Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Sự kết hợp kỳ diệu giữa thần và phật trong trường hợp  chùa Yên Phú  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Sự kết hợp kỳ diệu giữa thần và phật trong trường hợp  chùa Yên Phú  Flags_1



    Sự kết hợp kỳ diệu giữa thần và phật trong trường hợp chùa Yên Phú

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Sự kết hợp kỳ diệu giữa thần và phật trong trường hợp  chùa Yên Phú  Empty Sự kết hợp kỳ diệu giữa thần và phật trong trường hợp chùa Yên Phú

    Bài gửi by Admin 19/1/2021, 9:50 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn SỰ KẾT HỢP KỲ DIỆU GIỮA SỰ THẦN VÀ PHẬT TRONG TRƯỜNG HỢP CHÙA YÊN PHÚ – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
    Sự kết hợp kỳ diệu giữa thần và phật trong trường hợp  chùa Yên Phú  Img_1830
    Đình làng Yên Phú

    Làng Yên Phú xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội có ngôi chùa khá đặc biệt, là nơi vị sư bà Phương Dung đi tu vào thời Hai Bà Trưng. Theo thần tích của làng thì bà Phương Dung khi đang tu hành ở chùa Yên Phú đã nhặt được 2 quả trứng bên sông Kim Ngưu, đem về đã nở ra 2 vị thủy thần mặt người thân cá, tên là Trung Vũ và Đài Liệu. Sau đó cả 3 mẹ con tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Thắng giặc, hai vị thần về nơi sinh dựng lại miếu đền và khi đó cảm hứng đọc một bài thơ:
    Tự cổ đế vương ức triệu dân
    Quy thần tất tự điến tinh thần
    Thử truyền vị biện Chân tương Ảo
    Hồi tưởng Sơn danh Phật tức Chân.

    Sự kết hợp kỳ diệu giữa thần và phật trong trường hợp  chùa Yên Phú  Img_1854-2-1
    Tượng thần Đài Liệu ở Yên Phú

    Trong lời của thần này đặc biệt có câu cuối: “Hồi tưởng Sơn danh Phật tức Chân” khá là khó hiểu. “Sơn danh” là gì mà khi nhớ đến lại biết “Phật là thật”?



    Nhờ sự kết hợp thần tích ở Yên Phú với Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả thì câu thơ thần này đã được giải. Bản Nam Việt Hùng Thị sử ký ghi:
    Xưa Tiền Hoàng đế Thánh tổ Cõi lớn trời Nam, Hùng Vương Sơn nguyên, đã gây dựng cơ đồ, thủy tổ Việt Nam, mở nước Cổ Việt Hùng Thị, mười tám đời thánh vương ngự trị Cõi lớn trời Nam, mở mang hùng đồ nước Việt, nước biếc một dòng, bắt đầu vận vua sáng đế thánh. Núi xanh vạn dặm, lập nền đô thành điện báu, mở vật giúp người, thống trị mười lăm bộ, giữ thế mạnh trước phiên thần, nối tiếp phát huy cõi đất lớn thành Viêm Hồng…”Nguyên văn chữ Nho là: Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh tổ Nam Thiên Đại bảo Tiền Hoàng đế.
    Tên gọi “Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh Tổ” cũng được ghi trong bức tranh gỗ sơn son thiếp vàng lưu ở đình Bình Đà mà đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Tên gọi này còn gặp trong nhiều các văn bản thần phả thần tích khác.
    Cụm từ “Sơn Nguyên” trước nay chưa ai hiểu. Nay, khi nhận ra từ “Sơn” chính là chỉ các vị thánh tổ Hùng Vương thì cái tên này đúng phải đọc là:
    Hùng Vương Sơn – Nguyên Thánh tổ
    Cách gọi “Hùng Vương Sơn” cũng tương tự như “Tản Viên Sơn”, chỉ vị tổ Hùng Vương hay thánh Tản Viên. “Sơn” ở đây hoàn toàn không phải là quả núi như vẫn nghĩ.
    Sơn triều chính là tên gọi của thời khởi đầu, giai đoạn thánh tổ Hùng Vương, bắt đầu từ “Nguyên thánh tổ” Đế Minh, qua 2 vị Viễn Sơn, Ất Sơn và kết thúc ở Tản Viên Sơn, để chuyển qua giai đoạn Kinh triều của Lạc Long Quân.

