Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Cái nhìn mới về nước Phù nam  Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Cái nhìn mới về nước Phù nam  Flags_1



    Cái nhìn mới về nước Phù nam

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Cái nhìn mới về nước Phù nam  Empty Cái nhìn mới về nước Phù nam

    Bài gửi by Admin 19/10/2012, 6:07 pm

    Cái nhìn mới về nước Phù nam

    Cái nhìn mới về nước Phù nam  Image028

    Thiên hạ thời Đông Châu .
    Tên gọi Phù Nam xuất hiện đầu tiên trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên. .. “Dưới triều Thành Vương nhà Chu năm Tân Mão có sứ giả nước Việt Thường sang triều cống dâng chim trĩ trắng. Vị sứ giả này không biết đường về. Chu Công Đán cho 5 xe chỉ nam để dò đường. Sứ giả đi qua xứ Phù Nam, Lâm Ấp về nước đúng một năm....” .
    Từ đoạn tư liệu trên đặt ra 3 câu hỏi :
    Kinh đô nhà Châu ở tận Tây An Thiểm tây ....sao sứ giả lại xuống thuyền ở cửa biển Phù nam – Lâm ấp ?.
    Theo sử hiện nay thì Phù nam lập quốc vào những năm đầu công nguyên còn Châu công sống mãi tận 1000 năm trước công nguyên thì làm sao có thể xảy ra chuyện Châu công cấp 5 cỗ biền xa cho sứ Việt thường xuống thuyền về nước ở cửa biển Phù nam ?.
    Sử Việt cho Lâm ấp chính là xứ Việt Thường ...sao lại có chuyện sứ ...xuống thuyền ỡ Phù nam – Lâm ấp cả năm sau mới về tới Việt Thường ?.
    Câu hỏi thứ 3 theo sử thuyết Hùng Việt thì Việt Thường nghĩa là Việt phương Nam và trong sử có tới 3 xứ Việt thường .
    Việt thường thời Thái cổ là tên gọi miền Bắc Việt ngày nay , quê hương của ông Giao Thường – Đường Nghiêu đế .
    Việt Thường thời cổ là vùng nam Trường giang , là Thương Ngô của nhà Thương , đất của nước Ngô và Đông Ngô về sau nay là vùng Giang Tây .
    Việt Thường trung đại là lãnh thổ Lâm Ấp – Champa .
    Việt thường mà sứ dong ruổi 1 năm mới về tới là Việt thường nam bờ Trường giang , ở đấy có loài ruà lớn dùng khắc chữ trên mai ... chuyện đã biến đổi ra thành ...dâng chim ‘trĩ’ ..., thực ra Trĩ là ‘chữ ’ , Giáp cốt văn là ‘đặc sản’ văn hóa nhà Thương và Thương Ân .
    Câu hỏi số 2 ...chỉ ra : kinh đô nhà Châu không thể nào ở Thiểm Tây mà sứ lại xuống thuyền ở cửa biển Phù nam được , Kiểu kinh hay Cửu kinh tức tây kinh nhà Châu chỉ có thể ở vùng Vân nam ngày nay ...sứ mới có thể suôi theo dòng Mêkong đến cửa biển Phù nam mà về nước như chép trong tư liệu .
    Trả lời cho Câu hỏi thứ 3 dẫn ta đến 1 cái nhìn mới về danh xưng Phù Nam :
    Phù nam là tên 1 vùng đất cũng là 1 tộc họ có sớm hơn nhiều so với tên nước Phù nam trong sử .
    Vương quốc Phù nam do Hỗn Điền lập nên ở những năm đầu công nguyên .
    Vương triều của Hỗn Điền tồn tại khoảng hơn 150 năm, trải qua 3 đời vua. Các thư tịch cổ của Trung Quốc phiên âm tên 3 vị vua này là
    Hỗn Điền khoảng những năm (70 – 127 ).
    Hỗn Bàn (127-217) .
    Hỗn Bàn Bàn (217-220).
    Tộc phả họ Phan viết :

