Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Suy nghĩ khi đọc Lĩnh nam chích quái truyện . Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Suy nghĩ khi đọc Lĩnh nam chích quái truyện . Flags_1



    Suy nghĩ khi đọc Lĩnh nam chích quái truyện .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Suy nghĩ khi đọc Lĩnh nam chích quái truyện . Empty Suy nghĩ khi đọc Lĩnh nam chích quái truyện .

    Bài gửi by Admin 25/8/2011, 3:58 pm

    Chính sử viết từ thời Lập quốc người Việt nam đã lần lượt đặt các quốc hiệu hay tên nước :

    Thời thượng cổ :

    Xích qủy .

    Văn lang .

    Âu lạc.

    Trung đại có nước Vạn xuân của Lý Bôn .

    Thời nhà Đinh năm 968 là Đại cồ Việt .

    Năm 1054 lý thánh Tông cải quốc hiệu là Đại Việt , nhà Trần không thấy nói đến việc đổi quốc hiệu .

    Năm 1400 Hồ qúy Ly đổi thành Đại Ngu ( ngu nghĩa là yên vui ) .

    Qua thời thuộc Minh từ nhà Hậu Lê , Mạc cho tới Tây sơn 1804 quốc hiệu nước ta đổi lại là Đại Việt .

    Suốt cả chiều dài mấy ngàn năm chưa bao giờ thấy nói đến chữ Hoàng Việt .

    Vậy mà Lý thế Pháp thế kỷ 15 thời Hậu lê viết trong Lĩnh nam chích quái :

    ...Xem truyện họ Hồng Bàng thì hiểu rõ được lại do việc khai sáng ra nước Hoàng Việt...

    Trần trọng Kim cũng viết trong Việt nam sử lược :

    .... Năm giáp tuất (1384) Minh Tông Thượng Hoàng

    lại phải thân chinh đi đánh (Lão qua) . Sai ông Nguyễn Trung Ngạn vào Thanh Hóa sung chức Phát Vận Sứ để vận lương đi trước, Thượng Hoàng đem đại quân vào sau. Khi đại quân vào đến Kiềm Châu (thuộc huyện Tương Dương,Nghệ An), quân Ai Lao nghe tiếng đều bỏ chạy cả.

    Thượng Hoàng bèn sai ông Nguyễn Trung Ngạn làm bài bia khắc trên núi để ghi công. Bài bia ấy chữ to bằng bàn tay, khắc vào đá sâu một tấc, đến nay vẫn còn.

    Văn bài bia ấy dịch ra chữ nôm như sau này:

    "Chương nghiêu Văn triết Thái thượng hoàng là vua thứ sáu đời nhà Trần, nước Hoàng Việt chịu mệnh trời nhất thống cõi trung hạ, trong đất ngoài bể đâu cũng thần phục , trong đất ngoài bể đâu cũng thần phục. Nước Ai Lao nhỏ mọn kia dám ngạnh vương hóa; cuối mùa thu năm ất hợi vua thân đem sáu quân đi tuần cõi tây, Thế tử nước Chiêm Thành, nước Chân Lạp, nước Tiêm La và tù trưởng các dạo mán là Quì, Cầm, Xa, Lạc, tù trưởng rợ Bồ Man mới phụ và các bộ Mán Thanh xa đều mang phương vật tranh nhau đến đón rước...

    Xem ra …quốc hiệu “Hoàng Việt” đã được tiền nhân người Việt dùng ở thời Trần cho đến khi Thái tổ lên ngôi bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có câu ....như nước Đại Việt ta ... thì biết nhà Hậu Lê dùng lại quốc hiệu Đại Việt mãi về sau cho cho tới nhà Nguyễn sử mới nói đổi quốc hiệu thành Việt Nam .

    Như vậy tại sao bài tựa Lĩnh nam chích quái Vũ quỳnh vào đời Lê thánh Tông lại viết là nước Hoàng Việt ?

