Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Long Hưng phi Kiền ngũ Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Long Hưng phi Kiền ngũ Flags_1



    Long Hưng phi Kiền ngũ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Long Hưng phi Kiền ngũ Empty Long Hưng phi Kiền ngũ

    Bài gửi by Admin 21/5/2015, 2:31 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/

    Một trong những di tích hiếm hoi được cho là thờ tướng Phạm Tu thời Tiền Lý Nam Đế là đình làng Ngọc Than (Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội). Đình Ngọc Than là di tích từ thời Lê Trung Hưng, được xây dựng với quy mô khá đồ sộ. Theo ghi chép ở Ngọc Than thì hai vị thành hoàng được thờ ở đây là Tiền Lý Nam Đế và tướng của ông là Phạm Chí.

    Câu đối cổ nhất nằm ở gian giữa tòa đại bái tại đình Ngọc Than ghi:
    龍興飛乾五天德建元丁黎陳紀年始有號
    鯤躍拱離三神符濟渡東西北効順静無波
    Long Hưng phi kiền ngũ Thiên Đức kiến nguyên Đinh Lê Trần kỷ niên thủy hữu hiệu
    Côn dược củng ly tam thần phù tế độ Đông Tây Bắc hiệu thuận tĩnh vô ba.


    Long Hưng phi Kiền ngũ Image010


    Câu đối này đọc qua thì khá trúc trắc, khó hiểu. Sách Văn hóa làng Ngọc Than dịch thành nghĩa như “năm tầng trời” (ngũ Thiên), “ba vị thần” (tam thần)… Tuy nhiên dịch vậy không ổn vì làm gì có 5 tầng trời (nếu là tầng trời thì phải là 9 – cửu trùng). Cũng làm gì có 3 vị thần nào (chỉ có 2 vị Lý Bôn và Phạm Chí được thờ ở đây).
    Câu đối trên khó hiểu vì nó sử dụng hình tượng trong 2 quẻ của Kinh Dịch là quẻ Kiền và quẻ Ly, cùng với những dữ liệu lịch sử của thời Tiền Lý. Vế đối đầu được tách đoạn và diễn giải như sau:
    - “Long Hưng phi kiền ngũ”   . Long Hưng là quê của Lý Nam Đế (phủ Long Hưng – Thái Bình), hoặc chính là cách gọi Lý Nam Đế (Long Hưng = lang Hưng hay chúa Hưng).
    Long Hưng phi kiền ngũ” là Hào ngũ (Hào thứ năm) của quẻ Kiền trong Kinh Dịch: “Phi long tại thiên, lợi, kiến đại nhân“. Hào ngũ của quẻ Kiền chỉ rồng bay lên, điềm tốt, “gặp đại nhân”, tức là nên công nghiệp lớn. Ý của đoạn này chỉ Lý Nam Đế là người đã Long Hưng, lập nên công nghiệp đế vương.
    - “Thiên Đức kiến nguyên“: Thiên Đức là niên hiệu của triều Lý Nam Đế. Thiên Đức kiến nguyên nghĩa là mở đầu triều Thiên Đức.
    - “Đinh Lê Trần kỷ niên thủy hữu hiệu“: Đinh – Lê – Trần, không có Lý vì Lý chính là Lý Nam Đế rồi. Đoạn này nói Lý Nam Đế là người mở đầu, khởi thủy cho các triều đại có niên hiệu độc lập (“hữu hiệu”) của nước ta.
    Vế đối thứ hai tương xứng có thể diễn giải như sau:
    - “Côn dược củng ly tam“: Cá côn nhảy ngưỡng kính Hào tam của quẻ Ly. Hào tam quẻ Ly viết “Nhật trắc chi ly, bất cổ phẫu nhi ca, tắt đại diệt chi ta, hung“. Tức là: ánh nắng ngả chiều, không có tiếng nhạc lời ca, phải chăng thảm họa đang rình rập, xấu lắm. Quẻ Ly ở Hào tam là hình tượng của ánh nắng. Cá côn ngưỡng “Ly tam” liệu có phải là cá côn cung kính trước ánh hào quang của thần?
    - “Thần phù tế độ“: hiểu đơn giản là phép thần cứu vớt chúng sinh.
    - “Đông Tây Bắc hiệu thuận tĩnh vô ba“: Đông – Tây – Bắc, thiếu hướng Nam, vì nhà Lý là hướng Nam rồi. Lý Bôn và Phạm Chí ở Ngọc Than được phong là Nam Hải đại vương. Vì có “Hải” ở đây nên mới có cá côn và khắp 3 hướng đều yên lặng không chút sóng (“tĩnh vô ba“).
    Vế sau của câu đối sử dụng Hào tam của quẻ Ly để chỉ ánh sáng, ánh hào quang. Tác giả Nguyễn Quang Nhật trong loạt bài viết Dịch học Việt đã nhận định:
    Quẻ Ly hết sực đặc biệt. Hào sơ, hào nhị: Ly là lý lẽ. Hào tam: Ly là ánh nắng. Hào tứ, hào ngũ: Ly là lửa khói. Hào thượng: Ly là lý (do). Ly âm gốc là lửa, tiếng Việt chỉ ánh sáng, mặt trời, lý lẽ.
    Câu đối ở đình Ngọc Than xác nhận thêm nhận định này, rằng mỗi Hào của quẻ Ly mang một nghĩa khác nhau, nên mới có thể dùng chính xác “Ly tam” để chỉ ánh sáng.
    Dịch câu đối ở đình Ngọc Than:
    Long Hưng bay Kiền ngũ, Thiên Đức dựng nền, niên sử Đinh Lê Trần khai quốc hiệu
    Cá côn kính Ly tam, phép thần cứu vớt, cùng thuận Đông Tây Bắc lặng sóng không.
    Câu đối này khá gần với câu đối cũng về Lý Nam Đế ở Giang Xá (Hoài Đức):