    ………..
    Theo truyền thuyết vào đầu đời Nhà Chu (1066 TCN) tại một bộ tộc phía nam sông Trường Giang (Dương Tử Giang) gần hồ Phiên Dương, vùng đất Việt Thường thuộc Dương Việt (Giang Tây) có người tù trưởng giỏi nghề cấy lúa, biết lợi dụng sông ngòi, lấy nước vào ruộng, tránh được nạn hạn hán làm cho mùa màng tươi tốt, nhân dân no đủ, ai cũng mến phục. Tin ấy truyền về vua Chu, Chu bèn mời người đó về triều giúp đỡ nhân dân cách dẫn nước vào ruộng cấy lúa nước, dần dần nhân dân sung túc, thiên hạ thái bình. Ðể đền ơn, lúc người ấy về bộ tộc, vua Chu cho được hưởng ruộng lộc tức là thái điền ở bộ tộc đó và đặt tên họ ghép 2 chữ thái điền với ba chấm thủy đọc là chữ “Phan” .Họ Phan bắt đầu ra đời từ đấy. Người tù trưởng đó là Tất Công họ Phan, bộ tộc Phan.
    Hiện nay nhà thờ họ Phan Văn ở thị trấn Yên Thành (Nghệ An) còn đôi câu đối ghi nhận truyền thuyết nói trên như sau:
    Thái điền thỉ tự Tất công, phương lưu thống phổ.
    Tùng nhạc giáng vi Sùng quản, âm dụ cao môn.
    Tạm dịch :
    Thái điền từ tổ Tất công, tiếng thơm đời truyền mãi.
    Tùng nhạc đến đời Sùng quản, ơn nặng cửa cao sang.
    Trong bài viết trước về 2 dòng họ Cao và Phan đã kiến giải :
    Chỉ khi nào Tất công là vị á vương toàn quyền thời cuối (nên gọi là Tất công) ở Đông đô nhà Châu sau Châu công buổi đầu , ông Quân Trần lúc giữa và Đông đô phải ở ngay trên đất Việt thì những thông tin trong tộc phả họ Phan Việt nam nêu trên mới khả dĩ là Thật còn như nhà Châu là triều đại của cổ sử Trung quốc tuốt tận Thiểm tây thì việc Tất công là tổ họ Phan Việt nam không thể nào có được ...
    Đất ‘Thái Điền’ vua ban cho họ Phan thời đầu nhà Châu cũng là đất Phan mà sứ Việt thường xuất bến ra biển về quê ...
    Phù nam = phu nan
    Phu nan thiết phan↔phạn
    Phù nam cũng đọc là Bồ nam
    Bồ nam hay Bồ nan thiết Ban ↔ Pan ↔Bàn
    Vùng ranh giới giữa nước Cam - champa và nước Phù nam là Cam ranh và Phan ranh , Phan ranh nghĩa là ranh giới nước Phan ký âm la tinh tiếng phạn thành Panduranga , Hán ngữ phiên âm là Phan lung – Pan rãn , nước Bồ nam có khi viết thành Bạt nam ... thực nhiêu khê rắm rối ...
    Panduranga ↔phan rang - phan ranh →phan = pan= bàn → nước pan pan = nước bàn bàn .
    Tộc Thái Điền – Phan và đất Phan có trước cả ngàn năm , mãi đến Khoảng năm 70 Hỗn Điền mới lập nước Phù nam – Phan .
    Có lẽ tư liệu do người Hán viết nên dùng chữ Hỗn biến âm của Hãn nghĩa là chúa – thủ lãnh , Điền là viết tắt bớt chữ của Thái Điền , Thái điền cũng là Phan y như ta gọi nhà Trần là nhà Đông A vậy .
    Hỗn Điền –Hãn ‘Thái Điền’ tức Hãn Phan , vua Phan .
    Hỗn Bàn là Vua Bàn , vua Pan – vua Phan .
    Hỗn Bàn Bàn tức là vua Bàn Bàn , vua Pan Pan hay Phan Phan
    Điểm qua những dòng tin trên có thể kết luận : nước Phù nam hay nước Phan là nước của họ Phan người Việt , đất do vua nhà Châu ban cho khoảng ngàn năm trước công nguyên nhưng mãi tới những năm đầu công nguyên vua ‘Thái Điền’ tức vua Phan mới lập thành quốc gia , Phù nam chẳng qua là tên phiên thiết ai đó lập lờ gây nhiễu ...cố ý cắt đứt sự liên hệ giữa quốc gia này với dòng giống Việt .
    Thông tin về việc Lập quốc và Lịch sử nước Phù Nam – Phan ; đặc biệt sự liên qua Phù Nam và Chân Lạp rắm rối vô cùng ...cơ hồ gỡ không ra ...
