nguồn Phong tục thờ cúng tổ tiên THẮP SÁNG LÒNG BIẾT ƠN VÀ Ý THỨC VỀ NGUỒN CỘI – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
Tâm thức quy hướng về nguồn cội có mặt trong tất cả những diện mạo của văn hóa (đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, nhận thức về đời sống) cho đến văn minh (văn minh dịch học, văn minh vật chất, v.v.). Bởi tâm thức quy hướng về nguồn cội ấy nên người Việt có tục thờ cúng tổ tiên. Và đó là cách để dân tộc Việt nuôi dưỡng được lòng biết ơn và thắp sáng lên ý thức về nguồn cội của mình. Đây là một phong tục đẹp, không hề mê tín, đầy đủ về cả hệ thống triết lý, thực hành và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Cũng như các cộng đồng dân tộc khác, người Việt có nhu yếu tìm cho mình một nơi nương tựa bằng niềm tin tâm linh. Nhưng điều đặc biệt và khác biệt ở chỗ, thay vì sáng tạo ra những vị thần để thờ theo tưởng tượng, người Việt đã thiêng hóa lịch sử và ông cha mình thành chung một dòng chảy cội nguồn, thành những vị thần, những biểu tượng thiêng liêng để thờ tự. Từ thực tế lịch sử cho thấy, người Việt đã thành công trong việc gìn giữ lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội qua việc thờ cúng tổ tiên.
Ở trong gia đình, chúng ta có ban thờ gia tiên và chư vị long thần thổ địa, vốn cũng là những vị tổ tiên lâu xa của dân tộc. Rộng hơn phạm vi gia đình là việc thờ tổ của các dòng họ. Ngoài làng xã lại có tục thờ tổ nghề, tục thờ tam, tứ phủ và ở phạm vi quốc gia, cả dân tộc thờ chung một vị quốc tổ Hùng Vương. Thờ cúng tổ tiên là một phong tục đẹp lâu đời của người Việt, giúp gắn kết những cá nhân cùng huyết thống, gắn kết tình thân tộc và tình đồng bào. Bên cạnh đó, phong tục nay còn có tác dụng giáo dục lòng biết ơn sâu sắc. Chính việc hình thành một hệ thống thờ tự tổ tiên từ trong từng gia đình giúp cho ý thức về nguồn cội trở thành một mạch nguồn chảy trong huyết quản của mỗi người con mang dòng máu Việt. Từ khi tượng hình được cáo với tổ tiên và nguyện cầu tổ tiên che chở, đến lúc nhắm mắt xuôi tay cũng là “lá rụng về cội”. “Sống gửi, thác về” trở thành một chu trình, trong đó, sự có mặt nơi cuộc sống dường như chỉ để hoàn thành một sứ mạng trong vai trò tiếp nối tiền nhân. Và sống sao cho xứng đáng với tổ tiên, dòng tộc, để ngày trở về hòa vào dòng chảy cội nguồn…
Chính từ ý nghĩa đoàn kết nhân tâm và tính giáo dục sâu sắc, tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành nền tảng cho nếp sống của dân tộc Việt và tạo nên một chuỗi những giá trị. Tâm thức biết ơn và hướng về nguồn cội trở thành nếp sống hiếu hạnh, trọng sự thương kính và làm thành yếu tố căn cốt cho mọi giá trị văn hóa dân tộc từ đó mà phát sinh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra để có thể tiếp nối và phát huy trọn vẹn những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã trao truyền, chúng ta cần có một nỗ lực để khơi nguồn tinh hoa văn hóa Việt, khơi lại mạch nguồn nếp sống hiếu hạnh ngàn đời của dân tộc.
