Truyện họ Hồng Bàng - Lĩnh Nam trích quái
Đế Minh cháu ba đời Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh mừng gặp và lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục mặt mày sáng sủa, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh là Đế Nghi. Đế Minh liền lập Đế Nghi làm người nối ngôi cai trị đất phương Bắc, phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương để cai trị đất phương Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ.....
Truyền thuyết lưu truyền trong dân gian không biết từ bao giờ , tác giả lĩnh Nam trích quái chỉ thu thập ghi chép lại ở quãng thế kỉ 14-15 không phải thần thoại lúc này mới có .
Về không gian của câu truyện không phải chỉ riêng trên đất Việt Nam mà ở cà Giao châu và Quàng châu tức tương ứng với đất Việt và Hồ Nam -Quảng Đông - Quảng Tây - Phúc kiến ngày nay.
Do được truyền miệng trong dân gian cả 1 thời gian rất dài có thể lên đến hàng nhiều ngàn năm bản thân Việt ngữ khó tránh khỏi biến đổi ; con cháu đời sau dựa vào,lưu truyền không thể biết chính xác thông tin thời cha ông mình ngoài ra còn phải trải qua nhiều lần chuyển đổi ngôn ngữ do biến động chính trị , chủ quyền quốc gia nên chắc chắn truyện có nhiều điều khác so với ban đầu hình thành cả vì nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan .
Nay để có thể nắm bắt chính xác tình tiết câu chuyện thì nhiều chỗ buộc phải hiệu chỉnh .
Người viết bài này đã tựa trên 2 điếm chính :
_Vận dụng Dịch học vào cổ sử Việt vì nhận tra cổ sử Việt được viết trên cái nền Dịch học .
_triển khai áp dụng công thức bí truyền ,,,,Nôm na là cha mách qué chính xác là mách quẻ tức biến âm hay nôm na là thày chỉ dẫn quẻ Dịch không phải từ qué. ví dụ quẻ Ly nôm na hiểu ra Ly là Lửa , tương tự Chấn nôm na là Sấm .v.v...
Ngay câu mở đầu truyện :
...Đế Minh cháu ba đời Viêm Đế Thần Nông...
đã cho thông tin dễ hiểu lầm .
Thông tin trong dân gian thu thập được thì Tổ phụ dòng giống phía :
Đông là Thái Cao - Bào hy
Tây là Thái Khang - Thiếu Hạo
Nam xưa là Thái Tiếp - Xuyên húc
Trung tâm là Thái Công - Hoàng đế
Riêng phía Bắc nóng bức xưa lại là Viêm đế ?
Thái là từ đẳng cấp cực cao trong Dịch học , trong sử học dùng chỉ các tổ phụ các sắc tộc ở 4 phương trời và trung tâm quốc gia . chính cái tên Viêm đế hay đế Viêm đã làm loạn sử Việt bao lâu nay .
Cổ sử thiên hạ chép : Viêm đế em cùng cha là Hùng quốc quân nhưng khác mẹ với Hoàng đế .
Nếu vậy Xét ra đế Minh thủy tổ giống Việt so về vai vế là cháu 3 đời của Hoàng đế thủy tổ người Tàu hay .sao ???
Thực ra Lĩnh Nam trích quái đã sai lầm nghiêm trọng khi lầm lẫn Thái Viêm Thần nông tổ phụ người phương nóng bức với Viêm đế em của Hoàng đế và điều cực kỳ quan trọng là 2 vị Hoàng đế - Viêm đế chẳng liên quan gì đến Hán tộc nói khác đi người Tàu không phải là “Viêm Hoàng tử tôn” như họ vẫn mạo nhận . đám Viêm Hoàng tử tôn đích thực đã bị họ làm cỏ từ lâu rồi . Thật nực cười khi chính đám rợ man dã đánh chiếm và thống trị Trung hoa lại xưng mình là Trung hoa đỉnh cao của văn minh nhân loại thứ thiệt .
...Đoạn :...nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh mừng gặp và lấy được con gái bà Vụ Tiên...
Xét về địa lí nếu Ngũ lĩnh là Bắc Việt ngày nay thì đế Minh ở đâu mà lại đi về hướng Nam đến Ngũ lĩnh ? dĩ nhiên phải từ phía Bắc vậy không lẽ ngài ở Lưỡng Quảng bên Tàu sang bên ta rồi sinh con đẻ cái tạo ra dòng Lộc tục giống Việt ?.
Chuyện này không thể nào có , câu truyện chỉ có thể hiểu nếu lộn ngược trục Bắc - Nam xưa Lại , Bắc là phía nóng Bức so với Bắc bộ thì chỉ có thể là vùng Thanh Nghệ ngày nay , bản thân tên gọi Bắc cũng chỉ là biến âm của từ bức tức nóng mà thôi và theo ngôn ngữ ngày nay thì phải nói đế Minh từ phía Nam đi tuần về phía Bắc tới Ngũ lĩnh tức Bắc bộ thì mới đúng .