    洪惟南越肇基貉雄吳蜀以前赫濯殾靈天德紀元初一綂
    歷考帝王世祀丁趙陳黎而後焜煌彞典萬春建國閌千秋


    Hồng duy Nam Việt triệu cơ, Lạc Hùng Ngô Thục dĩ tiền, hách trạc tuấn linh, Thiên Đức kỷ nguyên sơ nhất thống
    Lịch khảo đế vương thế tự, Đinh Triệu Trần Lê nhi hậu, hỗn hoàng di điển, Vạn Xuân kiến quốc kháng thiên thu.


    Dịch câu đối:

    Rộng suy Nam Việt mở nền, Lạc Hùng Ngô Thục thủa đầu, loáng bóng trúc thần, Thiên Đức kỷ nguyên ban sơ thống nhất
    Xét lịch Đế Vương thứ tự, Đinh Triệu Trần Lê sau đó, chói vàng sách miếu, Vạn Xuân dựng nước sừng sững ngàn thu.
    Lý Nam Đế ở Giang Xá được gọi với tên Cử Long Hưng. Còn ở Ngọc Than dùng “Long Hưng phi Kiền ngũ” để chỉ vị vua này. Long Hưng như vậy không phải chỉ là tên quê quán của Lý Nam Đế mà là tên gọi của vua, là vua Hưng hay chúa Hưng. Hưng Vương Lý Bôn là người được thờ ở khu vực Sơn Tây xưa.