Nhà trong tâm thức người Việt, dựng lên không chỉ xuất phát từ nhu yếu để có nơi ở, mà con là để có nơi thờ tự tổ tiên. Người Việt quan niệm “con cháu ở đâu ông bà ở đó”, nên có nhà là có ban thờ gia tiên và mình phải ở như thế nào cho xứng đáng. Mỗi ngôi nhà là một gia đình. Từ nơi nếp nhà ấy sẽ có gia huấn và tạo ra gia phong. Gia phong là nề nếp chuẩn mực sống của một gia đình được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vậy gia phong ấy thể hiện ở đâu? Chính là ở nơi ban thờ tổ tiên trong gia đình để người ta dặn dò, nhắc nhở, giáo dục cháu con về nếp sống chuộng sự thương kính, lòng biết ơn và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Nhà của người Việt thường ở miền Bắc là ba gian hay năm gian, gian giữa là gian đẹp nhất, người ta dành để thờ. Gian giữa chính là gian nổi bật nhất về chạm trổ và trưng bày vì nơi đó có sự ngự trị của tổ tiên. Nhà nào khó khăn hay nghèo túng hơn thì nơi ban thờ vẫn cố gắng sao cho trang trọng nhất có thể. Người ta có thể vì cuộc sống hoặc hoàn cảnh riêng mà biết hoặc không biết rõ về tổ tiên của mình nhưng vẫn luôn có ban thờ làm thành một biểu tượng để bày tỏ tấm lòng mình với cội nguồn.
Ngày nay, tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình ở miền Trung còn giữ được qua việc thờ Tran Ông và Tran Bà. Trong mỗi gia đình như ở Thừa Thiên Huế, trên ban thờ Tran Ông, còn gọi là Tran Tiên Sư, có đặt ba bát hương thờ. Khi cúng Tran Ông người ta thỉnh tấu Trạng (sớ) lên các vị Tiên Sư như sau: “Tam Giáo Thánh Hiền Lịch Đại Tiên Sư, Bách Công Kỹ Nghệ liệt vị Tổ Sư, Đông Trù Tư Mệnh Táo Quân, Ngũ Phương Thổ Công Tôn thần, Xuy Đào Thần nữ, Tiến hỏa Lang quân. Trang viện liệt vị nhất thiết uy linh, đồng thuỳ chiếu giám, cộng giáng cát tường”.
Trong đó đầu tiên thỉnh các vị “tiên sư” về tôn giáo các đời, tiếp là các vị “tổ sư” của các nghề kỹ nghệ, sau mới đến những vị thần bếp, thần đất, thần gió, thần lửa. Có thể thấy các vị được thờ ở Tran Ông đều là các vị tổ – tiên, có ngay trong tên gọi của Tran là Tran Tiên Sư.
Bên phải của Tran Ông còn có lập Tran Bà, được xem là Tran bổn mạng của người nữ trong gia đình. Người nữ này thờ Tran Bà trong 60 năm ứng với 60 hiệu của Bà (Lục thập hoa giáp). Vị thần sáng tạo ra Lục thập hoa giáp là Cửu Thiên Huyền Nữ nên nhiều chỗ trên Tran Bà người dân đặt tranh của Cửu Thiên Huyền Nữ để thờ. Tuy nhiên, lòng sớ cúng Tran Bà cho biết, vị thần chủ được phụng thờ là “Tây Cung Vương Mẫu Bổn Mạng Thánh Đức Tiên Bà”. Cửu Thiên Huyền Nữ cũng là Mẫu Cửu trùng hay Mẫu Thượng thiên trong hệ thống thờ của đạo Mẫu Tứ phủ. Mẫu Thượng thiên còn là Tây Thiên Quốc Mẫu, vị mẫu thần của núi Tam Đảo vì theo các tư liệu tại đây Quốc mẫu Tây Thiên thường giáng đồng với tư cách là Mẫu đệ nhất Thượng thiên.
Thắp lên một nén hương trước ban thờ gia tiên là thắp lên niềm thương kính của mình với nguồn cội. Ban thờ tổ tiên trở thành “biểu tượng của nguồn cội” thiêng liêng và vững chãi giữa không gian ngôi nhà Việt. Cha mẹ, ông bà và xa hơn nơi ban thờ gia tiên, đó là những vị long thần thổ địa, những vị tiên sư, thánh hiền, biểu tượng cho nguồn cội ngàn đời của dân tộc.
Rộng hơn phạm vi gia đình là ngoài họ mạc, người Việt có tục thờ vị tổ của dòng tộc mình. Mỗi dòng họ lớn thường có một nhà thờ họ trong làng. Ngày giỗ nơi nhà thờ họ chính là dịp để những người con trong tộc họ mình trở về để tụ họp, để nhắc nhớ về tổ tiên và tình thân tộc. Trong cả nước, có nhiều dòng họ đã cùng tìm lại lịch sử cha ông mình, kết nối với nhau sau những biến thiên mất mát của lịch sử. Đó cũng là một nét đẹp khơi nguồn thật đáng trân trọng và vô cùng cần thiết.