    Thư tịch cổ Trung Hoa là những nguồn tư liệu cho chúng ta biết nhất về truyền thuyết lập nước Phù Nam. Từ Tấn Thư đến Nam Tề thư, rồi Lương thư có chép truyền thuyết lập nước của Phù Nam. Tuy có khác nhau về chi tiết nhưng đều thống nhất ở một điểm: nhà nước Phù Nam ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân giữa một chàng trai Ấn Độ tên là Hỗn Điền (hay Hỗn Hội) với một người con gái bản địa, đã được tôn lên làm vua là Liễu Diệp.
    Truyền thuyết khác viết :
    Hỗn Điền được thần mách bảo và ban cho 1 cây cung đã dẫn đoàn thuyền chiến của mình từ phía tây đi lại và tấn công Phù nam , Hỗn Điền dùng cung thần đánh bại nữ chúa Liễu Diệp , Liễu diệp phải nhận Hỗn điền làm chồng và nhường ngôi vua Phù nam cho Hỗn Điền , khi này Liễu Diệp vẫn còn ở trần , Hỗn điền đã cho vợ mảnh vải có khoét lỗ để chui đầu vào về sau thành ra loại áo chui đầu phổ biến ở Đông nam Á..., ý nghĩa thực của việc này là chỉ sự cải hoán về văn hóa của cư dân Phù nam từ bỏ nếp văn hóa bản địa mà theo nếp văn hóa văn minh Ấn độ tức Ân độ hóa .
    Như thế không phải như đa số sách đã viết ...Trước cuộc hôn nhân Hỗn Điền và Liễu Diệp đã có nước Phù nam rồi , Hỗn Điền lên ngôi vua là do được vợ truyền cho, hoàn toàn không phải cuộc hôn nhân Hỗn Điền – Liễu Diệp đã tạo ra nước Phù nam .
    Hỗn Điền ; nhiều nhà nghiên cứu cho là tên Phiên âm Hán văn của Kaundinya là người Ân độ ...nhưng vào thế kỷ thứ V lại có ông vua Phù Nam gíao sĩ Bà la môn khác cũng là Kaundinya ; Hán văn ký âm là Kiều chân Như hay Kiều trần Như , Kaundinya đã thay đổi chế độ nhà nước Phù Nam sang theo kiểu Ấn Độ. Kiều Chân Như ở ngôi khoảng năm 470 đến 514. Vậy Kaundinya thực ra ...là ông nào trong lịch sử Phù nam ?.
    quốc vương cuối cùng của vương triều hỗn Điền làm vua được 3 năm thì mất. Một vị tướng của Phù Nam mà Lương thư của Trung Quốc phiên âm là Phạm Mạn hay Pham sử Nam lên làm vua, lập ra vương triều họ Phạm.
    Trong quá trình mở rộng ảnh hưởng từ thế kỷ III đến thế kỷ V, khoảng năm 205-255, bắt đầu từ triều đại Phạm Sử Nan (Fan-Che-Nan), Phù Nam liên tục thôn tính hơn chục nước, mở rộng lãnh thổ đến 5,6 nghìn dặm bao gồm các nước Đô Côn, Cửu Trì, Đốn Tốn, Xích Thổ, Bàn Bàn, Đan Đan vv...những tiểu quốc này đều nằm trên bán đảo Mã Lai và một phần hạ lưu sông Mê Nam hình thành nước hay Thiên hạ Phù nam – Phan rất rộng lớn trải dài từ khu vực Lâm Đồng, tiếp giáp với xứ Lâm Ấp (sau đổi ra là Chiêm Thành) cho đến mũi Cà Mau .
    Vị trí nước Phù Nam được mô tả như sau:
    “Nước Phù Nam ở phía Nam xứ Nhật Nam, trong một cái vịnh lớn ở phía tây biển cách Nhật Nam khoảng 7.000 dặm, cách Lâm Ấp về phía Tây Nam hơn 3.000 dặm, thành phố cách biển 500 dặm, có con sông lớn rộng 10 dặm, chảy từ Tây sang Đông rồi đổ vào biển. Mặt đất thấp và bằng phẳng”.
    Vương triều Phù Nam họ Phạm có 4 đời vua :
    Phạm Sử Nan
    Phạm Chiêu
    Phạm Tràng
    Phạm Tầm
    Thời kỳ tiếp sau Phạm Tầm. Các nhà khoa học cho rằng vào khoảng giữa thế kỷ 4, quyền cai trị Phù Nam một lần nữa lại vào tay người Ấn Độ tên người là Thiên Trúc Chiên Đàn Các nhà khoa học cho đấy là tên phiên âm của Chandan hoặc Chandana .
    Từ thế kỷ thứ V sau Kaundinya – Kiều chân Như Các giáo sĩ Bà la môn thay nhau cai trị cho đến khi Phù Nam bị một nước khác ở phía Bắc là Chân Lạp đánh bại (cuối thế kỷ thứ 6, giữa thế kỷ thứ 7). Phù Nam tới đây là dứt.
    Giữa thế kỷ 5, Chân Lạp nổi lên, chiếm thành Đặc Mục kinh đô của Phù Nam, hợp nhất lãnh thổ Phù Nam với Chân Lạp. Nhà vua Phù Nam phải bỏ chạy và lập triều đình lưu vong tại Na Phất Na (vùng Angkor Borei). Phù Nam diệt vong.
    Tùy thư chép :

