là màu trắng và đen cũng là màu trắng ....thật chẳng ra nghĩa ngọn gì ... , có thể nói đó không phải là từ dựa trên khoa học để biện biệt sự vật mà mang nặng tính chính trị thể hiện ý đồ đen tối diệt tộc Trung hoa sau khi đã diệt quốc Trung hoa để cướp không cái gọi là văn minh Trung hoa của người Bách Việt dòng nam Mongoloid .
Nói Tộc du mục vào Trung Nguyên bất quá một trăm năm sau là bị Hán hóa hoàn toàn ...vì họ cùng từ 1gốc mà ra thì dù thời gian xa cách có làm họ khác biệt đi nhưng đó chỉ là khác biệt ở ngọn ở cành , là khác biệt râu ria còn cái cốt vẫn là một nên hoà nhập dễ dàng nhanh chóng là điều dễ hiểu còn ngược lại người Bách Việt là hẳn 1chủng khác thì muôn đời chứ đừng nói ngàn năm cũng chẳng thể đồng hoá thành Hán tộc thực sự được , lừa gạt bịp bợm dù công phu tới đâu cao lắm cũng chỉ được 1 thời gian , cái kim trong bọc lâu ngày thế nào cũng lòi ra đó là lẽ tự nhiên ....lúc đó thì cả thiên hạ rõ chuyện ... cáo mượn oai hùm và rồi ...mèo lại hoàn mèo...làm sao mèo có thể lột xác biến thành hổ được .
-Người An Huy, nam Giang Tô, bắc Triết Giang là thuộc nhóm gen quần thể phương Bắc cũng chẳng đáng ngạc nhiên vì từ thời Tam quốc , Tào tháo đã di dân Hán xuống vùng An huy lập đồn điền cung cấp lương thực cho quân Ngụy , nam Giang tô –bắc Triết giang xưa có Nam kinh là vùng trung tâm của Hán tộc từ thời Đông tấn về sau , người Hán di cư xuống phương nam thường tập trung ở đây rất ngại đến các vùng khác ở Hoa nam vì lý do thủy thổ hoặc do khác biệt văn hóa giữa kẻ di cư và dân bản địa .