    Hai vị thủy thần giáng sinh thời Hai Bà Trưng mà hồi tưởng lại thì chỉ có thể là về thời Hùng Vương. Ý của câu thơ cuối này cho biết: vào thời Hùng Vương thì đã có sự việc Phật giáng thế ở trời Nam.
    Sự kết hợp kỳ diệu giữa thần và phật trong trường hợp  chùa Yên Phú  Phat-thoi-hung-vuong
    Phật thời Hùng Vương. Tranh sứ Bảo tàng đền Hùng.

    Thực vậy, Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả cho biết vua Hùng Vương thứ 7 khâm sùng thiên đạo, kính sự quỷ thần. Vua mới ngự ở điện Kính Thiên. Bên cạnh điện từ xưa có một ngôi chùa, nguyên là nơi khi xưa Thánh thượng của đất nước đời trước tu luyện thân tâm, thuốc thiêng diệu dụng, được phép thành tiên, hoá sinh bất diệt, giữa ban ngày bay lên trời. Dấu tích bắt đầu tại chùa này, nơi được các bộ chúng thần tiên giáng thế giúp đỡ. Núi sông chung đúc linh thiêng lạ đẹp. Nhật nguyệt tinh thần, Tứ đại Thiên vương, Bát bộ Kim cương, Nhị thập bát tú cùng trăm thần tụ hội, truyền trông nom tinh núi, tinh nước, sông ngòi biển núi, trăm thú đến chầu, tất cả đều quy về một mối. Xưa gọi là chùa Từ Sơn Cảnh Thừa Long (nay là Thiên Quang Hòa Thượng thiền tự).

    Sau đó Hùng Huy Vương “nhất thành khả cách”, tại ngôi chùa thiêng này đã gặp một Lão ông nói:
    – Ta là thần miền Tây Vực, cư trú lâu ngày ở biển Giác, chu du trên thuyền Bát Nhã, không nhiễm lòng trần, tẩy niềm tục Niết Bàn. Nay thấy nơi đây có lòng thành cảm cách, râm ran tiếng cầu kinh xướng kệ, cho nên ta cảm ứng mà đến đây.
    Trong chốc lát, cụ già lấy trong ống tay áo ra một chiếc móng rồng, một khối ngọc trời, đem trao cho Vua. Liền đó một đám mây ngũ sắc hiện ra sáng loá cả núi rừng. Lão ông bay lên trời mà đi. Vua mới biết đó là đức Phật trên trời giáng ngự.
    Hùng Vương đã dùng 2 bảo bối mà Phật ban chế thành 2 bảo vật trấn quốc là Thiên Linh kiếm và Vương Linh ấn. Dấu vết của việc này chính là ngôi chùa trên núi Hùng Nghĩa Lĩnh mang tên chùa Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng, là ngôi chùa còn tới nay cạnh đền Hạ trên núi Hùng.
    Sự kết hợp kỳ diệu giữa thần và phật trong trường hợp  chùa Yên Phú  A24-chua-thien-quang
    Chùa Thiên Quang trên núi Nghĩa Lĩnh

    Dịch nghĩa bài thơ thần ở chùa Yên Phú:

    Từ cổ đế vương muôn triệu dân
    Theo thần tất phải giữ tinh thần.
    Sự truyền không dễ phân Chân, Ảo
    Nhớ lại Sơn triều Phật chính Chân.

      Hôm nay: 28/3/2024, 6:32 pm