    Nước Chân Lạp ở về phía Tây Nam nước Lâm Ấp, nguyên là một chư hầu của Phù Nam. Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam.
    Sách Tân Đường thư do Âu Dương Tu & Tống Ký biên soạn cũng đã cho biết đầu niên hiệu Trinh Quán nhà Đường (627-649); trong nước Phù Nam có thay đổi lớn. Nhà vua đóng đô ở thành Đặc Mục, thình lình bị nước Chân Lạp đánh chiếm, phải chạy trốn về Na Phất Na nay là Tri tôn An giang Việt nam .
    Xem ra thế thì Phù Nam và Chân Lạp là 2 nước khác nhau và là 2 nhà nước thay nhau làm chủ phía nam Đông dương nhưng điều này chưa phải là điều được đồng thuận trong giới nghiên cứu . Các học giả phương tây, đặc biệt là Pháp vẫn cho rằng nước Phù Nam trải dài từ Tonkin (miền Bắc Việt Nam) đến nước Xiêm, rằng Phù Nam trong Văn hiến thông khảo của Mã Đoan cũng là Chân Lạp trong các tài liệu khác, rằng đó là 2 tên gọi của hai thời kì kể tiếp nhau của một quốc gia.
    Chân Lạp là nước nào ?
    Theo sử ngày nay thì Chân Lạp ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ V, đầu thế kỷ thứ VI. Chân Lạp nằm ở phía Tây Nam nước Lâm Ấp (Chiêm Thành - tiền thân của Chăm Pa). Thủ đô của Chân Lạp có tên là Linkiapơpơ hay Lingaparvata. Chân Lạp được hình thành như một tiểu quốc chư hầu mới nhất của Vương quốc Phù Nam ở cuối thế kỷ thứ V, được vua Phù Nam tin tưởng giao cho một hoàng thân cai trị.
    Vào khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, một nhà nữ dân tộc học người Pháp đã tiến hành khảo cứu thực địa, phát hiện và công bố 5 truyện kể dân gian về sự thành lập nước Phù Nam . Năm dị bản truyện dân gian tuy có khác nhau đôi chút nhưng đều có chung một cốt lõi: Prah Thong dùng kế li gián chiếm đất của vua Chăm, lên ngôi vua, lập ra dòng giống mặt trời (Adityayamsa) Prah Bat Atychavongsa, lập ra nước Kon Kampuchia Thidey. Prah Thong khi còn là hoàng tử hay lúc lên ngôi đều lấy vợ Rắn.
    Tư liệu khác cho biết Phần đất chiếm của vua Chăm ...là vùng Champasak cực nam nước Lào ngày nay .
    Triều đại các vị vua của Chân Lạp ? theo truyền thuyết có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Từ "campu" cũng bắt nguồn cho tên gọi của Campuchia sau này, có nhà nghiên cứu cho rằng phải chăng chính truyền thuyết Campu lấy nàng Naga của nước Chân Lạp đã được người Trung hoa được biến chế thành truyền thuyết Hỗn Điền lấy nữ chuá Liễu Diệp hình thành nên nước Phù nam ?.
    Như vậy Chân Lạp và Phù Nam là 1 nước ?.
    Xét ra ý kiến của các nhà nghiên cứu người Pháp nêu ở trên không hoàn toàn vô lý . Chính việc đồng nhất nước Kon Kampuchia Thidey của Prah Thong với Chân Lạp mới không có cơ sở , căn cứ vào đâu để kết luận như thế ?.
    Xét đến đây Tổng kết những thông tin đã duyệt qua tạm thời viết lịch sử vắn tắt về Thiên hạ Phù nam - Phan như sau :
    Hỗn Điền tức vua Thái Điền – vua Phan dựng nước Phu nan – Phan – Ban- Pan thời đầu công nguyên .
    Triều đại Thái Điền – Phan được 3 đời vua :
    Hỗn Điền tức vua Phan khoảng những năm (70 – 127 ).
    Hỗn Bàn tức vua Bàn (127-217) .
    Hỗn Bàn Bàn tức vua Bàn Bàn - (217-220)
    Triều vua họ Phạm thay vua Phan .
    Vương triều Phù Nam họ Phạm có 4 đời vua trong khoảng từ những năm 220 đến thế kỷ thứ IV.

