Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2574
Loại gạch có dòng chữ Lý gia đệ tam đế Long Thủy Thái Bình tứ niên tạo là loại gạch sớm nhất của nhà Lý còn để lại cho tới nay. Loại gạch này gặp ở một số di tích quan trọng, cụ thể là:
1. Hoàng thành Thăng Long: đây là lớp gạch gặp khá nhiều, nằm trên các lớp gạch Giang Tây quân và Đại Việt quốc quân thành chuyên. Ở Thăng Long loại gạch này còn dùng để xây tháp Báo Thiên (nay đã mất dấu tích) vì Phạm Đình Hổ trong sách Tang thương ngẫu lục đã chép:
… Những hòn gạch hoa, hòn viên nào cũng khắc chữ “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Lại có câu thơ:
Lý Thị cố cơn thành mậu thảo
Thái Bình duy tích uỷ tàn chuyên.
(Lý Thị nền xưa vùng cỏ tốt
Thái Bình hiệu cũ đống sành hoang).
2. Chùa Phật Tích, Bắc Ninh: Ngôi chùa này nổi tiếng với bức tượng Phật ngồi trên tòa sen của đời Lý. Dưới nền chùa Phật Tích ở Tiên Du, Bắc Ninh đã phát hiện một nền tháp được xây dựng có sử dụng loại gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (ảnh từ Internet).
3. Tháp Tường Long, Đồ Sơn, Hải Phòng:
Ở trên dãy Đồ Sơn còn một nền tháp khá lớn được xây dựng bằng những viên gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo. Tương truyền rằng vua Lý Thánh Tông khi đi qua đây, đêm nằm mộng thấy rồng vàng xuất hiện, nên cho xây một tòa tháp cao, đặt tên là Tường Long. Di vật còn lại ở khu vực này ngoài nền gạch có nhiều viên gạch có chữ còn có một phần bệ tượng Phật thời Lý trang trí tương tự như bệ tượng Phật ở chùa Phật Tích.
So sánh các viên gạch ở 3 địa điểm khác nhau trên có thể thấy những viên gạch này đều làm theo một tiêu chuẩn, hình chữ nhật, ở chính giữa có ô gồm 2 dòng chữ 李家第三帝龍瑞太平四年造 (Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo) bằng loại chữ khải khá đẹp và giống nhau.
Khó có thể chấp nhận rằng những viên gạch này làm từ cùng một chỗ, rồi mang vận chuyển đi các nơi cách xa nhau như vậy để xây. Nhiều khả năng khuôn chữ và khuôn gạch là thống nhất, từ một chỗ. Còn gạch được sản xuất ở từng địa phương có di tích.
Dù thế nào thì sự đồng nhất giữa các viên gạch này cho thấy các di tích này được làm một cách tập trung từ triều đình của Lý Thánh Tông, cùng một lúc, cùng một khuôn, chứ không phải hành động ngẫu nhiên của các địa phương. Bản thân chữ “tạo” trên gạch có thể không phải chỉ là làm ra viên gạch đó, mà là chỉ công trình dùng loại gạch này được xây dựng năm như ghi trên gạch. Nói cách khác, những viên gạch này là một dạng văn bia của các di tích mà chúng được dùng để xây nền móng.
Về nghĩa, Lý gia đệ tam đế thì đã rõ là vua Lý Thánh Tông. Nhưng tại sao gạch xây thành Thăng Long lại là gạch của vua Lý Thánh Tông chứ không phải Lý Thái Tổ? Lý Thái Tổ theo sử sách hiện tại đã cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nhân đi trên sông Hồng thấy rồng vàng bay lên nên đặt tên kinh thành là Thăng Long. Nhưng tại sao không tìm thấy viên gạch nào mang niên hiệu Thuận Thiên của Lý Thải Tổ ở Thăng Long cũng như ở các nơi khác? Thay vào đó lại là việc xây dựng thành Thăng Long và một loạt các điểm khác dưới thời Lý Thánh Tông, năm thứ 4.
Căn cứ vào hiện vật khảo cổ để lại là những viên gạch được ghi chữ rõ ràng thì người xây thành Thăng Long, và hiển nhiên cũng là người đã dời đô ra Thăng Long, phải là vị vua thứ ba của nhà Lý là Lý Thánh Tông.
Thêm vào đó Lý Thánh Tông mới là người đã đặt tên nước là Đại Việt. Trước đó, 2 vị vua đầu nhà Lý không thấy sử sách chép gọi tên nước là gì. Như thế Lý Thánh Tông khi lên ngôi đã chính thức xưng hoàng đế, đặt tên nước là Đại Việt và tiến hành dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Một phần bệ tượng Phật và chân cột chạm hoa sen còn lại ở khu tháp Tường Long.
Còn sự kiện thấy rồng bay lên trên sông Hồng được xác nhận bằng di tích tháp Tường Long ở Đồ Sơn của Lý Thánh Tông. Tường Long nghĩa là rồng hiện hình tỏ tường. Tháp Tường Long nằm trên dải núi Đồ Sơn hình như một con rồng 9 khúc đang ngậm ngọc (đảo Hòn Dấu). Đồ Sơn cũng rất gần với của sông Hồng đổ ra biển là cửa Thái Bình. Nếu tính đường sông thì từ kinh đô Thăng Long tiến ra biển gần nhất chính là đi về cửa Thái Bình giữa Hải Phòng và tỉnh Thái Bình ngày nay.