...thông tin... đến núi Ngũ Lĩnh mừng gặp và lấy được con gái bà Vụ Tiên...,,,, có tư liệu viết là lấy bà Vụ Tiên không phải con gái bà vụ Tiên
Theo Dịch học phía Bắc nay tức Nam xưa thuộc về Huyền Thiên ,vua cai quản là đế Xuyên húc cũng gọi là Tiên đế hay đế Tiên . vậy phải hiểu thế nào cho đúng về việc đế Minh kết duyên cùng Vụ Tiên
Theo thiển ý thì đây là hư cấu việc mở rộng lãnh thổ nước ta về phía Bắc nay , kết duyên cùng bà Vụ tiên phải hiểu là ₫ế Minh lấy VỢ Tiên hay hợp nhất với lãnh thổ của Vua Tiên , Vũ thực ra là biến âm của từ Việt ngữ , vũ là Vua hay vũ là Vợ , kết duyên cùng bà Vũ Tiên nôm na là lấy vợ tiên thế thôi ...
...đoạn :lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục mặt mày sáng sủa, thông minh phúc hậu,
Xưa nay người vẫn hiểu Lộc tục là 1 nhân vật tức lịch sử Việt có 1 ông vua họ Lộc và tên làTục .Theo thiển ý người Viết thì không phải vậy người Việt không có họ Lộc , lộc tục là lối nói lái ‘lộc tục’ tức ‘Lục tộc - Lạc tộc’ tên gọi 1 thời của nhánh người Việt cư trú ở phương Nước - hay Huyền thiên nay là Bắc bộ mà thôi , chuỗi biến âm nối kết là Lục - Lạc - Nác - Nước khiến suy đoán trở nên hữu lý .
,,, Đoạn : Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh là Đế Nghi. Đế Minh liền lập Đế Nghi làm người nối ngôi cai trị đất phương Bắc, phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương để cai trị đất phương Nam.
Đế Minh là vua của cả nước tức cả Bắc lẫn Nam nên không thể có chuyện đế Nghi kế vị vua cha nhưng lại chỉ cai trị phương Bắc ,,, thế là làm sao ?đã là nối ngôi thì phải là vua của cả nước chứ sao chỉ cai trị phương Bắc còn phương Nam là của Lộc tục Kinh dương vương ?.
Thông tin rối rắm trong đoạn này dễ khiến người ta lầm lẫn cực kỉ nguy hiểm : người Tàu và người Việt cùng giống cùng dòng khác nhau chỉ là nơi cư trú mà thôi , dân gian Việt vẫn cho người Tàu là người Bắc . Việt là người Nam rõ ràng nhất là trong phân biệt thuốc Bắc thuốc Nam Nam dược trị Nam nhân . Đất của chú cũng giống đất của tôi đều do cha mẹ để lại nên ‘trong đất của tôi có phần của chú’ ;nghe cảm động qúa mức ....nhưng câu trước dẫn đến câu sau ....và ngược lại ‘đất của chú cũng là đất của tôi’ ,,, thôi rồi thế là song gia tài của mẹ để lại cho con do chỉ 1 phút giây dại khờ đã đi đoong ...
... Đoạn :phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương để cai trị đất phương Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ.
Quốc hiệu nước Xích Qủy nghĩa đen là nước Qủy Đỏ nghe thật rợn tóc gáy , sao cha ông lại đặt tên nước kì quái kinh khủng thế , tới nay hậu thế đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực biết bao công sức lao tâm khổ trí mà vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng cho vấn đề .
Quốc hiệu Xích qủy chỉ là trò lừa của đám đểu cáng vừa nhục mạ vừa lừa bịp đánh lạc hướng dòng sử Việt ; chuỗi biến âm nối kết : Lục - Lạc - Nác - Nước của Lộc Tục- Lục tộc , Lạc tộc đã gợi ra hướng nối kết hợp lí :Xích Qủy cũng đọc là Thích Qủy, thích qủy theo phép phiên thiết : Thích qủy thiết Thủy , thủy lả nước cũng là Nác - Nước - Lạc tên gọi nước Việt 1 thời , tư liệu lịch sử thường chép là nước Lạc Việt chẳng có qủy Đen qủy Đỏ gì ở đây cả .
Nước Xích qủy nước Lạc nếu hiểu là ‘quốc gia Nước’ cũng không đúng ; cổ sử Việt viết trên cái nền Dịch học , nước là tượng của phương Nam -Huyền thiên xưa nay bị lộn ngược thành phương Bắc , nước Lạc thực ra nghĩa là quốc gia ở phương Nam ( xưa) hay cũng có tư liệu cổ sử Việt gọi là Nam bang.
Nhiều ngàn năm lưu truyền trong dân gian mà hầu hết chỉ là truyền miệng hỏi làm sao cổ sử Việt tránh khỏi sai lệch , nhiệm vụ của chúng ta đối với lịch sử dân tộc là ra công ra sức hiệu chỉnh sao cho đạt được 1 bộ sử Việt hoàn toàn chân xác .