Phần lớn các vị được tôn làm thành hoàng làng hay một vị phúc thần bảo hộ cho làng xã đều có danh xưng, sự tích và các công hạnh cụ thể, được ghi chép trong thần tích và ngọc phả. Những nhân vật lịch sử có sự tích rõ ràng được gọi là các Nhân thần. Những nhân vật xa xưa của cổ sử với sự tích có phần dị thường, kỳ lạ thì thường được xếp vào hàng Nhiên thần. Tuy nhiên, khi xét sâu vào sự tích và đối chiếu với hệ thống thờ tự chung thì thường dù có được gọi là “Sơn thần” hay “Thủy thần” thì các vị thần này vẫn có nguyên mẫu là một nhân vật từng tồn tại trong quá khứ. Đó là những vị “chánh thần” được chính thức gia phong, nêu gương sáng qua các triều đại.
Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả chép lời của Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên… Vì thế ta phải chia tách riêng. 50 con theo cha về biển, làm Thuỷ tinh. 50 con theo mẹ về núi, làm Sơn tinh, làm hiển rạng cho các vương tử, trấn ngự khắp các vùng núi biển, đều là với danh nghĩa thần thuộc”. Theo đó, Lạc Long Quân hóa tiên về biển làm Động Đình Đế Quân, cai quản Thủy phủ, tức chính là đức Vua cha Bát Hải Động Đình, vị tôn thần hàng đầu trong đạo Mẫu Tứ phủ.
Những người con theo cha Lạc Long Quân cai quản miền ven biển được gọi là các “thủy thượng linh thần” hay các Linh Lang. Tục thờ các thủy thần Linh Lang rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ, với sự tích thần hóa thân ở nhiều thời gian khác nhau. Đó là Uy Linh Lang, con của Lạc Long Quân bên bến Nhật Chiêu của sông Hồng, là thần Vệ Quốc và Dực Thánh bên Hồ Tây thời vua Hùng đánh giặc Thục, là thái tử Hoàng Lang thời Lý trấn Tây của kinh thành Thăng Long, là Hoàng tử thứ 7 con vua Trần Nhân Tông ở vùng Yên Phụ đánh giặc Nguyên Mông… Tất cả đều là một biểu tượng được tôn sùng và thờ cúng của nhân dân đối với một bậc anh hùng khai quốc tối cổ, vị quốc tổ Lạc Long Quân của thời 4.000 năm lịch sử dựng nước. Tìm hiểu một vị thần tiêu biểu trong những vị thần tối linh của dân tộc Việt, chúng ta có thể hiểu được khái lược về cách người Việt “thiêng hóa” lịch sử, gìn giữ sự thờ tự chính của mình.
Truyền thuyết dân gian được hình thành qua hàng ngàn năm với hình thức truyền miệng. Đương nhiên sẽ không thể phản ánh chân xác những gì đã diễn ra trong quá khứ mà chỉ là những nét phác, những tiếng vang của lịch sử. Cốt lõi của sự việc thờ thần, thần hoàng như tục thờ Thủy Thần – vua cha Lạc Long Quân ở trên là việc dân tộc Việt đã gìn giữ lịch sử, gìn giữ truyền thống thờ phụng tổ tiên để biểu hiện cho nếp sống Hiếu đạo, chuộng sự thương kính của mình.
Các vị thủy thần con cháu của Lạc Long Quân thường được kể với sự tích hiện hình xuất sinh ban đầu là rắn thần. Kèm theo đó là câu chuyện về ông Dài và ông Cụt, là những vị thủy thần thân rắn có công hộ đê chống lũ lụt giúp nhân dân, như trong những chuyện kể ở vùng dọc sông Cái (sông Hồng), từ ngã ba Việt Trì cho tới cửa biển ở Thái Bình. Những thần rắn này đều trở thành những nhân vật thật sự được tôn sùng, tôn xưng là Tôn quan (trong Tứ phủ), Đại vương hay Long thần (các thành hoàng). Dù thế nào thì ý nghĩa cốt lõi của biểu tượng “Thần rắn – Long Vương – Thủy thần” thì vẫn là một. Đại đồng, tiểu dị bởi có chung một cốt lõi, là những thủ lĩnh, những anh hùng của cộng đồng trong quá trình người Việt đi khai phá vùng đồng bằng sông Hồng từ thủa cha Rồng Lạc Long Quân xuống biển. Việc bóc tách các trầm tích lịch sử để thấy ra được cốt lõi của tín ngưỡng là điều vô cùng quan trọng.