Đặc biệt, niên hiệu của vua Lý Thánh Tông ghi trên gạch cũng liên quan tới sự kiện này. Long Thụy Thái Bình nghĩa là chỉ điềm rồng (long thụy) khi vua lên ngôi (thái bình), hoặc thậm chí chỉ rồng bay lên trên đất Thái Bình, tức là khu vực Đồ Sơn.
Con Rồng ở đất Thái Bình có khả năng chỉ… Lạc Long Quân, mà được vùng này thờ là vua cha Bát Hải Động Đình tại đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Câu đối ở đền Đồng Bằng:
四千年國俗尚神捌海龍飛傳異蹟
十八號雄朝出世洮江虎略振靈聲
Tứ thiên niên quốc tục thượng thần, Bát Hải long phi truyền dị tích
Thập bát hiệu Hùng triều xuất thế, Đào giang hổ lược chấn linh thanh.
Dịch:
Bốn nghìn năm nước gọi thượng thần, biển Bát rồng bay truyền tích lạ
Mười tám hiệu triều Hùng xuất thế, sông Đào hổ lược dậy danh thiêng.
Những viên gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo là bằng chứng xác thực việc thiên đô từ Hoa Lư ra Thăng Long đã xảy ra dưới thời Lý Thánh Tông. Lịch sử của nhà Lý do đó buộc phải xem xét lại, để trả về đúng vị trí và công nghiệp cho 3 vị vua đầu triều Lý.
Văn Nhân góp bàn .
sử Việt chép :
...Ngay sau khi lên ngôi, năm 1054 Lý Thánh Tông đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt ...
Như thế xét ra ngoài loại gạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” đã bàn thì loại gạch ...“ Đại Việt quốc quân thành chuyên’ cũng khẳng định hoàng thành Thăng long của nhà Lí ́ không thể có trước đời vua Lí Thánh tông người đặt quốc hiệu là Đại Việt ...
Phải có nước Đại Việt rồi thì mới có thể có loại gạch chuyên dùng xây thành trì cùa nước Đại Việt .
xin nêu 1 câu hỏi :
Nếu ...Lý gia đệ tam đế mới dời đô về Thăng long thì Lý gia đệ nhất đế và Lý gia đệ nhị đế định đô ở đâu ?.
Loại gạch có dòng chữ Lý gia đệ tam đế Long Thủy Thái Bình tứ niên tạo là loại gạch sớm nhất của nhà Lý còn để lại cho tới nay. Loại gạch này gặp ở một số di tích quan trọng, cụ thể là:
1. Hoàng thành Thăng Long: đây là lớp gạch gặp khá nhiều, nằm trên các lớp gạch Giang Tây quân và Đại Việt quốc quân thành chuyên. Ở Thăng Long loại gạch này còn dùng để xây tháp Báo Thiên (nay đã mất dấu tích) vì Phạm Đình Hổ trong sách Tang thương ngẫu lục đã chép:
… Những hòn gạch hoa, hòn viên nào cũng khắc chữ “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Lại có câu thơ:
Lý Thị cố cơn thành mậu thảo
Thái Bình duy tích uỷ tàn chuyên.
(Lý Thị nền xưa vùng cỏ tốt
Thái Bình hiệu cũ đống sành hoang).
2. Chùa Phật Tích, Bắc Ninh: Ngôi chùa này nổi tiếng với bức tượng Phật ngồi trên tòa sen của đời Lý. Dưới nền chùa Phật Tích ở Tiên Du, Bắc Ninh đã phát hiện một nền tháp được xây dựng có sử dụng loại gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (ảnh từ Internet).
3. Tháp Tường Long, Đồ Sơn, Hải Phòng:
Ở trên dãy Đồ Sơn còn một nền tháp khá lớn được xây dựng bằng những viên gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo. Tương truyền rằng vua Lý Thánh Tông khi đi qua đây, đêm nằm mộng thấy rồng vàng xuất hiện, nên cho xây một tòa tháp cao, đặt tên là Tường Long. Di vật còn lại ở khu vực này ngoài nền gạch có nhiều viên gạch có chữ còn có một phần bệ tượng Phật thời Lý trang trí tương tự như bệ tượng Phật ở chùa Phật Tích.
So sánh các viên gạch ở 3 địa điểm khác nhau trên có thể thấy những viên gạch này đều làm theo một tiêu chuẩn, hình chữ nhật, ở chính giữa có ô gồm 2 dòng chữ 李家第三帝龍瑞太平四年造 (Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo) bằng loại chữ khải khá đẹp và giống nhau.
Khó có thể chấp nhận rằng những viên gạch này làm từ cùng một chỗ, rồi mang vận chuyển đi các nơi cách xa nhau như vậy để xây. Nhiều khả năng khuôn chữ và khuôn gạch là thống nhất, từ một chỗ. Còn gạch được sản xuất ở từng địa phương có di tích.