    Nhà Lý thì sử ghi năm 1054 cải quốc hiệu Đại cồ Việt thành Đại Việt , những viên Gạch có đóng dấu “ Đại Việt quốc quân thành chuyên” dùng xây thành Thăng long xưa là vật chứng xác nhận chắc chắn quốc hiệu Đại Việt còn Hoàng Việt thì không thấy sử nói đến cả ở thời Trần lẫn thời Lê ?

    Văn bia khắc vào đá cho muôn đời con cháu về sau thì đâu có thể khinh suất được ; Hoàng ═ màu vàng là sắc chỉ Trung tâm trong ngũ sắc , phải chăng ‘Hoàng Việt’ ý nói nước Việt là Trung tâm của thiên hạ ? dòng chữ tiếp theo ... “chịu mệnh trời nhất thống cõi trung hạ...” đã thêm phần khẳng định ý nghĩa này , tên nước Trung hoa ngày nay được giải thích là viết tắt của “Trung quốc Hoa hạ”, phải chăng ‘Trung hạ’ cũng là ...viết tắt của “Trung quốc Hỏa hạ” ? .

    Đó là Sử còn “Sử trong Truyện” thì những dấu ? nhiều hơn gấp bội . .

    Không thể phủ nhận Lĩnh nam chích quái cùng với Việt điện u linh đã gói gọn hầu hết thông tin lịch sử Việt nam thời cổ và trung đại nhưng ngay bài tựa cho Lĩnh nam chích quái của Vũ Quỳnh cũng đã gây không ít trăn trở ...

    ... Quế Hải tuy ở cõi Lĩnh Nam , nhưng núi non kỳ lạ, đất đai linh thiêng, nhân dân anh hào, truyện tích thần kỳ, thường thường vẫn có...

    Lĩnh nam chích quái nghĩa là những chuyện kỳ quái xảy ra ở Lĩnh nam hay thâu thập ở Lĩnh nam ? , có thể một cộng đồng người khi di chuyển đến nơi khác vẫn mang theo truyền thuyết về những điều đã xảy ra ở địa bàn cư trú cũ ?

    Nước Việt ta có thuộc cõi Lĩnh nam của Trung hoa hay không ?

    Truyện thâu thập hay xảy ra ở vùng Quế - Hải , có người cho Hải là Quảng Đông ngày nay còn Quế là tên xưa của Quảng Tây nhưng theo suy đoán thì không phải vậy ; Tần thủy hoàng chiếm lĩnh nam lập ra 4 quận chứ không phải 3 quận là Tượng –Quế lâm và Nam hải , đại khái thì Tượng ở Vân nam , Quế Lâm ở Qúy châu và bắc Quảng tây , Nam hải là phần lớn Quảng Đông ngày nay , sử gia Trung quốc đã giấu biệt quận Tam xuyên hay Long xoang ở nam Quảng Tây cộng với miền bắc và bắc trung Việt vì lý do : Sử ký Tư mã thiên đã viết qúa rõ ...Tần lấy đất nhà Châu đặt quận Tam xuyên quận trị là Ung khâu , phải chăng Ung khâu chính là Ung thành tức thành phố Nam ninh Quảng tây ngày nay ? Long xoang hay tam xuyên chỉ là từ đồng nghĩa thay thế cho Đông Châu mà thôi .

    Long═tam chỉ phương đông theo Dịch học .

    Xoang hay Choang ═châu nghĩa là sáng .

    Ung thành còn sờ sờ ra đó , người Choang cũng còn đó ...biết nói sao đây về lãnh thổ nhà Châu ?

    Xét ra vùng Quế lâm – Nam hải theo sử quan ngày nay thì không dính dáng gì đến Việt nam vậy mà sao Lĩnh nam chích quái truyện lại chép toàn những truyền thuyết lịch sử của dân Việt nam thế mới lạ ? .