Tục thờ cúng bách thần thực chất là thờ cúng tổ tiên, các vị tiên hiền liệt sĩ đã có công lao to lớn trong gây dựng xã hội và dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Các bậc tiền nhân anh liệt đó đã “hóa thần” trong tâm thức dân gian và cũng như được nhà nước phong kiến xưa thừa nhận và tôn sùng, qua những đạo sắc phong, những dụ chỉ xây đền miếu, cấp tế điền cho các địa phương. Dưới thời Hậu Lê, bộ Lễ trong chính quyền đã có cả chức quan Tri điện Hùng lĩnh Thiếu khanh chuyên về Quản giám Bách thần. Thời Nguyễn, việc phụng tự bách thần cũng rất được coi trọng, thể hiện qua nhiều sắc phong của các đời vua cũng như những di tích được tôn tạo, xây dựng. Tất cả đều với một tâm thức hướng về nguồn cội, tôn sùng tiên tổ.
Tục thờ cúng Hùng Vương như là quốc tổ được chép sớm nhất là khi Thục An Dương Vương dựng cột đá thề trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nguyện thề nối nghiệp họ Hùng, giữ gìn bờ cõi giang sơn. Tục cả nước thờ chung một quốc tổ là một nét độc đáo duy nhất có ở Việt Nam, mà nay đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Phụng tự tổ tiên còn là chỗ dựa tinh thần cho những thủ lĩnh quốc gia trong những cuộc chiến khó khăn chống giặc ngoại xâm. Bà Trưng khi phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn đã lập đàn tế thần và đọc lời thề: “… Thiếp hiềm là một nữ nhân cháu gái họ Hùng Vương xưa, nghĩ tới sinh linh, rỏ trăm giọt lệ Hoàng thiên. Ngày hôm nay đau lòng thương dân đỏ, trượng nghĩa trừ bạo tàn. Xin trăm họ các vị tôn thần linh thiêng hội đàn chứng giám cho lời thề, giúp sức cho Trưng nữ dẫn quân dẹp giặc, giữ nước giúp dân. Dám mong phục dựng lại cơ đồ cũ của tổ tông, đưa nhân dân khỏi tầng cực khổ, thoát ra khỏi nơi nước lửa binh đao, sau không phụ ý của Hoàng thiên, thỏa linh thiêng của miếu đền tiên tử, an ủi cha ông dưới nơi chín suối.”
Những lời thề của An Dương Vương hay Trưng Vương đã thể hiện lòng biết ơn và ý thức tiếp nối những thế hệ tiền nhân đi trước, nguyện giữ gìn bảo vệ nước nhà và cầu mong được tiền nhân yểm trợ, chở che. Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội trong mỗi người con Việt qua nếp sống từ nơi gia đình, họ tộc, làng xã và dân tộc chính là mục đích cuối cùng và duy nhất mà cha ông muốn trao truyền cho thế hệ con cháu ngàn đời.
Tâm thức quy hướng về nguồn cội có mặt trong tất cả những diện mạo của văn hóa (đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, nhận thức về đời sống) cho đến văn minh (văn minh dịch học, văn minh vật chất, v.v.). Bởi tâm thức quy hướng về nguồn cội ấy nên người Việt có tục thờ cúng tổ tiên. Và đó là cách để dân tộc Việt nuôi dưỡng được lòng biết ơn và thắp sáng lên ý thức về nguồn cội của mình. Đây là một phong tục đẹp, không hề mê tín, đầy đủ về cả hệ thống triết lý, thực hành và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Cũng như các cộng đồng dân tộc khác, người Việt có nhu yếu tìm cho mình một nơi nương tựa bằng niềm tin tâm linh. Nhưng điều đặc biệt và khác biệt ở chỗ, thay vì sáng tạo ra những vị thần để thờ theo tưởng tượng, người Việt đã thiêng hóa lịch sử và ông cha mình thành chung một dòng chảy cội nguồn, thành những vị thần, những biểu tượng thiêng liêng để thờ tự. Từ thực tế lịch sử cho thấy, người Việt đã thành công trong việc gìn giữ lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội qua việc thờ cúng tổ tiên.
