Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Long Hưng Long châu. Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Long Hưng Long châu. Flags_1



    Long Hưng Long châu.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Long Hưng Long châu. Empty Long Hưng Long châu.

    Bài gửi by Admin 2/8/2011, 11:26 am

    Bách Việt trùng cửu.

    Đình làng Xuân Quan cũng là đn th Triu Vũ Đế, có tên là Long Hưng Đin, nm xã Xuân Quan, Hưng Yên, sát vi làng Bát Tràng Hà Ni, cnh b sông Hng.

    Long Hưng Long châu. Image019


    Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam dựa vào các tư liệu cũ (Bắc Ninh tự miếu bi văn, Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí, Bắc Thành địa dư chí lục, Đại Nam nhất thống chí) chép sự tích đền như sau:

    Triệu Đà người huyện Chân Định, đầu thời Tần làm quan lệnh Long Châu, sau làm Nam Hải úy. Đến đời Hán được phong làm Nam Việt Vương. Triệu Đà cho con cầu hôn nhà Thục để lấy bí mật nỏ thần, nhân đó diệt nhà Thục lập ra nhà Triệu. Tương truyền Triệu Đà đi tuần phương nam qua xã Nam Quan thấy có rồng vàng hiện ra, cho là đất lành bèn dựng hành cung, gọi là điện Long Hưng. Về sau dân dựng đền thờ trên nền điện cũ.”

    Đọc thần tích trên ta chợt liên hệ với thông tin trong Thiên Nam ngữ lục:
    Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng

    Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
    Long Biên thành hiệu Thăng Long
    Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.


    Có thể thấy khả năng tên thành Thăng Long là do Triệu Đà đã đặt cho vùng đất quanh Hà Nội ngày nay, với trung tâm ở khu vực ven sông Hồng thuộc Gia Lâm – Văn Giang. Tại đây hiện vẫn còn xã Long Hưng của huyện Văn Giang, trùng tên với hành cung xưa của Triệu Vũ Đế.

    Khi so sánh 2 tư liệu trên có thể thấy Long Hưng là tên gọi tương ứng với Thăng Long. Đây cũng là giải thích tại sao lại có sự lẫn lộn về truyền thuyết đặt tên thành Thăng Long giữa Triệu Đà và Lý Công Uẩn. Cả 2 vị vua đều xuất phát từ Phiên Ngung – Quảng Đông, tiến đánh lấy Giao Chỉ. Và quan trọng hơn, Lý Công Uẩn (Lưu Cung) là một “Long Hưng”, hay Lang Hưng, là vua của nước Đại Hưng như tên nước ghi trên đồng tiền Đại Hưng bình bảo hay trong Thiên Nam ngữ lục:

    “Thùy y củng thủ cửu trùng
    Cải nguyên Hưng quốc đề phong trong ngoài”

    Cũng trong thần tích trên cho biết Triệu Đà ban đầu là quan lệnh huyện Long Châu. Long Châu chứ không phải Long Xuyên như chính sử hiện nay đang chép. Một số tư liệu khác cũng ghi như vậy. Sách Thất tộc thổ ty ở Lạng Sơn, tác giả Lã Văn Lô có phần về gia phả họ Vi, liên quan tới Triệu Đà:

    Xét gia phả họ Vi, nguyên tổ tiên là họ Hàn tên là Nhân, dòng dõi của Hoài Âm hầu Hàn Tín. Lã Hậu nghi Hàn Tín mật thông với Trần Hy làm phản, nên cùng lập mưu với Tiêu Hà diệt trừ Hàn Tín (Khoảng năm 110 trước CN ). Lúc bấy giờ một người thiếp của Hàn Tín có thai, Tiêu Hà mật gửi cho Triệu úy Đà ở Lĩnh Nam nhận nuôi. Đà làm Long châu lệnh (Long châu nguyên là đất Việt ta, thời Tần Vua sai Triệu Đà theo Nhâm Thao sang chia cai trị , đất ấy đến bây giờ thuộc Hán), nuôi nhận (tức là con người thiếp của Hàn Tín) rất chu đáo. Khi Nhân trưởng thành, giúp Đà làm việc, Đà chia đất cho từ Thượng Thạch trở đi, lấy phía Đông làm giới hạn. Đà sai Nhân bỏ nửa chữ Hàn đi trở thành họ Vi từ đó (để tránh chu di Tam tộc). Từ khi Nhân ở đất Long châu, từ Thượng Thạch về phía Đông, Cổ Lân, Tư lãng về phía Bắc đều giao cho Nhân quản trị. Đến lúc họ Triệu suy, Nhân chiếm ức đất Long châu, sai con thứ chín là VI TIẾT NGHIÊM, giúp cai trị. Sau Nghiêm kiêu ngạo làm bậy bị Hồ giết chết (Hồ là cháu Triệu Đà, con Trọng Thủy lấy Mỵ nương nước Việt sinh ra). Họ hàng con cháu lánh nạn về đất Nhật Nam, trở thành một dòng họ quý tộc ở đất này.
    (Nguồn Diễn đàn lý học phương đông
    )