    Phạm Sử Nan
    Phạm Chiêu
    Phạm Tràng
    Phạm Tầm

    Từ giữa thế kỷ thứ IV người Thiên Trúc là Thiên Trúc Chiên Đàn – Chandana chẳng biết do cơ duyên nào mà lên ngôi vua Phù Nam .?
    Thực ra : Thiên Trúc thiết Thục chỉ nghĩa là phía Tây , Chiên Đàn thiết Chàn ↔Chân . Thiên Trúc Chiên Đàn là Thục Chân có thể hiểu là người đến từ phía Tây tên là Chân .
    Kaundinya – Kiều chân như ; Kiều = Cửu số 9 chỉ phía Tây = Thục như thế cũng là Thục Chân Như . Kết luận rất có thể 2 ‘ông’ Ấn độ chỉ là 1 nhân vật sử , người Trung quốc đã lầm lẫn biến thành 2 ông vua Phù nam thế kỷ thứ IV và thứ V .
    Kaundinya – Kiều chân Như lẫn lộn thành Kaundinya – Hỗn Điền chồng của bà chúa Liễu Diệp trong truyền thuyết .
    Dùng phép phiên thiết Hán văn : Liễu Diệp thiết Liệp ↔Lạp .
    Kaundinya –Thục Chân hay Cửu Chân kết hôn với Liễu Diệp – Liệp – Lạp thành ra cặp đôi “Chân – Lạp” chính là quốc danh Chân Lạp trong lịch sử .
    Như thế đã rõ : Chân Lạp là tên gọi khác của nước Phù Nam dưới thời các vua Bà la môn Ấn độ từ khoảng thế kỷ thứ IV hay thế kỷ thứ V trở về sau .
    Ban đầu Kon Kampuchia Thidey của Prah Thong là một nhà nước chư hầu của Chân Lạp (khoảng cho tới năm 550), trong vòng 60 năm sau đó nhà nước này đã giành được độc lập và dần dần lấn lướt Chân Lạp . Đến thế kỷ 6 thì họ đã xâm chiếm được miền bắc của Chân Lạp . Cuối cùng, trong thế kỷ 7 (khoảng giai đoạn 612-628), nhà nước này đã xâm chiếm toàn bộ Chân Lạp và vẫn giữ nguyên quốc hiệu đó khiến cho nhiều người lầm tưởng nước của dòng vua Kampu là Chân – Lạp .
    Vua sau cùng của Dòng vua đã kiến lập nước Phù nam – Phan là Hỗn Bàn Bàn tức vua Pan Pan chạy đến bán đảo Mã Lai ngày nay và định đô ở đấy , từ giữa thế kỷ thứ III trên bản đồ xuất hiện nước Pan Pan – Bàn Bàn tồn tại mãi cho đến thế kỷ thứ VII thì bị nhập chung với các nước khác thành ra liên minh Sri vijaya Như thế nước Phù Nam – Phan của vua họ Phan Việt nam đâu có bị diệt mất hẳn .