Ở trong gia đình, chúng ta có ban thờ gia tiên và chư vị long thần thổ địa, vốn cũng là những vị tổ tiên lâu xa của dân tộc. Rộng hơn phạm vi gia đình là việc thờ tổ của các dòng họ. Ngoài làng xã lại có tục thờ tổ nghề, tục thờ tam, tứ phủ và ở phạm vi quốc gia, cả dân tộc thờ chung một vị quốc tổ Hùng Vương. Thờ cúng tổ tiên là một phong tục đẹp lâu đời của người Việt, giúp gắn kết những cá nhân cùng huyết thống, gắn kết tình thân tộc và tình đồng bào. Bên cạnh đó, phong tục nay còn có tác dụng giáo dục lòng biết ơn sâu sắc. Chính việc hình thành một hệ thống thờ tự tổ tiên từ trong từng gia đình giúp cho ý thức về nguồn cội trở thành một mạch nguồn chảy trong huyết quản của mỗi người con mang dòng máu Việt. Từ khi tượng hình được cáo với tổ tiên và nguyện cầu tổ tiên che chở, đến lúc nhắm mắt xuôi tay cũng là “lá rụng về cội”. “Sống gửi, thác về” trở thành một chu trình, trong đó, sự có mặt nơi cuộc sống dường như chỉ để hoàn thành một sứ mạng trong vai trò tiếp nối tiền nhân. Và sống sao cho xứng đáng với tổ tiên, dòng tộc, để ngày trở về hòa vào dòng chảy cội nguồn…
Chính từ ý nghĩa đoàn kết nhân tâm và tính giáo dục sâu sắc, tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành nền tảng cho nếp sống của dân tộc Việt và tạo nên một chuỗi những giá trị. Tâm thức biết ơn và hướng về nguồn cội trở thành nếp sống hiếu hạnh, trọng sự thương kính và làm thành yếu tố căn cốt cho mọi giá trị văn hóa dân tộc từ đó mà phát sinh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra để có thể tiếp nối và phát huy trọn vẹn những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã trao truyền, chúng ta cần có một nỗ lực để khơi nguồn tinh hoa văn hóa Việt, khơi lại mạch nguồn nếp sống hiếu hạnh ngàn đời của dân tộc.
Chính điện thờ Hùng Vương Thánh Tổ tại đình làng Trẹo, thị trấn Hùng Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ
THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT
Có một biểu tượng tinh hoa văn hóa dân tộc trong mỗi ngôi nhà Việt rất cụ thể, thiêng liêng và gần gũi. Đó là ban thờ gia tiên. Ban thờ gia tiên không phải chỉ để thờ người đã khuất, ban thờ là biểu tượng của nguồn cội. Chính bởi vậy, khi thắp lên một nén hương có nghĩa là thắp lên lòng biết ơn và niềm thương kính đối với tổ tiên, ông bà, với cội nguồn của mình. Tục thờ cúng của người Việt được bắt đầu từ việc người Việt thờ cúng tổ tiên trong chính ngôi nhà của mình. Đây là một phong tục giúp hình thành nên nếp nhà và từ đó giáo dục lòng yêu nước, thương nòi cho mỗi người con Việt từ lúc được sinh thành.Nhà trong tâm thức người Việt, dựng lên không chỉ xuất phát từ nhu yếu để có nơi ở, mà con là để có nơi thờ tự tổ tiên. Người Việt quan niệm “con cháu ở đâu ông bà ở đó”, nên có nhà là có ban thờ gia tiên và mình phải ở như thế nào cho xứng đáng. Mỗi ngôi nhà là một gia đình. Từ nơi nếp nhà ấy sẽ có gia huấn và tạo ra gia phong. Gia phong là nề nếp chuẩn mực sống của một gia đình được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vậy gia phong ấy thể hiện ở đâu? Chính là ở nơi ban thờ tổ tiên trong gia đình để người ta dặn dò, nhắc nhở, giáo dục cháu con về nếp sống chuộng sự thương kính, lòng biết ơn và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Nhà của người Việt thường ở miền Bắc là ba gian hay năm gian, gian giữa là gian đẹp nhất, người ta dành để thờ. Gian giữa chính là gian nổi bật nhất về chạm trổ và trưng bày vì nơi đó có sự ngự trị của tổ tiên. Nhà nào khó khăn hay nghèo túng hơn thì nơi ban thờ vẫn cố gắng sao cho trang trọng nhất có thể. Người ta có thể vì cuộc sống hoặc hoàn cảnh riêng mà biết hoặc không biết rõ về tổ tiên của mình nhưng vẫn luôn có ban thờ làm thành một biểu tượng để bày tỏ tấm lòng mình với cội nguồn.