Dù thế nào thì sự đồng nhất giữa các viên gạch này cho thấy các di tích này được làm một cách tập trung từ triều đình của Lý Thánh Tông, cùng một lúc, cùng một khuôn, chứ không phải hành động ngẫu nhiên của các địa phương. Bản thân chữ “tạo” trên gạch có thể không phải chỉ là làm ra viên gạch đó, mà là chỉ công trình dùng loại gạch này được xây dựng năm như ghi trên gạch. Nói cách khác, những viên gạch này là một dạng văn bia của các di tích mà chúng được dùng để xây nền móng.
Về nghĩa, Lý gia đệ tam đế thì đã rõ là vua Lý Thánh Tông. Nhưng tại sao gạch xây thành Thăng Long lại là gạch của vua Lý Thánh Tông chứ không phải Lý Thái Tổ? Lý Thái Tổ theo sử sách hiện tại đã cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nhân đi trên sông Hồng thấy rồng vàng bay lên nên đặt tên kinh thành là Thăng Long. Nhưng tại sao không tìm thấy viên gạch nào mang niên hiệu Thuận Thiên của Lý Thải Tổ ở Thăng Long cũng như ở các nơi khác? Thay vào đó lại là việc xây dựng thành Thăng Long và một loạt các điểm khác dưới thời Lý Thánh Tông, năm thứ 4.
Căn cứ vào hiện vật khảo cổ để lại là những viên gạch được ghi chữ rõ ràng thì người xây thành Thăng Long, và hiển nhiên cũng là người đã dời đô ra Thăng Long, phải là vị vua thứ ba của nhà Lý là Lý Thánh Tông.
Thêm vào đó Lý Thánh Tông mới là người đã đặt tên nước là Đại Việt. Trước đó, 2 vị vua đầu nhà Lý không thấy sử sách chép gọi tên nước là gì. Như thế Lý Thánh Tông khi lên ngôi đã chính thức xưng hoàng đế, đặt tên nước là Đại Việt và tiến hành dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Một phần bệ tượng Phật và chân cột chạm hoa sen còn lại ở khu tháp Tường Long.
Còn sự kiện thấy rồng bay lên trên sông Hồng được xác nhận bằng di tích tháp Tường Long ở Đồ Sơn của Lý Thánh Tông. Tường Long nghĩa là rồng hiện hình tỏ tường. Tháp Tường Long nằm trên dải núi Đồ Sơn hình như một con rồng 9 khúc đang ngậm ngọc (đảo Hòn Dấu). Đồ Sơn cũng rất gần với của sông Hồng đổ ra biển là cửa Thái Bình. Nếu tính đường sông thì từ kinh đô Thăng Long tiến ra biển gần nhất chính là đi về cửa Thái Bình giữa Hải Phòng và tỉnh Thái Bình ngày nay.
Đặc biệt, niên hiệu của vua Lý Thánh Tông ghi trên gạch cũng liên quan tới sự kiện này. Long Thụy Thái Bình nghĩa là chỉ điềm rồng (long thụy) khi vua lên ngôi (thái bình), hoặc thậm chí chỉ rồng bay lên trên đất Thái Bình, tức là khu vực Đồ Sơn.
Con Rồng ở đất Thái Bình có khả năng chỉ… Lạc Long Quân, mà được vùng này thờ là vua cha Bát Hải Động Đình tại đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Câu đối ở đền Đồng Bằng:
四千年國俗尚神捌海龍飛傳異蹟
十八號雄朝出世洮江虎略振靈聲
Tứ thiên niên quốc tục thượng thần, Bát Hải long phi truyền dị tích
Thập bát hiệu Hùng triều xuất thế, Đào giang hổ lược chấn linh thanh.
Dịch:
Bốn nghìn năm nước gọi thượng thần, biển Bát rồng bay truyền tích lạ
Mười tám hiệu triều Hùng xuất thế, sông Đào hổ lược dậy danh thiêng.
Những viên gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo là bằng chứng xác thực việc thiên đô từ Hoa Lư ra Thăng Long đã xảy ra dưới thời Lý Thánh Tông. Lịch sử của nhà Lý do đó buộc phải xem xét lại, để trả về đúng vị trí và công nghiệp cho 3 vị vua đầu triều Lý.
Văn Nhân góp bàn .
sử Việt chép :
...Ngay sau khi lên ngôi, năm 1054 Lý Thánh Tông đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt ...
Như thế xét ra ngoài loại gạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” đã bàn thì loại gạch ...“ Đại Việt quốc quân thành chuyên’ cũng khẳng định hoàng thành Thăng long của nhà Lí ́ không thể có trước đời vua Lí Thánh tông người đặt quốc hiệu là Đại Việt ...
Phải có nước Đại Việt rồi thì mới có thể có loại gạch chuyên dùng xây thành trì cùa nước Đại Việt .
xin nêu 1 câu hỏi :
Nếu ...Lý gia đệ tam đế mới dời đô về Thăng long thì Lý gia đệ nhất đế và Lý gia đệ nhị đế định đô ở đâu ?.