    Cái nhìn mới về nước Phù nam  Image029

    Nước PAN PAN nay ở Mã Lai .
    Sri Vijaya trong thế kỷ thứ 8 đã chiếm miền nam Đông dương mở rộng lãnh thổ liên minh bao trùm đất Chân – Lạp và Cham Pa , Sri Vijaya còn tiến đánh Giao châu thuộc nhà Đường Sử Việt gọi là giặc bể Qua oa hay Côn lôn cũng chính là binh cứu viện mà tộc phả họ Phạm nói đến ... “... khiến Phạm Chí và con là Phạm Trung chạy ra các vùng hải đảo quanh đảo Côn Lôn để cầu cứu, được 3, 4 vạn viện binh về cùng Mai Thúc Loan và cha con Phùng Hưng, Phùng An , diệt được quan quân nhà Đường và lập Mai Thúc Loan làm Bố Cái Đại vương ?, tức Mai Hắc đế (766)....
    Vậy : hành động của liên minh Sri Vijaya khi chiếm nam Đông dương là xâm chiếm hay lấy lại ???.
    Xét qua  thông tin về nước Phù nam trên có thể xác định :
    Hỗn Điền – Hỗn Hội tức  Hỗn ‘Thái Điền’ hay vua Phan đệ nhất ;  người kiến lập nước Phù nam – Phan .
    Kaundinya - Kiều chân Như là ông vua giáo sĩ Bà la môn đã ‘có công’ Ấn độ hóa cư dân Phù nam  và đổi tên nước thành Chân Lạp .
    Phù Nam trong hơn 6 thế kỉ có thể chia làm 3 giai đoạn chính:
    1 -   Giai đoạn đầu : đầu thế kỉ I –  đầu thế kỉ III.- dòng vua Phan.
     2  -   Giai đoạn giữa : đầu thế kỉ III –thế kỉ V.- dòng vua Phạm thay dòng vua Phan .
    Vua cuối dòng Phan là Hỗn Bàn Bàn  chạy sang bán đảo Mã lai – nước Pan Pan ra đời ở tại đây vào TK thứ III.
    3  -    Giai đoạn suy vong và sụp đổ: thế kỉ V – nửa đầu thế kỉ VII.- đổi tên nước Phù nam thành Chân Lạp ; Xác định bởi truyền thuyết  (Kaundinya- Kiều chân Như)(Liễu Diệp) = Chân Lạp ;  1  nước theo văn hóa Ấn độ .
    (Có thể Phan và Phạm là 2 từ cùng 1 gốc  thiết âm là Phù nam - Fu nan ,  sử gia buộc phải tạo thành 2 từ khác nhau để phân biệt 2 giai đoạn lịch sử )
    Lịch sử Việt nam , Đông dương và cả miền Đông nam Á còn rất nhiều điều phải soi rọi xem sét và sửa chữa lại đúng theo cái nhìn của người Đông nam Á ; không thể mãi nhắm mắt đu theo cái nhìn của mấy ông Tây bà Tàu ...nhưng sao khó qúa ...
    Ghi chú :
    - Tôi ngờ rằng từ Thiên trúc ở tư liệu dùng trong bài không phải chỉ vùng đất Ấn độ và càng không phải để chỉ người Ấn độ nước Ấn độ .
    Người Trung hoa xưa gọi vùng đất Ấn độ là Thận độc hoặc Tây trúc .
    Từ Thiên trúc có lẽ dùng chỉ đất Miến điện ngày nay như thế các giáo sĩ Bà la môn Thiên trúc vua Phù nam cũng là người thuộc tiểu chủng indonesien của chủng Mogoloid phương nam không thuộc chủng Ấn Âu .
    Nếu Thiên trúc chỉ Miến Điện thì Nước có tên ký âm Hán văn là Đốn Tốn hay Điền Tuấn  lãnh thổ là phần lớn đất Thái lan ngày nay .

    Ghi chú : Trong bài sử dụng nhiều tư liệu trích từ internet .


      Hôm nay: 21/11/2024, 7:51 pm