Tran Ông và tran Bà trong một gia đình ở Quảng Trị
Ngày nay, tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình ở miền Trung còn giữ được qua việc thờ Tran Ông và Tran Bà. Trong mỗi gia đình như ở Thừa Thiên Huế, trên ban thờ Tran Ông, còn gọi là Tran Tiên Sư, có đặt ba bát hương thờ. Khi cúng Tran Ông người ta thỉnh tấu Trạng (sớ) lên các vị Tiên Sư như sau: “Tam Giáo Thánh Hiền Lịch Đại Tiên Sư, Bách Công Kỹ Nghệ liệt vị Tổ Sư, Đông Trù Tư Mệnh Táo Quân, Ngũ Phương Thổ Công Tôn thần, Xuy Đào Thần nữ, Tiến hỏa Lang quân. Trang viện liệt vị nhất thiết uy linh, đồng thuỳ chiếu giám, cộng giáng cát tường”.
Trong đó đầu tiên thỉnh các vị “tiên sư” về tôn giáo các đời, tiếp là các vị “tổ sư” của các nghề kỹ nghệ, sau mới đến những vị thần bếp, thần đất, thần gió, thần lửa. Có thể thấy các vị được thờ ở Tran Ông đều là các vị tổ – tiên, có ngay trong tên gọi của Tran là Tran Tiên Sư.
Bên phải của Tran Ông còn có lập Tran Bà, được xem là Tran bổn mạng của người nữ trong gia đình. Người nữ này thờ Tran Bà trong 60 năm ứng với 60 hiệu của Bà (Lục thập hoa giáp). Vị thần sáng tạo ra Lục thập hoa giáp là Cửu Thiên Huyền Nữ nên nhiều chỗ trên Tran Bà người dân đặt tranh của Cửu Thiên Huyền Nữ để thờ. Tuy nhiên, lòng sớ cúng Tran Bà cho biết, vị thần chủ được phụng thờ là “Tây Cung Vương Mẫu Bổn Mạng Thánh Đức Tiên Bà”. Cửu Thiên Huyền Nữ cũng là Mẫu Cửu trùng hay Mẫu Thượng thiên trong hệ thống thờ của đạo Mẫu Tứ phủ. Mẫu Thượng thiên còn là Tây Thiên Quốc Mẫu, vị mẫu thần của núi Tam Đảo vì theo các tư liệu tại đây Quốc mẫu Tây Thiên thường giáng đồng với tư cách là Mẫu đệ nhất Thượng thiên.
Cửu Thiên Huyền Nữ, tranh kính Nam Bộ
Thắp lên một nén hương trước ban thờ gia tiên là thắp lên niềm thương kính của mình với nguồn cội. Ban thờ tổ tiên trở thành “biểu tượng của nguồn cội” thiêng liêng và vững chãi giữa không gian ngôi nhà Việt. Cha mẹ, ông bà và xa hơn nơi ban thờ gia tiên, đó là những vị long thần thổ địa, những vị tiên sư, thánh hiền, biểu tượng cho nguồn cội ngàn đời của dân tộc.
Rộng hơn phạm vi gia đình là ngoài họ mạc, người Việt có tục thờ vị tổ của dòng tộc mình. Mỗi dòng họ lớn thường có một nhà thờ họ trong làng. Ngày giỗ nơi nhà thờ họ chính là dịp để những người con trong tộc họ mình trở về để tụ họp, để nhắc nhớ về tổ tiên và tình thân tộc. Trong cả nước, có nhiều dòng họ đã cùng tìm lại lịch sử cha ông mình, kết nối với nhau sau những biến thiên mất mát của lịch sử. Đó cũng là một nét đẹp khơi nguồn thật đáng trân trọng và vô cùng cần thiết.