    Long Hưng phi Kiền ngũ Image011

    Đình Ngọc Than

    Các sắc phong cho Lý Nam Đế ở đình Ngọc Than phong danh: “Quốc vương thiên tử cương minh linh đạt phổ hựu hiển ứng Lý Nam Đế Nam Hải tráng tiết sùng huân thịnh liệt thông minh…
    Tất cả các sắc phong ở Ngọc Than đều là phong cho Lý Nam Đế. Như vậy người mang danh Nam Hải đại vương ở Ngọc Than là Lý Nam Đế, không phải tướng Phạm Chí. Câu đối ở đình cũng cho thấy người được thờ chính ở đây là Lý Nam Đế. Tướng Phạm Chí không được nhắc tới. Phạm Chí ở Ngọc Than có thể không phải là lão tướng Phạm Tu như ở đình Thanh Liệt.
    Lý Nam Đế được phong là Nam Hải đại vương, đây là danh xưng đáng suy nghĩ. Tại sao lại là Nam Hải? Lý Nam Đế thì có đánh trận nào trên biển đâu? Còn Nam Hải là địa danh đất liền thì là chỉ quận Nam Hải thời Tần, là vùng đất Phiên Ngung – Quảng Đông. Nam Hải đại vương Lý Bôn là người đã nổi lên ở đất Nam Hải. Đây là một chỉ dẫn nữa cho nhận định Lý Bôn là Triệu Vũ Đế, người đã khởi nghĩa ban đầu ở Thái Bình (đất Bái, Thái Bình thiết Bái), lập đô ở Nam Hải (nơi Triệu Đà tiếp nhận vị trí của Nhâm Ngao).




    Long Hưng phi Kiền ngũ Image012

    Ổ rồng mẹ rồng con ở đình Ngọc Than.

    Nơi thờ Long Hưng Lý Bôn ở Ngọc Than được trang trí bằng nhiều bức chạm rồng rất độc đáo. Những con rồng ở đây có hình dáng khá lạ, không dữ tợn mà tai to, thân ngắn. Không nhe nanh múa vuốt mà như có các ngón tay mềm mại. Mỗi bức chạm thường là một ổ 5 con, trong đó có 1 con mẹ lớn và các con rồng con xung quanh. Đặc biệt trong số đó có 1 con được thể hiện không có tai có vảy, hẳn là rồng con mới nở, chưa mọc lông mọc cánh, trông giống như một con thằn lằn lớn.
    Ổ rồng 5 con, con lớn, con nhỏ có thể là thể hiện quan niệm Ngũ hành tương sinh, diễn tiếp không ngừng. Long Hưng Lý Bôn là người đã khai mở triều đại độc lập đầu tiên của nước Nam, để từ đó rồng mẹ sinh rồng con, các triều đại Đinh Trần Lê nối nhau duy trì quốc hiệu như trong câu đối tại đình Ngọc Than.



    Được sửa bởi Admin ngày 22/5/2015, 10:59 am; sửa lần 1.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Long Hưng phi Kiền ngũ Empty Re: Long Hưng phi Kiền ngũ

    Bài gửi by Admin 22/5/2015, 10:58 am

    Văn Nhân góp thêm ý ngắn   .

    Nhất trí với kiến giải của tác gỉa đặc biệt là phần thông tin  chứa trong  Kiền ngũ và và Li tam .

    Xin góp bàn :

     “Thiên Đức kiến nguyên”  :  Nền độc lập của nước ta khởi từ niên hiệu Thiên đức

    Đinh Lê Trần kỷ niên thủy hữu hiệu : Đoạn này nói Lý Nam Đế là người mở đường , khởi thủy cho các triều đại có niên hiệu độc lập (“hữu hiệu”) .

     Nhưng tại sao nối tiếp nhau lại là các triều : Đinh - Lê - Trần ?, theo chính sử phải là Đinh - Lê - Lý sau mới đến nhà Trần .

    Xin nêu kiến giải theo hướng của Sử thuyết Hùng Việt  :

    Đinh không phải là 1 triều đại , Đinh là Đinh bộ nghĩa là phần đất phía Tây đất nước , Lê và Trần là 2 triều đại định đô trên đất ấy .

    Tại sao Lí Bôn – Lí Nam đế lại dính đến Đinh bộ đất phía Tây đại Hưng và là người mở đường cho các triều  sau là Lê và Trần ? .

    Sử thuyết Hùng Việt xác định : Lí Bôn là Hùng Trịnh vương - Hưng đức lang tức Hưng đế hay Hưng lang trong Hùng triều thế phổ  .

    Lí – Lê Ẩn  và Lí – Lê Nham vua kiến lập nước Đại Việt – Phiên Ngu thời Hoa Nam thập quốc nhận mình là dòng dõi của Lưu Bang - Lí Bôn – Hưng lang do đó chỉ sau 1 thời gian tương đối ngắn đã  cải quốc hiệu Đại Việt thành Đại Hưng .