    Phải chăng dưới cái nhìn của tác giả thì nước Việt không phải lãnh thổ chỉ đóng khung trong biên giới Việt nam ngày nay mà bao trùm cả Quế – Hải ? tức lãnh thổ nước Đại Việt 3 vùng Việt Đông Việt Tây và Việt Nam của anh em Lưu Ẩn – Lưu Cung thời Hoa nam thập quốc ?.

    Thực chỉ có đứng trên quan điểm này ta mới có thể nhận biết chính xác những gì viết trong Lĩnh nam trích quái .

    Như truyện hai bà Trưng :

    .... Hai bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên là Trắc, em tên là Nhị, người ở huyện Mê Linh, đất Phong Châu, con gái quan Hùng tướng đất Giao Châu.
    ....Xưa Trắc lấy Thi Sách người huyện Chu Diên...


    Nghiên cứu Chiếu thảo phạt của vua Tống ; đất Đại Việt thời Hoa nam thập quốc gọi là đất Diên – Chỉ viết tắt của Chu diên và Giao chỉ , thực ra ‘Chu diên’ là chữ tam sao thất bản của ‘Châu Dương’ chỉ phần đất phía đông lãnh thổ Đại Việt – Đại Hưng nay là Quảng Đông (dương chỉ nơi mặt trời mọc) và Phong châu ở đây chỉ đất Giao chỉ , Phong quẻ Tốn là quái chỉ phía tây trong Dịch học , Phong châu hay châu Phong chỉ nghĩa là phần đất phía tây đối ứng với vùng phía đông là châu Dương , Lĩnh nam chích quái viết Trưng Trắc lấy chồng người Chu Diên thực nghĩa là chỉ sự liên kết nổi dậy của cả 2 vùng Tây và Đông của đất nước tức toàn cõi Lĩnh Nam thời ấy .

    Cũng chỉ có trên quan điểm đó ta mới có thể nhận lãnh thổ nước Văn lang : đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành) trong truyện họ Hồng bàng và quan trọng hơn hết là câu kết ngắn của truyện nhưng mang tính quyết định với lịch sử dòng giống Việt :... trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.

    Có nhận Quế – Hải là lãnh thổ nước ta thì mới thông được câu... giặc Ân sang đánh nước ta ....trong truyện phù Đổng thiên vương cũng như khỏi phải ‘bịa’ ra... Thục Phán là vua ở Cao Bằng ....khi phán đoán về nhà Thục trong chính sử .

    Ngay bài tựa Lĩnh nam Chích quái này có đoạn ... Nước ta văn minh bắt đầu nổi lên từ đời Hùng Vương, tràn trề trong các đời Triệu, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần đến nay đã lan khắp nơi...

    Ở dị bản bị sửa thành ...trong các đời Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần ; không có nhà Triệu của Triệu Đà nước Nam Việt vì ai đó cho rằng ...Triệu Đà đóng đô ở Phiên Ngung Quảng đông không phải là lãnh thổ nước ta ... hiểu như thế là coi như không công nhận những gì viết trong Lĩnh nam chích quái ...thử hỏi nếu như thế thì sử Việt nam còn gì ?

    Nước ta không phải từ xưa đến nay vẫn như thế này , vận nước thịnh suy khiến bờ cõi cũng thay đổi , xót xa biết bao nhiêu khi non sông đất nước cha ông dựng nên bằng xương bằng máu ngàn năm nay cứ mất dần vào tay giặc dữ . Đất mất mà còn sử như dân Do Thái thì dẫu 2000 năm vẫn còn có ngày dân tộc phục hưng , mất đất mà mất luôn lịch sử ...trở thành lũ thất tộc ...; con cháu nhà Hùng phần lớn biến thành đám con ‘trời ơi’... còn trông mong gì ,tình cảnh này hỏi tổ tiên đau sót biết dường nào ?


      Hôm nay: 22/11/2024, 3:31 pm