    Triệu Đà theo như tất cả những sự kiện ghi lại rõ ràng là một viên quan lớn, có quan hệ trực tiếp với các đại thần triều đình của Lưu Bang (Tiêu Hà, Hàn Tín). Vì thế ông ta không thể là một huyện lệnh nhỏ nhoi mà phải là quan úy đất Long Châu. Long Châu là một quận lớn, nơi Hàn Nhân, con của Hoài Âm hầu Hàn Tín, còn được Triệu Đà chia đất mà cai trị.

    Các tư liệu trên đều nhấn mạnh đất Long Châu của Triệu Đà thuộc đất Việt xưa. Long Châu ngày nay là tên một huyện của Quảng Tây, nằm giáp với Cao Bằng và Lạng Sơn của Việt Nam. Với chuỗi liên hệ Long Châu - Long Xuyên - Long Xoang - Long Choang, rất có khả năng Long Châu xưa là cả vùng Quảng Tây, vùng đất của người Choang. Thêm nữa, nếu Quí Châu hay Kỳ Chu chỉ đất gốc của nhà Tây Châu thì Long Châu có thể chính là đất của Đông Châu xưa, là quận Tam Xuyên thời Tần như Tư Mã Thiên đã chép. Vết tích của 2 nhà Châu rất rõ ràng ở vùng Tây Nam Trung Hoa này.

    Truyện Mộc tinh trong Lĩnh Nam chích quái chép về thần Xương Cuồng: “… biên giới tây nam giáp liền với nước Mi Hầu, vua Hùng Vương sai dân man Bà Lô (nay là phủ Diễn Châu) hàng năm bắt giống người lão tử sống ở khe núi tới tiến, không thể thay đổi được lệ ấy. Kíp tới khi Tần Thủy Hoàng bổ Nhâm Hiêu làm quan lệnh ở Long Xuyên, muốn bỏ tệ ấy đi. Thần Xương Cuồng tức giận vật chết Hiêu, vì thế về sau lại phải phụng thờ cẩn thận.

    Truyện này một lần nữa khẳng định Long Xuyên nằm trên đất Việt cổ, nơi mà thần Xương Cuồng của nước Việt có thể “vật chết” Nhâm Hiêu. Điều lạ nữa là truyện trên nói Nhâm Hiêu, chứ không phải Triệu Đà, là quan ở Long Xuyên. Liệu Nhâm Hiêu và Triệu Đà có phải là một không?

    Một liên hệ khác:
    Triệu Đà -> Triệu Đầu (trong từ “đầu đà”?) -> Triệu Một -> Triệu Mạt (tên trên lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông).
    Triệu Đà như vậy có thể là danh xưng của vị vua đầu tiên của triều Nam Việt.
    Long Hưng Long châu. Image020
    Tượng Triệu Vũ Đế ở điện Long Hưng

    Lịch sử về Triệu Vũ Đế có thể nhìn nhận lại như sau. Nhâm Hiêu là quan úy của quận Long Châu hay quận Tam Xuyên, là đất của nhà Đông Châu (gồm Quảng Tây, Giao Chỉ) dưới thời Tây Hán. Sau khi Lữ Hậu mất đã chiếm thêm quận Nam Hải và một số quận khác ở Hoa Nam, lập nước Nam Việt, xưng là Triệu Đà hay Triệu Đầu, Triệu Mạt. Cũng chính Triệu Vũ Đế là người đã đặt tên Thăng Long / Long Hưng cho vùng đất ven sông Hồng Hà Nội cách đây trên 2000 năm.

      Hôm nay: 21/11/2024, 7:30 pm