TỤC THỜ BÁCH THẦN LÀNG XÃ
Khơi nguồn tinh hoa văn hóa Việt, tức là khơi dậy những giá trị đẹp và lành của tiền nhân đã ngàn đời tạo dựng. Lịch sử Việt đặc biệt ở chỗ, chúng ta có riêng một dòng sử dân gian qua các truyền thuyết, tích cổ, qua những thần tích, ngọc phả còn lại. Cổ sử, từ cái cốt lịch sử trở thành những trang huyền sử. Thế nên, hiếu đạo không dừng lại ở việc thờ cúng tổ tiên, mà còn thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của dân tộc Việt. Thờ Thần là một đặc trưng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, trong đó có thờ thành hoàng, thờ tổ nghề và có hệ thống nhất là thần điện của đạo Giáo Tam phủ và đạo Mẫu Tứ phủ.Phần lớn các vị được tôn làm thành hoàng làng hay một vị phúc thần bảo hộ cho làng xã đều có danh xưng, sự tích và các công hạnh cụ thể, được ghi chép trong thần tích và ngọc phả. Những nhân vật lịch sử có sự tích rõ ràng được gọi là các Nhân thần. Những nhân vật xa xưa của cổ sử với sự tích có phần dị thường, kỳ lạ thì thường được xếp vào hàng Nhiên thần. Tuy nhiên, khi xét sâu vào sự tích và đối chiếu với hệ thống thờ tự chung thì thường dù có được gọi là “Sơn thần” hay “Thủy thần” thì các vị thần này vẫn có nguyên mẫu là một nhân vật từng tồn tại trong quá khứ. Đó là những vị “chánh thần” được chính thức gia phong, nêu gương sáng qua các triều đại.
Tranh sứ Đạo Mẫu Tứ phủ ở đền Mẫu tại phường Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả chép lời của Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên… Vì thế ta phải chia tách riêng. 50 con theo cha về biển, làm Thuỷ tinh. 50 con theo mẹ về núi, làm Sơn tinh, làm hiển rạng cho các vương tử, trấn ngự khắp các vùng núi biển, đều là với danh nghĩa thần thuộc”. Theo đó, Lạc Long Quân hóa tiên về biển làm Động Đình Đế Quân, cai quản Thủy phủ, tức chính là đức Vua cha Bát Hải Động Đình, vị tôn thần hàng đầu trong đạo Mẫu Tứ phủ.
Những người con theo cha Lạc Long Quân cai quản miền ven biển được gọi là các “thủy thượng linh thần” hay các Linh Lang. Tục thờ các thủy thần Linh Lang rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ, với sự tích thần hóa thân ở nhiều thời gian khác nhau. Đó là Uy Linh Lang, con của Lạc Long Quân bên bến Nhật Chiêu của sông Hồng, là thần Vệ Quốc và Dực Thánh bên Hồ Tây thời vua Hùng đánh giặc Thục, là thái tử Hoàng Lang thời Lý trấn Tây của kinh thành Thăng Long, là Hoàng tử thứ 7 con vua Trần Nhân Tông ở vùng Yên Phụ đánh giặc Nguyên Mông… Tất cả đều là một biểu tượng được tôn sùng và thờ cúng của nhân dân đối với một bậc anh hùng khai quốc tối cổ, vị quốc tổ Lạc Long Quân của thời 4.000 năm lịch sử dựng nước. Tìm hiểu một vị thần tiêu biểu trong những vị thần tối linh của dân tộc Việt, chúng ta có thể hiểu được khái lược về cách người Việt “thiêng hóa” lịch sử, gìn giữ sự thờ tự chính của mình.
Truyền thuyết dân gian được hình thành qua hàng ngàn năm với hình thức truyền miệng. Đương nhiên sẽ không thể phản ánh chân xác những gì đã diễn ra trong quá khứ mà chỉ là những nét phác, những tiếng vang của lịch sử. Cốt lõi của sự việc thờ thần, thần hoàng như tục thờ Thủy Thần – vua cha Lạc Long Quân ở trên là việc dân tộc Việt đã gìn giữ lịch sử, gìn giữ truyền thống thờ phụng tổ tiên để biểu hiện cho nếp sống Hiếu đạo, chuộng sự thương kính của mình.
Chạm rồng ở đình Công Đồng ở xã An Mỹ, Bình Lục, Hà Nam
Các vị thủy thần con cháu của Lạc Long Quân thường được kể với sự tích hiện hình xuất sinh ban đầu là rắn thần. Kèm theo đó là câu chuyện về ông Dài và ông Cụt, là những vị thủy thần thân rắn có công hộ đê chống lũ lụt giúp nhân dân, như trong những chuyện kể ở vùng dọc sông Cái (sông Hồng), từ ngã ba Việt Trì cho tới cửa biển ở Thái Bình. Những thần rắn này đều trở thành những nhân vật thật sự được tôn sùng, tôn xưng là Tôn quan (trong Tứ phủ), Đại vương hay Long thần (các thành hoàng). Dù thế nào thì ý nghĩa cốt lõi của biểu tượng “Thần rắn – Long Vương – Thủy thần” thì vẫn là một. Đại đồng, tiểu dị bởi có chung một cốt lõi, là những thủ lĩnh, những anh hùng của cộng đồng trong quá trình người Việt đi khai phá vùng đồng bằng sông Hồng từ thủa cha Rồng Lạc Long Quân xuống biển. Việc bóc tách các trầm tích lịch sử để thấy ra được cốt lõi của tín ngưỡng là điều vô cùng quan trọng.