    Kinh đô phía Đông là thành Phiên Ngu bị quân nhà Tống chiếm , người  Đại Hưng rút về đất phía Tây gọi là Đinh bộ lập nên triều Lê  vua khởi đầu là Lê Lĩnh hay Liễn cũng gọi là Công Uẩn tức ông Uẩn , tiếp sau là  Đức Chính tức vua Lê đại Hành, đến đời vua thứ 3 là Nhật tôn thì lấy lại quốc hiệu ban đầu là Đại Việt , Chính thức xưng đế và dời đô về thành Thăng long ,  đổi họ Lê sang họ Lí ,như thế xét ra  triều Lê và Lí nước ta chỉ là 1 , trước gọi là Lê sau là triều Lí .

    Trong câu đối  về Lý Nam Đế ở Giang Xá (Hoài Đức) cũng nêu trong bài :

    ...Nam Việt mở nền, Lạc Hùng Ngô Thục thủa đầu...

    ...Đế Vương thứ tự, Đinh Triệu Trần Lê sau đó,...

    Nam Việt của Lí Bôn - Lí Nam đế là quốc hiệu đầu tiên tạo nên quốc thống của Việt tộc lưu truyền  đời sau qua các nước : Lạc Hùng rồi Thục và Ngô . Đây là thông tin rất quan trọng đối với Sử thuyết Hùng Việt vì giúp khẳng định không úp mở gì : Lịch sử Trung hoa không có thời Tam quốc chỉ có thời Lưỡng Triều (Ngô – Thục) kháng Ngụy (giặc ngoài ) mà thôi .

    Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi  2 bà Trưng đặt tên nước là Hùng Lạc , Hùng Lạc chính là nước Lạc Hùng trong câu đối trên . Sau Lạc Hùng thời 2 bà Trưng quốc thống Nam Việt được bảo lưu ở nước Ngô và nước Thục ; nước Nam Việt ở đây chỉ có thể là Nam Việt của Triệu Đà không thể là Nam Việt ở thế kỉ thứ 6 được vì đây là quốc gia có trước cả Lạc Hùng và Ngô Thục .

    Ở vế sau thứ tự các triều đại nước Việt là Đinh Triệu Trần Lê cũng không thể hiểu , chính sử Việt liệt kê rõ ràng thế thứ  các triều đại là : Đinh - Lê - Lí - Trần - Lê vậy như kể trong câu đối thì ...nhà Triệu là nhà nào và nhà Lí biến đi đâu ?

    Như đã dẫn giải trong 1 bài viết trước , Đinh Triệu không phải nghĩa là nhà Đinh và nhà Triệu , Triệu là Chậu tiếng Thái Lào , là Chủ – chúa trong tiếng Việt , Đinh triệu nghĩa là vua ở Đinh bộ ,  trong câu đối là  chỉ Đinh Bộ Lĩnh ; theo Sử thuyết Hùng Việt thì vua triều đại đầu tiên ở Đinh bộ tức Đất phía Tây của nước  Đại Hưng là Lí công Uẩn III  tức ông Lí làng Diên Uẩn  người khai sáng ra triều đại sử Việt đang gọi là Triều Lí . Thứ tự : [Đinh Triệu] - [Trần] - [Lê] chính là các triều đại Lí – Trần - Lê theo sử Việt hiện nay.

    Thở dài ...
    Tư liệu lịch sử Việt Nam thực ra không phải đã mất hết để tí tí phải chạy sang Tàu  , phải chăng chỉ tại cái thói xem thường những gì  trong dân gian ...biết có đấy nhưng xếp vào loại ...không đáng tin , ...thông tin vớ vẩn , chữ với nghĩa của mấy ông Đồ gàn  nơi đình chùa miếu mạo làm  sao so được với Tứ khố toàn thư (có biết đâu đấy là 4 cái kho hàng gian hàng gỉa) của các quan bác sĩ đuôi sam (do Càn long thuê )..., chính vì thế mà nên nỗi ...

      Hôm nay: 21/11/2024, 11:35 pm