Tục thờ cúng bách thần thực chất là thờ cúng tổ tiên, các vị tiên hiền liệt sĩ đã có công lao to lớn trong gây dựng xã hội và dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Các bậc tiền nhân anh liệt đó đã “hóa thần” trong tâm thức dân gian và cũng như được nhà nước phong kiến xưa thừa nhận và tôn sùng, qua những đạo sắc phong, những dụ chỉ xây đền miếu, cấp tế điền cho các địa phương. Dưới thời Hậu Lê, bộ Lễ trong chính quyền đã có cả chức quan Tri điện Hùng lĩnh Thiếu khanh chuyên về Quản giám Bách thần. Thời Nguyễn, việc phụng tự bách thần cũng rất được coi trọng, thể hiện qua nhiều sắc phong của các đời vua cũng như những di tích được tôn tạo, xây dựng. Tất cả đều với một tâm thức hướng về nguồn cội, tôn sùng tiên tổ.
Bản sắc chỉ thời Lê Cảnh Hưng của đình Cổ Tích, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ về việc thờ phụng Hùng Vương Thánh Tổ
TỤC THỜ CÚNG CỦA DÂN TỘC
Tục thờ cúng của người Việt là một di sản đã được hình thành ngay từ buổi đầu của lịch sử dân tộc. Sớm nhất theo huyền sử là khi chàng Lang Liêu chế ra bánh Chưng, bánh Dày để dâng cúng trời đất và tổ tiên. Hiếu đạo đó của Lang Liêu được vua Hùng ghi nhận, tôn thành người nối ngôi Thiên tử, đứng đầu trong những người anh em được phân phong làm phiên dậu bình phong các nơi.Tục thờ cúng Hùng Vương như là quốc tổ được chép sớm nhất là khi Thục An Dương Vương dựng cột đá thề trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nguyện thề nối nghiệp họ Hùng, giữ gìn bờ cõi giang sơn. Tục cả nước thờ chung một quốc tổ là một nét độc đáo duy nhất có ở Việt Nam, mà nay đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Phụng tự tổ tiên còn là chỗ dựa tinh thần cho những thủ lĩnh quốc gia trong những cuộc chiến khó khăn chống giặc ngoại xâm. Bà Trưng khi phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn đã lập đàn tế thần và đọc lời thề: “… Thiếp hiềm là một nữ nhân cháu gái họ Hùng Vương xưa, nghĩ tới sinh linh, rỏ trăm giọt lệ Hoàng thiên. Ngày hôm nay đau lòng thương dân đỏ, trượng nghĩa trừ bạo tàn. Xin trăm họ các vị tôn thần linh thiêng hội đàn chứng giám cho lời thề, giúp sức cho Trưng nữ dẫn quân dẹp giặc, giữ nước giúp dân. Dám mong phục dựng lại cơ đồ cũ của tổ tông, đưa nhân dân khỏi tầng cực khổ, thoát ra khỏi nơi nước lửa binh đao, sau không phụ ý của Hoàng thiên, thỏa linh thiêng của miếu đền tiên tử, an ủi cha ông dưới nơi chín suối.”
Đền Hai Bà Trưng ở phường Phương Châu, Việt Trì, Phú Thọ nơi có Đàn Thần Hiện trợ giúp Trưng Vương
Những lời thề của An Dương Vương hay Trưng Vương đã thể hiện lòng biết ơn và ý thức tiếp nối những thế hệ tiền nhân đi trước, nguyện giữ gìn bảo vệ nước nhà và cầu mong được tiền nhân yểm trợ, chở che. Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội trong mỗi người con Việt qua nếp sống từ nơi gia đình, họ tộc, làng xã và dân tộc chính là mục đích cuối cùng và duy nhất mà cha ông muốn trao truyền cho thế hệ con cháu ngàn đời.